Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn môi trường năng lượng gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.96 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ NĂNG LƯỢNG GIĨ TẠI VIỆT NAM

Giảng viên

: ThS. Trần Thị Kim Hà

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thành Hưng

Mã số sinh viên

: 1721060403

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ..........................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................4


4. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................5
5. Kết cấu bài tiểu luận...................................................................................5
CHƯƠNG 1......................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIĨ......................................................6
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH........................................................................6
1.1.1. Trên thế giới...................................................................................6
1.2.1. Điện năng lượng gió tạo ra điện như thế nào?............................7
1.2.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống điện gió.......................................7
1.3. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIĨ............................................................8
1.3.1. Trên thế giới...................................................................................8
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................9
CHƯƠNG 2....................................................................................................10
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIĨ TỚI
CON NGƯỜI VÀ MƠI TRƯỜNG..............................................................10
2.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC.......................................................................10
2.1.1. Tiết kiệm chi phí sản xuất điện..................................................10
2.1.2. Bảo vệ môi trường.......................................................................10

1


2.1.3. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái
tạo............................................................................................................10
2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI..............................................................11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................13
CHƯƠNG 3....................................................................................................14
VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....14
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........................................................................14
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................15
KẾT LUẬN....................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................17

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hình ảnh các Tuabin gió
Hình 1.2. Ngun lý vận hành của turbine gió
Hình 2.1. Biện pháp giảm số lượng chim đâm vào cối xay gió

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thiếu hụt năng lượng và vấn nạn ô nhiễm môi trường
đang là những mối đe dọa sự phát triển bền vững của ngôi nhà
chung “trái đất” của chúng ta. Ngay cả nguồn thủy điện tưởng như
vơ hại đến mơi trường thì nay người ta đã phải quan tâm đến
những hậu quả nghiêm trọng là làm mất cân bằng sinh thái. Việc
khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo như
năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió, năng
lượng mặt trời là hướng đi quan trọng trong quy hoạch phát triển
năng lượng.
Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm cơng nghiệp năng lượng mới
nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo

chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp
ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng mới.
Nhận thức được sự quan trọng của năng lượng gió đối với môi
trường và con người, em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về năng
lượng gió tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
Một là, nêu tổng quan về năng lượng gió trên thế giới và ở Việt
Nam;
Hai là, đánh giá các tác động của việc sử dụng năng lượng gió
tới con người và mơi trường;
Ba là, đánh giá sự ảnh hưởng của năng lượng gió đối với con
người và môi trường ở địa phương và đề xuất một số giải pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lượng gió.


Phạm vi nghiên cứu: Năng lượng gió tại Việt Nam và thành phố
Hà Nội.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đánh giá tổng quan về năng lượng gió, thực trạng sử
dụng năng lượng gió ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói
riêng. Tiểu luận đánh giá tác động của việc sử dụng năng lượng
gió tới con người và mơi trường, qua đó đề xuất một số giải pháp
để phát triển năng lượng gió.
5. Kết cấu bài tiểu luận
Ngồi các phần mục lục, danh mục hình vẽ, tài liệu tham khảo
thì tiểu luận gồm ba phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về năng lượng gió;

Chương 2: Các tác động của việc sử dụng năng lượng gió tới con
người và môi trường;
Chương 3: Tổng quan việc sử dụng năng lượng gió tại thành phố
Hà Nội.
Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên
Bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến của cô về bài tiểu luận này. Em xin chân
thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIĨ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1.1.1. Trên thế giới
- Năng lượng gió là động năng của khơng khí di chuyển trong bầu khí quyển
trái đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời;
- Vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên, những chiếc cối xay
gió đầu tiên được sử dụng ở Trung Đông và vào cuối thời Trung
Cổ, thiết bị năng lượng gió cơ khí bắt đầu được sử dụng ở Châu
Âu. Những thiết bị hoặc nhà máy này trở nên phổ biến đặc biệt ở
Hà Lan, nó đã được sử dụng để làm khô các đầm lầy và đầm phá
cũng như để nghiền ngũ cốc, máy xay nhiều lưỡi, khá chậm;
- Dấu mốc quan trọng tiếp theo trong lịch sử năng lượng gió xảy ra
ở những năm 70, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ nổ ra. Công nghệ
này xuất hiện trở lại và tiến bộ không ngừng phát triển và được sử
dụng trên khắp thế giới cho đến tận ngày nay.
1.1.2. Tại Việt Nam
- Ở một khu vực từ lâu vẫn ln trung thành với nguồn nhiên liệu
hóa thạch như Đơng Nam Á, thì thị trường năng lượng gió đang
lớn mạnh tại Việt Nam rõ ràng là một ví dụ thành công cho ngành

năng lượng tái tạo trong năm 2019.
- Là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng từ biến
đổi khí hậu, Việt Nam đã ra sức đầu tư sản xuất điện gió nhằm bắt
kịp nhu cầu năng lượng trong nước đang tăng vọt và giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính.


1.2. TÓM TẮT NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG ĐIỆN GIĨ
1.2.1. Điện năng lượng gió tạo ra điện như thế nào?
- Điện năng lượng gió được chuyển đổi từ động năng trong gió để
tạo ra điện hoặc năng lượng cơ học. Điều này được thực hiện
thông qua việc sử dụng một tuabin gió. Các tuabin này thường bao
gồm các cánh quạt lớn. Tuabin sẽ được kết nối với một máy phát
để tạo ra điện. Khi gió đi qua các tuabin, nó di chuyển các cánh
quạt, làm quay trục;
- Hiện nay, có hai loại tuabin gió đang được sử dụng thực tế: Tua
bin gió trục ngang (HAWT), tua bin gió trục dọc (VAWT). Tua bin
gió trục ngang là loại tuabin đang được sử dụng phổ biến nhất
trong “công tác” tạo ra nguồn điện.

Hình 1.1. Hình ảnh các Tuabin gió
Nguồn: Tổng cơng ty phát điện 2


1.2.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống điện gió
- Tuabin gió có nguyên lý làm việc trái ngược với một máy quạt
điện thông thường mà ta hay sử dụng. Thay vì sử dụng nguồn điện
có sẵn để tạo ra gió như quạt điện. Thì ngược lại, các cánh quạt
của tuabin sẽ sử dụng gió để tạo ra nguồn điện;

- Các tuabin gió hoạt động theo nguyên lý: Năng lượng của những
cơn gió, sẽ làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Rotor
này được nối với trục chính và trục chính cũng sẽ truyền động. Từ
đó, làm quay trục quay máy phát để tạo ra nguồn điện. Các tuabin
gió sẽ được đặt trên các trụ cao để thu được hầu hết năng lượng
gió. Ở khoảng cách 30 mét so với mặt đất, thì các tuabin gió sẽ
hoạt động thuận lợi. Chúng sẽ có được tốc độ nhanh hơn và ít phải
“gánh chịu” các luồng gió bất thường.

Hình 1.2. Nguyên lý vận hành của turbine gió
Nguồn: Internet


1.3. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
1.3.1. Trên thế giới
- Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tập trung khai
thác năng lượng gió với việc sử dụng tuabin gió để phát điện nhằm
tạo ra một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường;
- Trong số 20 thị trường lớn nhất thế giới, riêng ở Châu Âu đã có
13 nước với Đức là nước dẫn đầu về cơng suất của các nhà máy
dùng năng lượng gió. Quốc gia này hoàn toàn sử dụng các nguồn
năng lượng xanh và hơn 10% tổng năng lượng quốc gia được cung
cấp từ năng lượng gió.
1.3.2. Tại Việt Nam
- Tiềm năng gió của Việt Nam rất lớn, vì thế việc nghiên cứu phát triển năng
lượng gió ở nước ta đang rất được quan tâm;
- So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng biển đông Việt Nam và các vùng
biển lân cận cho thấy gió tại biển đơng nước ta khá mạnh và thay đổi nhiều
theo mùa;
- Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW. Việt Nam có

đến 41% diện tích nơng thơn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh
con số này với các nước láng giềng thì Campuchia có 6%, Lào có 13% và
Thái Lan là 9% diện tích nơng thơn có thể phát triển năng lượng gió. Hai
vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh
Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né
(Bình Thuận).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, bài tiểu luận đã trình bày tổng quan năng lượng gió. Từ
đó làm cơ sở để phân tích hiện trạng, các tác động của việc sử dụng năng
lượng gió tới con người và mơi trường được thực hiện trong chương 2.


CHƯƠNG 2
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
GIÓ TỚI CON NGƯỜI VÀ MƠI TRƯỜNG
2.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
2.1.1. Tiết kiệm chi phí sản xuất điện
Một tuabin gió có thể cung cấp năng lượng cho cả một khu dân cư. Do đó,
quy mơ của tồn bộ hệ thống và lưới điện sẽ được mở rộng từng ngày. Vì vậy,
biện pháp này có lợi cho cả doanh nghiệp và gia đình. Đồng thời, vì sử dụng
các tuabin gió chuyển hóa năng lượng nên chúng ta mất ít chi phí thực hiện
hơn so với nhiều mơ hình khác;
2.1.2. Bảo vệ mơi trường
Gió được tạo ra bởi sự chuyển động của các dịng khơng khí. Việc sử dụng
năng lượng gió giảm sự phụ thuộc vào máy móc và nhiên liệu hóa thạch. Bởi
hiện nay có đến 67% năng lượng hóa thạch cung cấp cho thế giới. Chất thải
của năng lượng hóa thạch gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Đặc
biệt, carbon dioxide có trong chất thải là thủ phạm chính dẫn đến sự suy giảm
của tầng ozon. Do đó, việc sử dụng năng lượng gió có thể giúp giảm thiểu ơ

nhiễm mơi trường. Ngồi ra, nó cịn giúp nền kinh tế quốc dân tiết kiệm chi
phí tiêu thụ năng lượng.
2.1.3. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và có khả năng tái tạo
Năng lượng gió là nhiên liệu sinh ra bởi gió, vì vậy nó là nguồn
nhiên liệu sạch. Năng lượng gió có ở nhiều vùng, do đó nguồn
cung cấp năng lượng gió của đất nước thì rất phong phú.

2.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
2.2.1. Tính khơng liên tục của gió


- Năng lượng gió là một nguồn năng lượng khơng liên tục và nó
khơng ln ln có khi cần có điện. Năng lượng gió khơng thể dự
trữ được và khơng phải tất cả năng lượng gió có thể khai thác được
tại thời điểm mà có nhu cầu về điện;
- Những nơi có năng lượng gió tốt thường ở những vị trí xa xơi
cách thành phố, nhưng những nơi đó lại cần điện.
2.2.2. Chi phí lưu trữ đắt đỏ
Do tính khơng liên tục của gió, nó cần phải được lưu trữ hoặc
phải sử dụng thêm các nguồn năng lượng thông thường. Tuy
nhiên, việc lưu trữ nó tốn khá nhiều chi phí và các quốc gia phải sử
dụng các nhà máy nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng
lượng.
2.2.3. Ảnh hưởng đến các loài chim
Do chiều cao đáng kể của các cối xay gió nên thường gây ra sự
va chạm với các loài chim đang bay, một lượng lớn các lồi chim
chết vì lý do này.
2.2.4. Ơ nhiễm tiếng ồn
Lắp đặt cối xay gió đối mặt với sự phản ánh gay gắt từ những
người dân sống ở khu vực lân cận với lý do gây ô nhiễm tiếng ồn

từ các tuabin gió. Ngồi ra việc lắp đặt cối xay gió còn làm mất
thẩm mỹ của thành phố và ảnh hưởng đến ngành du lịch của khu
vực đó.
2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
- Về phía Nhà nước: Cần có những quy định cụ thể về việc xây
dựng, lắp đặt các nhà máy điện gió và lắp đặt các tuabin gió;
- Về phía các nhà máy điện gió: chi phí sẽ đắt đỏ hơn khi xây dựng
các nhà máy xa khu dân cư, nhưng việc này sẽ giúp giảm gây ra


việc ô nhiễm tiếng ồn cho người dân, tránh mất thẩm mỹ về nơi
xây dựng và đặt các cối xay gió;
- Các cối xay gió có thể sơn đen một cánh quạt ở Tuabin để làm
giảm số lượng các loài chim đâm vào.

Hình 2.1. Biện pháp giảm số lượng chim đâm vào cối xay gió
Nguồn: Kenh14.vn


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, bài tiểu luận đã trình bày các tác động của
việc sử dụng năng lượng gió tới con người và mơi trường. Năng
lượng gió là một trong những nguồn năng lượng chính trong tương
lai, nó mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho mơi trường và con
người. Bên cạnh đó, những hạn chế, tiêu cực mang lại cũng khơng
ít. Chương 3 của tiểu luận sẽ liên hệ thực tế tại tỉnh, từ đó đề xuất
một số giải pháp phát triển năng lượng gió tại địa phương.

CHƯƠNG 3

VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia
về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà
Nội năm 2020. Theo đó, Chương trình nhằm đẩy mạnh nâng cao năng lực,
nhận thức về quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn
Thành phố, phát huy sức mạnh cộng đồng, đảm bảo an ninh năng lượng, gắn
với phát triển bền vừng, bảo vệ môi trường và phát triền kinh tế, xã hội của
Thủ đơ;
Tại Hà Nội, năng lượng gió chưa thực sự phát triển. Do nằm ở trung tâm,
việc xây dựng hay lắp đặt các cối xay gió đều khơng được phê duyệt. Điện ở
thành phố tồn bộ đều được kéo tải từ các tỉnh có các nhà máy điện gió,
khơng trực tiếp có thể tạo ra điện từ gió;
UBND TP Hà Nội cũng đã triển khai các chương trình, dự án tài trợ thí
điểm về đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật; thí điểm lắp đặt mơ hình điện mặt gió tại hồ
Đồng Quan thuộc xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn), nghiên cứu, đánh giá tiềm
năng năng lượng gió, thủy điện, điện sinh khối trên địa bàn thành phố; xây
dựng, triển khai thực hiện đề án khuyến khích các hộ dân, nhà trường trên địa
bàn thành phố tăng cường đầu tư, lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED
sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội là thành phố chưa phát triển về việc sử dụng năng lượng gió, do
khơng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để tự phát triển nguồn năng lượng này.
Để phát triển nguồn năng lượng gió, Thành phố cần ban những chính sách,
biện pháp cụ thể. Tuy nhiên để phát triển năng lượng gió ở thành phố vẫn là
một vấn đề hết sức khó giải quyết, đây thực sự là một thách thức khi mà Hà

Nội là trung tâm chính trị văn hóa của cả nước, việc xây dựng hay lắp đặt các
nhà máy điện gió hay cối gió là điều gần như khơng thể.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của bài tiểu luận đã liên hệ thực tế tại địa phương
thành phố Hà Nội, qua đó đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng và phát
triển năng lượng điện gió. Việc phát triển điện gió ở Hà Nội thật sự
là một thách thức lớn.

KẾT LUẬN
Được xem là nguồn năng lượng sạch vì khơng tạo ra phát thải
các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng gió thực sự sẽ là


nguồn năng lượng chính trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tế
có thể thấy, để phát triển nguồn năng lượng sạch này ở Việt Nam
vẫn đang là một thách thức khá lớn đối với Nhà nước, cũng như
các doanh nghiệp.
Qua bài tiểu luận này, em đã khái quát về tình hình sử dụng
nguồn năng lượng điện gió của Việt Nam nói chung và thành phố
Hà Nội nói riêng. Điện gió là nguồn năng lượng sạch, vô tận và
than thiện với môi trường. Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển
nguồn năng lượng này. Việc khai thác năng lượng gió trên địa bàn
Thành phố Hà Nội thực sự là một thách thức lớn với các cấp chính
quyền.
Do những hạn chế về kiến thức thực tiễn, thời gian tìm hiểu
thực tế chưa nhiều nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý và
chỉ bảo của cơ giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Kim Hà, 2020, Bài giảng Môi trường và con người;


2. Trang web: />%C6%B0%E1%BB%A3ng_gi%C3%B3;
/> />


×