Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CNXH.1.DDA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.28 KB, 15 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………..……………………………………………………......3
NỘI
DUNG
………………………………………..
…………………………………...4
I. Sự ra đời của giai cấp cơng nhân Việt Nam...…………………………………………
4
II.
Thực
trạng
giai
cấp
cơng
nhân
Việt
Nam
hiện
nay..
………………………………….6
2.1.
Số
lượng,


chất
lượng,

cấu..
……………………………………………………...6
2.2. Ý thức chính trị, đạo đức, kỷ luật và tác phong lao động...…………………………
8
III.
Giải
pháp
phát
triển
giai
cấp
công
nhân
Việt
Nam...
……………………………….10
KẾT
LUẬN…………………………………………………………………………..14
TÀI
LIỆU
THAM
KHẢO
…………………………………………………………...15

2



MỞ ĐẦU
Sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta có sự phát triển rất
nhanh cả về số lượng và chất lượng, vị trí và vai trị của giai cấp cơng nhân
được khẳng định. Hàng năm đóng góp của giai cấp cơng nhân Việt Nam lên
tới 60% tổng sản phẩm trong nước và 70% ngân sách nhà nước. Tuy vậy,
trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng hiện nay, giai cấp công nhân nước ta cịn nhiều hạn
chế, yếu kém. Thực tế đó đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phát triển giai cấp
công nhân. Về điều này, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Quan tâm
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và
chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của cơng nhân”
[3, tr.160].
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác
động mạnh đến giai cấp công nhân Việt Nam trên nhiều phương diện: số lượng,
chất lượng, cơ cấu, ý thức chính trị, kỷ luật và tác phong lao động. Vì vậy cần
có nhiều giải pháp để phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay đó cũng là lý do tơi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp để phát
triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” làm bài thu hoạch trong q trình
học mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học của bản thân mình.
Bài viết này phân tích thực trạng giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện
nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển giai cấp công nhân
Việt Nam.

3


NỘI DUNG
I. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam cơ bản gắn với quá trình khai

thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm nửa cuối thế kỷ XIX. Đó thực
chất cũng là khởi nguồn của q trình cơng nghiệp hóa ở một quốc gia nơng
nghiệp. Trước khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (ngày 01-91858), mở màn cho cuộc xâm lược, Việt Nam lúc đó vẫn là một nước phong
kiến lạc hậu với nền kinh tế dựa vào sản xuất tiểu nơng là chính, cơ sở kinh tế
về công nghiệp, dịch vụ chưa hề thấy. Xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội
phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp
nông dân(2). Khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hồn thành vào cuối
thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt tay tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy xay xát, rượu bia, vải
sợi, điện nước, đồn điền cao su, cà phê… lần lượt ra đời. Cùng với các cơ sở
kinh tế công nghiệp được thành lập, đội ngũ những người công nhân Việt
Nam đầu tiên đã ra đời. Họ là những nông dân Việt Nam bị tước đoạt hết
ruộng đất, những người thợ thủ công nghiệp bị phá sản. Sự mở rộng quy mô
khai thác thuộc địa và phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho
đội ngũ những người công nhân Việt Nam ngày càng đơng đảo và dần hình
thành một giai cấp, mặc dù, thực chất chỉ mới là giai cấp “tự nó”.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1918), thực dân Pháp tiến
hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn
trước nhiều lần hòng bù đắp phần nào thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.
Thời kỳ này, số lượng cơng nhân Việt Nam phát triển nhanh chóng. Theo niên
giám thống kê của Pháp thì đến năm 1929 số lượng cơng nhân trên tồn Đơng
Dương (chủ yếu là Việt Nam) là 220.000 người. Cùng với sự tăng lên về số
lượng, chất lượng chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của công nhân cũng được
nâng lên.

4


Cho đến trước ngày 19-12-1946 tồn bộ số cơng nhân ở Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ có khoảng 100.000 người, trong đó có 25.000 làm việc tại các xí

nghiệp, nhà máy và cơ sở kinh doanh của tư bản Pháp và tư bản ngoại quốc.
Công nhân ở Nam Bộ đông hơn nhưng đã bị phân tán và chuyển hóa khá
phức tạp khi chiến tranh xảy ra. Kháng chiến càng diễn ra ác liệt tại Nam Bộ
thì sự phân tán của đội ngũ công nhân ở đây diễn ra càng mạnh. Tháng 101950, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, 5 thị xã, 13 thị trấn cùng nhiều
vùng đất dọc theo giải biên giới dài 750 km gồm 35 vạn dân được giải phóng,
số lượng cơng nhân trong các vùng do ta kiểm sốt tăng lên đến 346.000
người, trong đó, chủ yếu là thợ thủ công. Càng về những năm cuối của cuộc
kháng chiến chống Pháp, số lượng công nhân thủ, công nghiệp càng tăng. Tỷ
trọng công nhân công nghiệp (cơng nghiệp quốc phịng và cơng nhân kinh tế
quốc doanh) rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10%.
Như vậy, xét về lịch sử hình thành, giai cấp cơng nhân Việt Nam ra đời
không phải là sản phẩm trực tiếp của nền sản xuất công nghiệp hiện đại Việt
Nam mà ra đời từ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đại đa số
công nhân Việt Nam đều xuất thân từ tầng lớp nơng dân với trình độ lao động
giản đơn. Vì thế, có thể nhận định khái qt là giai cấp công nhân Việt Nam
ra đời muộn hơn so với giai cấp công nhân thế giới, số lượng ban đầu cịn ít
và trình độ tay nghề thấp.
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân quốc tế, nhanh chóng
trở thành lực lượng chính trị tự giác thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh
giáo dục, đã sớm giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam ln có tinh thần và
bản chất cách mạng triệt để. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, do
ảnh hưởng sâu sắc của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự truyền bá
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào cơng nhân Việt Nam đã có bước chuyển
biến sâu sắc về chất. Giai cấp công nhân đã từng bước giác ngộ về địa vị, vai
trị của mình trong xã hội, trong cách mạng Việt Nam và ngày càng tiến tới sự
tự giác. Sự ra đời của Công hội đỏ Bắc Kỳ (28-7-1929) và Đảng Cộng sản
Việt Nam (03-02-1930) là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới về chất
của giai cấp công nhân Việt Nam từ sự tự phát lên tự giác.

Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã không ngừng vươn lên và phát triển mọi mặt, từng bước giác
ngộ và hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Và cũng từ đây, giai
cấp công nhân Việt Nam - thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng

5


sản Việt Nam - bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Cao trào cách mạng năm 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ
Tĩnh và cao trào cách mạng dân chủ 1936 - 1939 chứng tỏ sự trưởng thành
nhanh chóng, vượt bậc của giai cấp cơng nhân Việt Nam về mặt chính trị, về
ý thức giai cấp, về tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật trong đấu tranh cách mạng.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không những mở ra
một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, mà còn là dấu mốc đưa giai cấp công
nhân và nhân dân lao động từ địa vị của người dân mất nước, người lao động
làm thuê lên địa vị người làm chủ đất nước. Sự thành công của cuộc Cách
mạng Tháng Tám 1945 cũng chứng tỏ vai trị lãnh đạo khơng thể thay thế của
giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong của mình là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại đã trao cho giai
cấp cơng nhân Việt Nam vai trị sứ mệnh lịch sử ấy và giai cấp công nhân
Việt Nam đã hồn thành xuất sắc sứ mệnh của mình.
II. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
2.1. Số lượng, chất lượng và cơ cấu
Với hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu. Theo số liệu thống
kê, tính đến cuối năm 2013 tổng số công nhân lao động làm việc trực tiếp
trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là
11.565.900 người (chiếm 12,8% dân số, 21,7% lực lượng lao động xã hội). Trong đó,
có 1.660.200 cơng nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước; 6.854.800

công nhân trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước và 3.050.900 cơng nhân
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi [9, tr.232]. Cơng nhân
trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi phát triển nhanh, ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước
ngày càng giảm về số lượng. Về trình độ học vấn và trình độ chun mơn
nghề nghiệp, có 70,2% tổng số cơng nhân có trình độ trung học phổ thơng,
26,8% có trình độ trung học cơ sở và 3,1% có trình độ tiểu học. Cơng nhân
có trình độ trung cấp chiếm 17,9%, trình độ cao đẳng chiếm 6,6%, trình độ
đại học chiếm 17,4%, công nhân được đào tạo tại doanh nghiệp chiếm 48%
[8, tr.61-62].
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều
hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân
chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ

6


thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong cơng nghiệp và
kỷ luật lao động cịn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa
được đào tạo cơ bản và có hệ thống” [2, tr.45].
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại khơng tương thích với q trình chuyển
dịch cơ cấu lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại,
số lượng giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm gần 22% lực
lượng lao động xã hội là hết sức khiêm tốn [9, tr.65, 111].
Trình độ văn hóa và tay nghề của cơng nhân thấp đã ảnh hưởng không
tốt đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2014 về chất

lượng lao động được tính theo thang điểm 10, thì chất lượng lao động Việt
Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của
WB. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ là 5,76 điểm, Malaysia là
5,59 điểm, Thái Lan 4,94 điểm... Còn theo kết quả khảo sát của Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) vào tháng 9 năm 2014, năng suất lao động của
cơng nhân Việt Nam thuộc vào nhóm thấp nhất của khu vực, chỉ bằng 1/5
lao động của công nhân Malaysia, 2/5 Thái Lan, 1/15 Singapore, 1/11 Nhật
Bản, 1/10 Hàn Quốc. Trong số các nước ASEAN, năng suất lao động của
công nhân Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia và Lào [7, tr.5]. Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải
đến năm 2038 năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp
Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan, do đó, chúng ta
cần có đối sách để nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần nâng cao năng
suất lao động trong quá trình cạnh tranh thời hội nhập.
Nếu khơng có kế hoạch đón nhận và đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị
thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam
đi vào sản xuất. Hiện nay, “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ
thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thơng giữa các trình độ và giữa các
phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo
thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của
thị trường lao động” [3, tr.113- 114]. Nguồn lực lao động qua đào tạo của
nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp của những người
đã qua đào tạo ngày càng cao. Trong số 10,77 triệu người lao động đã qua
đào tạo có chứng chỉ, văn bằng hiện nay, thì trình độ đại học trở lên có 4,47
triệu người (chiếm 41,51%), trình độ cao đẳng có 1,61 triệu người (chiếm

7



14,99%), trình độ trung cấp 2,92 triệu người (chiếm 27,11%), trình độ sơ
cấp có 1,77 triệu người (chiếm 16,39%). Theo đó, trình độ đại học/cao
đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng theo tỷ lệ: 1/0,35/0,65/0,4. Điều này cảnh
báo về sự mất cân đối trong cơ cấu lao động qua đào tạo giữa các bậc ở
nước ta [10, tr.3]. Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động của quý I năm
2016, từ quý III năm 2015 đến quý I năm 2016 số lao động có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên thất nghiệp tăng rất nhanh, từ 199,4 nghìn người lên
225 nghìn người, chiếm 20% số lao động thất nghiệp. Ngồi ra cịn có 114
nghìn người có trình độ đại học trở lên lao động giản đơn ở những lĩnh vực
sản xuất khơng cần trình độ. Nguy cơ này được dự báo là sẽ còn gia tăng khi
Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Trong điều kiện thế giới đã bước vào thời kỳ phát triển kinh tế tri thức,
sản phẩm lao động được tạo ra với hàm lượng chất xám ngày càng cao, tính
cạnh tranh trong q trình tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu ngày
càng được đẩy mạnh, thì vai trị của nguồn nhân lực, mà trực tiếp là người
công nhân lao động sẽ đóng vai trị quyết định. Trong thời gian tới, q trình
quốc tế hóa sản xuất với sự phân cơng và hợp tác lao động diễn ra ngày càng
sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi chúng ta thực hiện
đầy đủ các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định
Thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) và AEC đi vào thực chất, những rào cản về khơng gian kinh tế,
hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ,
thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có
Hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau
về chứng chỉ hành nghề của cơ quan chính thức đối với 8 ngành nghề được tự
do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên
và du lịch. Việc cơng nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong
những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo dự báo của ILO,
khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm

2025. Nhưng trình độ phát triển không đồng đều dẫn đến việc lao động có tay
nghề chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan [4,
tr.2]. Những lao động được chứng nhận về trình độ, kỹ năng sẽ được di
chuyển tự do hơn. Đây sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng cơng nhân
lành nghề ở nước ta cịn khiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn lao động di
cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của

8


công nhân nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ
bị thua ngay trên “sân nhà”
2.2. Ý thức chính trị, đạo đức, kỷ luật và tác phong lao động
Hiện nay, tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản
xuất nhỏ còn in đậm trong một bộ phận giai cấp cơng nhân nước ta. Hơn
nữa, trong q trình phát triển, giai cấp công nhân thường xuyên tiếp nhận
những thành phần mới, phần lớn là từ nơng dân, họ cịn trẻ tuổi đời, ý thức
lập trường giai cấp còn hạn chế. Vì vậy, “Cơng nhân nước ta khơng đồng đều
về nhận thức xã hội, giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và
kỷ luật lao động” [2, tr.30].
Dưới tác động của hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân nước ta năng
động, chủ động hơn, cố gắng nâng cao năng lực, hướng tới hiệu quả công
việc ngày càng cao hơn. Nhưng mặt khác, một bộ phận công nhân nước ta bị
phai nhạt giá trị đạo đức truyền thống, xa rời lý tưởng cách mạng. Kết quả
một cuộc khảo sát về lối sống của giai cấp công nhân nước ta hiện nay cho
thấy: cơng nhân có lối sống bng thả, thực dụng chiếm 27,9%; 22% ích kỷ,
chủ nghĩa cá nhân; 13,6% phai nhạt lý tưởng, giá trị sống; 18,7% có biểu
hiện suy thối đạo đức, lối sống; 12,9% có thái độ bi quan, chán đời; 20,3%
vơ cảm trước bất công; 25,5% ứng xử, giao tiếp kém; 8,1% trụy lạc; 29,4%
đua địi, lãng phí. Những kết quả khảo sát cũng chỉ ra, nhiều công nhân vi

phạm kỷ luật lao động như: không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động (45,2%);
đi muộn, về sớm (24,8%); lấy đồ của công ty (11,8%); nghỉ làm khơng xin
phép (25,6%); khơng hồn thành định mức công việc (25,6%); không chấp
hành kỷ luật lao động (19,3%) [6, tr.58]. Điều này gây ảnh hưởng đến doanh
nghiệp và hình ảnh người cơng nhân Việt Nam trong q trình hội nhập
quốc tế.
Nhiều cơng nhân coi cơng việc tại nhà máy, xí nghiệp như là một cách
mưu sinh, chứ chưa phải là một nghề nghiệp; họ chưa coi đó là một sự
nghiệp, khơng ý thức được vị trí và vai trị của giai cấp mình. Qua khảo sát,
chỉ có 23,5% tự hào là cơng nhân; 54,4% bằng lịng với vị trí hiện tại; 4,5%
cảm thấy thân phận làm th bị coi rẻ; 9% chẳng thích thú gì với thân phận
của mình [1, tr.317]. Theo một cuộc khảo sát gần đây đối với công nhân ba
miền (Bắc, Trung, Nam) cho thấy, hầu hết cơng nhân khơng nhận mình
thuộc giai cấp lãnh đạo xã hội, họ chỉ nhận mình là những người làm công
ăn lương, cố gắng làm tốt công việc để tăng thêm thu nhập nhằm cải thiện
cuộc sống [5, tr.32]. Khơng ít cơng nhân làm việc trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi có tâm lý làm thuê. Họ chỉ chú trọng đến “công

9


việc”, làm trịn phận sự, thụ động và ít chú trọng đến các lĩnh vực chính trị xã hội, coi những hoạt động đó là của ban chuyên trách. Do nhận thức như
vậy, nên có “một bộ phận cơng nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và
tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội” [2, tr.46]. Khi được
hỏi vì sao khơng muốn vào Đảng, thì kết quả khảo sát nhận được là: 34,6%
vì kỷ luật nghiêm của Đảng; 38,1% vì phải đóng đảng phí; 18,7% vì sợ bị
phân biệt đối xử; 17,9% vì khơng có lợi ích cá nhân; 16,6% vì ngại phấn đấu
rèn luyện; 15,1% vì ngại học lý luận, nghị quyết của Đảng; 12,1% vì mất
nhiều thời gian hội họp [8, tr.121]. Ngồi ra, cịn có một bộ phận cơng nhân
hồi nghi, không tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính

sách, pháp luật của Nhà nước, mơ hồ về lập trường giai cấp, nhìn thấy một
vài biểu hiện về mức sống của một số nhà tư bản đã vội ca ngợi, không tin
tưởng vào chủ nghĩa xã hội.
III. Giải pháp phát triển giai cấp công nhân Việt Nam
Từ thực trạng trên, để phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và
chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chun mơn, kỹ
năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân,
cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
gắn với phát triển kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước
hết, cần chú trọng ưu tiên phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao
động để giải quyết việc làm, phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia về nguồn
lực lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, “tiếp tục phát
triển một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động” [3, tr.92]. Đây
được xem là điều kiện để sử dụng nguồn lực lao động ở mọi trình độ, phân
bố hợp lý lao động giữa các vùng miền, thành phần, ngành nghề kinh tế.
Hai là, chú trọng phát triển đội ngũ công nhân trong thành phần kinh
tế (TPKT) nhà nước. Quá trình đổi mới và hội nhập đã tác động đến sự biến
đổi của giai cấp công nhân nước ta theo hướng đội ngũ công nhân trong
TPKT nhà nước ngày càng giảm về số lượng, trong khi đó đội ngũ cơng
nhân trong TPKT tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển rất
nhanh cả về số lượng và chất lượng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến vai
trị nịng cốt của đội ngũ cơng nhân trong TPKT nhà nước đến vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước và ảnh hưởng đến quá trình phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tuân theo
các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Thời gian tới, quá trình cơ cấu

10



và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sẽ còn tác động nhiều hơn đến đội
ngũ công nhân trong TPKT nhà nước, nhưng tình hình chung sẽ dần đi vào
ổn định. Các doanh nghiệp nhà nước nếu được cơ cấu, sắp xếp lại thì sẽ
đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Với vị trí của mình trong cơ
cấu nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp nhà nước cần phải đi đầu
trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ, khoa học quản
lý, đồng thời phải mở rộng về quy mơ sản xuất. Q trình đó sẽ góp phần
ổn định, từng bước phát triển đội ngũ công nhân trong TPKT nhà nước cả
về số lượng và chất lượng. Khi đó, kinh tế nhà nước sẽ phát huy được vai
trò chủ đạo, điều tiết nền kinh tế và đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp
nhà nước xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong quá trình đẩy
mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo
nguồn nhân lực. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguồn nhân
lực nói chung, giai cấp cơng nhân nước ta nói riêng trong thời gian qua chưa
đáp ứng được yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển đất nước là giáo
dục và đào tạo cịn nhiều hạn chế và bất cập. Vì vậy, chúng ta cần đổi mới
nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đối
với giai cấp cơng nhân nói riêng. Cần phải có sự đánh giá một cách tổng thể
từ giáo dục phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp. Điều quan trọng là phải
“chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý
luận gắn với thực tiễn” [3, tr.114]. Đưa các nội dung của cách mạng khoa
học, cơng nghệ vào chương trình giảng dạy để sau khi ra trường nguồn nhân
lực này có thể được sử dụng ngay vào quá trình lao động sản xuất. Phối hợp
giữa doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động với nhà nước và
các cơ sở đào tạo để đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. Hướng đào tạo
gắn với việc làm, đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Xây

dựng đề án dạy nghề theo nhu cầu xã hội, trong đó “phát triển giáo dục và
đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [3, tr.114-115]. Đưa
ra những dự báo về nhu cầu nhân lực, từ đó đưa ra những chủ trương, chính
sách phù hợp trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tránh lãng phí
việc đào tạo như trước đây. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công
nhân đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, cơng nhân
có trình độ cao. Mở các trường đào tạo đội ngũ công nhân trẻ, tạo nguồn bổ
sung phong phú, có chất lượng. Khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân

11


tự học tập nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo lại đội ngũ công nhân chưa
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Đây là một nhiệm vụ khó
khăn, địi hỏi phải có sự đầu tư trên quy mô lớn, từ chiến lược giáo dục đào
tạo, dạy nghề đến mơ hình, phương thức thực hiện.
Bốn là, đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công
nhân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần đổi mới nội dung và phương thức
giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Đây là một trong
những nội dung quan trọng trong đổi mới công tác tư tưởng, lý luận của
Đảng nói chung, đối với giai cấp cơng nhân nói riêng. Đại hội Đảng XII
khẳng định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa
tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị,…” [3, tr.200]. Lâu nay, cơng tác giáo
dục chính trị, tư tưởng cho cơng nhân cịn nặng về hình thức lý luận, thiếu
tính thực tiễn, nhất là những vấn đề đặt ra trong đời sống vật chất và tinh
thần của giai cấp công nhân trong sự biến đổi chung của đời sống xã hội.
Cần giáo dục cho cơng nhân khu vực doanh nghiệp ngồi nhà nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hiểu được rằng, làm việc ở khu vực
kinh tế nào cũng có giá trị như nhau; sự phát triển của TPKT ngoài nhà

nước góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Công nhân cần
tham gia vào việc phát triển các TPKT này; lao động có kỷ luật, kỹ thuật,
đạt năng suất và hiệu quả cao. Cần đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai
trái của các tổ chức, cá nhân, làm cho các khu vực kinh tế này phát triển
đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ
chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp của giai cấp công nhân. Các tổ
chức này có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của cơng nhân, cũng như đối với việc tuyên truyền giáo dục chính trị,
tư tưởng. Tuy nhiên điều kiện để phát huy vai trị và chức năng của các tổ
chức cịn nhiều khó khăn, bất cập. Do đó, cần phải xây dựng và kiện tồn
vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, trước hết là vai trị của tổ chức
Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội
nghề nghiệp khác của giai cấp công nhân. Cần bổ sung quy định chế tài cụ
thể, đủ mạnh trong các luật để thực hiện nghiêm túc việc thành lập, hoạt
động của các tổ chức cơ sở đảng tại các doanh nghiệp thuộc mọi TPKT.
Cần tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích các chủ doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đồng hành, ủng
hộ, tạo điều kiện để tổ chức đảng được thành lập và hoạt động thuận lợi,
hiệu quả. Cần mở rộng dân chủ trong sinh hoạt đảng ở cơ sở, không ngừng

12


đổi mới và nâng cao sinh hoạt chi bộ trong các doanh nghiệp để chất lượng
sinh hoạt đảng ngày càng đảm bảo và nâng cao chất lượng. Cần có chính
sách động viên về vật chất, khuyến khích về tinh thần đối với đội ngũ cán
bộ đảng ở doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, nhiệt tình, tâm huyết và kỹ
năng công tác cho cán bộ đảng ở doanh nghiệp. Việc tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong cơng nhân vừa có tính ngun tắc, vừa có ý nghĩa quyết

định đến phát triển giai cấp công nhân vững mạnh trong quá trình đổi mới
và hội nhập quốc tế.

13


KẾT LUẬN
Giai cấp cách mạng muốn trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng thì,
về mặt khách quan, phải đại biểu cho phương thức sản xuất mới, và về mặt
chủ quan, phải tổ chức ra đội tiên phong - chính đảng, của giai cấp mình.
Đội tiên phong của giai cấp phải là bộ phận trí tuệ nhất, tiêu biểu cho trí tuệ
của giai cấp và thời đại. Điều đó đúng với các giai cấp cách mạng trước đây
cũng như với giai cấp công nhân ngày nay.
Đội tiên phong của giai cấp công nhân hiện đại nhất thiết phải là bộ
phận trí tuệ nhất của giai cấp, của thời đại mới. Phải tiếp cận những thành
tựu mới nhất của văn minh nhân loại, kết hợp với sự phân tích khoa học,
trên cơ sở của phép biện chứng mác-xít, những điều kiện của thế giới ngày
nay đang chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Từ đó, đề ra
cương lĩnh, chiến lược, sách lược phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc
gia - dân tộc để từng bước tìm con đường giải phóng, vượt qua chủ nghĩa tư
bản hiện đại, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại.
Giai cấp cơng nhân nước ta đã và đang có sự biến đổi quan trọng, đang
tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển giai cấp công nhân Việt Nam
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng để họ xứng đáng là giai cấp lãnh
đạo cách mạng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Giai cấp công nhân Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[4] Nguyên Khang (2016), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu hội nhập”, Báo Nhân Dân, ngày 28/1/2016.
[5] Mạch Quang Thắng (2014), “Nghiên cứu, phát triển lý luận về
giai cấp công nhân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 2.
[6] Nguyễn Mạnh Thắng (2015), “Lối sống của công nhân ở khu
công nghiệp, khu chế xuất hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7.
[7] Vũ Quang Thọ (2015), “Không thể đem năng suất lao động ra
mặc cả”, Báo Lao động, ngày 19/10/2015.
[8] Vũ Quang Thọ (2015), Xây dựng lối sống văn hóa của công
nhân Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.
[9] Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
[10] Lan Vũ (2018), “Nguồn nhân lực Việt Nam trước ngưỡng
cửa hội nhập”, Báo Nhân Dân, ngày 11/11/2018.

15




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×