Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

toàn cầu hóa và sự thay đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.25 KB, 4 trang )

Tồn cầu hố, sao mà khó thế?
Các cường quốc thống trị thế giới trước đây đã từng thúc đẩy quá trình
tồn cầu hố, coi đó là một cơng cụ giúp tăng thêm sự giàu có và ảnh
hưởng của mình. Tuy nhiên các nước này lại khó chịu khi những cường
quốc mới nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ cũng thực hiện cùng một
chiến lược.
Bài viết gồm hai phần này của nhà kinh tế học Branco Milanovic thuộc Ngân
hàng thế giới (WB) lí giải tại sao cả những nước giàu nhất lẫn những nước
nghèo nhất đều lo sợ toàn cầu hố.
Trong bài viết thứ nhất, ơng Milanovic lập luận rằng cơng dân của các nước giàu
có hai mối lo: mất việc làm do cạnh tranh từ các nước có chi phí lao động thấp
và mất bản sắc dân tộc do tăng số lượng người nhập cư.
Với lực lượng lao động được đào tạo, có tay nghề cao, hai nền kinh tế mới nổi,
Trung Quốc và Ấn Độ đã làm chủ được q trình tồn cầu hố kinh tế: Trung
Quốc có thặng dư thương mại rất lớn, còn Ấn Độ dẫn đầu thế giới về công nghệ
thông tin.
Vấn đề nhập cư không chỉ đe dọa đến việc làm ở các nước phát triển mà còn
đặt ra những thách thức đối với yếu tố văn hố và sự đồn kết dân tộc, đặc biệt
nếu như nhiều người nhập cư khơng hồ nhập được ở tổ quốc mới của họ.
Châu Âu, bằng cách không hoan nghênh những người nhập cư và ngăn cản họ
thăng tiến trong sự nghiệp, lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn là Mỹ.
Cuối cùng, ông Milanovic kết luận: “Châu Âu cần một cuộc cách mạng xã hội,
thay thế hệ thống phúc lợi xã hội và phải chấp nhận rằng người Đức, người
Pháp và người Ý ngày mai sẽ có mầu da sẫm hơn màu da hiện nay của họ”. Lo
sợ mất việc làm và bản sắc văn hoá khiến phương Tây đang xem xét lại giá trị
của thương mại và vấn đề nhập cư.
Phần 1: Ngay cả nước giàu cũng ngại tồn cầu hố
Xét về mặt lịch sử, cường quốc thống trị có xu hướng ủng hộ tồn cầu hố coi
đó là cách để tăng phạm vi ảnh hưởng, mở rộng thương mại và giành lấy lợi ích
kinh tế, có thêm cơng dân mới và có thể chứng tỏ được những lợi ích mà nền
hồ bình của họ mang lại. Điều này đúng với trường hợp tồn cầu hố do người


Ý, Anh và bây giờ là người Mỹ đi đầu.
Nhưng gần đây, những người phương Tây giàu có, coi tồn cầu hố như khúc
dạo đầu cho “sự cáo chung của lịch sử” lại có những suy nghĩ khác.
Có hai mối lo sợ khiến các nước phát triển muốn xem xét lại q trình tồn cầu
hố: Thứ nhất là lo mất việc làm do cạnh tranh từ các nước có chi phí lao động
thấp. Thứ hai là lo sợ bản sắc văn hoá và dân tộc sẽ mờ nhạt do số lượng
người nhập cư tăng lên.
Nguyên nhân của nỗi lo sợ thứ nhất đó là sự nổi lên nhanh chóng của Trung
Quốc và Ấn Độ trên trường quốc tế. Đối với sinh viên ngành lịch sử, việc hai
nước này nổi lên không phải là điều đáng ngạc nhiên. Hai nước này đang thu
hồi lại đất đai bị mất trong thế kỷ thứ XIX và XX. Trước cách mạng công nghiệp,


sản lượng của Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại chiếm một nửa của cả thế giới.
Ngày nay, sau một phần tư thế kỷ tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc và hơn
một thập kỷ kinh tế tăng tốc của Ấn Độ, cả hai nước này đóng góp chưa đến 1/5
sản lượng của cả thế giới. Mặc dù tỉ lệ đóng góp của hai nước này thấp hơn
trước đây, nhưng lại tăng nhanh hơn nhiều so với 30 năm trước.
Sự tăng trưởng mạnh của hai người khổng lồ châu Á này, thể hiện ở sự năng
động trong thương mại, suất siêu lớn của Trung Quốc và vai trò của Ấn Độ với
tư cách là trung tâm gia cơng và có tiềm năng trở thành nước dẫn đầu thế giới
về công nghệ thông tin, đã khiến phương Tây lo ngại liệu họ có thể cạnh tranh
được với lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ và tay nghề khá cao này.
Trong khi nỗi lo sợ mất việc làm xuất phát từ hai người khổng lồ với tốc độ tăng
trưởng kinh tế rất nhanh, thì nỗi lo sợ vấn đề nhập cư lại đến từ các nước đang
phát triển khác, nơi kinh tế tăng trưởng chậm. Những người tìm mọi cách để
đến châu Âu hoặc vượt biên giới Mêhicô sang Mỹ đều thuộc những nước đã tụt
hậu xa so với Tây Âu và Mỹ trong 1/4 thế kỷ qua.
Năm 1980, thu nhập thực tế trên đầu người của Mêhicô, đã được điều chỉnh
theo mức chênh lệch giá giữa Mỹ và Mêhicô, chỉ bằng 1/3 của Mỹ. Ngày nay, tỉ

lệ này là 1/4,5.
Những người châu Phi nghèo khổ tìm cách đến quần đảo Canary của Tây Ban
Nha đều thuộc những nước từ 50 nay khơng có sự phát triển kinh tế nào. Lấy
Gahna, một trường hợp được coi là thành công của
châu Phi làm ví dụ: vào thời kỳ mới giành độc lập,
năm 1957, thu nhập của nước này bằng một nửa của
Tây Ban Nha, thì ngày nay chỉ bằng 1/10.
Vấn đề nhập cư gây sức ép đối với việc làm có trình
độ trung bình hoặc thấp ở các nước phương Tây
cũng tương tự như hàng nhập khấu giá rẻ từ Trung
Quốc và hàng gia công từ Ấn Độ. Và quả thực, tiền
lương của những cơng nhân trình độ trung bình và
Thu nhập giảm, di trú
trình độ thấp ở các nước giàu khơng theo kịp thu nhập tăng: ngày càng có
của cơng nhân được đào tạo. Trong khi lương thực tế nhiều người Mêhicơ
trung bình của cơng nhân ở Mỹ khơng tăng ở khía
nhập cư bất hợp pháp
cạnh thực tế trong 25 qua thì lương thực tế của 1%
đổ dồn về biên giới giữa
những người có thu nhập cao nhất lại tăng hơn gấp
Mêhicô và Mỹ. Ảnh Yale
đôi. Hiện nay, 1% những người Mỹ giàu nhất kiểm
Global.
soát gần 20% tổng thu nhập của nước Mỹ. Sự bất
bình đẳng này đã ảnh hưởng đến tất cả các nước phương Tây ở những mức độ
khác nhau.
Nhưng mối đe doạ thực sự là một thứ gì đó có ảnh hưởng sâu rộng hơn là mối
đe đối với việc làm và lương bổng. Phương Tây không xa lạ gì với việc thay đổi
cơ cấu. Ricardo trong cuốn sách “Những nguyên tắc” của ông viết năm 1815 đã
đề cập đến sự xáo trộn ở thị trường lao động khi máy móc ra đời.

Các nước phương Tây đã phải đối phó với tình trạng suy giảm của những
ngành cơng nghiệp một thời rất mạnh như than đá, thép và dệt may. Các nhà


kinh tế học chưa bao giờ ủng hộ những lí lẽ địi bảo vệ những ngành cơng
nghiệp đang suy tàn: đối với một nền kinh tế đang phát triển, sự thay đổi cơ cấu
là cần thiết và không thể tránh khỏi; mất việc làm trong ngành này sẽ tạo ra việc
làm mới trong một ngành khác.
Sự khác biệt ngày nay đó là thách thức kép đang làm xói mịn sự đồng thuận đã
tạo nên hệ thống phúc lợi xã hội ở phương Tây kể từ chiến tranh thế giới thứ II.
Để hiểu lí do tại sao phải đề cập đến những nền tảng xây dựng nên hệ thống
phúc lợi ở châu Âu: đó là sự đồn kết dân tộc và đồn kết xã hội.
Nền tảng thứ nhất có ý nghĩa rằng một người nào đó sẵn sàng đóng thuế nếu
như người đó chắc chắn rằng số tiền họ nộp thuế sẽ chảy vào túi một người nào
đó cùng thuộc dân tộc và nền văn hoá với họ. Nhưng một khi những nhóm
người nhập cư với các chuẩn mực về xã hội khác biệt và khơng dễ gì thích nghi
được đến mảnh đất này thì ý nghĩa đó chắc chắn khơng cịn tồn tại. Có thêm
nhiều người nhập cư sẽ là xói mịn tính đồn kết giữa cơng dân ở những nước
châu Âu giàu có.
Nền tảng thứ hai của hệ thống phúc lợi xã hội đó là sự đồn kết giữa các tầng
lớp trong xã hội. Để có được điều này nhất thiết phải có sự tương đồng về điều
kiện kinh tế giữa các tầng lớp để một người nào đó có lí do tin rằng với khoản
tiền anh ta chi trả cho hoạt động phúc lợi xã hội ngày hôm nay thì trong tương
lai anh ta sẽ được đền bù bằng một lợi ích khác tương đương nếu anh ta phải
cần đến nó.
Ví dụ như khi tỉ lệ thất nghiệp tương đương với tỉ lệ người lao động có tay nghề
cao thì những người này sẽ chi trả cho trợ cấp thất nghiệp. Nhưng nếu như tỉ lệ
thất nghiệp khác đi thì những người lao động trình độ cao chưa chắc đã tham
gia. Khi mà khoảng cách thu nhập ở những nước phương Tây giữa những
người giàu và người có trình độ cao với tầng lớp trung lưu và những lao động

trình độ thấp ngày càng tăng thì nền tảng để xây dựng nên hệ thống phúc lợi tư
bản chủ nghĩa sẽ sụp đổ.
Sự bất bình đẳng về kinh tế sẽ dẫn đến chia rẽ về văn hoá. Những người nhập
cư thiểu số gia nhập đội ngũ công nhân được trả lương thấp không phải là
những người duy nhất khác biệt về mặt văn hố và kinh tế với nhóm người ưu
tú trong xã hội phương Tây ngày nay, những người cũng đang ngày càng trở
nên khác biệt hơn với những người đồng hương cùng chung một dân tộc nhưng
nghèo hơn họ.
Đến nay, những thay đổi này đòi hỏi một giao kết về mặt xã hội hoàn toàn mới,
một sự định nghĩa lại về chủ nghĩa tư bản. Những sự thay đổi cơ bản như thế
khó có thể đạt được khi mà mối đe dọa vẫn còn tiếp diễn, vẫn tăng thêm và gây
ấn tượng mạnh trong ý thức của mỗi người. Những quyết định khó khăn có thể
bị trì hỗn và cả các chính trị gia lẫn cử tri đều không muốn thay đổi.
Vậy tại sao việc xây dựng “chủ nghĩa tư bản mới” và suy xét lại về giao kết xã
hội đã lỗi thời đối với châu Âu lại khó khăn hơn nhiều so với Mỹ? Thứ nhất, một
lí do hiển nhiên đó là hệ thống phúc lợi của châu Âu mở rộng hơn nhiều và ăn
sâu vào đời sống của người dân hơn là ở Mỹ và việc huỷ bỏ nó sẽ gây rối loạn


về mặt xã hội nhiều hơn.
Thứ hai, do tốc độ tăng trưởng dân số thấp, thậm chí ở nhiều nước còn tăng
trưởng âm nên cần đến những dòng người nhập cư mới. Và đây chính là mấu
chốt của vấn đề: Châu Âu tranh cãi về việc hoà nhập người nhập cư nhiều hơn
là Mỹ. Đương nhiên, về mặt lịch sử, châu Âu không phải là xã hội của những
người nhập cư. Người châu Âu vui vẻ chấp nhận những người lao động nước
ngồi miễn là họ chỉ làm những cơng việc có thu nhập thấp và sống ở những
vùng xa xôi hẻo lánh. Giải pháp gần như là phân biệt chủng tộc này đã duy trì
được bản sắc văn hố của người nhập cư, mà sau đó trở nên nổi tiếng nhất ở
Hà Lan, lại bị coi là bất đồng với những giá trị châu Âu. Những người nhập cư,
và nhất là con cái họ khơng hài lịng với những công việc cấp thấp.

Trong khi châu Âu hoan nghênh những người này tham gia đội bóng đá hoặc
bóng rổ thì lại không muốn họ làm công việc trực tiếp quản lí điều hành.
Cuối cùng, châu Âu cần một cuộc cách mạng xã hội: thay thế hệ thống phúc lợi
xã hội và phải chấp nhận rằng người Đức, người Pháp và người Ý ngày mai sẽ
có mầu da sẫm hơn màu da của họ ngày nay, bao gồm những cá nhân thuộc
nhiều tôn giáo khác nhau và chắc chắn sẽ là một dân tộc khác.
Khi mà sự liên kết giữa dân tộc Frăng và văn hoá Latinh đã tạo nên dân tộc
Pháp thì một sự kiện kết tương tự giữa Hồi giáo và Cơ đốc giáo, giữa người
châu Âu và châu Âu gốc Phi có thể tạo nên những dân tộc châu Âu mới, với cái
nhìn khác biệt hơn về cuộc sống và những chuẩn mực xã hội. Không xã hội nào
có thể hồn thành một sự chuyển đổi mang tính thời đại như vậy một cách
nhanh chóng và khơng đau đớn.


Branco Milanovic

Tác giả là nhà kinh tế học thuộc Ngân hàng thế giới (WB). VietNamNet được phép xuất bản lại của
YaleGlobal Online, (). Bản quyền thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tồn cầu hố của
Đại học Yale.



×