Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn thị trường tài chính DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.05 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K 21
*
Bài dịch:
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
Giảng viên: Hồ Viết Tiến
Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Thị Kim Ngọc
2. Trần Phương Linh
3. Trần Văn Lợi
4. Lê Nguyễn Quốc Trung
Lớp - Khóa: NH Đêm 4 – K21
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
Tháng 7 năm 2012
Tăng trưởng trong những nền kinh tế mới nổi lớn nhất - dẫn đầu là Brazil, Trung Quốc
và Ấn Độ - được hỗ trợ bởi sự phát triển của thị trường tài chính trong nước và quốc
tế. Báo cáo này của TheCityUK đã xếp hạng và đánh giá vị trí của các nền kinh tế mới
nổi trong khoảng một chục thị trường tài chính.
TỔNG QUAN
GDP danh nghĩa trong các nền kinh tế mới nổi tăng hơn
gấp đôi, tăng 131% giữa năm 2005 và 2011. Ngoại trừ các quỹ
hưu bổng, tỷ lệ tăng trưởng trong mỗi thị trường tài chính tại các
nền kinh tế mới nổi được xem xét ít nhất là tăng gấp đôi trong
thời gian này (Biểu đồ 1). Trong đó, những lĩnh vực bao gồm quỹ
tương hỗ, vay bên ngoài từ các ngân hàng quốc tế, bảo hiểm hàng
hải và trái phiếu quốc tế là tăng gấp đôi. Tiếp theo là mức tăng
trưởng của trái phiếu trong nước, phí bảo hiểm và vốn hóa thị trường của vốn chủ sở
hữu, tất cả đều tăng khoảng hai rưỡi đến ba lần. Tài sản ngân hàng tăng hơn bốn lần
và hợp đồng giao dịch phái sinh tăng nhanh nhất, tăng hơn sáu lần giữa năm 2005 và


2011.
Mặc dù các nền kinh tế mới nổi vẫn chỉ chiếm một vị trí nhỏ trong các hoạt
động của thị trường tài chính nhưng tỷ lệ đóng góp của những thị trường này đã gia
tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là thị trường vốn cổ
phần, các giao dịch phái sinh, ngân hàng và bảo hiểm. Tăng
trưởng tại các thị trường vốn cổ phần là một dấu hiệu của sự
trưởng thành, trong khi tăng trưởng trong ngành bảo hiểm được
xem là một chỉ số gia tăng thu nhập, vì thu nhập sau thuế và bảo
phí luôn có sẵn cho bảo hiểm.
Ở nhiều thị trường , tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi tăng hơn gấp đôi giữa
năm 2005 và 2011(Biểu đồ 2). Cụ thể:
- Thị trường vốn hóa vốn cổ phần từ 9% đến 22%,
- Phát hành cổ phần mới từ 12% lên 43%.
- Giao dịch phái sinh từ 12% đến 30%.
- Tài sản ngân hàng toàn cầu từ 10% đến 24%.
- Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ từ 7% lên 14%.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 2
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Trong các thị trường khác, tỷ lệ tăng ít hơn gấp đôi nhưng vẫn chiếm phần đáng
kể trong tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi, trái phiếu trong nước tăng từ 7% lên
11% và giá trị của các khoản đầu tư từ danh mục đầu tư quốc tế tại các thị trường mới
nổi tăng từ 4,4% đến 7,6%. Tỷ trọng của hầu hết các thị trường khác cũng đã phát triển
nhưng vẫn còn ít hơn 5%.
Bảng xếp hạng quốc gia dựa trên độ lớn mạnh của thị trường tài chính được trình bày
trong Bảng 1. Đối với nhiều quốc gia hàng đầu - không chỉ Brazil, Trung Quốc và Ấn
Độ, mà còn Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan - xếp hạng của họ dựa trên GDP trong
Biểu đồ 3 tương tự như xếp hạng thị trường tài chính của họ. Đối với các nước khác có
vài khác biệt: ví dụ khi xem xét trong độ lớn mạnh của thị trường tài chính, Nam Phi,
Malaysia và Chile xếp hạng cao hơn so với trên bảng xếp hạng GDP. Ngược lại, Nga,
Ác-hen-ti-na, In-đô-nê-xi-a và Ả-rập Xê-út có xu hướng có một thứ hạng thấp trong

thị trường tài chính hơn so với GDP.
Nguồn tài chính quốc tế, chẳng hạn như ngân hàng cho vay qua biên giới và trái phiếu
quốc tế, có nhiều khả năng được sử dụng bởi các chính phủ và các công ty lớn hơn cho
việc chi tiêu nguồn vốn chính yếu của mình và phát triển kinh doanh. Vốn cổ phần và
trái phiếu thì thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Vương quốc Anh đứng đầu trong lĩnh
vực ngân hàng cho vay đối với các nền kinh tế mới nổi và các nhà đầu tư danh mục
lớn thứ ba sau hai nhóm vừa xem xét trên. Nguồn tài chính trong nước, có liên quan
đến các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, bao gồm các chính sách bảo hiểm, đầu tư vào
các quỹ tương hỗ và hưu bổng, các ngân hàng cho vay và tiết kiệm.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 3
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Tầm quan trọng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi được phản ánh trong sự
nổi trội ngày càng tăng của họ trong nền
kinh tế thế giới. Năm 2000, 10 nền kinh tế
lớn nhất trên thế giới, đặc biệt là top 5, đã
thống trị như họ đã từng trong nhiều thập
kỷ trước, bởi các nước G7 (Bảng 2). Đến
năm 2011, Trung Quốc đã di chuyển đến
vị trí thứ hai với Brazil đến thứ sáu và Nga
thứ mười. Dự báo đến năm 2017 của IMF
cho rằng Ấn Độ cũng sẽ di chuyển vào top
10. In-đô-nê-xi-a, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập
Xê-út cũng đã chuyển vào top 20 của bảng
xếp hạng và chỉ có Mexico bị trượt trở lại
một chút.
Phạm vi của các nền kinh tế đang nổi lên
Khoảng 150 quốc gia được IMF định nghĩa là nền kinh tế mới nổi và đang phát triển,
và báo cáo này cũng theo sát định nghĩa này khá chặt chẽ. Để đơn giản và làm nổi bật
các quốc gia không được phân loại là nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đó là:
các nước ở Tây Âu, Mỹ và Canada ở Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong

Kong và Singapore ở châu Á; Israel tại Trung Đông Úc và New Zealand. Tất cả các
nước ở Trung và Đông Âu đã được phân loại là các nền kinh tế mới nổi vì mục đích
của báo cáo này.
I. NGÂN HÀNG
Số lượng ngân hàng: Sự tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi được thể hiện thông
qua nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2011 có 39 nền kinh
tế mới nổi có tối thiểu năm ngân hàng nằm trong Top 1000 Ngân hàng trên thế giới
trong khảo sát hàng năm của The Banker, tăng từ 24 quốc gia ở cuối năm 2004 (Bảng
3). Tổng số ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi trong Top 1000 đã tăng 81% từ 285
lên 516 ngân hàng, hiện tại chiếm trên một nửa các ngân hàng trong bảng xếp hạng
này. Trung Quốc đã có sự tăng trưởng cao nhất với số lượng ngân hàng tăng hơn gấp
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 4
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
năm lần từ 19 lên 110 ngân hàng trong 7 năm. Số lượng các ngân hàng Ấn Độ đã phát
triển từ 22 lên 36; ở Nga từ 24 lên 30, và tại Brazil từ 16 lên 21.
Tài sản ngân hàng: Các nền kinh tế mới nổi đã có sự tăng trưởng đáng kể trong
tài sản ngân hàng trong những năm gần đây. Trong số các nền kinh tế mới nổi, tổng tài
sản tăng hơn bốn lần từ 5,9 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2004 lên 24,1 nghìn tỷ USD
vào cuối năm 2011 (Bảng 4). Trung Quốc chiếm ưu thế với tổng tài sản 13,6 nghìn tỷ
USD, dù tỷ lệ tăng trưởng các tài sản ngân hàng tại Trung Quốc là gấp năm lần cũng
tương tự tỷ lệ tăng trưởng tại Brazil và Nga. Tốc độ tăng trưởng trong tổng tài sản
ngân hàng (2004-2011) của các nền kinh tế mới nổi là 311%, trong khi của tất cả các
quốc gia khác là 42%. Do đó, tỷ lệ tài sản ngân hàng của các nền kinh tế mới nổi so
với thế giới đã tăng từ 9,7% lên 23,8% trong giai đoạn này.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 5
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Tài sản có xu hướng tập trung chủ yếu trong các ngân hàng lớn nhất: Năm ngân hàng
lớn của Trung Quốc chiếm gần 2/3 các tài sản kết hợp của 110 ngân hàng ở Trung
Quốc, và bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc xuất hiện trong 10 ngân hàng hàng
đầu trên toàn cầu. Năm ngân hàng hàng đầu tại Brazil chiếm 88% tài sản của 21 ngân

hàng Brazil được liệt kê trong 1000 ngân hàng hàng đầu trên thế giới.
Việc vay mượn từ các ngân hàng quốc tế:
Các nền kinh tế mới nổi trả rất nhiều tiền cho
các trung tâm tài chính tại các nền kinh tế tiên
tiến bằng việc đi vay để tài trợ cho cơ sở hạ
tầng và các dự án lớn khác. Việc vay mượn
qua biên giới như vậy tăng 128% từ 1.989 tỷ
USD năm 2005 lên 4.152 tỷ USD trong năm
2011, mặc dù nó đã giảm so với 4.526 tỷ
USD trong năm 2010. Brazil là nước vay
mượn lớn nhất trong quỹ vay mượn qua biên
giới, với các dư nợ 509 tỷ USD vào cuối năm
2011 (Biểu đồ 4). Tiếp sau đó là Trung Quốc,
với các dư nợ 474 tỷ USD; Mexico 335 tỷ
USD; Ấn Độ 276 tỷ USD; và Ba Lan 250 tỷ
USD.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 6
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Khu vực ngân hàng Anh là khu vực cho vay đối với các nền kinh tế mới nổi lớn
nhất, với 764 tỷ USD, chiếm 18% dư nợ tại các thị trường mới nổi vào cuối năm 2011
(Biểu đồ 5). Tiếp sau là Mỹ, với 14% dư nợ. Ngoại trừ Nhật Bản, các nước cho vay
khác chủ yếu là ở Châu Âu: như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Áo, Ý, Hà Lan và Thụy Sĩ.
Các ngân hàng Anh chiếm trên 30% các khoản cho vay đối với Trung Quốc, Ấn Độ và
Malaysia, 49% các khoản cho vay đối với UAE, và 70% các khoản cho vay đối với
Nam Phi. Các ngân hàng Anh cũng chiếm 16% cho vay đối với Brazil nhưng ít hơn
các nước khác ở Nam Mỹ. Họ cũng có một sự hiện diện hạn chế tại Trung và Đông
Âu, với thường khoảng 2% đến 7% các khoản cho vay đối với các quốc gia tại Trung
và Đông Âu.
II. BẢO HIỂM
Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ: Bảo hiểm bao gồm cả hai bảo hiểm nhân thọ và

bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm hộ gia đình và bảo hiểm xe. Giá trị phí bảo hiểm
của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong các nền kinh tế mới nổi đã tăng nhanh
chóng hơn trong các nền kinh tế tiên tiến. Phần đóng góp của nó vào thị trường toàn
cầu tăng 13,7% trong năm 2010 so với 6,9% vào năm 2005.
Từ năm 2005 đến năm 2010, phí bảo hiểm của 20 nền kinh tế mới nổi lớn nhất tăng
hơn gấp đôi từ 234 tỷ USD lên 595 tỷ USD (Biểu đồ 6). Trung Quốc chiếm khoảng
1/3 trong tổng số này, với phí bảo hiểm 214 tỷ USD và là thị trường lớn thứ sáu trên
thế giới. Tất cả các nền kinh tế BRIC, đó là bốn trong số những thị trường mới nổi lớn
nhất trong lĩnh vực bảo hiểm, có khoản phí bảo hiểm tối thiểu là gấp đôi trong 5 năm.
Nam Phi là nền kinh tế mới nổi lớn thứ tư với thu nhập phí bảo hiểm 53 tỷ USD.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 7
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Bảo hiểm hàng hải: Một số ít các bảo hiểm phi nhân thọ có liên quan đến phí bảo
hiểm cho ngành kinh doanh bảo hiểm chuyên môn, mà những dữ liệu so sánh này ở
quốc tế bị hạn chế. Dữ liệu có sẵn về bảo hiểm hàng hải được lấy từ Liên minh Bảo
hiểm Hàng hải Quốc tế (IUMI), cho thấy sự phát triển ở các nền kinh tế mới nổi trong
những năm gần đây, đặc biệt là Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Malaysia. Trung
Quốc và Brazil chỉ báo cáo cho IUMI từ năm 2008.
Trung Quốc là nhà cung cấp bảo hiểm hàng hải lớn thứ ba trên toàn cầu, với tổng phí
bảo hiểm là 1.958 triệu USD, điều này chứng minh cho sự tăng trưởng nhanh chóng
của thương mại đường biển với Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Brazil là nền kinh tế mới nổi lớn nhất tiếp sau Trung Quốc và đứng thứ tám trên toàn
thế giới, có phí bảo hiểm được báo cáo là 858 triệu USD năm 2010 (Bảng 5). Sau
Brazil là Nga 582 triệu USD, Ấn Độ 491 triệu USD và Malaysia 361 triệu USD. Trong
khi phí bảo hiểm hàng hải trên toàn cầu tăng 1/3 trong khoảng 2005 và 2010, thì phí
bảo hiểm tại các nền kinh tế mới nổi đã tăng gấp đôi.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 8
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Cổ phiếu: Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán ở các nền kinh tế mới nổi tăng

hơn 2 lần từ 963 tỷ USD năm 2005 đến 2,02 nghìn tỷ USD năm 2010 trước khi giảm
còn 1,63 nghìn tỷ USD năm 2011. Tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán của các
nền kinh tế mới nổi nhanh hơn của các nền kinh tế phát triển, có nghĩa là tỷ trọng giá
trị vốn hóa thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi tăng từ 9% năm 2005
lên 24% trong năm 2010, trước khi giảm nhẹ xuống còn 22% vào năm 2011.
Các thị trường chứng khoán của Trung Quốc tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã dẫn
đầu việc tăng trưởng giá trị vốn hóa thị trường, tăng hơn 8 lần trong khoảng từ năm
2005 đến năm 2011 đạt 2.357 tỷ USD và 1.055 tỷ USD tương ứng, mặc dù có sự sụt
giảm trong năm 2011 (Biểu đồ 7). TTCK Thượng Hải xếp thứ sáu trên thế giới ở cuối
năm 2011, trước đó là vị trí thứ 19 trong năm 2005. Cũng trong khoản thời gian này
TTCK Bovespa tăng từ vị trí 18 lên thứ 9 và Thâm Quyến tăng từ 30 lên thứ 13. Trong
năm 2005 TTCK Bombay là thị trường lớn nhất trong các thị trường mới nổi và đứng
thứ 14 trên toàn thế giới. Hai TTCK của Ấn Độ đã trải qua một sự sụt giảm nặng nề
(giảm 1/3 giá trị) vào năm 2011.
Về dài hạn việc tăng trưởng giá trị vốn hóa thị trường là do việc định giá cao hơn giá
thị trường tại các nền kinh tế mới nổi trở nên phổ biến nhưng cũng phải kể đến sự gia
tăng trong việc phát hành mới chứng khoán. Từ năm 2003 đến năm 2006, có sự gia
tăng đều đặn từ 39 tỷ USD đến 95 tỷ USD, nhưng giá trị lượng chứng khoán mới phát
hành đã nhảy vọt lên 267 tỷ USD trong năm 2007 (Biểu đồ 8). Cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái trong nền kinh tế toàn cầu góp phần vào một sự suy giảm trong năm
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 9
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
2008 và 2009, nhưng giá trị chứng khoán phát hành mới đã tăng lên 432 tỷ USD trong
năm 2010, trước khi giảm xuống còn 279 tỷ USD trong năm 2011. Tỷ lệ phát hành tại
các nền kinh tế mới nổi là 10% trong năm 2003 và ổn định ở mức 43% trong cả hai
năm 2010 và 2011.
Việc phát hành mới chứng khoán được trải rộng trên hơn 20 quốc gia, nhưng ba quý
trong năm 2011 đã tăng mạnh tại 04 thị trường chứng khoán tại Trung Quốc, Ấn Độ
và Brazil (Thâm Quyến 74 tỷ USD, Thượng Hải 50 tỷ USD, Mumbai 49 tỷ USD và
Bovespa 38 tỷ USD)

Trái phiếu nội địa: Phát hành trái phiếu nội địa đã phát triển nhanh chóng trong
những năm gần đây, nổi bật là giá trị của trái phiếu phát hành tại các thị trường mới
nổi đạt gần 7.871 tỷ USD trong năm 2011. Trung Quốc có giá trị trái phiếu nội địa lớn
nhất, $ 3.345 tỷ trong năm 2011, tăng hơn gấp ba lần so với năm 2005 (Bảng 6). Giá
trị trái phiếu nội địa của Brazil và Ấn Độ cũng tăng hơn gấp 2 lần trong khoảng thời
gian này đạt tương ứng 1.489 tỷ USD và 596 tỷ USD. Bao gồm thêm Mexico 444 tỷ
USD. Đó là bốn quốc gia có lượng phát hành trái phiếu nội địa lớn nhất chiếm gần 3/4
giá trị trái phiếu nội địa của tất cả các nền kinh tế mới nổi. 57% lượng trái phiếu nội
địa được Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi phát hành, 30% của các tổ chức tài
chính và 13% của các doanh nghiệp khác. Nhìn chung, tỷ trọng giá trị trái phiếu nội
địa của các nền kinh tế mới nổi so với toàn cầu đã tăng từ 7,1% năm 2005 lên 11,3%
vào năm 2011.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 10
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Trái phiếu quốc tế: Phát hành trái phiếu quốc tế đã phát triển theo xu hướng toàn cầu
trong những năm gần đây đạt 1.562 tỷ USD trong năm 2011, nhưng các nền kinh tế
mới nổi vẫn chiếm tỷ trọng tương đối ổn định ở mức khoảng 5% kể từ năm 2005
(Bảng 6). Mỹ Latinh là khu vực nổi bật nhất, chiếm 32% giá trị trái phiếu phát hành:
Brazil và Mexico là quốc gia lớn nhất và thứ ba trong số những nước đi vay nợ nước
ngoài trong số các nền kinh tế mới nổi. Brazil, Nga, Trung Quốc và Mexico là những
tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế lớn nhất. Các nền kinh tế mới nổi thường ít tín
nhiệm vào thị trường trái phiếu quốc tế so với trái phiếu trong nước, cụ thể là giá trị
của các trái phiếu trong nước gấp năm lần trái phiếu quốc tế vào cuối năm 2011.
Danh mục đầu tư của nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi: Quy mô các danh
mục đầu tư của nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi biến động trong những năm
gần đây. Các khảo sát hàng năm của IMF về danh mục đầu tư hợp tác (CPIS) cho thấy
rằng giá trị của các khoản đầu tư nước ngoài hoặc không cư trú mà các nền kinh tế mới
nổi đang nắm giữ là 3.044 tỷ USD vào cuối năm 2010, đã tăng gấp 2 lần từ 1.463 tỷ
USD trong năm 2008. Các thay đổi trong giá trị các khoản đầu tư qua các năm là do
biến động trong giá trị đầu tư, đặc biệt là chứng khoán, và cũng là do sự biến động

dòng tiền, dòng vốn đầu tư phục hồi trong năm 2009 và 2010, sau khi đảo chiều của
dòng vốn đầu tư trong năm 2008.
Các quốc gia đầu tư chính: nguồn lớn nhất của danh mục đầu tư không cư trú
là từ các quỹ đầu tư tại Hoa Kỳ 959 tỷ USD, chiếm 31% danh mục đầu tư tại các nền
kinh tế mới nổi; Lúc-xăm-bua 372 tỷ USD, chiếm 12%, và Vương quốc Anh 302 tỷ
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 11
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
USD chiếm 10% (Bảng 7). Sau đó là Hồng Kông, với 7% các khoản đầu tư, và
Mauritius, Nhật Bản và Singapore, mỗi nước chiếm khoảng 4% đến 5%.
Các quốc gia là điểm đến chính: BRICS, Mexico, Nam Phi, Ba Lan và Thổ Nhĩ
Kỳ là các quốc gia đã nhận được nhiều các khoản đầu tư vượt biên giới nhất. Ngoại trừ
Trung Quốc và Ấn Độ, các quỹ đầu tư của Mỹ là nguồn lớn nhất đầu tư ở các nước
này (Biểu đồ 9). Các Quỹ đầu tư tại Hồng Kông là nhà đầu tư lớn nhất ở Trung Quốc,
chiếm 88% tổng số đầu tư của Hồng Kông. Các quỹ tại Mauritius là nhà đầu tư lớn
nhất ở Ấn Độ, chiếm 89% đầu tư vào Ấn Độ. Các quỹ đầu tư của Đức là các nhà đầu
tư chính vào các nước Trung Âu, bao gồm Ba Lan, Hungary và Slovenia.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 12
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Các Quỹ đầu tư của Luxembourg và Anh đầu tư dàn trải trên khắp thế giới. Điểm đến
lớn nhất của các quỹ đầu tư Anh quốc là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Nam Phi và Nga (Biểu đồ 10). Anh vốn là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Brazil 79 tỷ USD
và Thổ Nhĩ Kỳ 25 tỷ USD. Trong số các điểm đến quan trọng khác của Vương quốc
Anh là UAE 7 tỷ USD và Kazakhstan 5 tỷ USD.
IV. QUẢN LÝ QUỸ
Giá trị của các tài sản được quản lý đang ngày càng tăng ở các nền kinh tế mới nổi với
sự tăng trưởng trong đầu tư vào các quỹ tương hỗ và sự phát triển của các quỹ hưu
bổng. Một số quốc gia cũng đang bắt đầu xây dựng các quỹ kinh doanh tài sản quốc
gia:
Quỹ hưu bổng: Brazil là quốc gia có số lượng quỹ lớn nhất với tổng tài sản lên đến
301tỷ USD trong năm 2010, tiếp theo là Nam Phi, Mexico và Chile, đối với mỗi quốc

gia thì tài sản trong quỹ hưu bổng vượt mức100 tỷ USD (Bảng 8). Tổng giá trị tài sản
ở các nền kinh tế mới nổi được ước tính khoảng 1.190 tỷ USD trong năm 2010, tăng
lên từ mức 749 tỷ USD trong năm 2005. Tỷ trọng quỹ hưu bổng của các nền kinh tế
mới nổi trong thị trường toàn cầu gia tăng từ mức 3,2% trong năm 2005 lên 4,1%
trong năm 2010.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 13
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Quỹ tương hỗ: Brazil cũng dẫn đầu là quốc gia có số lượng quỹ lớn nhất về việc đầu
tư vào các quỹ tương hỗ ở mức 998 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc 339 tỷ USD,
Nam Phi 125 tỷ USD và Mexico 93 tỷ USD. Brazil và Trung Quốc chiếm ¾ số lượng
tài sản được ghi nhận trong tổng trị giá 1.750 tỷ USD trong năm 2011 (Bảng 8). Tỷ
trọng quỹ tương hỗ của các nền kinh tế mới nổi trong thị trường toàn cầu tăng từ 4,7%
đến 7,4% trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011.
Quỹ kinh doanh tài sản quốc gia: Một số nền kinh tế mới nổi có sự gia tăng đáng kể
quỹ của chính phủ đầu tư vào các quỹ kinh doanh quốc gia và các quỹ công khác như
là kết quả của việc thặng dư thương mại dựa trên xuất khẩu dầu mỏ hoặc các sản
phẩm sản xuất. Trong các nền kinh tế mới nổi, các quỹ này tập trung vào Trung Quốc,
với số vốn lên đến 1.411 tỷ USD, khu vực vùng Vịnh (UAE 783 tỷ USD, Ả-rập Xê-út
478 tỷ USD và Kuwait 296 tỷ USD), cũng như ở Nga 114 tỷ USD.
V. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH
Sàn giao dịch phái sinh: Giao dịch trên sàn phái sinh trong các nền kinh tế mới nổi
đang có sự tăng trưởng vượt bậc: tăng 60% từ mức 4,22 tỷ hợp đồng trong năm 2009
lên mức 6,76 tỷ trong năm 2010 (Biểu đồ 11). Trong giai đoạn 5 năm qua khối lượng
giao dịch đã tăng hơn gấp năm lần từ mức1,18 tỷ hợp đồng trong năm 2005. Vì tỷ lệ
các hợp đồng được giao dịch toàn cầu, thị phần giao dịch ở các nền kinh tế mới nổi
cũng tăng từ 12% lên 30% trong suốt giai đoạn này.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 14
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
Trong số các nền kinh tế mới nổi, thị trường phái sinh Ấn Độ có số lượng hợp đồng
giao dịch lớn nhất kể từ năm 2009. Trên thị trường chứng khoán quốc gia của Ấn Độ,

số lượng hợp đồng đã tăng hơn ba lần từ mức 590 triệu trong năm 2008 lên 2,2 tỷ
trong năm 2011, trong khi đó số lượng hợp đồng giao dịch trên MCX-SX được thành
lập trong năm 2008 đạt mức 850 triệu vào năm 2011. Ở Trung Quốc, giao dịch thị
trường giảm trở lại trong năm 2011, với các sàn giao dịch lớn nhất là Zhengzou
commodity Exchange với mức 406 triệu hợp đồng và Shanghai Futures Exchange đạt
mức 308 triệu hợp đồng vào năm 2011. Bovespa và Bolsa de Mercadorias & Futuros
là hai thị trường của Brazil, với khối lượng giao dịch lần lượt là 841triệu và 659 triệu
hợp đồng. Hầu hết các giao dịch phái sinh ở Nga là trên sàn Russian Trading Systems
StockExchange với 1,08 tỷ hợp đồng. Giao dịch trên các thị trường phái sinh ở các
quốc gia BRIC chiếm 95% tổng khối lượng giao dịch tại các nền kinh tế mới nổi trong
năm 2011.
Giao dịch phái sinh lãi suất trên thị trường OTC: Nhu cầu về các sản phẩm phái sinh
giao dịch trên thị trường OTC vẫn chưa được phát triển lớn lắm ngoại trừ các quốc gia
đã phát triển. Giao dịch phái sinh về lãi suất ở các nền kinh tế mới nổi đạt mức10 tỷ
USD một ngày trong tháng 4 năm 2010. Điều này đại diện cho tỷ trọng giao dịch phái
sinh trên thị trường OTC so với toàn cầu chỉ chiếm có 0,4% trong các cuộc khảo sát ba
năm một lần, gần đây nhất vào tháng 4/2010, không thay đổi so với cuộc khảo sát
trước đó vào tháng 4/2007. Những thành viên chính trong thị trường nhỏ này là Ấn Độ
(4 tỷ USD một ngày trong tháng 4/2010), Trung Quốc 2 tỷ USD và Ba Lan 2 tỷ USD.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 15
Dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi
VI. THỊ TRUỜNG HỐI ĐOÁI
Sự hiện diện của các nền kinh tế mới nổi trong giao dịch hối đoái là nhỏ. Khối lượng
giao dịch trung bình hằng ngày ở hầu hết các quốc gia BIS trong cuộc điều tra gần đây
nhất ba năm một lần ở mức 109 tỷ USD vào tháng 4 năm 2010, tương đương với 2,2%
khối lượng giao dịch toàn cầu, thấp hơn một chút so với mức 2,3% thị phần trong
tháng 4 năm 2007. Hơn một nửa của khối lượng giao dịch ở các nền kinh tế mới nổi
trong tháng 4 năm 2010 là đến từ ba quốc gia: Ấn Độ 27 tỷ USD/ngày, Trung Quốc 20
tỷ USD/ngày và Thổ Nhĩ Kỳ là 17 tỷ USD/ngày.
Nhóm 7- Lớp NH Đêm 4-K21 Trang 16

×