Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số giải pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.45 KB, 17 trang )

I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRẺ LỚP CHỒI 2 SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG MẦM
NON.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MƠ TẢ NỘI DUNG:
1.Lý do chọn đề tài:
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự
tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người mà tiêu biểu là điện, nước,
xăng dầu. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng điện, nước, xang
dầu của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng
ngày.
Chúng ta thử tưởng tượng nếu ngày hơm nay khơng có các nguồn năng lượng
ấy, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà khơng biết
giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, nước
trầm trọng ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt. Một trong những nguyên nhân
cơ bản gây nên cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con
người.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính
chiến lược tồn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con
người ngay từ tuổi thơ. Việc giáo dục sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng
cho trẻ mầm non là bước đầu giúp trẻ có những hiểu biết về nguồn năng lượng, và có
thói quen tốt đối với việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng trong sinh
hoạt hàng ngày. Hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn năng lượng tiết
kiệm hiệu quả, tôi luôn tìm tịi những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ có ý thức nhiều
hơn trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn đề
tài: “Một số giải pháp giáo dục trẻ lớp Chồi 2 sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả ở trường Mầm Non 3 ” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 20192020 .
2.Mô tả nội dung:
1


Đầu năm hoc 2019-2020 tôi được Ban Giám Hiệu phân công dạy lớp Chồi 2 với


sỉ số lớp là 42 cháu, qua một tháng (tháng 9) chăm sóc và dạy các cháu thì tơi rất lo
lắng vì kết quả đạt được sau các hoạt động cho trẻ tự vệ sinh cá nhân trẻ không biết
tiết kiệm nước, xả nước thoải mái và làm tung tóe nước ra ngồi, sau những lần dạy
trẻ tiết kiệm điện nhắc trẻ tắt quạt khi khơng sử dụng thì trẻ khơng nhớ,….và đều đặc
biệt làm tôi suy nghĩ là đa số các cháu không nhận dạng được các loại năng lượng và
những kết quả đó tôi đã thống kê qua một số mặt như sau:
2.1.Kết qủa khảo sát đầu năm :
Nôi dung
Trẻ biết nhận dạng các loại năng lượng
Trẻ biết tắt điện, nước khi không sử dụng.
Trẻ có hành vi tiết kiệm điện nước trong gia đình
Trẻ biết sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả

Kết quả
Số trẻ biết
10/42
15/42
19/42
15/42

Tỷ lệ
23,8%
37,7%
45,2%
37,7%

2.2 Nguyên nhân thực trang :
Thuận lợi
-Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sao sát về chuyên môn dự giờ thăm lớp
và hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm

hiệu quả cho trẻ.
-Vị trí lớp học thơng thống có thể tận dụng được ánh sáng và gió tự nhiên.
-Lớp được phân chia đúng theo độ tuổi nên thuân lợi trong việc lựa chọn mục
tiêu để giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh những thuận lợi trên tơi cịn gặp khơng ít những khó khăn sau:
Khó khăn
-Diện tích lớp hẹp so với sỉ số lớp, nên cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ
chức các hoạt động dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-Chưa có bồn rửa tay riêng cho lớp.

2


-Tivi lớp không sử dụng được nên chưa thu hút trẻ trong việc trình chiếu các
hình ảnh giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
-Một số bé quá hiếu động như bé: Phúc Vinh, Huỳnh Gia Phúc, Khải, Tuấn
Kiệt,.. khả năng tập trung chú ý chưa cao trong các hoạt động hay quậy phá. Bên
cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu khơng thích tham gia các
hoạt động tập thể như bé Khánh Duy, Tiên. Và một số bé cá biệt, chậm phát triển trí
tuệ như bé: Minh Phúc.
-Do phụ huynh đa số chưa có thời gian quan tâm đến trẻ nhất là việc giáo dục
cho trẻ những hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
-Một số phụ huynh cịn chưa tích cực phối hợp với giáo viên, mà coi đó như là
trách nhiệm hồn tồn của giáo viên và coi việc dạy trẻ tiết kiệm năng lượng là chưa
cần thiết, nên biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh cịn gặp
nhiều khó khăn.
2.3.Đề ra giải pháp :
-Tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
-Giáo dục kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ qua
các hoạt động trong ngày và mọi lúc, mọi nơi.

-Sưu tầm tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh, trò chơi, bài tập để tổ chức các hoạt
động.
-Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ qua tạo môi trường.
-Giáo dục những kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho
trẻ qua việc phối hợp với phụ huynh.
2.4.Những nội dung đạt được :
Sau khi áp dụng “Một số giải pháp giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trường Mầm Non 3-phường 3-Thành phố Vĩnh
Long.”thì bản thân tôi tự đưa ra chỉ tiêu để đạt được trên trẻ ở cuối năm là :
-86% trẻ biết nhận dạng các loại năng lượng.
3


-97% trẻ biết tắt điện, nước khi không sử dụng.
-95% trẻ có hành vi tiết kiệm điện nước trong gia đình.
- 83% trẻ biết sử dụng năng lượng thay thế hiệu quả.
III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức về năng lượng và
tiết kiệm năng lượng:
Muốn trẻ có ý thức tốt trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì việc
đầu tiên tơi phải xác định dạy trẻ biết một số năng lượng gần gũi và thường sử dụng
như: ánh sáng, gió, nước, xăng, dầu,…Để có được kiến thức về năng lượng và tiết
kiệm năng lượng, tơi ln tìm đọc các tài liệu, sách báo trên mạng Iternet, tham khảo
tài liệu tổ chức thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong
trường mầm non. Cụ thể:
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp
lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của
các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng
cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
- Còn tiết kiệm nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn là giảm kinh phí cho mọi

người, mọi gia đình và cũng là tiết kiệm cho quốc gia. Sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt
cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng.
- Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ mầm non là cung cấp
những kiến thức về năng lượng và hình thành ở trẻ các hành vi, thói quen cùng với
người lớn sử dụng tiết kiệm năng lượng như: Điện có từ đâu, làm thế nào để tiết kiệm
điện, làm thế nào để sử dụng điện được an tồn, tắt điện khi ra khỏi phịng, khi khơng
xem ti vi, không nên mở tủ lạnh trong thời gian dài, khơng mở cửa khi máy điều hịa,
máy sưởi đang bật, và để nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần có kế hoạch giáo dục phù hợp của
chủ đề, của hoạt động.
4


Từ những kiến thức tôi cập nhật và hiểu biết như trên, tôi đưa ra các phương
pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Và đặc biệt sự gương mẫu
trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm của người giáo viên ln có vai trị quan
trọng để giúp trẻ hình thành thái độ và ý thức tiết kiệm trong cuộc sống. Vì vậy trong
mọi hoạt động tơi đều chú ý như tắt bóng đèn, quạt trước khi ra khỏi phịng, tắt các
thiết bị điện khi khơng sử dụng, sử dụng nước vừa phải, không xả nước lãng phí.
Với những việc làm trên giúp tơi ln đạt kết quả tốt trong việc giáo dục trẻ lớp
mình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Giải pháp 2: Giáo dục kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả cho trẻ qua các hoạt động trong ngày và mọi lúc, mọi nơi
Tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ đều được cô giáo cung cấp những kiến
thức kỹ năng theo kế hoạch mỗi chủ đề. Đó là điều kiện để giáo dục cho trẻ kiến
thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, thơng qua các hoạt động đó, cơ
có thể lồng ghép để giáo dục cho trẻ một số kiến thức, hành vi như: Điện – nước có
từ đâu, vì sao phải tiết kiệm điện – nước, làm như thế nào để tiết kiệm – nước…, để
nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào chương trình hiệu

quả tơi thực hiện các bước sau:
2.1. Xây dựng kế hoạch
Khi xây dựng kế hoạch tôi lựa chọn nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả phù hợp với điều kiện và cuộc sống của trẻ, phù hợp với chủ đề của hoạt
động Ví dụ: Chủ đề Bản thân, về kiến thức, trẻ biết nhu cầu bản thân trẻ về năng
lượng điện- nước như: ánh sáng để đọc sách, sưởi ấm, xem ti vi, nghe nhạc, nước để
tắm rửa, vệ sinh cơ thể... Làm thế nào để tiết kiệm năng lượng điện- nước: Tắt điện,
quạt khi ra khỏi phịng, tắt ti vi khi khơng xem, vặn xả nước vừa phải,.. Về kỹ năng ;
chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người lớn: khi ra khỏi nhà phải tắt
điện...Về thái độ khơng đồng tình với những hành vi không tiết kiệm điện – nước.
Chủ đề Gia đình, Trẻ biết các đồ dùng sử dụng điện – nước trong gia đình, cách sử
dụng và sử dụng tiết kiệm. Chủ đề giao thơng Trẻ biết lợi ích của nhiên liệu (xăng,
dầu, ga...) và biết cách tiết kiện như đi xe đạp thay cho việc đi ô tô xe máy...Chủ đề
5


hiện tượng tự nhiên: trẻ biết lợi ích năng lượng mặt trời, năng lượng gió, biết tận
dụng ánh nắng, sức gió làm nguồn năng lượng thay thế...Từ mục tiêu tơi xây dựng kế
hoạch trong các hoạt động như:
-Hoạt động trong thời gian đón trả trẻ:
+Trị chụn với trẻ, cho trẻ kể về những vận dụng trong gia đình thường sử
dụng điện - nước.
+Cho trẻ lựa chọn những đồ dùng, vật dụng sử dụng điện nước trong đồ chơi
gia đình.
+Xem tranh phân biệt các hành vi đúng sai trong sử dụng năng lượng điệnnước...
-Hoạt động học:
+Nhu cầu của bé: Ai cần đến năng lượng, năng lượng có từ đâu, tắt quạt điện, ti
vi, khóa vịi nước..., khi khơng dùng
+Đồ dùng trong gia đình: Đếm các đồ dùng sử dụng điện, so sánh việc tiêu thụ
điện, nước trong các gia đình.

-Hoạt động góc:
+Góc phân vai: Đóng kịch “Một ngày mặt trời khơng có chiếu sáng”.
+Góc học tập: Nối hình ảnh ổ điện với các đồ dùng sử dụng điện, nhiên liệu
với đồ dùng sử dụng nhiên liệu (xăng dầu).
+Góc nghệ thuật: Làm mơ hình ngơi nhà đặc biệt có nhiều cửa sổ, trên mái nhà
có các tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời.
+Góc xây dựng: Xây dựng một khung cảnh truờng mầm non của bé với lớp
học nhiều cửa sổ, sân truờng có nhiều cây xanh.
-Hoạt động thí nghiệm: Làm diều, chong chóng, cối xay gió...
2.2. Tổ chức hoạt động học
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”
6


Hoạt động khám phá đề tài “Nhu cầu của bé”:
-Với đề tài trên trẻ biết được nhu cầu của bản thân, kể được nhu cầu của bản
thân; biết điện có từ đâu, đồ dùng nào sử dụng điện, trẻ thực hiện môt số hành vi tiết
kiệm điện, phân biệt được các hành vi tiết kiệm điện. Từ đó trẻ có thái độ tiết kiệm
điện trong sinh hoạt hằng ngày.
-Sau khi chuẩn bị đầy đủ tôi tiến hành tổ chức hoạt động như sau:
+Cho trẻ kể về nhu cầu của bản thân (Nhu cầu ăn ngủ, vui chơi học tập, ngoài
ra nhu cầu trên nhu cầu sử dụng năng lượng như xem ti vi, sưởi ấm, nghe nhạc...
+Cung cấp cho trẻ kiến thức điện có từ đâu, bé làm gì để tiết kiệm năng lượng.
+Các trò chơi củng cố.
+Xem video clip, hình ảnh có nội dung sử dụng tiết kiệm năng lượng, trẻ nói
nội dung của đoạn phim,hình ảnh.
+Nối các đồ dùng với các thiết bị sử dụng.
+Gạch bỏ những hành vi sai khi sử dụng điện, nước.
VD: Với chủ đề “Trường mầm non – Gia đình”
Dạy trẻ biết lợi ích của điện.

-Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non, trong
gia đình:
+Đồ dùng để thắp sáng: Bóng đèn tp, đèn trịn, đèn chum, đèn bàn.
+Đồ dùng để nghe, nhìn : Ti vi, máy tính.
+Đồ dùng phục vụ cho ăn uống : Tủ lạnh, bếp điện, ấm điện, nồi cơm điện …
+Đồ dùng phục vụ sinh hoạt : Máy giặt, bình nóng lạnh, quạt máy, điều hịa…
-Dạy trẻ biết lợi ích của điện:
+Giúp đèn điện sáng để cung cấp ánh sáng.
+Giúp quạt máy, máy điều hòa để tạo mát hoặc làm ấm.
7


+Giúp cho ti vi, máy móc hoạt động.
+Giúp cho tủ lạnh hoạt động để lưu giữ thức ăn.
+Giúp cho nồi cơm điện, ấm điện (nối cơm chín ,nấu nước sơi)
-Dạy trẻ thông qua các hoạt đông:
+Cho trẻ tham gia thảo luận về trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+Tắt quạt, ti vi, máy vi tính…khi khơng sử dụng.
+Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+Thảo luận các câu hỏi: “Ai cần đến năng lượng ?”,“Năng lượng có từ đâu ?”
+So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình.
+Đếm các đồ dùng sử dụng điện.
+Trị chụn về hóa đơn thu tiền điện hàng tháng của gia đình.
Với hoạt động tạo hình:
-Hãy vẽ thêm miệng vào khuôn mặt của cô và mẹ để thể hiện thái độ của mẹ và
cô cách các con sử dụng điện.
-Làm mơ hình một ngơi nhà đặc biệt: Ngơi nhà có nhiều cửa sổ.Trần mái nhà có
tấm pin thu nạp ánh sáng mặt trời.
-Xây dựng một khung cảnh trường mầm non của bé: Lớp học có nhiều cửa sổ.

Sân trường có nhiếu cây xanh.
VD: Chủ đề “Nghề nghiệp”
Dạy trẻ biết rằng tất cả các nghề trong xã hội đều có sử dụng đến năng lượng.
VD: Dạy trẻ biết nghề bác sĩ dùng các thiết bị có sử dụng nguồn điện dể chữa
bệnh cho mọi người như: máy siêu âm, máy chup X. Quang..... Nghề giáo viên dùng
các thiết bị như máy vi tính, ti vi, đàn organ. Nghề đánh bắt cá sử dụng xăng dầu để
động cơ tàu thuyền hoạt động được ........

8


- Xem clip bác công nhân nhà máy điện, nước, nhà máy sản xuất xăng, dầu đến
nói chuyện: Điện – nước được làm ra từ đâu ? Xăng dầu được làm từ đâu ?
-Sưu tầm tranh ảnh về các công việc của các bác công nhân nhà máy điện, nhà
máy xăng dầu, trạm cấp thoát nước,...
-Nhận biết các hành vi sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
-Bên cạnh đó cần giáo dục cho trẻ biết là trẻ cịn nhỏ không nên đụng vào hay sờ
vào các thiết bị điện hay ổ cắm điện vì có thể ngây nguy hiểm cho trẻ.
VD: Chủ đề “Tết – mùa xuân”
Cho trẻ trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây, cô cùng trẻ tưới nước, chăm
sóc cây thường xuyên để dạy trẻ biết rằng cây xanh rất cần cho chúng ta .
VD: Dạy trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích
của cây đối với con người là cung cấp khơng khí, oxy.
Dạy trẻ biết con người, cây xanh và mọi vật trên trái đất đều cần nước, khơng có
nước sẽ khơng có sự sống
VD: Với chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”.
Dạy cho trẻ biết về lợi ích của năng lượng mặt trời :
+Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin thu nạp
ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ra điện sử dụng trong nhà.
+Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khơ hoặc là

ủi q̀n áo .
+Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây cối phát triển.
+Năng lượng mặt trời làm cho ô tơ chuyển động.
-Lợi ích năng lượng gió :
+Những chiếc tua –bin khổng lồ có thề sử dụng năng lượng gió tạo ra điện.
+Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sơng, trên biển.
+Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
9


-Lợi ích năng lượng sức nước:
+ Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch khi
cần thiết ( làm vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miệng và đi vệ sinh, …), không
mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí. Dạy trẻ câu khẩu hiệu
“ Giọt nước quí hơn vàng”
VD: Đối với chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”.
Dạy trẻ biết nguồn năng lượng sạch bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nước,
dạng năng lượng sạch này khơng làm hại đến môi trường như những năng lượng khác
như (than, dầu lửa, khí ga tự nhiên).
Đới với chủ đề “Q hương – Đất nước- Bác Hồ”.
Cô cho trẻ xem tranh, đọc thơ, truyện và trò chuyện về sự tiết kiệm năng lượng
như: trụn “Đom đóm thắp sáng”…. và các hình ảnh về tiết kiệm năng lượng. Qua
việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước và
học nhiều đức tính tốt đẹp của Bác.
Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu lời dặn của Bác “Tuổi nhỏ
làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình...” qua câu nói này ta rèn cho trẻ kĩ năng sống,
trẻ tự làm những việc vừa sức của mình như: trẻ tự lao động phục vụ cho bản thân
mình (tự thay quần áo, làm vệ sinh cá nhân,...) khi thực hiện những việc đó trẻ biết
tiết kiệm điện, nước.

2.3. Tổ chức giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi:
Hoạt động ngồi trời: có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mầm non. Thông qua qua hoạt
động ngồi trời giáo viên có thể giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ năng rồi hình
thành cho những cơ sở ban đầu trong đó có việc giáo dục mơi trường cho trẻ ngay tại
bậc mầm non, tham gia hoạt động này trẻ sẽ được bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước.
-VD: Tổ chức cho trẻ tham gia tưới nước, trồng cây trong vườn trường nhưng
tôi luôn theo dõi nhắc nhở trẻ phải biết tiết kiệm nước, không để nước văng vãi ra
ngồi, phải biết giữ gìn nguồn nước.
10


-Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc tưới nước bắt
sâu cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp.
Hoạt động góc: đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ dễ dàng tiếp thu những
hiểu biết về điện.
-Ở hoạt động này giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
+Trò chơi phân vai: Cơ cho trẻ đóng kịch.
VD: Cho trẻ đóng kịch “một ngày mặt trời khơng chiếu sáng”
+Trị chơi học tập: Làm bài tập về lợi ích của điện, của nhiên liệu.
-Nối ổ điện với các đồ dùng sử dụng điện.
-Nối nhiên liệu với các đồ dùng sử nhiên liệu.
2.4.Tổ chức thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi:
Học tập từ tấm gương đạo đức của Bác “khơng được hoang phí dù chỉ là 1 việc
nhỏ”, trong giờ ăn và sau khi ăn cũng phải tiết kiệm năng lượng như:
VD: Dạy trẻ trước và sau khi cần rửa tay sạch sẽ nhưng rửa xong cần khóa vịi
nước lại. Khi uống nước cần rót vừa đủ khơng rót q nhiều rồi đổ đi.
-Trong giờ ngủ nếu trời mát mẻ không nên mở quạt nhằm để tiết kiệm điện.
Và luôn nhớ “ Tắt điện khi không sử dụng”
2.5. Tổ chức thông qua hoạt động thí nghiệm:
VD: Cơ cùng trẻ tiến hành thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của gió

như:
+Làm diều, làm chong chóng.
+Làm cối xây gió.
+Làm thuyền buồm.
- Cơ cùng trẻ làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của mặt trời: Lấy
hai chậu nước, một chậu phơi ngồi nắng, một chậu để trong bóng râm. Sau 10-15
11


phút, cô cho trẻ sờ vào 2 chậu nước và nói cảm nhận của mình về nhiệt độ của 2 chậu
nước.
-Cô và trẻ tắt hết đèn và mở cửa sổ, cho trẻ nhận xét xem lớp học có tối khơng,
có mát không.
-Cô và trẻ xây dựng nội quy sử dụng điện - nước của lớp. Cho trẻ quan sát
hành vi sử dụng điện - nước, tiết kiệm và không tiết kiệm ở trong lớp.
-Trẻ thảo luận và đưa ra các quy định sử dụng điện- nước.
-Trẻ có thể vẽ hoặc dùng kí hiệu riêng để quy định việc sử dụng tiết kiệm ở
trong lớp.
-Cô hướng dẫn trẻ và cho trẻ thực hành: Tắt đèn, tắt quạt, tắt mở ti vi, ….
Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
mà tôi đã áp dụng để dạy trẻ, thì trẻ lớp tơi đã nhận biết được các đồ dùng sử dụng
năng lượng (đèn, quạt, nồi cơm điện, tủ lanh, thuyền,....) và trẻ đã có được hành vi
thái độ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu, quả rất tốt (tắt quạt,đèn, nước khi không
sử dụng. Bên cạnh đó trẻ cịn biết sử dụng những đồ dùng thay thế để tiết kiệm năng
lượng (dùng quạt giấy thay cho quạt máy; mở cửa lớp, cửa nhà để tận hưởng gió tự
nhiên thay cho sử dụng điện; .....) .
3. Giải pháp 3: Sưu tầm tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh, trò chơi, bài tập để tổ
chức các hoạt động.
Trò chơi, tranh ảnh, các bài tập cũng có vai trị rất lớn đến việc giáo dục cho
trẻ những kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, vì trẻ mẫu giáo hoạt

động chủ đạo là vui chơi “Chơi bằng học, học mà chơi”. Trò chơi vốn rất hấp dẫn trẻ
giúp trẻ thỏai mái mà lại nhớ lâu.Ví dụ :
+Cho trẻ xem tranh những hình ảnh sử dụng điện nước tiết kiệm, và những
hình ảnh sử dụng điện nước khơng tiết kiệm, qua đó cho trẻ gạch chéo chọn những
hình ảnh có hành vi sử dụng điện nước đúng và tiết kiệm.
+Cho trẻ chơi gấp quạt giấy.
12


+Chơi làm chong chóng, làm diều.
Với những hình ảnh sưu tầm tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh, trò chơi, bài tập để
tổ chức các hoạt động trên, giúp cho trẻ dễ dàng nhận biết các dạng năng lượng từ
đó trẻ có ý thức và hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tốt
hơn.
4. Giải pháp 4: Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ qua tạo môi
trường.
Môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm cho trẻ cho trẻ. Nếu mơi trường có những hình ảnh đẹp phù hợp, hấp dẫn là
thuận lợi giúp trẻ nhận biết và có những hành vi đúng khi sử dụng điện, nước vì vậy
tơi xây dựng mơi trường lớp có màu sắc tươi sáng, phù hợp và gần gũi với trẻ. Một
trong môi trường giáo dục hiệu quả là việc làm gương của giáo viên như: Ra khỏi
phòng là tắt quạt, tắt điện, thấy vịi nước chảy khố lại để trẻ học tập làm theo. Ngồi
ra tơi cịn sử dụng các lời nhắc, ký hiệu ở những đồ dùng như máy tính, ti vi, quạt, đài
dán các lời: tắt khi khơng sử dụng…
Từ những hình ảnh cùng với các câu nhắc nhỡ sử dụng tiết kiệm điện nước
được trang trí trong lớp, giúp trẻ lớp tơi có ý thức rất tốt về việc sử dụng điện nước
tiết kiệm như: trẻ xả nước vừa phải, tự tắt vịi nước khi khơng sử dụng, và trẻ khộng
quên nhắc tôi tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp.
5. Giải pháp 5: Giáo dục những kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả cho trẻ qua việc phối hợp với phụ huynh.

Giáo dục những kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho
trẻ rất quan trọng, nó phải được tiến hành song song ở trường lẫn ở gia đình. Ngồi
cơ giáo ở trường, ba mẹ là người gần gũi nhất trong mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Vì thế tôi nghĩ phải phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục những kiến thức,
hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong những giờ đón trẻ và trả trẻ.
VD: thông qua buổi họp tôi thường trao đổi với phụ huynh về những nội dung
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, trẻ hôm nay biết được gì, làm được
13


gì và yêu cầu phụ huynh để cho trẻ tự làm những cơng việc gì và cần khuyến khích
động viên trẻ. Qua bảng tun truyền của lớp có những hình ảnh và bài viết tầm quan
trọng của việc giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước.
Qua việc phối hợp với phụ huynh như trên tôi nhận được sự đồng tình của tất
cả phụ huynh lớp mình về việc giáo dục và rèn cho trẻ có kỹ năng sử dụng tiết kiệm
năng lượng hiệu quả khi ở nhà. Cịn trẻ lớp tơi ln có ý thức và hành vi sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả khi ở nhà cũng như ở trường, trẻ biết tự tắt quạt, đèn,..
và nhắc người thân trong gia đình tắt quạt, đèn,... khi không sử dụng.
IV.KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN:
Qua các giải pháp “Một số giải pháp giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả ở trường Mầm Non 3-phường 3-Thành phố Vĩnh Long” từ
đầu năm học đến giờ tôi thấy kết quả đạt được rất tốt. Sau đây là kết quả khảo sát của
lớp vào cuối năm học:

NỘI DUNG

ĐẦU NĂM

CUỐI NĂM


SỐ

TỶ

SỐ

TỶ

TRẺ

LỆ

TRẺ

LỆ

ĐẠT

TĂNG

ĐẠT

Nhận dạng các loại năng lượng

10/42

23,8%

35/42


83,3% 59,5%

Biết tắt điện khi không cần sử

15/42

37,7%

41/42

97,6% 59,9%

19/42

45,2%

42/42

100%

19/42

45,2%

39/42

92,8% 47,6%

15/42


37,7%

36/42

85,7% 48%

dụng
Biết xả nước vừa phải khi sử

54,8%

dụng
Có hành vi tiết kiệm điện nước
trong gia đình
Biết sử dụng năng lượng thay thế
hiệu quả

14


Từ những giải pháp khắc phục khó khăn trên tơi thấy kết quả đã đạt được so
với đầu năm hoc . Cụ thể :
-Bản thân luôn đạt kết quả tốt trong việc giáo dục trẻ lớp mình sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-Giúp cho trẻ dễ dàng nhận biết các dạng năng lượng từ đó trẻ có ý thức và hành
vi sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tốt hơn (tắt quạt,đèn, nước khi
không sử dụng). Bên cạnh đó trẻ cịn biết sử dụng những đồ dùng thay thế để tiết
kiệm năng lượng (dùng quạt giấy thay cho quạt máy; mở cửa lớp, cửa nhà để tận
hưởng gió tự nhiên thay cho sử dụng điện; .....). Biết nhắc nhở người lớn cùng thực
hiện tiết kiệm năng lượng( ba mẹ quên tắt đèn, tắt quạt kìa, ba mẹ tắt máy xe đi cho

đỡ tốn xăng...)
-Luôn nhận được sự đồng tình của tất cả phụ huynh lớp mình về việc giáo dục
và rèn cho trẻ có kỹ năng sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả khi ở nhà.
IV. PHẠM VI ỨNG DỤNG - KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Những giải pháp nêu trên đã được phổ biến tổ chức và triển khai thực hiện trong
năm học 2019 - 2020 với sự hợp tác của 2 giáo viên của lớp Chồi 2 thực hiện.
Đồng thời tôi đem kinh nghiệm này trao đổi với các bạn trong khối của mình,
được cô Thanh, Cô Huỳnh Anh trong khối áp dụng và đạt hiệu quả tốt. Sau đó tơi
trao đổi với tất cả các đồng nghiệp trong trường, các bạn áp dụng đạt kết quả rất cao
như: cô Nhung, Mỹ, Vân, Trang. Bên cạnh đó tơi chia sẽ kinh nghiệm này đến bạn
Đào (MN 9), Cẩm (MN4) các bạn áp dụng kết quả đạt tốt.
V.KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1.Kết luận
Dạy trẻ mầm non tiết kiệm và sử dụng năng lượng có hiệu quả là một việc làm
thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đáp ứng nhu cầu về thực trạng xã
hội, địi hỏi cơ giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn
lụn giữa cơ và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao. Qua quá trình vận dụng các giải pháp,
tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
15


-Việc dạy trẻ biết tiết kiệm năng lượng là một việc khơng khó nhưng cũng
khơng dễ. Cái chính là do chúng ta biết đề ra những biện pháp khả thi hay không.
- Để trẻ tiếp thu và thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng, giáo viên cần
phân chia thời gian hợp lý, không chú ý đến mặt nào và cũng không coi trọng
mặt nào.
- Việc dạy trẻ tiết kiệm năng lượng phải được tiến hành đồng bộ, thường
xuyên, mọi lúc,mọi nơi đặc biệt chú ý đến những việc làm của mình khi sử dụng
năng lượng để trẻ noi gương theo.
- Việc lồng ghép nội dung “Giáo dục tiết kiệm năng lượng trong

trường mầm non trong việc dạy trẻ” là một việc quan trọng và rất cần thiết. Vì
vậy giáo viên luôn cần cô gắng học tập, nghiên cứu trao đổi để tiến bộ
nâng cao được kiến thức, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, giải pháp giáo dục phù
hợp giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Ý kiến đề xuất:
Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, để
những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa, bản thân tôi xin đề xuất một
số vần đề sau:
- Trang bị cho lớp các đồ dùng thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.
- Mở chuyên đề “Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” cho
giáo viên được dự giờ học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của
nội dung giáo dục lồng ghép này.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình nghiên cứu, đã đạt
được kết quả cao trong lớp tôi chủ nhiệm. Tuy nhiên khơng thể tránh khỏi thiếu sót.
Bản thân rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và các
bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn!

16


17



×