Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn Môi Trường Tài nguyên nước ở Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.22 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Giảng viên

: ThS. Trần Thị Kim Hà

Sinh viên thực hiện

:

Mã số sinh viên

:

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ..........................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................2


4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................2
6. Kết cấu bài tiểu luận...................................................................................2
CHƯƠNG 1......................................................................................................2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................................2
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN...........................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................2
1.1.2. Địa hình..........................................................................................2
1.1.3. Khí hậu...........................................................................................2
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI...........................................................2
1.2.1. Dân số.............................................................................................2
1.2.2. Kinh tế............................................................................................2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................2
CHƯƠNG 2......................................................................................................2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NINH..........2
2.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NINH..............................2
2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA
TỈNH QUẢNG NINH.....................................................................................2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................2


CHƯƠNG 3......................................................................................................2
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC...............................................................2
3.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG NƯỚC..............................2
3.1.1. Ơ nhiễm mơi trường nước tại Việt Nam hiện nay......................2
3.1.2. Ơ nhiễm mơi trường nước tại tỉnh Quảng Ninh.........................2
3.2. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC................2
3.2.1. Do con người..................................................................................2
3.2.2. Do tự nhiên.....................................................................................2
3.3. TÁC ĐỘNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ

CON NGƯỜI Ở TỈNH QUẢNG NINH.........................................................2
3.4. GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI..........................................................................2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................2
KẾT LUẬN......................................................................................................2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.2. Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.1. Tài nguyên nước tại tỉnh Quảng Ninh
Hình 3.1. Thực trạng ơ nhiễm mơi trường nước
Hình 3.2. Ơ nhiễm nguồn nước tại mỏ than Bắc Bàng Danh khiến cho những
bạt đá dọc bờ suối chuyển màu, cây cối không thể sống.

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ đối với con
người và các lồi sinh vật mà nước cịn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của loài người. Nước đảm bảo sự tồn tại cho tất cả các
loài sinh vật trên trái đất, nước phục vụ cho phát triển nông – lâm - ngư
nghiệp và rất nhiều ngành kinh tế khác. Do đó, tài nguyên nước nói chung và
tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Cùng với sự gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa ngày
càng cao đòi hỏi lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động công

nghiệp ngày càng nhiều đã ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này. Hiện
nay, ô nhiễm nước đã trở thành vấn đề phổ biến trên phạm vi toàn cầu và thu
hút sự chú ý nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác nhau.
Quảng Ninh là tỉnh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các
ngành kinh tế biển, có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250 km với 2.077
hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu
vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây
dựng, phát triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được
tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa.
Nhận thức được sự quan trọng của tài nguyên nước đối với môi trường và
con người, em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu tài nguyên nước của tỉnh
Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
Một là, đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
của tỉnh Quảng Ninh;
5


Hai là, đánh giá thực trạng tài nguyên nước và tình hình khai thác sử
dụng tài nguyên nước của tỉnh Quảng Ninh;
Ba là, đánh giá sự ô nhiễm của môi trường nước, tác động của ô nhiễm
nguồn nước đến môi trường và con người tại địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên nước;
Phạm vi nghiên cứu: Tài nguyên nước của tỉnh Quảng Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, tìm

hiểu các tài liệu, giáo trình, các tài liệu liên quan đến tài nguyên nước.
Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu: Thống kê những thông tin thu
thập được để tiến hành phân tích, đánh giá.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đánh giá tổng quan về tài nguyên nước, thực trạng tài nguyên nước
của tỉnh Quảng Ninh. Tài nguyên nước góp phần tích cực cải thiện hệ sinh
thái, tuy nhiên, sự ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang là vấn đề nan giải và
cần các giải pháp triệt để giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước. Đề tài cũng
đưa ra hiện trạng ô nhiễm nguồn nước của tỉnh Quảng Ninh, qua đó đề xuất
một số biện pháp xử lý và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và con
người.
6. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo
thì tiểu luận gồm ba phần chính như sau:
6


Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên nước của tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Quảng Ninh.
Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế nên Bài tiểu luận
của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến của
cô về bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn!

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
- Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, gồm vùng
đất liền và vùng biển;
- Quảng Ninh tiếp giáp các tỉnh: phía đơng bắc tiếp giáp Trung Quốc; tây
bắc tiếp giáp Bắc Giang, Lạng Sơn; tây nam tiếp giáp Hải Phịng, Hải
Dương; đơng nam tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ.


nh 1.1. Bản đồ tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm đo đạc và thành lập bản đồ

8


1.1.2. Địa hình
- Quảng Ninh là tỉnh lớn, có diện tích khoảng 6102,3 km^2 (chưa tính biển
đảo); Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi
núi. Hơn hai nghìn hịn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi;
- Quảng Ninh có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đơng bắc – tây
nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo,
đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới.
1.1.3. Khí hậu
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh
miền bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng
ẩm mưa nhiều, một mùa đơng lạnh khơ, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là
bao trùm nhất:
- Ảnh hưởng bởi hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á nên khí hậu bị phân hóa
thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô;
- Nhiệt độ: Quảng Ninh được xác định là có mùa đơng lạnh, nhiệt độ khơng
khí trung bình ổn định dưới 20 độ C, mùa hạ có nhiệt độ trung bình trên 25

độ C;
- Lượng mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100
mm là mùa mưa, mùa khơ có lượng mưa ổn định khoảng dưới 100 mm;
- Gió: Quảng Ninh chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Gió mùa hạ
thổi từ tháng 5 đến tháng 10, hướng đông nam, gây mưa lớn cho nhiều khu
vực của tỉnh. Mùa hạ thường có áp thấp nhiệt đới và bão (tháng 7, 8, 9),
những cơn bão từ Tây Thái Bình Dương có xu hướng đổ bộ vào đất liền,
trong một năm thường có 5-6 cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng
Ninh. Gió mùa mùa đơng thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng đông
bắc, gây thời tiết lạnh khô.
9


1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Dân số
- Năm 2021, dân số tỉnh Quảng Ninh đạt khoảng 1.415.000 người. Trong đó
dân số sống tại thành thị là 853.700 người, chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh.
Quảng Ninh hiện là một trong số các địa phương có mức độ đơ thị hóa cao
nhất Việt Nam, vượt xa cả thủ đơ Hà Nội. Tại Quảng Ninh, dân số nam đông
hơn dân số nữ. Tỉnh này cũng là tỉnh có tỷ số giới tính giữa nam trên nữ cao
nhất khi xét chung với vùng đồng bằng sông Hồng, với 103,5 nam trên mỗi
100 nữ;
- Dân tộc: Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hố lâu đời. Văn hố Hạ
Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng
như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tơn
giáo, tín ngưỡng để tôn thờ: đạo Phật, …;
- Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc,
bao gồm 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã,
bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành
phố trực thuộc nhất Việt Nam.


10


Hình 1.2. Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Invert.vn
1.2.2. Kinh tế
- Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đã hai lần được UNESCO
công nhận là di sản thế giới;
- Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế, trung tâm thương mại Móng Cái là đầu
mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong
khu vực. Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, trữ lượng than lớn nhất cả
nước (chiếm 90% cả nước);
- Quảng Ninh là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tếxã hội, là tỉnh góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, bài tiểu luận đã trình bày tổng quan về tỉnh Quảng Ninh.
Từ đó làm cơ sở để phân tích hiện trạng tài nguyên nước của tỉnh Quảng Ninh
được thực hiện trong chương 2.

11


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG
NINH
2.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NINH
Quảng Ninh là tỉnh có thế mạnh và tiềm năng to lớn về tài nguyên nước.

Tỉnh có tiềm lực phát triển các ngành kinh tế biển do có chiều dài đường ven
biển lớn nhất 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước,
trong đó trên 1.000 đảo đã có tên, có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km², là
nơi sinh sống của vơ vàn các lồi sinh vật biển q hiếm.

Hình 2.1. Tài nguyên nước tại tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Báo Tài ngun và mơi trường
2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA
TỈNH QUẢNG NINH
- Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, trong
năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã cấp được 80 giấy phép trong lĩnh vực tài
12


nguyên nước. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai các thủ tục đầu tư
xây dựng mạng điểm quan trắc, giám sát tự động tài nguyên nước;
- Trong năm 2021, tỉnh đã thực hiện xong Đề án “Khoanh định hành lang
bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác và các
khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất tỉnh Quảng Ninh”;
- Với thế mạnh về tiềm năng và lợi thế để nuôi trồng thủy sản, trong những
năm gần đây, cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chú trọng
chỉ đạo và đầu tư để thủy sản phát huy thế mạnh và phát triển đúng hướng:
nuôi tôm được lựa chọn là đối tượng quan trọng hàng đầu trong nuôi trồng
thủy sản của tỉnh;
- Với tiềm năng về tài nguyên nước rất lớn, tỉnh Quảng Ninh là nơi có những
khu du lịch biển phát triển trong top đầu cả nước, điển hình như: Vịnh Hạ
Long, đảo Tuần Châu, đảo Quan Lạn, biển Trà Cổ, đảo Cô Tô,… Sự ưu ái
của thiên nhiên về tài nguyên nước nơi đây, cùng với sự quan tâm đúng mực
của chính quyền địa phương, ngành du lịch của tỉnh hết sức phát triển, là
điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, bài tiểu luận đã trình bày hiện trạng tài nguyên nước của
tỉnh Quảng Ninh, với ưu thế là một tỉnh ven biển sở hữu 2/3 số đảo, tài
nguyên nước nơi đây hết sức phong phú. Chương 3 của tiểu luận sẽ đưa ra
ảnh hưởng của tài nguyên nước tới hệ sinh thái, từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và con người.

13


CHƯƠNG 3
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG NƯỚC
3.1.1. Ơ nhiễm mơi trường nước tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng hơn. Ơ nhiễm nguồn nước ln là chủ đề nóng trên các
mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Thông qua các
phương tiện truyền thơng, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh,
cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Mặc dù các ban ngành, đồn thể ra sức kêu gọi bảo vệ mơi trường, bảo vệ
nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ơ nhiễm ngày
càng trở nên trầm trọng hơn.

Hình 3.1. Thực trạng ơ nhiễm mơi trường nước
Nguồn: 24htin.net

14



3.1.2. Ơ nhiễm mơi trường nước tại tỉnh Quảng Ninh
- Sự phát triển ngành du lịch ở Quảng Ninh làm cho môi trường nước ở nơi
đây bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do sự xả rác bừa bãi tại những điểm du lịch.
Du khách xả rác mọi chỗ, cả ra đường bộ lẫn trên biển;
- Các mỏ than tại Quảng Ninh cũng được xác định là nguồn gây ô nhiễm
nguồn nước tại địa phương. Việc rò rỉ nước tẩy rửa, nước màu vàng đục từ
trong hầm lò than đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước
xung quanh, vừa gây mùi khó chịu, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người dân. Nước bơm từ các cửa lò của mỏ hầm lò, từ các moong
của mỏ lộ thiên, nước thải từ các nhà máy sàng tuyển các bãi thải, kho than,
được thải ra các sơng suối;

Hình 3.2. Ơ nhiễm nguồn nước tại mỏ than Bắc Bàng Danh khiến cho những
bạt đá dọc bờ suối chuyển màu, cây cối không thể sống
15


Nguồn: Báo điện tử VOV.VN
- Ở các khu dân cư, mặc dù đã có những tụ điểm đổ rác, nhưng vẫn ghi nhận
nhiều khu vực người dân xả rác thải bừa bãi, cả rác thải sinh hoạt, rác từ
chăn nuôi động vật;
- Tại một số khu công nghiệp như: khu công nghiệp Cái Lân, khu công
nghiệp phụ trợ ngành than vẫn còn hiện tượng nước thải từ các nhà máy
chưa qua xử lý đã xả ra bên ngồi mơi trường, hoặc đã qua xử lý nhưng chưa
triệt để, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước ở địa phương.
3.2. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ơ nhiễm nguồn nước bao
gồm:
3.2.1. Do con người
Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, chất bảo vệ thực

vật và chất độc hóa học, rác thải sinh hoạt trong q trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học
thải ra môi trường mà không qua xử lý, các hoạt động nông nghiệp như chăn
nuôi gia súc và các hoạt động sản xuất nơng nghiệp khác có thể gây ơ nhiễm
nguồn nước ngầm và nước mặt…
3.2.2. Do tự nhiên
- Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt... hoặc do các sản phẩm từ hoạt
động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng;
- Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ.
Một phần sẽ ngấm vào lịng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm,
gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn;

16


- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu
cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ
rác, và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.
3.3. TÁC ĐỘNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ
CON NGƯỜI Ở TỈNH QUẢNG NINH
- Kim loại nặng trong q trình cơng nghiệp thường tích lũy trong các sơng
và các hồ gần đó, chúng vơ cùng độc hại đối với các loại sinh vật biển (cá,
động vật khác...), sau đó con người ăn phải chúng. Dẫn đến làm chậm sự
phát triển, con người bị dị tật bẩm sinh và thậm chí gây nên bệnh ung thư;
- Chất thải công nghiệp từ các nhà máy thường chứa nhiều hợp chất độc hại
gây hại cho sức khỏe của thủy hải sản;
- Môi trường nước xung quanh vùng khai thác than và chế biến than dễ bị
suy thoái và ô nhiễm. Nước thải từ các mỏ than gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng mặt nước và nước ngầm. Từ đó gây ra mối nguy hại cho sức
khỏe người dân khu vực quanh các mỏ than và vùng khai thác than.

3.4. GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
- Biện pháp quan trọng nhất là người dân cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi
trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao
nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi trường;
- Hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thốt nước, vì
như thế sẽ vơ tình đưa vào môi trường nước một chất thải nguy hại mới,
đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc;
- Các mỏ than cần có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi
trường, các cơ quan chức năng cần có các yêu cầu cụ thể về vấn đề này;

17


- Tại các khu đông dân cư, tuyến đường lớn, khu du lịch, nhất là những khu
du lịch lớn như Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, đảo Cô Tô... nên bổ sung
thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh cơng cộng, tránh tình trạng người
dân phóng uế mất vệ sinh hoặc vứt rác ra đường gây nghẹt cống thốt nước;
- Cần có những chế tài xử phạt về việc gây ơ nhiễm mơi trường nước nói
riêng và ơ nhiễm mơi trường nói chung. Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tun
truyền, giáo dục về mơi trường trong tồn xã hội tạo ra sự chuyển biến và
nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của bài tiểu luận đã nêu ra hiện trạng ô nhiễm môi trường nước
ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Việc xác định ngun
nhân gây ơ nhiễm sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp khắc phục tình
trạng ơ nhiễm hiện nay. Bài tiểu luận cũng đã đề xuất một số giải pháp xử lý
và giảm thiểu tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường và con
người.


18


KẾT LUẬN
Ơ nhiễm mơi trường nước là vấn đề báo động trên thế giới, đặc biệt tại
Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo thời gian, dưới tác động của
quá trình đơ thị hóa, tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với sự suy giảm
chức năng thoát nước của các sông hồ, sự xuống cấp của hệ thống xử lý
nước thải tại các cống mương xung quanh các nhà máy than…gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống người dân.
Qua bài tiểu luận này, em đã khái quát hiện trạng và tình hình sử dụng tài
nguyên nước tại tỉnh Quảng Ninh. Qua đó, bài tiểu luận đã nêu lên một số
giải pháp để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường nước đến môi
trường và con người.
Do những hạn chế về kiến thức thực tiễn, thời gian tìm hiểu thực tế chưa
nhiều nên bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự quan tâm, góp ý và chỉ bảo của cơ giáo để bài tiểu luận
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Kim Hà, 2020. Bài giảng Môi trường và con người;
2. Trang web: /> />%E1%BA%A3ng_Ninh#D%C3%A2n_c%C6%B0;
/>
20




×