Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
- "Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi
ngoài trời cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Hoạt động chơi ngoài trời.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ ngày 16 tháng 10 năm 2018 đến ngày 16 tháng 4 năm 2019.
4. Tác giả:
- Họ và tên: Phạm Thị Thảo
- Năm sinh: 28/8/1987
- Nơi thường trú: TDP 5 TT Rạng Đơng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Nơi làm việc: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông.
- Địa chỉ liên hệ: TDP 5, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định.
- Điện thoại: 0389789966
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Tên đơn vị: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông.
- Địa chỉ: TDP 5, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: 02283728121.

1

skkn


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hoạt động vui chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một phần không thể


thiếu trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện học tập của trẻ, là
con đường để tăng trưởng và phát triển. Chơi tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm
những hoạt động trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới. Hoạt động vui chơi là con
đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt
động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của q trình hình thành nhân cách.
Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức
tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội.
Thơng qua thực tế đã thực hiện tại trường tôi nhận thấy rõ ý nghĩa của hoạt
động vui chơi đối với trẻ đặc biệt là hoạt đơng vui chơi ngồi trời. Vui chơi đặc
biệt là được tham gia vào các trị chơi ngồi trời sẽ giúp trẻ hình thành và phát
triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận
thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan, phát triển các quá trình
tâm lí nhận thức, các năng lực hoạt động trí tuệ và phát triển ngôn ngữ. Dựa trên
đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng
thì việc giúp cho trẻ tìm hiểu mơi trường thiên nhiên được tổ chức mang tính
chất khám phá trải nghiệm theo phương thức “chơi mà học, học mà chơi” là phù
hợp với trẻ. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy đa số các giáo viên và phụ
huynh đều quan tâm đến việc học của trẻ thông qua các hoạt động chung mà
chưa chú tâm đến việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Chính vì lí do đó
ngay từ đầu năm học tơi đã chủ động quan tâm nhiều đến việc tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ.
 Hoạt động vui chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với
sự phát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được.
Chơi ngồi trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa mãn thực hiện các vận động
giải phóng năng lượng. Khơng gian chơi ngồi trời có rất nhiều lợi thế cho việc
tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phịng khơng
thể đáp ứng được.… và từ sự tị mị ham hiểu biết ở trẻ đã làm tơi trăn trở rằng:
“Mình phải làm gì?, và làm như thế nào? để nâng cao chất lượng trong việc tổ
2


skkn


chức hoạt động ngoài trời, để trẻ thoả mãn được nhu cầu tìm tịi khám phá thế
giới xung quanh ”. Từ những điều đó đã thơi thúc tơi nghiên cứu đề tài “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời
cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non ”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
Như chúng ta đã biết, bộ não của trẻ cũng như chồi non, bên cạnh nguồn
dinh dưỡng hợp lý và đúng thời điểm cịn cần những “tác động thơng minh” để
kích thích và tối đa hóa q trình phát triển. Vậy những “tác động thông minh”
đến từ đâu?
Theo các chuyên gia tâm lý cho biết “tác động thơng minh” có thể là
những tương tác đơn giản hằng ngày từ ba mẹ và người thân của bé như cùng
đọc truyện, vui chơi và khuyến khích bé giao tiếp, cùng làm việc nhà…, giúp bé
trau dồi bốn khía cạnh then chốt của sự phát triển trí não tồn diện gồm trí thơng
minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Bên cạnh đó, một “tác động thơng minh” vơ cùng quan trọng chính là các
hoạt động vui chơi ở ngoài trời. Những hoạt động này mang đến cho bé cơ hội
tiếp xúc với môi trường mới mà tại đó, bé được tự mình trải nghiệm những sự
vật mới và khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Qua đó, giúp kích thích
phát triển tư duy, khả năng quan sát và cách giải quyết tình huống của bé.
Ở trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong đó vui chơi
ngồi trời là một hoạt động khơng thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở khơng khí
trong lành, được khám phá thiên nhiên và những điều mới lạ xung quanh giúp
trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Hoạt động ngoài trời
là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ
nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh.
 Các hoạt động vui chơi khám phá ngoài trời ở trường thích hợp với bản

tính hiếu động, thích khám phá sự vật xung quanh trẻ. Ở hoạt động quan sát có
mục đích trẻ được tìm hiểu mọi điều xung quanh như: Quan sát cây xanh; Quan
3

skkn


sát thời tiết; Dạo chơi quanh sân trường hít thở khơng khí trong lành; Quan sát
các đồ chơi trong sân trường…  Khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu trẻ còn được
tham gia các trò chơi vận động giúp trẻ phối hợp nhiều hơn giữa bộ phận của cơ
thể như: Về đúng nhà; Mèo đuổi chuột; Kéo co; Thả đỉa ba ba… Ngồi các trị
chơi vận động trẻ cịn được chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời giúp trẻ tìm
hiểu rõ hơn các đồ chơi khi trẻ quan sát và tìm hiểu.
 Qua các hoạt động ngồi trời trẻ sẽ tập trung quan sát nhiều hơn, trí não
sẽ được kích thích liên tục để tiếp nhận thơng tin về hình thái, màu sắc các sự
vật xung quanh. Từ đó rèn luyện cho trẻ khả năng phân tích sự việc và đưa ra
các giải pháp để xử lý tình huống theo cách riêng của mình.
           Các hoạt động ngồi trời của trẻ mầm non là một trong những cơ hội để
trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm những sự vật xung quanh. Và tất cả mọi người
đều có vai trị là người đồng hành trong hành trình khám phá của trẻ, hãy luôn
chia sẻ cho trẻ những vốn từ để trẻ có thể diễn tả những hình ảnh được quan sát
với mọi người một cách gần gũi nhất.
2. Thực trạng:
Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với
cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của q
trình hình thành nhân cách.
Mơi trường cho trẻ hoạt động ngồi trời sẽ là một mơi trường hấp dẫn và
gây hứng thú cho trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố
có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu
sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trong các tình huống.

Bản thân là một giáo viên của trường mầm non TT Rạng Đơng. Ngơi
trường có bề dày thành tích với đội ngũ cán bộ giáo viên có kinh nghiệm trong
công tác quản lý và giảng dạy. Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phân
công giảng dạy tại lớp 5 tuổi A, trong đó là con em nơng thơn do đó trình độ
nhận thức và đời sống kinh tế cịn thấp vì thế gặp khơng ít khó khăn trong vấn
đề chăm sóc giáo dục trẻ. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm học tôi nhận
thấy các cháu rất hứng thú mỗi khi được ra chơi ngoài trời, các cháu ham học
4

skkn


hỏi, tìm tịi và thích khám phá mơi trường xung quanh tuy nhiên về nhận thức,
thể chất, thái độ và khả năng giao tiếp của các cháu còn hạn chế. Với đặc điểm
tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tơi thấy có một số thuận lợi và khó
khăn sau:
+> Thuận lợi:
- Ban giám hiệu ln quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non,
tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở
nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cơ giáo
để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Ln ln có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xun tìm tịi, nghiên cứu tài
liệu như tạp chí, thơng tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục
trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ.
+> Khó khăn:
- Một số trẻ cịn thụ động chưa có sự sáng tạo, hoạt bát trong quá trình tiếp thu
và tham gia các hoạt động mà cơ hướng dẫn , trẻ chưa có sự chủ động tham gia

hết mình vào trị chơi vì cịn cảm thấy chưa tự tin, trẻ sợ rằng mình sẽ không
chơi được, không làm được.
- Khả năng nhận thức của các cháu khơng đồng đều, một số cháu cịn nói ngọng
nên khó khăn trong việc cháu thể hiện ý muốn của mình.
- Một số trẻ chưa chú ý vào các hoạt động nên cịn khó khăn trong việc truyền
tải kiến thức cho trẻ.
- Trẻ còn bị chi phối vào các đồ dùng đồ chơi trên sân trường nhiều hơn là việc
chú ý đến đối tượng cần quan sát .
- Đồ chơi tự làm chưa thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.
- Kỹ năng tự tổ chực trò chơi của trẻ cịn hạn chế.
- Khơng gian trường hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động.
- Qua đợt khảo nghiệm đầu năm kết quả đạt được chỉ nằm ở mức trung bình:
5

skkn


STT
1
2
3
4
5
6

Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
20/31

11/31
Nhận thức
Tỉ lệ
64%
36%
Số lượng
18/31
13/31
Ngôn ngữ
Tỉ lệ
58%
42%
Số lượng
18/31
13/31
Mạnh dạn trong giao tiếp
Tỉ lệ
58%
42%
Số lượng
23/31
8/31
Thể lực
Tỉ lệ
74%
26%
Số lượng
20/31
11/31
Sự tò mò và khả năng sáng tạo

Tỉ lệ
64%
36%
Số lượng
21/31
10/31
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
Tỉ lệ
67,7%
32,3%
Từ nhu cầu thực tế trên, sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện
Nội dung

pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường mầm non thị trấn Rạng Đông "  là một đề tài lý thú và hữu ích cho
cơng tác giảng dạy nhằm giúp tơi nghiên cứu và giảng dạy.
3. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp:
3.1. Biện pháp: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời.
Thực tế ở trường mầm non thị trấn Rạng Đơng là diện tích sân trường hẹp,
sĩ số học sinh đơng gây khơng ít khó khăn cho việc tổ chức hoạt động ngồi trời.
Nếu khơng lên kế hoạch cụ thể, hợp lý thì chất lượng giờ hoạt động ngồi trời sẽ
khơng đạt hiệu quả như mong muốn.Vì vậy cơ giáo cần phải tìm tịi, sáng tạo
các trò chơi, lên kế hoạch cụ thể nội dung hoạt động, trò chơi vận động, trò chơi
dân gian phù hợp với chủ đề.
Ví dụ chủ đề “Gia đình thân u của bé” tơi lên kế hoạch hoạt động ngồi
trời cho trẻ như sau:
* Nội dung:
- Trẻ dạo quanh sân trường quan sát thời tiết ,nhă ̣t lá rụng trên sân trường
- Trị chuyện cùng về ngơi nhà thân u của bé, vẽ ngôi nhà của bé trên sân
trường

6

skkn


* Trò chơi dân gian: “ Chi chi chành chành”
- Cách chơi : Trong nhóm chọn 1 bạn xịe tay làm dầu trị để các bạn đặt
ngón trỏ vào. Tất cả vừa đọc lời ca vừa đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay, mỗi nhịp
một tiếng, đến tiếng “ập” câu cuối cùng rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh,
ai rút chậm bạn nắm ngón tay là thua cuộc ,làm đầu trò để các bạn chơi tiếp
* Trò chơi vận động : “Mèo đuổi Chuột”
- Mục đích :Rèn luyện phản xạ khéo léo
- Chuẩn bị : Vẽ mô ̣t vòng tròn làm nhà của chuô ̣t
- Luật chơi : Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuô ̣t phải về nhanh nhà của
mình
* Chơi tự do: Trẻ chơi với đờ chơi ngoài trời, hoạt động theo ý thích.

Ngồi ra, giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu một số sự vật xung quanh cho trẻ
quan sát, khám phá. Để giúp trẻ hiểu và nắm vững một số kiến thức về sự vật,
hiện tượng khi tổ chức nội dung quan sát có mục đích và giải quyết một số tình
huống xảy ra trong q trình trẻ hoạt động mà chưa có sự chuẩn bị trước, giải
đáp những câu hỏi vì sao? làm thế nào? Đây là hình thức cho trẻ làm quen với
kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh, kích thích tính tị mị, ham hiểu biết của
trẻ. Nội dung quan sát thường phải dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng
cao hay hạ thấp theo yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Muốn cho trẻ quan
sát được tốt hơn tôi hướng trẻ cùng chuẩn bị nội dung được quan sát. Khi cho
7

skkn



trẻ quan sát cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi mở, gợi ý nhằm phát triển tư duy của
trẻ. Với phương pháp này tơi thấy trẻ hoạt động tích cực làm phong phú thêm về
kiến thức thế giới xung quanh.
3.2. Biện pháp: Tạo điều kiện cho trẻ quan sát thực tế và tận dụng mọi
lúc mọi nơi.
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung
quanh trẻ, kích thích óc tìm tịi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa
vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng
trường hợp quan sát.
Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, giáo viên hướng trẻ cùng chuẩn bị trước
khi quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện
ở nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp
cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn
trẻ tham quan ở vườn hoa công viên, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh
đến lớp cho trẻ quan sát, ngồi ra cơ cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy
của trẻ.
Khi ra ngoài trời trẻ được quan sát, khám phá về thế giới xung quanh với
những điều thú vị, mới mẻ. Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần
cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Trước đó cơ phải lên
kế hoạch hoạt động ngoài trời và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chu đáo cho trẻ
tham gia.
Cùng với việc thực hiện đúng kế hoạch, cô cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
đầy đủ và hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia một cách hứng thú.
Hoạt dộng quan sát là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức
tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội
dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để tuỳ từng trường hợp
quan sát mà tơi có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu. Để cho trẻ quan sát được
tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với
chủ đề “Thế giới thực vật xung quanh bé” tôi hướng trẻ quan sát và tìm hiều về

1 số loại cây khi ở nhà và mang hoa tới lớp cho cô và các bạn cùng xem, hay
8

skkn


vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan
vườn hoa ở hoa viên, ngồi ra cơ cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy
của trẻ… Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất hứng thú và nhận được sự
phối hợp rất nhiệt tình từ phụ huynh.

(Hình ảnh: Trẻ đang quan sát sự phát triển của cây.)

Để đạt được kết quả tốt trong q trình quan sát cơ cần có những kiến thức
rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Có thể kết hợp liên ý giữa hoạt
động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú để trẻ hoạt động.
Khích lệ trẻ khám phá, hướng sự quan tâm chú ý của trẻ tới đối tượng quan
sát, tạo thói quen tìm hiểu thế giới xung quanh ở trẻ bằng cách tạo ra những tình
huống bất ngờ mang tính ngẫu nhiên để lơi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá.
Hãy để cho trẻ có thời gian, không gian và tự do để khám phá. Giáo viên cần tạo
cơ hội cho trẻ tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá , thể hiện cảm xúc của mình với
thiên nhiên. Tuy nhiên chúng ta không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ
có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong
tâm trạng tích cực.
Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của
trẻ.
9

skkn



Có thể gợi hứng thú cho trẻ quan sát bằng cách cho trẻ chơi những trò chơi
nhẹ như: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng,
chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời,
qua trò chơi “ai tinh mắt”, “đoán cây qua lá”, “đoán vật bằng tay”, “ai thính tai”,
“đốn xem tiếng động gì”. Những trò chơi này giúp phát triển các giác quan trẻ.
3.3. Biện pháp: Tận dụng mơi trường ngồi trời, khai thác triệt để lợi
thế sân vườn để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp.
Sân vườn là nơi lý tưởng để tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh đặt biệt là chủ đề thế giới động vật, thế giới thực vật, nước và các hiện
tượng thiên nhiên…
Ví dụ: Ta có thể cho trẻ ra ngồi trời quan sát vườn thiên nhiên. Đàm thoại
với trẻ về tên gọi, đặc điểm của những loại cây mà trẻ quan sát được.
Trong các hoạt động tạo hình chúng ta vẫn có thể tận dụng các nguyên vật
liệu từ thiên nhiên nhiên như dùng lá cây để xé dán, làm giàu vốn biểu tượng về
thế giới xung quanh, tích lũy kinh nghiệm và hình thành các tiền đề để trẻ thực
hiện hoạt động tạo hình sáng tạo.

Hình ảnh :Trẻ làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
3.4. Biện pháp: Đa dạng hố các trị chơi khi trẻ hoạt động ngồi trời
Cơ giáo cần tìm tòi, sưu tầm, sáng tạo các trò chơi giúp phát triển giác
quan, trò chơi tăng cường nhận thức, các hoạt động giúp trẻ phát triển vận động.
10

skkn


Thực trạng trường tơi là một trường có diện tích sân chơi nhỏ, sĩ số học sinh
đông nên việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời phải theo lịch cụ thể
của từng nhóm lớp để thuận tiện việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Riêng

với lớp tơi ngồi việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tơi cịn chủ động sưu tầm,
tìm tịi những nội dung hoạt động ngồi trời , những trị chơi vận động, trò chơi
dân gian giúp phát triển giác quan, nhận thức cho trẻ.
* Các trò chơi phát triển giác quan
Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng,
chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời,
qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đốn
xem tiếng động gì...
* Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của
chúng.

(Hình ảnh: Trẻ khám phá vật chìm nổi với nước)
Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí
tưởng tượng của trẻ như hình bơng hoa, căn nhà, con bướm.Trẻ tham gia trồng
cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tị mị
ở trẻ : quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại
chúng có nhóm hoa, nhóm khơng có hoa, nhóm ăn quả...
11

skkn


Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao
tiếp lịch sự với mọi người
* Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ : Chơi với các đồ chơi có sẵn
trong trường
Thơng qua hoạt động leo trèo, chạy, nhảy , chơi, trượt...các đồ chơi ngồi
trời và các trị chơi phát triển vận động rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của

đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm và dạy
trẻ các hành vi văn minh khi tham gia chơi tập thể.Trẻ được thoải mái chơi các
đồ chơi theo ý thích của mình như xích đu, cầu quay, cầu trượt, nhà nhún, đá
bóng...

(Hình ảnh: Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn trong trường)
Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể, đơn giản, trò chơi
sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ : Kéo co, đi cà kheo đá bóng vào gol,
trời nắng trời mưa, bẫy cá, cá sấu lên bờ...hoặc cũng có thể cho trẻ hát theo một
số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản linh hoạt thay đổi tên trò chơi, thay đổi
luật chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động hơn.

12

skkn


(Hình ảnh trẻ chơi kéo co)

Ngồi ra qua các trị chơi có sẵn, giáo viên có thể cải biên trị chơi, những
lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò, chui, đi thăng
bằng trên lốp xe.

( Hình ảnh trẻ chơi trị chơi từ lốp xe)

Phấn vẽ hoặc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể
tận dụng cho trẻ hoạt động ngồi trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng
vận động cho trẻ.
* Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ điểm : Nhảy sạp, đi cà kheo, câu cá, nhảy dây,

đua thuyền...
13

skkn


Nhằm tạo ra một ngân hàng trò chơi, bài tập phong phú giúp cho việc rèn
luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực.
   Kho tàng trị chơi dành lứa tuổi mầm non vơ cùng phong phú và đa dạng,
tuy nhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi
khác nhau. Có thể cùng một trị chơi nhưng khi cơ giáo tổ chức ở từng độ tuổi
khác nhau thì mức độ vận động của nó cũng có sự khác biệt. Nhận thức được
vấn đề này bằng nhiều phương tiện như: sách, báo, internet …. Qua những bài
vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động , trẻ vừa đọc vừa nhặt lá rơi,
vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho
trẻ phát âm chuẩn hơn, nhận thức phải giữ gìn bảo vệ mơi trường xanh- sạchđẹp ở mọi nơi, phát triển tính sáng tạovà thẩm mỹ cho trẻ.

(Hình ảnh trẻ chơi trò chơi đua thuyền)
Các trò chơi vận động được lựa chọn cho trẻ chơi là những trò chơi mới lạ
và phù hợp với trẻ. Được tham gia các trị chơi với tính cách thi đua sẽ làm cho
trẻ hăng say hơn, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
3.5. Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động
chơi thiên nhiên
Để cho trẻ có sự ham  thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các
hiện tượng sự vật xung quanh mình.
14

skkn



Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ
đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cói, cọng rau muống, bìa cát
tơng, vỏ trai,vỏ hến, đá sỏi… Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú.

( Hình ảnh trẻ sử dụng cói để đan tết theo ý thích)
Cơ gợi ý cho trẻ chơi giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.

+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình, sau đó tơ màu lá để
tạo thành bức tranh.
+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn.
Trẻ chơi với cát, sỏi, đất đá để nắm được tính chất của chúng. Chơi với lá
cây như : xếp lá thành các con vật, bơng hoa...Vẽ phấn thành hình các con vật
trẻ u thích...

( Hình ảnh trẻ sử dụng sỏi để chơi ơ ăn quan)
15

skkn


Trẻ tham gia chăm sóc cây, hoa trong vườn thiên nhiên của trường nhằm
phát triển óc tị mị ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh ,phân loại
cây, hoa.
 3.6. Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ:
 Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chun mơn, ln học tập
qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức
sâu, đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
Ln có ý tìm tịi và sưu tầm những trị chơi hay lạ, những đề tài khám
phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.
Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi

xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao u cầu từ trị chơi đó.
Ln có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu
mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát
triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
Giáo viên ln tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình
3.7. Lấy trẻ làm trung tâm
Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục trẻ trên quan
điểm người giáo viên phải có những hiểu biết về trẻ ( sở thích, nhu cầu, mong
nuốn, khả năng của trẻ) để từ đó tạo ra mơi trường giáo dục vui tươi, tạo ra
những trải nghiệm thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ.
Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm:
- Cho trẻ quyền được lựa chọn hoạt động
- Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.
- Tạo cơ hội, động viên trẻ phát biểu, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tổ chức các hoạt động
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tơi nhận thấy trẻ có nhiều cơ hội được” học mà
chơi” chơi mà học”giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng mà khơng bị gị
bó áp đặt trẻ.

16

skkn


Trong giờ hoạt động ngồi trời cơ ln lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được
tự mình cảm nhận bằng giác quan(sờ, nắn, nhử nhìn...)và nhận xét, đánh giá và
nói lên ý thích của mình, từ đó trẻ được cung cấp kiến thức sâu rộng về thế giới
xung quanh.
Cô luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách

khai thác kinh nghiệm  thực tế của trẻ, tận dụng mơi trường sẵn có và cho trẻ
được thực hành nhiều nhất. Tạo được nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ
giải quyết tình huống đó và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong
phú hơn. Giáo viên luôn hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ
năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất, từ đó gây
nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.Trong giờ chơi cô luôn tạo cho trẻ cảm giác gần
gũi, thoải mái và để trẻ hồ mình vào thiên nhiên từ đó gây hứng thú cho trẻ.
Khi chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên chính là trẻ được
khám phá, học hỏi. Đó là điều kiện để trẻ phát triển những cảm xúc tích cực để
trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.

(Hình ảnh trẻ sáng tạo xếp hình với nút chai)
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên có thể tổ chức tốt hoạt động
ngoài trời cho trẻ bằng cách sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, mọi thời điểm
khác nhau
17

skkn


           Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt
một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút
nhát khó hịa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Khơng gì khiến trẻ
thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung
quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với trẻ,
vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và ln
ln kích thích trí tị mị. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực
chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc
tích cực của mình. Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên tổ chức cho trẻ được

hoạt động ngồi trời một cách tích cực.     
Sau khi sử dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú
và say mê khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó ngơn ngữ trẻ trở nên
mạch lạc hơn, các trẻ nhút nhát đã trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao
tiếp rất nhiều, kỹ năng tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ cịn hình
thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn,
khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó
khơng chỉ là niềm vui của các cơ giáo mà cịn là niềm vui của cha mẹ trẻ.
Mặt khác, tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các mơn học
khác. Trẻ được tự mình học hỏi, khám phá, nhiều đồ chơi, trang thiết bị trong
nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ. Với
trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và
ln ln kích thích trí tị mị. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa với thiên nhiên, thực
chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc
tích cực của mình. Khơng gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ
được cham tay và mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác
quan, cảm xúc của mình.
Với sự cố gắng nỗ lực của cô và trẻ, kết quả đạt được rất đáng khả quan,
trẻ đã tập trung chú ý, rất hào hứng, mạnh dạn thể hiện mình, có nhiều sáng tạo
và tỏ ra rất phấn khởi, trẻ tham gia các hoạt động ngồi trời một cách nhiệt tình,
hăng say khám phá thế giới xung quanh. Đối với một số trẻ còn thụ động khi
18

skkn


được cơ khuyến thích, động viên đã trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn
so với lúc trước.
Ngoài ra, động tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể
lý, củng cố cơ bắp và thực tập thế cân bằng. Vì ngồi sân trẻ ít bị giám sát hơn

trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt động chung để học những bài học có
tính xã hội. Ngoài sân, trẻ học cách chia sẻ và thay phiên nhau, bày trò để chơi
chung.
Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, trẻ khỏe mạnh và hoạt bát hơn, khi tham gia
các hoạt động đều đặn và có sự phối hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trẻ
sẽ phát triển thể chất một cách tối đa và cơ thể ln có sức đề kháng cao.
Trẻ dễ dàng thu nạp vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt, giúp cho các tế
bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn và dẻo dai hơn.
-  Kết quả khảo nghiệm cho thấy :
Cuối năm
STT

Nội dung

1

Nhận thức

2

Ngôn ngữ

3

Mạnh dạn trong giao tiếp

4

Thể lực


5

Sự tò mò và khả năng sáng tạo

6

Kỹ năng giữ an toàn cá nhân

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19

skkn

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

27/31

4/31

Tỉ lệ

87%

13%

Số lượng


25/31

6/31

Tỉ lệ

81%

19%

Số lượng

26/31

5/31

Tỉ lệ

84%

16%

Số lượng

29/31

2/31

Tỉ lệ


94%

6%

Số lượng

27/31

4/31

Tỉ lệ

87%

13%

Số lượng

31/31

0/31

Tỉ lệ

100%

0%



Qua thời gian cho trẻ hoạt động ngoài trời theo các biện pháp trên tơi nhận
thấy trẻ tích cực và chủ động hơn rất nhiều trong hoạt động khám phá thế giới
xung quanh. Trẻ biết đặt ra nhiều câu hỏi lý thú cho cả cô và các bạn khác cùng
suy nghĩ, trả lời.
Với sự cố gắng nỗ lực của cô và trẻ, kết quả đạt được rất đáng khả quan,
trẻ đã tập trung chú ý, rất hào hứng, mạnh dạn thể hiện mình, có nhiều sáng tạo
và tỏ ra rất phấn khởi, trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời một cách nhiệt tình,
hăng say khám phá thế giới xung quanh. Đối với một số trẻ còn thụ động khi
được cơ khuyến thích, động viên đã trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn
so với lúc trước.
Như vậy, qua quá trình thực hiện các phương pháp trên vào các hoạt động
vui chơi và khảo sát chất lượng trên trẻ. Ta thấy rằng kết quả đạt được rất khả
quan. Điều đó cho thấy rất cần sự nỗ lực, cố gắng giữa cơ và trẻ. Cơ càng có
nhiều kinh nghiệm và tích lũy được nhiều biện pháp giáo dục trong công tác
giảng dạy, biết tận dụng mọi thứ, ở mọi nơi mọi lúc để cung cấp kiến thức cho
trẻ thì trẻ lĩnh hội và tiếp thu càng vững vàng.
Qua đây tơi có một số kiến nghị:
- Cần phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm, ln tìm tịi những cái hay, cái lạ, có
sự sáng tạo để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình, tự bản thân cần có sự nỗ
lực phấn đấu và cầu tiến trong công tác, biết tiếp thu những cái mới của hệ thống
giáo dục, những chương trình mới kết hợp với kinh nghiệm của thế hệ đi trước
để hoàn thiện vốn kiến thức cho bản thân.
- Trong chun mơn: Đối với những cái khó nắm bắt và thực hiện cơ phải tìm
cách truyền đạt từ từ, động viên, khuyến khích trẻ cố gắng hơn chứ khơng nên la
mắng, áp đặt trẻ. Cơ cịn là người có những sáng kiến hay, mới lạ để tổ chức các
hoạt động cho trẻ, muốn vậy cơ phải có kế hoạch, có sự đầu tư về đồ dùng, đồ
chơi, nắm vững cách thức tổ chức hoạt động
- Đối với những trẻ cịn rụt rè chưa mạnh dạn cơ nên khuyến khích trẻ tính thi
đua, đồn kết, động viên trẻ hịa nhập với tập thể, nhóm bạn, Cơ phải tỏ ra cảm
20


skkn


thông với trẻ khi trẻ chưa làm được, đặc biệt nhất cơ phải là người có niềm say
mê với cơng tác giảng dạy và có tấm lịng mến thương với trẻ.
- Giáo viên cũng cần kiên trì chủ động tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để có
hướng khắc phục làm chuyển biến nhận thức và khả năng tham gia của trẻ.
- Trong khuôn viên trường cần xây dựng các mơ hình vườn rau, vườn cây để
có điều kiện tốt nhất cho trẻ hoạt đông vui chơi.
Trên đây là một số biện pháp tơi đã thực hiện, trong q trình thực hiện
vẫn cịn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường,
Quý cấp trên để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Rạng Đông, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)

21


skkn


22

skkn



×