Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích ba tình huốngtrong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.97 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế
giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với tư
cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng
khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù: cái chung
và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện
tượng, khả năng và hiện thực, nguyên nhân và kết quả.
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nguyên nhân và kết quả,
hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều
nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một trong
những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con
người. Mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất, nó
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bất kỳ một sự vận
động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ
nhân - quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và
những hình thức khác nhau.
Vì vậy, nghiên cứu cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ giúp ta
thấy được mối liên hệ nhân quả phức tạp, đa dạng trong đời sống và từ việc
ứng dụng quan hệ nhân - quả, chúng ta sẽ có được phương pháp giải quyết
đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Với mục đích làm rõ và có cái nhìn khách quan hơn về cặp phạm trù
nguyên nhân kết quả, nhóm chúng em đã chọn “ Phân tích ba tình huống
trong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả” làm đề tài cho bài tập nhóm tháng của
mình. Trong quá trình làm bài, khai thác ví dụ minh họa, chúng em không thể
tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Do đó chúng em rất mong được thầy cô góp
ý sửa chữa để rút kinh nghiệm và làm bài tốt hơn ở các bài tập sau.
Nhóm A3 – Lớp 3713
1



CHƯƠNG I: PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng
thuộc một lĩnh vực nhất định. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là một trong
sáu cặp phạm trù cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, dùng để chỉ mối
quan hệ biện chứng giữa hai phạm trù nguyên nhân và kết quả.
1. Khái niệm:
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó
tạo ra sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi
xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện
tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan,
bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất
định và ngược lại và không có kết quả nào không có nguyên nhân.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có
trước kết quả, còn kết qủa bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả
có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả
có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng
đến sự hình thành kết quả nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có
nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên
nhân bên ngoài,... Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả,

2



trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián
tiếp, ...
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu
tiên và kết quả cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: “ Chúng ta cũng thấy rằng
nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và
kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một
khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của
nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn
xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách
phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau;
cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại
là kết quả và ngược lại.”
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên
trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân - quả. Trong
thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình
biến đổi không có nguyên nhân và ngược lai, không có nguyên nhân nào
không dẫn tới những kết quả nhất định.
Vì mối liên hệ nhân - quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt
chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù
hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết
quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn phải có
cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết
và vận dụng quan hệ nhân - quả.

3


CHƯƠNG II: BA TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TẾ LÀM RÕ

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
1. Tình huống trong lĩnh vực tự nhiên
Vấn đề thảm họa cháy rừng
Đặt vấn đề: Cháy rừng là vấn nạn lớn của thế giới đương đại trong
những năm gần đây. Rừng Việt Nam cũng không là ngoại lệ, khi từ Lào Cai
đến Mũi Cà Mau, nguy cơ cháy rừng luôn ở mức báo động đỏ. Thời gian qua,
hàng loạt vụ cháy rừng quy mô lớn đã xảy ra trên phạm vi cả nước, mà
nghiêm trọng nhất là vụ khoảng 1.700 ha rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
(Lào Cai) bị thiêu rụi.


Làm rõ mối quan hệ cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả

trong tình huống
1. Nguyên nhân:

Về nguyên nhân xảy ra vụ cháy rừng Hoàng Liên ngày 6/3, nguồn tin
từ Ban chỉ đạo cháy rừng Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai) cho biết nguyên nhân
cháy do người dân địa phương vào rừng chăm sóc thảo quả và làm rẫy qua
khu vực này bất cẩn khi sử dụng lửa gây cháy lan. Vụ cháy rừng quốc gia
Hoàng Liên trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần vừa qua cho thấy, đây là
một vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây ở Tây
Bắc.
Có nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan gây cháy rừng
gây thiệt hại lớn, song yếu tố con người vẫn là chính. Từ góc độ công tác
phòng chống cháy rừng, lâu nay chúng ta đã chuẩn bị, tập huấn khá nhiều
nhưng trên thực tế ở các địa phương, khi xảy ra cháy rừng thật đã bộc lộ
những sai sót “chết người” như việc thiếu các công cụ phòng chữa cháy cơ
bản hoặc các công cụ này tuy có nhưng không sử dụng được do công tác duy


4


tu bảo dưỡng kém, hoặc đã bị sử dụng vào mục đích khác; không có nguồn
nước để dập lửa; nhiều địa phương lơ là chủ quan với yêu cầu thường trực
phòng chống cháy rừng, có nơi khi xảy cháy rừng rất lâu mới tập trung được
lực lượng cứu hộ… Công tác “bốn tại chỗ” bị xem nhẹ, luôn ở trong tình
trạng “nước đến chân mới nhảy” không kịp đối phó hiệu quả với tình huống
xảy ra. Mặt khác, nguyên nhân cháy rừng chính là do ý thức của người dân sở
tại vì lợi ích cá nhân khi đi đốt nương làm rẫy hoặc vào rừng bắt tổ ong, châm
lửa rồi bỏ mặc lửa cháy, gây cháy rừng diện rộng. Đây là nguyên nhân cơ bản
gây các vụ cháy rừng, chiếm đến 60-70% tổng số các vụ cháy rừng ở nước ta.
2. Hậu quả
Tổng diện tích rừng bị cháy gần 700ha, trong đó rừng phục hồi tái sinh
và rừng nghèo là 664ha. Riêng tiểu khu 291 bị cháy 283ha rừng. Tại điểm
cháy thuộc khu vực Núi Xẻ, thôn Sín Chải, xã San Sả Hồ, giáp tỉnh Lai Châu,
rừng bị cháy 41,8 ha, khả năng phục hồi sau cháy chỉ còn 30%.
Vụ cháy rừng Hoàng Liên gây thiệt hại về kinh tế, đa dạng sinh học tự
nhiên Vườn quốc gia Hoàng Liên và môi trường. Theo Chi cục Bảo vệ môi
trường Lào Cai, vụ cháy rừng trên diện rộng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nguồn
sinh thủy, gây nguy cơ hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất cho một số
hộ gia đình đang sinh sống ở vùng ven, vùng đệm của vườn; gia tăng nguy cơ
xói mòn, sụt lở đất, lũ quét; đất đai nơi bị cháy sẽ chai cứng, giảm độ màu
mỡ, gây khó khăn cho canh tác nông - lâm nghiệp. Chủ tịch UBND huyện Sa
Pa Hầu A Lềnh cho biết, vụ cháy làm thiệt hại một số diện tích thảo quả nguồn thu chính của đồng bào dân tộc Mông, Dao... ở vùng cao. Mất nguồn
thu này, đời sống bà con sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa
giáp hạt.
3. Biện pháp khắc phục
Trách nhiệm từng người, từng đơn vị được xem xét cụ thể sau mỗi vụ

việc, nhưng vấn đề là chúng ta cần chủ động trong công tác phòng ngừa,
5


không để xảy cháy hoặc nếu xảy cháy rừng thì phải hạn chế mọi thiệt hại đến
mức thấp nhất; do đó công tác “bốn tại chỗ” cần được kiểm tra thực hiện
thường xuyên, có kết quả thực tế, các phương tiện, công cụ hỗ trợ cần được
bổ sung trang bị mới… Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ,
giúp đỡ bà con nông dân vùng núi biết cách đốt rẫy như từ trên cao xuống
dưới, từ cuối nguồn gió lên, có biện pháp và nhân lực chủ động khống chế
tình hình không để gây cháy rừng trên diện rộng hoặc áp dụng các biện pháp
làm rẫy, bắt ong không bằng phương pháp đốt rừng, có trách nhiệm theo dõi,
xử lý kịp thời suốt trong quá trình đốt lửa. Những người không có công việc
cần thiết thì không nên vào rừng. Đặc biệt, các du khách vào rừng trong mùa
lễ hội cần được quản lý, nhắc nhở thường xuyên về việc dùng lửa trong rừng.
Nếu làm được như vậy, chắc hẳn nạn cháy rừng sẽ giảm rất nhiều và khu vực
xảy ra cháy sẽ được khống chế nhiều hơn, giảm được các thiệt hại to lớn do
cháy rừng gây nên.
2. Tình huống trong lĩnh vực xã hội
Vấn đề tai nạn giao thông
Đặt vấn đề: Ngày nay, tai nạn giao thông là một trong những vấn đề
nóng bỏng không những trên thế giới mà ngay ở đất nước Việt Nam của
chúng ta. Tai nạn giao thông đang từng ngày, từng giờ cướp đi bao sinh
mạng của con người. Nó không khác gì cuộc chiến tranh diễn ra ngay trong
trong thời bình. Tai nạn giao thông là vấn đề làm nhức nhối và đau đầu các
nhà quản lí xã hội, gây xôn xao mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Mặc
dù chính phủ đã đầu tư và đưa ra nhiều hướng giải quyết song dường như
chưa có sự thay đổi rõ rệt.



Làm rõ mối quan hệ cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả:

1. Nguyên nhân:

6


Giải trình về thực trạng tai nạn giao thông, Thiếu tướng Đỗ Đình
Nghị (đại diện Bộ Công an) cho biết: “Về hành vi gây tai nạn giao thông
chủ yếu là do chạy quá tốc độ chiếm 15%, vi phạm lòng đường, làn đường
chiếm 26,6%, tránh vượt sai quy định 16,4%, chuyển hướng không đúng
quy định 9,2%, không nhìn đường khi tránh, vượt 5%, sử dụng rượu bia có
nồng độ cồn gây tai nạn chiếm 4,3%. Về đối tượng gây tai nạn do lái xe ô
tô chiếm 22,3%, lái xe mô tô chiếm 69,4; địa bàn xảy ra tai nạn ở quốc lộ
chiếm 31,2%, độ thị 34,6%...
Theo các kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tế, có nhiều nguyên
dẫn đến các vụ tai nạn giao thông: do lái xe bất cẩn hay quá mệt mỏi khi lái
xe liên tục trong nhiều giờ, uống rượu, bia, nghe điện thoại, không làm chủ
tốc độ khi gặp chướng ngại vật. Một số nguyên nhân khác là chủ xe chở
khách và hàng hóa quá tải, sử dụng xe lái xe không đủ tiêu chuẩn; lái xe
không có giấy phép hoặc dùng giấy lái xe giả; phương tiện giao thông kém
chất lượng, không đủ điều kiện về kỹ thuật và phòng chống cháy nổ nhưng
vẫn lưu hành. Các vụ tai nạn giao thông đặc biệt do xe khách gây ra trong
thời gian gần đây đã thực sự là hồi chuông cảnh báo về ý thức của người
tham gia giao thông. Một trong những vụ tai nạn giao thông đặc biệt
nghiêm trọng là vụ việc chiếc xe khách mang biển kiểm soát 47V- 2371
húc phăng một đoạn lan can trên cầu rồi lao xuống sông Sêrêpốk, ở ranh
giới giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, làm 36 người thiệt mạng và hơn
20 người trọng thương.
Qua khảo sát nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn có tới 80% là

do lỗi của người tham gia giao thông. Trong đó không thể không nhắc tới
lỗi đi sai làn đường, phần đường, điều khiển xe chạy quá tốc độ, tránh vượt
sai quy định, thiếu chú ý quan sát, điều khiển xe trong tình trạng say xỉn…
Thực tế nhiều tai nạn xảy ra chủ yếu xảy ra do lỗi lái xe bất cẩn. Nghiêm
trọng nhất là vụ tai nạn thảm khốc ở địa phận huyện Núi Thành, tỉnh Quảng

7


Nam làm chết tại chỗ 7 người, 2 người bị trọng thương. Nguyên nhân vụ
việc là do lái xe ngủ gục, không điều khiển được xe nên gây ra tai nạn . Vấn
đề quản lí lái xe thế nào, giáo dục đạo đức lái xe ra sao để đảm bảo an toàn
giao thông đang bị buông lỏng.
2. Hậu quả:
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở
nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực đường bộ.
Mỗi ngày các phương tiện giao thông đại chúng đều có bản tin về số lượng
vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước. Tai nạn giao
thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc
của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ,
gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể
xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với
giới trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử
vong hoặc thương tật nặng nề, còn biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp
bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng hoặc tàn tật.
Thời gian gần đây, nhờ có các biện pháp thắt chặt kiểm tra, rà soát, cùng sự
nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương trong việc triển khai các giải
pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông mà tình trạng tai nạn giao thông đã
được cải thiện. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia
trong năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông, làm 11.395

người chết và 48.734 người bị thương. 9 tháng đầu năm 2012, cả nước xảy
ra 23.619 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.908 người, bị thương trên
25.000 người. So với cùng thời điểm năm 2011, giảm 9.360 vụ, giảm trên
1.500 người chết và giảm 10.630 người bị thương. Tuy nhiên, số vụ nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra còn nhiều.
3. Giải pháp

8


Để có thể phòng ngừa, kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao
thông đường bộ, thiết nghĩ các ngành chức năng cần phải nghiên cứu đầy
đủ hệ thống đường xá phân luồng, phân tuyến khắc phục hiệu quả các
nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông nêu trên. Người dân cần nâng cao ý
thức và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia
giao thông. Bên cạnh đó cần phê phán thái độ hành động coi nhẹ vấn đề
đảm bảo an toàn giao thông.
3. Tình huống trong lĩnh vực tư duy:
Phạm trù nguyên nhân và kết quả tồn tại không chỉ trong tự nhiên, xã
hội mà còn trong tư duy, nhận thức, tình cảm của con người.
Tình trạng sống thử của giới trẻ ngày nay
Đặt vấn đề: Tình huống: Nữ sinh M., sau khi đậu đại học đã ra Hà
Nội bắt đầu cuộc sống sinh viên, sống một mình xa gia đình. Năm đầu, M.
gặp T., hai người yêu nhau. Đến năm thứ ba, do cuộc sống của M. gặp nhiều
khó khăn về kinh tế nên M chuyển về sống với T. Nhưng hai năm sau hai
người chia tay vì lí do cãi vã, không hợp nhau. Sau khi tốt nghiệp, M. đã kết
hôn với người cùng quê là H. Cưới nhau được một năm nhưng vẫn chưa có
con, M. quyết định đi khám và biết mình bị vô sinh do uống thuốc tránh thai
quá liều (thời sinh viên) và do nạo phá thai nhiều lần không đúng cách. Cuộc
sống của M. hoàn toàn sụp đổ.

Cùng làm rõ tình huống trên, trước tiên ta phải hiểu sống thử là
gì?
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được
báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội,
theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không
tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Do đó, so với những cặp vợ chồng

9


thực thụ, quan hệ giữa họ không được pháp luật và xã hội thừa nhận, cũng
như họ không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình.


Làm rõ mối quan hệ cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả

trong tình huống
Trong tình huống trên, một chuỗi sự việc được nêu ra cứ nối tiếp nhau
về thời gian có quan hệ nhân-quả với nhau. Sự kiện sau chính là kết quả của
sự kiện trước và sự kiện trước là nguyên nhân dẫn đến sự kiện sau.
1. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân tác động nhưng cốt lõi vẫn là
tư tưởng, nhìn nhận sai lệch hoặc đơn giản mà nói thì nhưng điều kiện ngoại
cảnh tác động vào tư duy khiến giới trẻ (trong đó có M.) có những quan niệm
không đúng. Cụ thể:


Nguyên nhân bản thân (chủ quan): Do ảnh hưởng của "yêu

nhanh sống gấp", một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn
gọi "tình yêu tốc độ”, rằng yêu thì cần "hết mình. Họ thích một cuộc sống

hưởng thụ, không cần phải suy tính cho tương lai, không cần tôn trọng chuẩn
mực đạo đức của cộng đồng, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình.
Bản thân M mà nói cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đó. Một tư tưởng phóng
khoáng, dễ lay động


Nguyên nhân khách quan:

+ Xã hội: Do ảnh hưởng từ cách mạng tình dục thập niên 1970 tại
phương Tây tràn vào, cùng sự thiếu kiến thức xã hội và định hướng cho tương
lai, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ
(trong đó có M) đang tăng cao. Nhiều bạn bè của M dễ dãi, cho rằng việc đó
là bình thường, họ suy nghĩ một cách đơn giản rằng chỉ là "thử" thì sẽ không
gây hậu quả gì. Mặt khác M sống thử chỉ vì a dua theo bạn bè, vì tò mò “sống
thử để biết vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung”. Cách
suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử,

10


không thấy hợp thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ trọng cả đời là hôn
nhân và gia đình.
+ Nguyên nhân gia đình: Do cha mẹ sống không hạnh phúc, cãi vã
thường xuyên, (hoặc ngoại tình “ông ăn chả, bà ăn nem”) khiến cho M.
không muốn nghĩ đến hôn nhân. Mặt khác, cha mẹ không quan tâm đến đời
sống và tình cảm của M., không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ phó
mặc cho nhà trường. đồng thời điều kiện hoàn cảnh M. cũng vô cùng khó
khăn không đủ chu cấp cho M. có cuộc sống đầy đủ như những người khác.
Tất cả nhưng điều kiện trên tác động, khiến M. bị ảnh hưởng tư duy mà
dường như không làm chủ được ý thức của mình.

Biện hộ cho hành vi đó, M. lấy cớ thiếu thốn về tình cảm, vật chất, và
suy nghĩ rằng mình không hề sai khi làm như vậy, đó chỉ là kinh nghiệm thôi.
Dựa vào cái suy nghĩ đó, M. đã “sống thử”.
2. Kết quả:
Hậu quả của những nguyên nhân trên là M. quyết định sống thử với T.
Với tình huống trên ta có thể thấy rằng mối quan hệ sản sinh ở chỗ: một
sự kiện vừa có thể là nguyên nhân, vừa có thể là kết quả: sống thử là kết quả
của suy nghĩ phóng khoáng, lập trường không vững đồng thời là nguyên nhân
của việc M. bi vô sinh, cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Mặt khác, việc
M. bị xã hội dèm pha, bị dư luận xã hội lên án, M. gặp phải những mặc cảm,
cắn rứt lương tâm lại là kết quả của việc sống thử. Để rồi M. hối hận vì một
thời sinh viên lãng phí.
3.Ý nghĩa:
Từ những nguyên nhân kết quả trên ta có thể tìm được cách giải quyết
đúng đắn nhất cho trào lưu sống thử đó. Biết được hiện trạng, suy nghĩ của
giới trẻ để từ đó điều chỉnh cho đúng với lối sống lành mạnh và tư tưởng đạo
đức chuẩn mực.
11


KẾT LUẬN

Có thể nói mọi mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau trong
thế giới khách quan đều phản ánh một trong các phạm trù cơ bản của phép
biện chứng duy vật, trong đó cặp phạm trù nguyên nhân kết quả là một trong
những cặp phạm trù cơ bản, phổ biến nhất của thế giới hiện thực khách quan
và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức. Qua những lí lẽ đã
nêu và những tình huống chứng minh, chúng ta có thể nhận thấy trong thế
giới hiện thực khách quan, không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá
trình biến đổi nào lại không có nguyên nhân và ngược lại cũng không có

nguyên nhân nào mà không dẫn tới những kết quả nhất định. Mối quan hệ
nhân quả là cơ sở lí luận giúp ta rút ra được những ý nghĩa phương pháp luận
và những bài học kinh nghiệm trong đời sống thực tiễn. Những ví dụ mà
nhóm em đã lấy ở trên chỉ là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm
hiện nay về cả ba mặt của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy. Hy vọng rằng sự
phân tích trên sẽ mang lại những ý nghĩa, những kinh nghiệm mà từ đó có thể
giúp con người phát triển tốt hơn, phát huy những cái tốt và hạn chế những sai
lầm không đáng có.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang
69-72.
2. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Triết học,
2009. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, trang 96-105.
3. Minh Thư, 2012. Tai nạn giao thông do rượu, bia chiếm 4,3%, Tạp chí đồ
uống Việt Nam.
URL: />option=com_content&view=article&id=5245:tai-nan-giao-thong-do-ruoubia-chiem-43&catid=55:tin-trong-nganh&Itemid=209
4. Thanh Tuyền, 2012. 9 tháng đầu năm 2012, tai nạn giao thông giảm đáng
kể, Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp
URL: />atintucsukien/sitavanhoaxahoi/20120926+tai+nan+giao+thong+ca+nuoc+g
iam
5. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Sống thử.
URL: />6. Trung Chuyên, 2012. Nghiên cứu về “sống thử”, Thanh Niên online.
URL: />7. Vũ Văn Trình, 2011. Vấn đề “sống thử” của giới trẻ ngày nay, Tổng Giáo
phận TP HCM.

URL: />8. Duy Vũ, 2012. Cháy rừng do đâu?, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
URL: />co_id=30257&cn_id=392054
13


9. Nguyễn Hưng, 2012. Cháy rừng ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, Báo Điện
tử Vnexpress
URL: />10. Quốc Hồng, 2012. Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy rừng quốc
gia Hoàng Liên
URL: />
14



×