Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

(Luận án tiến sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

LÊ VÂN CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2022

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

LÊ VÂN CHI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM



Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU TÀI

HÀ NỘI - 2022

download by :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Nghiên cứu sinh

Lê Vân Chi


download by :


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................9
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................9
1.1.1. Hướng nghiên cứu về các vấn đề trong hoạt động cho vay DNSN của các
NHTM ......................................................................................................................9
1.1.2. Hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ ......................................................................................................15
1.2. Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................18
1.3. Các phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong các nghiên cứu trong và
ngoài nước.................................................................................................................22
1.4. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................27
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.................................................................................28
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp siêu nhỏ ..............................................................28
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp siêu nhỏ .....................................28
2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ ...............................................................32

2.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của Ngân hàng thương mại......34
2.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay DNSN của NHTM .......................................34
2.2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay DNSN của NHTM ........................................35
2.3. Các lý thuyết cơ sở liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ
của Ngân hàng thương mại .....................................................................................43
2.3.1. Lý thuyết thông tin không cân xứng (Information Asymmetry Theory) .....43
2.3.2. Lý thuyết về hạn chế tín dụng (Credit Rationing Theory) ...........................46
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của
Ngân hàng thương mại ............................................................................................49

download by :


iii

2.4.1. Các nhân tố vĩ mô ........................................................................................50
2.4.2. Các nhân tố đặc trưng của ngân hàng ..........................................................53
2.4.3. Đặc điểm thị trường .....................................................................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................63
3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................63
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................63
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................63
3.2. Mơ hình nghiên cứu và đo lường các biến trong mơ hình ............................67
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................67
3.2.2. Đo lường các biến trong mơ hình ................................................................67
3.2.3. Khung nghiên cứu ........................................................................................77
3.3. Giả thuyết của mơ hình ....................................................................................77
3.3.1 Mơ hình tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ ......................................................................................................77

3.3.2. Mơ hình tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng cho vay doanh
nghiệp siêu nhỏ ......................................................................................................80
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................85
3.4.1. Dữ liệu của doanh nghiệp siêu nhỏ ..............................................................85
3.4.2. Dữ liệu của ngân hàng thương mại ..............................................................86
3.4.3. Dữ liệu kinh tế vĩ mơ ...................................................................................89
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................90
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................91
4.1. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam ..............................................................................................91
4.1.1. Thực trạng doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam ..............................................91
4.1.2. Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ...................97
4.1.3. Thực trạng hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam .............101
4.2. Kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay
doanh nghiệp siêu nhỏ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam....................113
4.2.1. Thống kê mô tả ..........................................................................................113
4.2.2. Phân tích hệ số tương quan ........................................................................115
4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................................119
4.2.4. Lựa chọn phương pháp ước lượng với từng mơ hình ................................119
4.2.5. Kết quả ước lượng các mơ hình .................................................................123
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................129

download by :


iv

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ..130
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................130
5.1.1. Tổng hợp các mơ hình nghiên cứu .............................................................130

5.1.2. Lý giải các kết quả nghiên cứu ..................................................................132
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................135
5.2.1. Khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại ......................................135
5.2.2. Khuyến nghị đối với các Doanh nghiệp siêu nhỏ ......................................141
5.2.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .................................142
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................146
5.3.1. Hạn chế.......................................................................................................146
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................146
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................148
KẾT LUẬN ................................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152
PHỤ LỤC ...................................................................................................................168

download by :


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn ngân hàng/ hoạt động cho
vay của ngân hàng ở Việt Nam .....................................................................................19
Bảng 1.2: Tổng hợp nguồn dữ liệu được sử dụng trong các nghiên cứu có liên quan
đến đề tài ........................................................................................................................23
Bảng 2.1. Tổng hợp phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ tại một số quốc gia...................28
Bảng 2.2: So sánh hoạt động cho vay DNSN và hoạt động tài chính vi mơ của NHTM .... 37
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay
DNSN của NHTM .........................................................................................................59
Bảng 3.1: Một số thang đo xu hướng cho vay...............................................................69

Bảng 3.2: Tổng hợp các biến và thang đo .....................................................................75
Bảng 3.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .............................................................85
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam đang hoạt động có kết quả sản
xuất kinh doanh thời điểm 31/12 ...................................................................................91
Bảng 4.2. Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế bình quân giai đoạn 2016-2018 và
năm 2018 của DNSN Việt Nam ....................................................................................93
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DNSN Việt Nam .................................94
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM Việt Nam .....................................98
Bảng 4.5: Khung pháp lý về hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam ...103
Bảng 4.6: Sản phẩm cho vay DNSN của một số NHTM Việt Nam ...........................107
Bảng 4.7. Thống kê mô tả ...........................................................................................113
Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình 1 ..........................117
Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình 2 ..........................118
Bảng 4.10: Hệ số VIF ..................................................................................................119
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman .....................................................................121
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định F-Test .........................................................................121
Bảng 4.13: Kiểm định tự tương quan ..........................................................................122
Bảng 4.14: Kiểm định phương sai sai số thay đổi .......................................................123
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng dư nợ
cho vay DNSN của NHTM .........................................................................................124
Bảng 4.16: Kết quả ước lượng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng cho vay
DNSN của NHTM .......................................................................................................126
Bảng 5.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của mô hình ..........................................131

download by :


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 4.1. Cơ cấu DNSN theo ngành nghề kinh doanh năm 2018 ...............................92

Biểu đồ 4.1. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp năm 2018 .............................96
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 ..................................................................................................................100
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 .....101
Biểu đồ 4.4. Dư nợ cho vay DNSN của các NHTM ...................................................111

download by :


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Thuật ngữ

Thuật ngữ Tiếng Việt

Thuật ngữ Tiếng Anh

1

CAR

Hệ số an toàn vốn


Capital Adequacy Ratio

2

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

Credit Information Center

3

CP

Chính phủ

4

DN

Doanh nghiệp

5

DNSN

Doanh nghiệp siêu nhỏ

6


DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

7

ECB

Ngân hàng trung ương châu Âu European Central Bank

8

FEM

Phương pháp hiệu ứng cố định

Fixed Effects Model

9

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

Gross domestic product

10

GMM


Mơ hình hồi quy moment tổng
quát

Generalized Method of
Moments

11

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

International Monetary Fund

12

KH

Khách hàng

13

M&A

Sáp nhập và mua lại

Merger and Acquisition

14


MSME

Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và

Micro, Small and Medium

nhỏ

enterprise

15

NH

Ngân hàng

Bank

16

NHNN

Ngân hàng nhà nước

State Bank of Vietnam

17

NHTM


Ngân hàng thương mại

Commercial bank

18

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

Joint Stock Commercial Bank

19

NHTW

Ngân hàng trung ương

Central Bank

20

QTRRHĐ

Quản trị rủi ro hoạt động

21

REM


Phương pháp hiệu ứng ngẫu

Random Effects Model

download by :


viii

STT

Thuật ngữ

Thuật ngữ Tiếng Việt

Thuật ngữ Tiếng Anh

nhiên
22

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

Return on Assets

23

ROE


Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Return on Equity

24

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Small and Medium enterprise

25

TCTD

Tổ chức tín dụng

26

USD

Đồng đơ la Mỹ

U.S. Dollar

27

VN


Việt Nam

Vietnam

28

VND

Việt Nam đồng

Vietnam Dong

29

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

download by :


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một kênh dẫn vốn quan trọng trong hệ thống
tài chính. Thơng qua việc nhận tiền gửi và cho vay, các NHTM đã giúp chuyển giao
vốn từ những người tiết kiệm sang những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu

cầu về vốn. Cho dù NHTM hiện đại đã mở rộng ra thêm nhiều hoạt động bên ngoài
các hoạt động NHTM truyền thống, tuy nhiên, hoạt động cho vay là vẫn là hoạt động
kinh doanh quan trọng, đem lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Đối tượng cho vay
của các NHTM rất đa dạng, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp,
tập đoàn lớn cho đến các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó đối tượng
doanh nghiệp siêu nhỏ là đối tượng chưa nhận được sự quan tâm phù hợp trên cả
khía cạnh học thuật và thực tiễn.
Thơng qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên
quan đến hoạt động cho vay của NHTM, nghiên cứu nhận thấy có các khoảng trống
nghiên cứu cần làm rõ. Trước hết, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu
về hoạt động cho vay của NHTM nói chung và hoạt động cho vay tới từng đối tượng
cụ thể của NHTM nói riêng. Tuy nhiên rất ít cơng trình nghiên cứu nghiên cứu về hoạt
động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ (DNSN) của các NHTM. Đối tượng DNSN
thường được đặt nằm trong tổng thể chung khi nghiên cứu về hoạt động cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ hoặc đặt trong các nghiên cứu về hoạt động tài chính vi mơ của
NHTM hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhiều hơn là mục tiêu vì lợi nhuận.
Hơn thế nữa, các nghiên cứu liên quan đến vốn từ NHTM và DNSN chủ yếu là các
nghiên cứu tiếp cận theo hướng cầu, tức là nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tiếp
cận vốn NHTM của các DNSN, trong khi đó thiếu những nghiên cứu tiếp cận theo
hướng cung, tức là các nghiên cứu tiếp cận từ phía NHTM. Những nghiên cứu tiếp cận
theo hướng cung chủ yếu nghiên cứu về hoạt động cho vay DNVVN và chưa quan tâm
tới những đặc điểm riêng của các DNSN. Ngoài ra, kết quả của các nghiên cứu cũng
cho thấy những kết luận trái chiều về tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động cho vay DNSN của các NHTM, ví dụ nhân tố về quy mơ của ngân hàng cũng
như mức độ cạnh tranh trên thị trường ngành ngân hàng. Việc tìm ra nhân tố nào tác
động, chiều tác động và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng trong bối cảnh
Việt Nam sẽ đóng góp thêm vào những nghiên cứu trước cũng như giúp đưa ra những
khuyến nghị phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nghiên cứu với bối cảnh Việt

download by :



2

Nam cũng giúp cho kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa do Việt Nam có thể đại diện
cho các nền kinh tế chuyển đổi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nền kinh tế năng
động, số lượng DNSN thành lập mới hàng năm rất lớn, các NHTM đóng vai trò chủ
đạo trong việc cung ứng vốn trên hệ thống tài chính. Tuy nhiên, mặc dù tại Việt Nam
đã có những nghiên cứu đề cập tới hoạt động cho vay DNSN của NHTM, nhưng
những nghiên cứu đó hoặc là nghiên cứu mang tính khám phá, nêu ra vấn đề, hoặc là
chỉ nghiên cứu về hoạt động cho vay DNSN trong một phạm vi nghiên cứu hẹp, tại
một NHTM hoặc một vùng kinh tế nhất định. Hơn thế nữa, những nghiên cứu phân
tích hiện trạng cho vay DNSN cũng như nghiên cứu kiểm định các nhân tố ảnh hưởng
tới hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu.
Bên cạnh những khoảng trống về lý luận, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động cho vay DNSN của các NHTM tại Việt Nam là còn việc cần thiết
xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn. Trên thực tế, tại tất cả các nền kinh tế trên thế
giới, DNSN là bộ phận chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu doanh nghiệp. Thống kê tại
Anh cho thấy năm 2020 nước này có 5,7 triệu DNSN, chiếm tới 96% tổng số DN cả
nước, tuy nhiên loại hình này chỉ chiếm có 33% tổng số lao động và 21% tổng doanh
thu của toàn bộ doanh nghiệp (Ward, 2021). Số lượng DNSN của Ấn Độ cũng chiếm
tới 99,4% tổng số doanh nghiệp của nước này trong năm 2020 với hơn 63 triệu doanh
nghiệp (Soni, 2020). Còn tại Việt Nam, theo số liệu được công bố trong Sách trắng
doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm
ngày 31/12/2019, số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ là 449031 doanh nghiệp, chiếm tới
hơn 67% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. DNSN là bộ phận có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. DNSN có vai trị tích cực trong
việc tạo cơng ăn việc làm, tăng nguồn cung hàng hố, dịch vụ, thúc đẩy tính cạnh tranh
trên thị trường, góp phần xóa đói giảm nghèo. Cùng với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ,
doanh nghiệp siêu nhỏ cũng được coi là “động lực của nền kinh tế”. Dựa trên lý thuyết

về thông tin bất cân xứng, rất nhiều nghiên cứu đã giải thích rằng các DNSN gặp các
vấn đề về lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức nhiều hơn so với các doanh nghiệp có
quy mơ lớn hơn, do đó các DNSN rất khó để huy động được vốn trực tiếp (tài chính
trực tiếp). Việc gia tăng vốn của các DN này sẽ dựa chủ yếu vào các tổ chức tài chính
trung gian (tài chính gián tiếp), trong đó vốn vay từ các NHTM chiếm vai trò đặc biệt
quan trọng, nhất là tại các quốc gia mà vai trò cung cấp vốn của NHTM chiếm vị trí
chủ đạo như nền kinh tế Việt Nam (Beck, 2007). Nghiên cứu của de la Torre và cộng
sự (2010) tại 12 quốc gia phát triển và đang phát triển cho thấy tất cả các NHTM ở các
quốc gia trong nghiên cứu đều đặc biệt quan tâm tới hoạt động cho vay DN nhỏ và

download by :


3

DNSN. Các NHTM coi đây là một phân khúc thị trường tiềm năng và tạo ra lợi nhuận
cho NHTM. Tuy nhiên bản thân các NHTM hiện nay cũng mới tập trung mạnh phát
triển cho vay cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp lớn.
Mặc dù có một số NHTM đã có những sản phẩm dành riêng cho thị trường nhiều tiềm
năng này nhưng khả năng triển khai các sản phẩm đến khách hàng còn hạn chế. Hơn
thế nữa, DNSN có những đặc điểm riêng biệt so với các nhóm doanh nghiệp khác, vì
vậy hoạt động cho vay dành cho đối tượng khách hàng này cũng phải được nghiên cứu
và đưa ra được những điểm riêng phù hợp.
Xuất phát từ khoảng trống lý luận và khoảng trống thực nghiệm về các nhân tố
ảnh hưởng tới hoạt động cho vay DNSN của các NHTM, luận án tập trung vào việc
xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay DNSN của NHTM và kiểm
định tác động của các nhân tố đó, từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Chính vì thế
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.


2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu tổng quan trên được phát triển thành các mục tiêu cụ thể như nhau:
● Tìm hiểu các nhân tố có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho vay DNSN
của các NHTM, trong đó có các nhân tố bao gồm nhân tố vĩ mô và nhân tố
thuộc đặc trưng của NHTM.
● Kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNSN
của các NHTM Việt Nam.
● Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt
Nam.
● Khuyến nghị điều chỉnh tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho
vay đối với DNSN của các NHTM Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án phải trả lời các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
-

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNSN của các NHTM?

download by :


4

-

Những nhân tố nào tác động đến hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt

Nam? Chiều hướng tác động của các nhân tố đó ra sao?
Dựa trên ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay DNSN của các
NHTM, khuyến nghị nào có thể giúp tăng cường hoạt động cho vay DNSN của
các NHTM ở Việt Nam?

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: tập trung vào các NHTM Việt Nam
Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2020. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có
sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính
tồn cầu năm 2008 và bất ổn kinh tế Việt Nam 2008 – 2013. Các DNSN phát
triển mạnh mẽ hơn về cả số lượng và chất lượng. Đồng thời hoạt động của các
NHTM nói riêng và hệ thống tài chính nói chung đã hồi phục ổn định với tình
hình tài chính, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện đáng kể.

Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến hoạt động cho vay DNSN
của các NHTM. Nghiên cứu tập trung chính vào xem xét, phân tích, đánh giá và lượng
hóa tác động của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố thuộc về đặc điểm của NHTM đến
hoạt động cho vay DNSN của các NHTM trong bối cảnh Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu
-

-


Các số liệu của NHTM được thu thập trên Báo cáo tài chính đã kiểm tốn hàng
năm. Các báo cáo này được NHTM lập theo hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt
Nam và cơng khai theo quy định của pháp luật về công bố thông tin đối với các
công ty đại chúng. Ngoài ra số liệu về hoạt động cho vay DNSN của các
NHTM được thu thập qua Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(CIC)
Số liệu về kinh tế vĩ mô được thu thập từ cơ sở dữ liệu mở của Ngân hàng thế
giới World Bank
Các số liệu về DNSN được thu thập từ Điều tra doanh nghiệp thực hiện bởi
Tổng cục thống kê Việt Nam qua các năm

Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

download by :


5

-

Các thông tin, tài liệu thứ cập được sắp xếp theo các nội dung nghiên cứu và
phân thành 3 nhóm: tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, đánh giá thực tiễn.
Các dữ liệu thứ cấp về NHTM và DNSN sẽ được thu thập và phân tích bởi các
phần mềm Excel, STATA.
Phương pháp định lượng: nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến và dữ liệu bảng cho các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp ước lượng Pooled OLS, Fixed Effects
Method, Random Effects Methods, GMM đối với dữ liệu bảng để kiểm định
các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam


5. Các đóng góp mới của luận án
Dựa trên cách tiếp cận từ phía cung theo Lý thuyết Bất cân xứng thơng tin và
Lý thuyết Phân bổ tín dụng, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận sau đây:
Thứ nhất, hoạt động cho vay DNSN của NHTM được rất ít các nghiên cứu xem
xét một cách độc lập, chủ yếu các nghiên cứu đặt hoạt động cho vay DNSN trong tổng
thể chung khi xem xét về hoạt động cho vay của NHTM, hoặc hoạt động cho vay
DNVVN của NHTM. Một số nghiên cứu đề cập riêng tới hoạt động cho vay DNSN
nhưng chủ yếu trên giác độ là hoạt động tài chính vi mơ của NHTM hoặc là các hoạt
động vì mục tiêu xã hội. Luận án nghiên cứu đã tách DNSN thành một nhóm đối
tượng cho vay độc lập, phân biệt với các chủ thể khác dựa trên quy mô và đặc điểm
của doanh nghiệp, đồng thời xem xét hoạt động cho vay DNSN của các NHTM dưới
góc độ là một hoạt động giúp cho các NHTM có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Thứ hai, luận án đã lựa chọn và điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho
vay DNSN của NHTM. Luận án sử dụng đồng thời hai thước đo là tăng trưởng cho
vay DNSN và xu hướng cho vay DNSN. Trong đó tăng trưởng cho vay là thước đo
truyền thống được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu để đánh giá hoạt động cho
vay của NHTM nói chung. Việc sử dụng thước đo này giúp luận án đánh giá được các
nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi dư nợ cho vay DNSN của các NHTM tại một thời
điểm nhất định so với thời điểm trước đó, đồng thời dễ dàng so sánh với các kết quả
thực nghiệm của các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến hoạt động cho vay nói
chung của NHTM, từ đó thấy được sự khác biệt trong tác động của các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động cho vay DNSN so với hoạt động cho vay nói chung của NHTM.
Trong khi đó thước đo xu hướng cho vay DNSN là một thước đo thường được sử dụng
trong các nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay DNVVN. Dựa trên việc tổng
quan các nghiên cứu trước, luận án đã chỉ ra nhược điểm của những thang đo đo lường

download by :


6


xu hướng cho vay của NHTM đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước, và từ đó
luận án đề xuất ra một thang đo thích hợp có thể khắc phục được những nhược điểm
trên. Việc kết hợp hai thang đo cũng giúp cho luận án có thể đưa ra được những kết
quả nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh trong hoạt động cho vay DNSN của NHTM.
Thứ ba, luận án đã kế thừa và dựa trên các cơ sở lý thuyết phù hợp để đề xuất
mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNSN. Hoạt động
cho vay DNSN được xem xét trên hai khía cạnh: tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
DNSN và xu hướng cho vay DNSN. Các nhân tố độc lập được đề xuất trong mơ hình
nghiên cứu được chia thành các nhân tố bên trong NHTM như quy mô, thanh khoản,
khả năng sinh lời, huy động vốn, rủi ro tín dụng, mức chịu rủi ro của NHTM; và các
nhân tố bên ngồi bao gồm các nhân tố vĩ mơ như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất
và nhân tố phản ánh đặc điểm thị trường ngành ngân hàng đo lường qua mức độ tập
trung thị trường.
Thứ tư, khác với hầu hết các nghiên cứu về hoạt động cho vay DNVVN thường
sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra, khảo sát do các Tổ chức nghiên cứu lớn thực hiện
hoặc do tác giả hoặc nhóm tác giả tự tiến hành, luận án sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp về
hoạt động cho vay DNSN của NHTM. Đây là bộ dữ liệu đầy đủ, cập nhật về hoạt
động cho vay DNSN của NHTM Việt Nam với độ tin cậy cao và khoảng thời gian dài
nhất so với các dữ liệu đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam.
Bộ dữ liệu này khắc phục được nhược điểm về tính đại diện cho tổng thể, mức độ tin
cậy và tính rời rạc trong bộ dữ liệu của các nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, học thuật, luận án đã có một số đóng
góp về mặt thực tiễn như sau:
Thứ nhất, luận án đã tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy các yếu tố tác
động đến tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của NHTM bao gồm cả các yếu tố bên
trong NHTM (quy mơ ngân hàng, rủi ro tín dụng, huy động vốn) và yếu tố vĩ mô (tăng
trưởng kinh tế, lạm phát). Luận án khơng tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy mức
độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng có tác động tới tăng trưởng dư nợ cho vay
DNSN của NHTM.

Thứ hai, luận án đã tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy các yếu tố tác động
đến xu hướng cho vay DNSN của NHTM bao gồm cả các yếu tố bên trong NHTM
(quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời và mức chịu rủi ro của NHTM) và yếu tố thị
trường ngành ngân hàng (mức độ tập trung thị trường). Luận án khơng tìm thấy bằng

download by :


7

chứng thống kê cho thấy các nhân tố vĩ mô (GDP, lạm phát, lãi suất) có tác động tới
xu hướng cho vay DNSN của NHTM.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho
vay DNSN của NHTM, tác giả đưa ra một số khuyến nghị dành cho các tổ chức liên
quan như NHTM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ nhằm giúp các NHTM
mở rộng hoạt động cho vay DNSN, đồng thời giúp các DNSN có thể tăng khả năng
tiếp cận vốn vay từ các NHTM.

6. Kết cấu của luận án
Nội dung luận án gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hoạt động cho vay DNSN củ NHTM
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay DNSN của NHTM và
các nhân tố ảnh hưởng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị

7. Quy trình nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu của luận án được thể hiện trong khung dưới đây:


download by :


8

download by :


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong phần tổng quan nghiên cứu này, tác giả sẽ làm rõ những hướng nghiên
cứu chính các tác giả đã thực hiện khi nghiên cứu về vấn đề tiếp cận vốn của doanh
nghiệp siêu nhỏ. Hơn thế nữa những cơ sở lý thuyết chính đã được các tác giả sử dụng
cũng sẽ được tác giả tổng hợp trong phần này. Ngoài ra phần tổng quan nghiên cứu
cũng sẽ giới thiệu những phương pháp nghiên cứu chính mà các tác giả đã sử dụng khi
nghiên cứu về vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ.
Đã một số nghiên cứu cả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Hướng nghiên cứu của các cơng trình này khá đa dạng, có thể được chia thành một số
hướng nghiên cứu chính như sau:
- Nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề trong hoạt động cho vay DNSN
của các NHTM: tiếp cận từ phía cung và tiếp cận từ phía cầu
- Nghiên cứu đi vào các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
DNSN: các yếu tố vi mô, vĩ mô, đặc điểm của NHTM, đặc điểm của doanh nghiệp

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Hướng nghiên cứu về các vấn đề trong hoạt động cho vay DNSN của
các NHTM
Đối với hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu có thể được chia thành 2 nhánh

chính: Các nghiên cứu tiếp cận từ phía cung (từ NHTM) hoặc tiếp cận từ phía cầu (khả
năng tiếp cận vốn NHTM của các DNSN).
Tiếp cận từ phía cầu – Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn NHTM của các
DNSN
Các cơng trình nghiên cứu có cách tiếp cận từ phía cầu có thể kể đến các cơng
trình của Schmidt và cộng sự (1987), Asselbergh (2002), Beck (2007), Ganbold
(2008), Chong (2010), Stiglitz và Weiss (1981). Các cơng trình này đã sử dụng lý
thuyết về bất cân xứng thơng tin, lý thuyết về hạn chế tín dụng, lý thuyết trật tự phân
hạng để giải thích cho những đặc điểm về tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Về cơ bản, các nghiên cứu đều có sự thống nhất với nhau rằng các doanh
nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận được vốn từ các nguồn chính thức do vấn đề bất
cân xứng thơng tin, do thể chế chính sách, do quy trình vay vốn và xét duyệt hồ sơ.
Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình đều cho thấy sự nhất qn cao trong quan điểm

download by :


10

rằng, mặc dù việc tiếp cận khó khăn như vậy, nhưng vốn ngân hàng vẫn là nguồn vốn
quan trọng nhất đối với quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Theo Ganbold (2008) lý do dẫn đến việc các DNSN khó tiếp cận tài chính, trong
đó có tiếp cận vốn từ NHTM do một số nguyên nhân sau: (i) Sự sai lệch chính sách
trên khu vực tài chính, với sự tồn tại của lãi suất trần và doanh nghiệp nhà nước; (ii)
Việc thực hiện các khoản vay nhỏ cho DNSN không hiệu quả do chi phí thực hiện cao;
(iii) Khó khăn từ cả phía NHTM lẫn DNSN trong việc áp dụng các công nghệ cho vay
mới; (iv) Thơng tin khơng cân xứng do chi phí nhận thơng tin từ DNSN cao, các báo
cáo tài chính khơng đồng nhất và thiếu uy tín trên thị trường; (v) Rủi ro hoạt động cao
do doanh nghiệp siêu nhỏ dễ dàng chịu tổn thương và có doanh thu biến động; (vi)
Khả năng quản trị yếu kém.

Berger và Udell (2005) đã đề xuất một khung khái niệm để phân tích các vấn đề
về tín dụng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Họ cho rằng trong bối cảnh
các khoản vay cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, có hai yếu tố ảnh hưởng
đến sự sẵn có của các khoản vay và bản chất của cơ sở tín dụng. Thứ nhất, đó là q
trình cho vay bao gồm đến sự kết hợp của nguồn thông tin sơ cấp, các chính sách và
thủ tục sàng lọc và bảo lãnh phát hành, cấu trúc hợp đồng cho vay và các cơ chế giám
sát đang sử dụng trong hoạt động cho vay. Thứ hai, đó là cơ sở hạ tầng cho vay bao
gồm môi trường thông tin bao gồm chất lượng thơng tin kế tốn, mơi trường pháp lý,
tư pháp và phá sản, bối cảnh xã hội, môi trường thuế và mơi trường pháp lý trong đó
các tổ chức tài chính hoạt động tại một quốc gia nhất định. Các chính sách của chính
phủ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ở các quốc gia khác nhau, thông qua cơ sở hạ
tầng cho vay.
Bên cạnh các nghiên cứu mang tính lý thuyết, cũng có nhiều nghiên cứu thực
chứng được thực hiện để kiểm chứng các vấn đề trong việc tiếp cận vốn NHTM của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có DNSN. Các nghiên cứu này được thực hiện
ở nhiều quốc gia, với trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm văn hoá xã hội đa dạng,
đề cập tới nhiều khía cạnh trong việc tiếp cận vốn nói chung và vốn vay NHTM nói
riêng của các DN nhỏ và siêu nhỏ. Theo hướng này có thể kể đến các nghiên cứu của
Chong (2010), Sharma và Gounder (2012), Schmidt và cộng sự (1987), Singh (2016),
Beck (2007). Cụ thể như sau:
Việc khó tiếp cận vốn của các DNSN được Chong (2010) lý giải thông qua việc
đánh giá khả năng quản lý tín dụng của các DNSN, nhỏ và vừa. Theo tác giả, lý do
khiến cho các tổ chức tín dụng thích cho vay tới doanh nghiệp đã được xếp hạng hơn
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm ở sự khác nhau trong cách thức điều hành của 2

download by :


11


loại hình doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thường tập trung
vào việc tồn tại và giữ ổn định doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp đã được
xếp hạng hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Thông qua việc điều tra trên 120
doanh nghiệp siêu nhỏ ở Malaysia, tác giả đã chỉ ra rằng phần lớn chủ các DNSN dựa
vào tiết kiệm của bản thân và mượn từ bạn bè hoặc họ hàng để tài trợ cho bước khởi
đầu của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Chong (2010) cũng nghiên cứu mối quan hệ
giữa các nhân tố như trình độ học vấn, tiềm lực tài chính, tình trạng nợ nần có ảnh
hưởng tới khả năng trả nợ và quản lý tín dụng của DNSN. Kết quả kiểm định cho thấy,
tình trạng nợ có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Theo đó, tình trạng nợ càng cao thì khả
năng quản lý tín dụng càng yếu. DNSN được điều hành bởi nữ giới cũng có khả năng
quản lý tín dụng tốt hơn so với doanh nghiệp có nam giới làm chủ. Trình độ giáo dục
là một nhân tố nữa có ảnh hưởng tới khả năng quản lý tín dụng trong khi đó tiềm lực
kinh. tế lại khơng có mối quan hệ tới khả năng quản lý tín dụng.
Một nghiên cứu thực chứng nghiên cứu về những trở ngại trong việc tiếp cận
vốn ngân hàng của DNSN và nhỏ được thực hiện bởi Sharma và Gounder (2012). Kết
quả của nghiên cứu này phù hợp với những lý thuyết mà Stiglitz và Weiss (1981) đã
đưa ra. Hai tác giả Sharma và Gounder (2012) đã tiến hành điều tra và thu thập số liệu
với 77 doanh nghiệp tại thủ đô Suva của Fiji. Kết quả điều tra cho thấy, 75% các
doanh nghiệp tham gia điều tra đều thừa nhận vai trị của tín dụng ngân hàng đối với
doanh nghiệp mình. Để trả lời câu hỏi tại sao tín dụng ngân hàng được coi là quan
trọng nhưng các doanh nghiệp này chưa tiếp cận nguồn vốn đó, hơn 90% doanh
nghiệp được điều tra đã cho rằng lãi suất, phí, tài sản đảm bảo, thủ tục giấy tờ, yêu cầu
vốn tự có của doanh nghiệp là những ngun nhân chính. Tuy nhiên, bản thân các
doanh nghiệp không thể thu thập được các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng, cũng
như khơng thực sự quan tâm đến điều kiện hồn trả khoản vay.
Nghiên cứu của Schmidt và cộng sự (1987) thì tập trung xem xét về quy trình
chính sách cho vay tác động thế nào tới khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp
siêu nhỏ. Schmidt và cộng sự (1987) đã giải thích rằng các dịch vụ tài chính cho các
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được coi là một trong những hạn chế giới hạn lợi
ích của các doanh nghiệp này. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề tiếp cận tín dụng

được tạo ra bởi các tổ chức chủ yếu thơng qua các chính sách cho vay của họ. Điều
này đã được hiển thị dưới dạng số tiền cho vay tối thiểu theo quy định, làm phức tạp
các thủ tục đăng ký và hạn chế tín dụng cho các mục đích khác nhau. Từ quan điểm
của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn
và nhỏ, nó có giá trị hơn và cần nhấn mạnh rằng nó có thể phù hợp hơn trong các

download by :


12

chương trình tín dụng nhắm vào các doanh nghiệp đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp siêu
nhỏ, nhỏ và vừa cũng coi việc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính là một
trong những hạn chế chính đối với tăng trưởng và đầu tư.
Singh (2016) đã nghiên cứu về các nguồn lực tài chính được các doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ và vừa sử dụng trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đó. Tác
giả đã chia sự phát triển của một doanh nghiệp thành 4 giai đoạn phát triển: Giai đoạn
Khởi nghiệp (Start-up stage), Giai đoạn Sống sót (Survival stage), Giai đoạn phát triển
(Growth Stage), Giai đoạn duy trì (Sustenance stage). Kết quả nghiên cứu cho thấy,
trong giai đoạn khởi nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng vốn từ nguồn cá nhân hoặc gia
đình, từ bạn bè, hoặc từ các ngân hàng cho mục đích vốn lưu động. Ngồi ra trong giai
đoạn này, các doanh nghiệp cịn tìm đến các NH nhà nước để vay vốn với các khoản
vay có tài sản đảm bảo. Các khoản vay ngắn hạn, vay thấu chi, vay dài hạn hầu như
không được các doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng. Ở giai đoạn tiếp theo, vốn lưu
động vẫn là mục đích chính để các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi.
Trong giai đoạn này, tiền của cá nhân khơng cịn là nguồn tài trợ chính, mà các ngân
hàng đại chúng, người cho vay lãi mới là hai nguồn tài trợ chính, tiếp theo là các ngân
hàng tư nhân. Trong giai đoạn phát triển, mục đích vay vốn của doanh nghiệp đa dạng
hơn, bao gồm tài trợ vốn lưu động (chủ yếu vay từ ngân hàng đại chúng), vay có tài
sản đảm bảo (từ ngân hàng đại chúng, ngân hàng hợp tác), vay ngắn hạn (ngân hàng tư

nhân), vay thấu chi. Giai đoạn cuối cùng, các doanh nghiệp sử dụng tài trợ từ quỹ cá
nhân, ngân hàng hợp tác, ngân hàng đại chúng, và ngân hàng tư nhân cho vốn lưu động.
Các ngân hàng hợp tác cũng được sử dụng để cho vay các khoản có tài sản đảm bảo và
các khoản vay ngắn hạn. Vốn lưu động, vay có tài sản đảm bảo, các khoản vay ngắn là
các mục đích phổ biến nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Như vậy, các doanh
nghiệp có xu hướng vay vốn từ những nguồn tin cậy trong giai đoạn phát triển và giai
đoạn duy trì.
Singh (2016) cũng chỉ ra thách thức lớn nhất các doanh nghiệp đối mặt trong
việc tiếp cận tài chính ở giai đoạn khởi nghiệp và giai đoạn sống sót và khó khăn trong
việc cung cấp tài sản đảm bảo, quá trình xét duyệt khoản vay kéo dài, và thiếu kiến
thức về các phương án tài chính. Các doanh nghiệp ở cả hai giai đoạn đầu đều chưa
hoàn thiện việc kinh doanh và vì vậy khơng thể cung cấp tài sản đảm bảo hoặc chịu
được quá trình xét duyệt khoản vay phức tạp. Ở giai đoạn phát triển và giai đoạn duy
trì khó khăn lớn nhất là thiếu kiến thức về các phương án tài chính, phí dịch vụ cao
cho việc xét duyệt khoản vay, khó khăn trong việc cung cấp tài sản để đảm bảo và lãi
suất cao. Nghiên cứu cũng cho thấy trình độ học vấn của chủ sở hữu doanh nghiệp có

download by :


13

ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chủ
sở hữu hoặc người quản lý tốt nghiệp đại học có mức độ hiểu biết về các phương án tài
chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tốt hơn so với các mức trình độ học vấn
khác.
Về thể chế chính sách, Beck (2007) lưu ý rằng các doanh nghiệp ở các quốc gia
có mức độ phát triển thể chế cao hơn đều ghi nhận các trở ngại tài chính thấp hơn đáng
kể so với các doanh nghiệp ở các quốc gia có thể chế kém phát triển hơn. Hiệu quả
tích cực của sự phát triển tài chính và thể chế cũng có thể được quan sát thấy trong

việc sử dụng các nguồn lực tài chính bên ngồi. Việc bảo vệ tốt hơn các quyền tài sản
làm tăng tài chính bên ngồi của các doanh nghiệp nhỏ nhiều hơn đáng kể so với các
doanh nghiệp lớn. Phát triển tài chính và thể chế giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng
giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn, trong khi việc thiếu một hệ thống tài chính hiệu quả
giải thích hiện tượng thiếu trung gian được quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển.
Theo cách tương tự, Beck (2007) đã chỉ ra rằng tác động của những trở ngại tăng
trưởng đối với tăng trưởng doanh nghiệp là nhỏ hơn ở các quốc gia có hệ thống tài
chính và pháp lý phát triển tốt hơn. Hiệu quả của sự phát triển tài chính và pháp lý có
tác động mạnh hơn đáng kể đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn so với các doanh nghiệp
lớn. Do đó, phát triển tài chính và thể chế giúp thu hẹp khoảng cách giữa các doanh
nghiệp nhỏ và lớn.
Tiếp cận từ phía cung – những vấn đề trong cho vay DNSN
Đối với hướng nghiên cứu theo tiếp cận từ bên cung, các nghiên cứu đã chỉ ra
được vai trò của NHTM trong việc cung cấp vốn cho các DNSN và đồng thời cũng chỉ
ra được những thách thức và rào cản mà các NHTM gặp phải đối với đối tượng này
Baydas và cộng sự (1997) đã chỉ ra những lợi thế và trở ngại của các NHTM
khi cho vay các doanh nghiệp vi mô. Theo các tác giả, 6 lợi thế của NHTM bao gồm:
(1) NHTM là các tổ chức tài chính được quy định chặt chẽ các điều kiện về
quyền sở hữu, công bố thông tin và đảm bảo an toàn vốn. Điều này sẽ đảm bảo việc
cho vay được quản lý chặt chẽ,
(2) Phần lớn các NHTM có cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm mạng lưới chi nhánh
rộng lớn, có khả năng mở rộng và tiếp cận tới số đơng khách hàng vi mơ,
(3) Các NHTM cũng có hệ thống kiểm sốt nội bộ, hệ thống hành chính và kế
tốn được thiết lập chặt chẽ, có khả năng theo dõi số lượng giao dịch lớn,

download by :


14


(4) So với các tổ chức phi chính phủ, các NHTM có nguồn vốn tự huy động
được (từ việc nhận tiền gửi và vốn chủ sở hữu), vì vậy NHTM không phải phụ thuộc
vào những nguồn vốn tài trợ khan hiếm và không ổn định như các tổ chức phi chính
phủ,
(5) Cấu trúc sở hữu của các NHTM với vốn tư nhân có xu hướng khuyến khích
cấu trúc quản trị tốt, sử dụng chi phí hiệu quả, có khả năng sinh lời và do đó tạo được
sự bền vững,
(6) Các NHTM có khả năng cung cấp được nhiều dịch vụ tài chính (cho vay,
nhận tiền gửi và các sản phẩm tài chính khác) vì vậy có khả năng thu hút được các
khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ.
Tuy nhiên Baydas và cộng sự (1997) cũng chỉ ra những trở ngại các NHTM sẽ
gặp phải khi tiếp cận với nhóm khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo các tác giả thì
có 6 vấn đề các NHTM phải giải quyết nếu muốn thành cơng với hoạt động tín dụng
cho doanh nghiệp siêu nhỏ:
Thứ nhất, tính cam kết. Mức độ cam kết của các NHTM (đặc biệt là các NHTM
lớn) tới việc cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ thường lỏng lẻo, không được đưa vào
trong sứ mệnh của ngân hàng
Thứ hai, cấu trúc tổ chức. Các chương trình cho vay siêu nhỏ cần được tổ chức
sao cho nó có tính độc lập tương đối, và vừa có đủ quy mơ để quản lý hàng ngàn giao
dịch nhỏ một cách hiệu quả.
Thứ ba, phương pháp tài chính. Các NHTM cần áp dụng một phương pháp tài
chính phù hợp để phục vụ các doanh nghiệp siêu nhỏ. Các tiến bộ trong tài chính có
thể cho phép phân tích hiệu quả chi phí, giám sát hiệu quả số lượng lớn khách hàng
nhỏ.
Thứ tư, nguồn lực con người. Vì tín dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ có những
đặc điểm khác so với ngân hàng truyền thống, vì vậy NHTM cần tuyển dụng và đào
tạo đội ngũ đặc biệt để quản lý.
Thứ năm, hiệu quả chi phí. Việc cho vay DNSN tốn kém chi phí vì các khoản
vay rất nhỏ, và bởi vì NHTM khơng thể vận hành theo cách truyền thống
Thứ sáu, quản lý và giám sát. Các hoạt động quản lý và giám sát phải xem xét

tới đặc điểm riêng của các DNSN.
Một nghiên cứu thực chứng về hoạt động cho vay của NHTM doanh cho các
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được thực hiện bởi (Padilla-Pérez và Fenton

download by :


15

Ontañon, 2014). Hai tác giả đã xem xét các chiến lược cho vay ngân hàng thương mại
cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mexico và các yếu
tố thúc đẩy hoặc cản trở cho vay trong phân khúc này. Một cuộc khảo sát chi tiết đã
được thực hiện của các ngân hàng thương mại hoạt động tại Mexico. Kết quả cuộc
khảo sát cho thấy mặc dù tín dụng cho các DNSN, nhỏ và vừa vẫn chiếm một phần
nhỏ trong danh mục cho vay, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc mở rộng phân
khúc này. Ba mơ hình kinh doanh khác nhau đã được xác định, với những khác biệt
lớn trong chiến lược cung cấp dịch vụ tài chính cho phân khúc doanh nghiệp này. Các
rào cản lớn nhất để tăng nguồn cung tín dụng tới DNSN, nhỏ và vừa cũng được hai tác
giả chỉ ra, bao gồm thiếu thông tin, thất bại bảo vệ chủ nợ, tính khơng chính thức, và
những thay đổi và sự gián đoạn trong hoạt động của các NHTM.

1.1.2. Hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
doanh nghiệp siêu nhỏ
Các nghiên cứu theo hướng này tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động cho vay DNSN của các NHTM. Về cơ bản, các nghiên cứu đi theo nghiên
cứu 2 nhóm nhân tố chính là các nhân tố vĩ mơ và các nhân tố thuộc về đặc điểm của
NHTM.
Đối với các nhân tố vĩ mô, một số nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố kinh
tế vĩ mô như chu kỳ kinh doanh, chính sách tiền tệ. Các chu kỳ kinh doanh có ảnh
hưởng lớn đến sự sẵn có của các khoản tín dụng. Việc cung cấp tài chính có xu hướng

giảm dần trong giai đoạn chính sách tiền tệ bị thắt rất chặt. Điều này đã được Barajas
và Stein (2002) lý giải rằng chính bản thân các ngân hàng có ít nguồn tài chính hơn và
các nguồn tài chính cũng chỉ được cung ứng ngắn hơn Barajas và Stein (2002). Chính
sách tiền tệ khơng chỉ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, mà nó cịn tạo ra những thay
đổi trong dự trữ và tiền gửi ngân hàng và do đó ảnh hưởng tới sự sẵn có của các khoản
tín dụng và chi phí tín dụng. Các ngân hàng có xu hướng giảm nguồn cung tín dụng
của họ trong thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mơ vì rủi ro lớn hơn. Ở các quốc gia chịu thời
gian bất ổn kéo dài hoặc rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc kinh tế, tín dụng cho khu
vực kinh doanh có xu hướng hạn chế hơn và lãi suất có xu hướng cao hơn.
Ngồi ra, một số nghiên cứu cịn nêu lên những trở ngại có thể phát sinh liên
quan đến hệ thống bảo lãnh, văn hoá, đặc điểm của nền kinh tế. Nếu một cơng ty
khơng có tài sản thế chấp để cung cấp, tổ chức tài chính có ít động lực để gia hạn tín
dụng. Nó cũng có ít động lực hơn khi giá trị của tài sản thế chấp khơng thể được xác
định chính xác. Yếu tố tài sản đảm bảo cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá. Cũng

download by :


×