KINH TẾ HỌC VI MÔ – UB HỌC
Bài tập trắc nghiệm điển hình
1. Trắc nghiệm chương 1
Câu 1. Giả thiết được sử dụng trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng là?
a. Sở thích có tính hồn chỉnh
b. Các loại hàng đều có mức độ hữu ích như nhau
c. Người tiêu dùng ln muốn tiêu dùng nhiều hơn là ít.
d. Sở thích có tính bắc cầu
e. (a), (c) và (d) đều đúng
Câu 2. Theo thuyết thỏa dụng, với một người tiêu dùng thì?
a. TU ln tăng khi tiêu dùng nhiều hơn
b. MU có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0
c. Nếu MU giảm thì TU khơng thể tăng
d. (b) và (c) đều đúng
e. Khơng có phương án đúng trong các phương án trên
Câu 3. Độ thoả dụng cận biên (lợi ích cận biên) là?
a. Là sự thay đổi của mức độ thỏa mãn (lợi ích) khi tăng tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa
b. Là sự thay đổi của tổng lợi nhuận khi giá cả thay đổi một đơn vị.
c. Là sự thay đổi của mức độ hữu ích bình quân khi tăng tiêu dùng thêm một đơn vị hàng.
d. Lợi ích tăng têm từ tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng
e. (a) và (d) đều đúng
Câu 4. Nếu độ thỏa dụng biên có xu hướng dương và giảm dần khi gia tăng lượng tiêu
dùng thì?
a. Tổng độ thỏa dụng sẽ giảm dần
b. Tổng độ thỏa dụng sẽ tăng dần
c. Tổng độ thỏa dụng sẽ không đổi
d. Khơng có phương án đúng
Câu 5. Tổng lợi ích ln ln tăng trong trường hợp?
a. Lợi ích cận biên âm
b. Lợi ích cận biên dương
c. Lợi ích cận biên bằng 0
d. (b) và (c) đều đúng
1
Câu 6. Khi độ thỏa dụng biên bằng 0, tổng độ thỏa dụng (TU)?
a. Giảm dần
b. Tăng dần
c. Cực đại
d. Tất cả đều sai
Câu 7. Người tiêu dùng tiêu dùng 4 sản phẩm thì có tổng độ thỏa dụng bằng 20, tiêu
dùng 5 sản phẩm thì tổng độ thỏa dụng bằng 23. Vậy độ thỏa dụng biên của sản phẩm
thứ 5 bằng?
a. 43
b. 1
c. 3
d. Khơng có phương án đúng
Câu 8. Đường bàng quan là đường?
a. Tập hợp các giỏ hàng mang lại cho người tiêu dùng lượng hàng hóa như nhau
b. Tập hợp các giỏ hàng mang lại cho người tiêu dùng mức độ thỏa dụng như nhau
c. Tập hợp các giỏ hàng hóa có cùng tổng chi phí
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 9. Điều nào dưới đây KHƠNG đúng?
a. Các đường bàng quan có độc dốc âm và đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn
b. Các đường bàng quan của cùng một người tiêu dùng thì khơng cắt nhau
c. Các đường bàng quan của hai người tiêu dùng khác nhau thì có thể cắt nhau
d. Các đường bàng quan khác nhau biểu diễn độ thỏa dụng (lượng lợi ích) giống nhau
e. Đường bàng quan được dùng để so sánh mức độ hữu ích của các giỏ hàng khi tiêu dùng
Câu 10. Tất cả các giỏ hàng hóa nằm trên một đường bàng quan có điểm chung là?
a. Số lượng hai hàng hóa bằng nhau
b. Chi tiêu cho hai hàng hóa đó bằng nhau
c. Mức lợi ích hay độ thỏa dụng của các giỏ hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng là
bằng nhau
d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các giỏ hàng hóa bằng nhau
Câu 11. Điều nào sau đây đúng khi nói về tỷ lệ thay thế cận biên MRS?
a. Là số lượng hàng hóa này có thêm khi giảm số lượng hàng hóa kia.
b. Ln là số âm
c. Có xu hướng giảm dần khi vận động dọc theo đường bàng quan xuống phía dưới.
d. Do người tiêu dùng quyết định dựa trên sự cảm nhận về mức độ hữu ích của hai hàng hóa.
e. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12. Độ dốc của đường bàng quan thể hiện?
a. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa
b. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường về mặt số lượng
c. Khi mua thêm một đơn vị sản phẩm này thì phải giảm bớt số lượng sản phẩm kia với độ
thỏa dụng (lợi ích) khơng đổi
d. Tỷ số giá giữa hai sản
phẩm e. (a), (b) và (c) đều
đúng
Câu 13. Tại kết hợp (X, Y) trên đường bàng quan có MRSXY = - 3, có nghĩa là?
a. Để tăng thêm một đơn vị X thì phải giảm bớt 3 đơn vị Y
b. Độ dốc của đường bàng quan tại kết hợp này bằng 3
c. Để tăng thêm một đơn vị Y thì phải giảm bớt 3 đơn vị X
d. (a) và (b) đúng
e. (a) và (c) đúng
Câu 14. Để so sánh mức độ hữu ích của các giỏ hàng khi tiêu dùng với nhau người ta sử
dụng?
a. Đường tổng chi phí
b. Đường ngân sách
c. Đường bàng quan
d. Đường tổng sản lượng
Câu 15. Câu nào sai trong các câu sau?
a. Tỷ lệ thay thế cận biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng độ thỏa dụng
không thay đổi
b. Các đường bàng quan luôn có độc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa
c. Giá trị tuyệt đối của tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa giảm dần nên đường bàng
quan đều lồi về phía gốc tọa độ
d. Giá trị tuyệt đối của tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa giảm dần nên đường bàng
quan lõm về phía gốc tọa độ.
e. (b) và (d) đều sai
Câu 16. Đối với hai hàng hóa thay thế hồn hảo?
a. Đường bàng quan là đường cong dốc xuống từ trái qua phải
b. Đường bàng quan là đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải
c. Đường bàng quan có dạng chữ L
d. Đường bàng quan là đường nằm ngang
Câu 17. Đối với hai hàng hóa bổ sung hồn hảo thì?
a. Đường bàng quan là đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải
b. Đường bàng quan có dạng chữ L
c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa bằng 0
d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữu hai hàng hóa là hằng số.
e. (b) và (c) đúng
Câu 18. Đường Ngân sách là đường?
a. Tập hợp các giỏ hàng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức
thu nhập (thu nhập không đổi) khi giá của hàng hóa là cho trước.
b. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua khi thu nhập không đổi
c. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua khi giá của một sản phẩm thay đổi
d. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng chi hết thu nhập của mình
e. (a) và (d) đều đúng
Câu 19. Độ dốc đường ngân sách thể hiện?
a. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường về mặt giá cả
b. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường về mặt số
lượng c. (a) và Giá tương đối giữa hai sản phẩm (-PX/PY)
d. (b) và Giá tương đối giữa hai sản phẩm (-PX/PY)
Câu 20. Tại kết hợp (X, Y), độ dốc của đường ngân sách là -1/2 có nghĩa?
a. MUX/MUY = 2
b. Để mua thêm một đơn vị X thì phải giảm bớt 1/2 đơn vị Y với thu nhập không đổi.
c. PX = 2PY
d. PX = 1/2PY
e. (b) và (d) đúng
Câu 21. Những điểm nằm trên đường ngân sách?
a. Cho biết người tiêu dùng có khả năng mua một kết hợp hàng hóa và sử dụng hết thu nhập
b. Cho biết người tiêu dùng khơng có khả năng mua một kết hợp hàng hóa vì thu nhập của
người tiêu dùng khơng có khả năng chi trả.
c. Có độ dốc bằng nhau
d. (a) và (c) đều đúng
e. (b) và (c) đều đúng
Câu 22. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường ngân sách là?
a. Tỷ số giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hồnh so với giá hàng hóa trên trục tung
b. Tỷ số giá của hàng hóa trên trục tung so với giá hàng hóa trên trục hồnh
c. Giá tuyệt đối của hàng hóa trên trục tung
d. Giá thực tế của hai hàng trên trục hoành
Câu 23. Nếu giá của hàng hóa được biểu diễn ở trục tung tăng trong khi các yếu tố khơng
đổi, thì đường ngân sách sẽ?
a. Xoay ra ngoài và trở nên dốc hơn
b. Xoay ra ngoài và trở nên thoải hơn
c. Xoay vào trong và trở nên thoải hơn
d. Xoay vào trong và trở nên dốc hơn
Câu 24. Nếu thu nhập tăng trong khi các yếu tố khác khơng đổi thì đường ngân sách sẽ?
a. Xoay ra ngoài và trở nên thoải hơn
b. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn
c. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu
d. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách ban đầu
2. Trắc nghiệm chương 2
Câu 1. Hàm sản xuất đề cập đến:
a. Các đầu ra với các đầu vào
b. Các đầu ra với các đầu vào biến đổi
c. Các đầu ra với các chi phí
Câu 2. Trong kinh tế học, ngắn hạn là thời kỳ sản xuất trong đó:
a. Nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm
b. Tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi
c. Tất cả các yếu tố đầu vào đều cố định
d. Có ít nhất một đầu vào cố định và ít nhất một dầu vào biến đổi
Câu 3. Giả định cơng ty may việt tiến có một lượng tài sản cố định dưới hình thức máy
dệt, Cơng ty chỉ có thể thay đổi sản lượng bằng cách thay đổi lượng lao động. Đây là ví
dụ về:
a. Các ràng buộc thị trường
b. Hiệu quả kinh tế
c. Sản xuất ngắn hạn
d. Sản xuất dài hạn
Câu 4. Hàm sản xuất ngắn hạn của lao động mơ tả:
a. Chi phí tối thiểu để sản xuất một lượng đầu ra cho trước
b. Sản lượng đầu ra thay đổi như thế nào khi số lượng lao động thay đổi với quy mô nhà máy
cố định
c. Sản lượng đầu ra thay đổi như thế nào khi quy mô nhà máy thay đổi, lượng lao động không
đổi
d. Người quản lý doanh nghiệp quyết định như thế nào trong giai đoạn ngắn hạn
Câu 5. Qui luật năng suất cận biên giảm dần (hay hiệu suất giảm dần) nói rằng:
a. Khi qui mơ của nhà máy tăng lên, sản phẩm cận biên của nó sẽ giảm
b. Khi qui mơ của nhà máy tăng lên, chi phí trung bình của nó giảm xuống
c. Khi một hãng sử dụng ngày càng nhiều một đầu vào biến đổi, với lượng các đầu vào cố
định cho trước, đến một thời điểm nào đó sản phẩm cận biên của đầu vào biến đổi cuối
cùng sẽ giảm xuống
d. Khi một hãng sử dụng ngày càng nhiều một đầu vào biến đổi, với lượng các đầu vào cố
định cho trước, sản phẩm trung bình của đầu vào biến đổi cuối cùng sẽ giảm xuống
Câu 6. Khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi mà tổng sản lượng giảm, có
thể nói:
a. Sản phẩm cận biên của yếu tố biến đổi đạt cực đại
b. Sản phẩm cận biên của yếu tố biến đổi bằng 0
c. Sản phẩm trung bình của yếu tố cố định đạt cực đại
d. Sản phẩm cận biên của yếu tố biến đổi âm
Câu 7. Khi sản phẩm cận biên của một yếu tố biến đổi bằng 0, sản lượng sẽ:
a. Cực tiểu
b. Cực đại
c. Bằng 0
d. Tất cả đều sai
Câu 8. Năng suất bình quân của doanh nghiệp hiện đang là 20 sản phẩm. Nếu doanh
nghiệp tuyển thêm 1 người lao động nữa có năng suất 35 sản phẩm thì:
a. Năng suất bình quân của doanh nghiệp sẽ khơng thay đổi.
b. Năng suất bình qn của doanh nghiệp sẽ tăng hơn so với mức cũ .
c. Năng suất bình quân của doanh nghiệp sẽ giảm hơn so với mức cũ.
d. Không đủ thông tin để trả lời.
Câu 9. Năng suất trung bình của 2 người lao động là 20, năng suất biên của người lao
động thứ 3 là 17, vậy năng suất trung bình của 3 người lao động là:
a. 12,33
b. 14
c. 19
d. 18,5
Câu 10. Theo quan điểm của nhà kế tốn, tổng chi phí khơng bao gồm:
a. Tiền lương trả cho người lao động.
b. Tiền thuê nhà xưởng.
c. Chi phí cơ hội của một phương án bị bỏ qua.
d. Tiền mua nguyên vật liệu.
Câu 11. Tỷ lệ lãi suất là 10%/năm. Bạn đầu tư 150 triệu đồng khoản tiền riêng của mình
vào một công việc kinh doanh và kiếm được lợi nhuận kế toán là 40 triệu đồng sau một
năm. Giả sử các yếu tố khác khơng đổi thì lợi nhuận kinh tế bạn thu được là:
a. 20 triệu đồng
b. 25 triệu đồng
c. 5 triệu đồng
d. 2 triệu đồng
Câu 12. Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa TC và VC là:
a. AFC
b. FC
c. MC
d. AC
Câu 13. Chi phí nào trong các chi phí dưới đây KHƠNG có dạng hình chữ U:
a. ATC
b. AFC
c. AVC
d. MC
Câu 14. Điều nào sau đây là đúng trong dài hạn đối với doanh nghiệp:
a. Không tồn tại chi phí cố định
b. Tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi
c. qui mô sản xuất của doanh nghiệp thay đổi.
d. Tất cả đều đúng
Câu 15. Tính kinh tế khơng đổi theo qui mơ có nghĩa là khi sản lượng tăng lên thì:
a. Tổng sản phẩm khơng đổi
b. Chi phí trung bình dài hạn khơng đổi
c. Chi phí trung bình dài hạn tăng
d. Chi phí trung bình dài hạn giảm
Câu 16. Một doanh nghiệp đang có tính phi kinh tế theo qui mơ tức là khi đó trong dài
hạn:
a. MC > AC
b. MC < AC
c. MC = AC
d. ACmin
Câu 17. Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 10 đơn vị sản phẩm là 100 đơn vị tiền tệ, và
chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 là 8 đơn vị tiền tệ, thì doanh nghiệp này
đang có tính:
a. Kinh tế theo quy mơ.
b. Phi kinh tế theo quy mô.
c. Kinh tế không đổi theo quy mô.
d. Không đủ điều kiện để xác định.
Câu 18. Trong các hàm sản xuất sau đây hàm sản xuất nào thể hiện tình trạng hiệu quả
theo qui mơ:
a. Q = 4K1/2L1/2
b. Q = aK2 + bL2
c. Q = K0,4L0,6
d. Q = 2K + 3L
Câu 19. Cho hàm sản xuất Q= K1/2 L1/2 Đây là hàm sản xuất có:
a. Hiệu quả theo qui mô
b. Hiệu quả giảm dần theo qui mô
c. Hiệu quả không đổi theo qui mô
d. Không thể xác định được
Câu 20. Khi một doanh nghiệp đạt đến mức sản lượng mà tại đó lợi nhuận cận biên bằng
0 thì doanh nghiệp này đang có:
a. Tổng doanh thu đạt giá trị lớn nhất.
b. Tổng chi phí đạt giá trị nhỏ nhất.
c. Tổng lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất.
d. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 21. Điều nào dưới đây đúng với cả độc quyền bán, cạnh tranh độc quyền và cạnh
tranh hoàn hảo:
a. Sản phẩm đồng nhất
b. Lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong dài hạn
c. Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR = MC
d. Dễ dàng gia nhập và rút khỏi thị trường
Câu 22. Một doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng có MR < MC (hay lợi nhuận
biên là một số âm), để tăng lợi nhuận DN này nên:
a. Tăng sản lượng
b. Giảm sản lượng
c. Không thay đổi sản lượng
d. Các đáp án đều đúng
Câu 23. Trong các đẳng thức dưới đây, đẳng thức nào đúng với mức sản lượng tại đó chi
phí trung bình AC đạt giá trị cực tiểu:
a. AVC = FC
b. P = AVC
c. MC = AC
d. MC = AVC
Câu 24. Chi phí cận biên MC cắt:
a. AC, AVC và AFC tại điểm cực tiểu của chúng
b. ATC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng
c. AVC, AFC tại điểm cực tiểu cỉa chúng
d. AC, AVC tại điểm cực tiểu của chúng
Câu 25. Cùng một số vốn đầu tư, nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3 phương án
A,B,C lần lượt là 100 triệu, 50 triệu, 20 triệu, nếu phương án B được lựa chọn thì lợi
nhuận kinh tế đạt được là:
a. – 50 triệu
b. 50 triệu
c. 100 triệu
d. Khơng có phương án đúng
3. Trắc nghiệm chương 3
Câu 1. Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a. Đường cầu thị trường dốc xuống
b. Đường cầu hoàn toàn co giãn đối với mỗi hãng
c. Sản phẩm khác nhau và có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành
d. Rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ
Câu 2. Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra trong một thị trường có nhiều hãng, mỗi hãng bán:
a. Sản phẩm giống hệt nhau
b. Sản phẩm duy nhất
c. Sản phẩm tương tự nhau
d. Sản phẩm sử dụng nhiều vốn
Câu 3. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp là người:
a. Quyết định giá thị trường
b. Chấp nhận giá thị trường
c. Chi phối giá thị trường thông qua quy mo sản phẩm cung cấp cho thị trường
d. Tất cả đều sai
Câu 4. Nếu một hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co giãn đối với sản phẩm của nó
(đường cầu là đường nằm ngang) thì:
a. Hãng không phải là người chấp nhận giá
b. Hãng sẽ giảm giá để bán được nhiều hơn
c. Hãng sẽ tăng giá để tăng tổng doanh thu
d. Doanh thu cận biên bằng với giá sản phẩm
Câu 5. Một doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo khơng có khả năng tác động đến giá đối
mặt với một:
a. Đường doanh thu trung bình dốc xuống
b. Đường doanh thu cận biên dốc xuống
c. Đường cầu hoàn toàn co giãn
d. Đường cầu nằm ngang
e. (c) và (d)
Câu 6. Một hãng chấp nhận giá là hãng:
a. Phải giảm giá nếu muốn bán nhiều hơn
b. Phải chấp nhận giá đưa ra bởi một nhà độc quyền
c. Không thể tác động đến giá sản phẩm của hãng
d. Có thể tăng giá nếu giảm sản lượng
Câu 7. Điều nào dưới đây khơng xảy ra trong cạnh tranh hồn hảo?
a. Có nhiều người bán
b. Có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành
c. Người bán và người mua có thơng tin hồn hảo về giá của sản phẩm trên thị trường
d. Các hãng trong ngành khơng có lợi thế so với những người muốn gia nhập mới
Câu 8. Điều nào sau đây đúng với 1 doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. P = MC = MR = AR tại mọi mức sản lượng
b. Một hãng cạnh tranh sẽ kiếm được lợi nhuận kinh tế khi MR > AC
c. Doanh nghiệp cạnh tranh có đường cung chính là một phần đường MC
d. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 9. Khi doanh nghiêp cạnh tranh tăng sản lượng bán ra thì tổng doanh thu sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Khơng thay đổi
d. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp trên
Câu 10. Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo có đặc điểm:
a. Là đường nằm ngang tại giá thị trường
b. Là đường dốc xuống từ trái qua phải
c. (a) và đồng thời là đường doanh thu biên, doanh thu trung bình
d. (b) và đồng thời là đường doanh thu biên, doanh thu trung bình
Câu 11. Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang tại mức
giá thị trường, bởi vì:
a. DN có thể bán bất kỳ sản lượng nào tại mức giá trị trường
b. DN khơng có sức mạnh thị trường
c. DN là người chấp nhận giá bán của thị trường
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12. Đối với doanh nghiệp cạnh tranh, khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị thì tổng doanh
thu thay đổi một lượng bằng:
a. Giá bán
b. Gấp đôi giá bán
c. Tổng doanh thu cũng thay đổi 1 đơn vị
Câu 13. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hồn hảo chọn mức sản lượng
tại đó:
a. Doanh thu biên bằng chi phí biên
b. Doanh thu biên bằng giá thị trường
c. Cả a và b đều đúng
d. Tất cả đều sai
Câu 14. Trong điều kiện nào dưới đây, một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ kiếm được lợi
nhuận kinh tế:
a. MR > MC
b. P > ATC
c. MR > AC
d. P > MC
e. (b) và (c)
Câu 15. Nếu một hãng cạnh tranh hồn hảo đang thu được lợi nhuận, khi đó hãng đang
sản xuất tại mức sản lượng sao cho:
a. Giá lớn hơn chi phí cận biên
b. Giá lớn hơn doanh thu biên
c. Chi phí biên lớn hơn doanh thu biên
d. Chi phí biên lớn hơn tổng chi phí trung bình
Câu 16. Khi giá bằng chi phí trung bình, doanh nghiệp đang ở tình trạng:
a. Lợi nhuận > 0
b. Lợi nhuận < 0
c. Lợi nhuận = 0
d. Tất cả đều sai
Câu 17. Nếu giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, một doanh nghiệp cạnh tranh thực
hiện tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng, mà tại đó:
a. MR = MC
b. MC = AR
c. Cả a và b đều đúng
d. Tất cả đều sai
Câu 18. Nếu giá nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình, một doanh nghiệp cạnh tranh thực
hiện tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng, mà tại đó:
a. MR = MC
b. MC = AR
c. Cả a và b đều đúng
d. Tất cả đều sai
Câu 19. Điều nào dưới đây không phải là một trong những quyết định mà một hãng cạnh
tranh hoàn hảo phải đưa ra:
a. Nên ở lại hay rời bỏ ngành
b. Nên sản xuất hay ngừng sản xuất tạm thời
c. Nếu quyết định sản xuất thì sản xuất bao nhiêu
d. Nên đặt giá nào cho sản phẩm
Câu 20. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi:
a. Chi phí cận biên bằng giá bán và giá bán lớn hơn chi phí biến đổi bình qn tổi thiểu
b. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí cố định bình qn tối thiểu
c. Chi phí biến đổi bình qn tối thiểu
d. Tổng chi phí bình qn tối thiểu
Câu 21. Nếu doanh thu biên của một hãng cạnh tranh hồn hảo nhỏ hơn chi phí cận
biên, hãng:
a. Đang bị thua lỗ
b. Đang thu được lợi nhuận kinh tế
c. Nên giảm sản lượng
d. Nên tăng sản lượng
Câu 22. Nếu giá bán của một hãng cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn chi phí biên, để tối đa
hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên:
a. Nên giảm sản lượng
b. Nên tăng sản lượng
c. Nên đóng cửa sản xuất
d. Tất cả đều đúng
Câu 23. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là:
a. Phần đường MC từ AVCmin trở lên
b. Phần đường MC từ Acmin trở lên
c. Là nhánh bên phải của đường MC
d. Doanh nghiệp trong thị trường này khơng có đường cung
Câu 24. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là:
a. Phần đường MC từ AVCmin trở lên
b. Phần đường MC từ ACmin trở lên
c. Là nhánh bên phải của đường MC
d. Doanh nghiệp trong thị trường này không có đường cung
Câu 25. Nếu một hãng cạnh tranh đang sản xuất một mức sản lượng tại đó giá bằng tổng
chi phí trung bình, thì hãng:
a. Nên đóng của sản xuất
b. Đang trong tình trạng hịa vốn
c. Vẫn thu được lợi nhuận kinh tế dương
d. Lợi nhuận kinh tế bằng 0
e. (b) và (d)
4. Trắc nghiệm chương 4
Câu 1. Một thị trường độc quyền bán:
a. Khơng có rào cản đối với sự gia nhập của các hãng đối thủ
b. Chỉ có một hãng duy nhất
c. Có nhiều sản phẩm thay thế
d. Chỉ có duy nhất một người mua
Câu 2. Cản trở nào dưới đây là cản trở tự nhiên đối với các hãng mới muốn xâm nhập
thị trường:
a. Bằng phát minh
b. Tính kinh tế của quy mô
c. Bản quyền
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Sức mạnh thị trường đề cập tới:
a. Việc sản xuất một sản phẩm chất lượng cao mà rất ít người mua có thể cưỡng lại được
b. Khả năng đặt giá (đặt giá bán cao hơn chi phí cận biên)
c. Khả năng đạt được chỉ tiêu sản xuất
d. Khả năng kiểm soát thị trường
Câu 4. Khả năng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc đặt giá là:
a. Một đặc trưng cơ bản của độc quyền
b. Một đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh
c. Có thể chỉ khi hãng giữ một bằng sáng chế về sản phẩm mà hãng bán
d. Có thể chỉ khi hãng là độc quyền tự nhiên
Câu 5. Khi một doanh nghiệp duy nhất cung cấp cho thị trường với chi phí trung bình
thấp hơn hai hoặc nhiều doanh nghiệp, ngành này là:
a. Độc quyền sở hữu nguồn lực then chốt
b. Độc quyền chính phủ
c. Đọc quyền tự nhiên
d. Tất cả đều sai
Câu 6. Độc quyền tự nhiên tồn tại khi:
a. Chính phủ bảo hộ cho hãng bằng việc đảm bảo tính độc quyền
b. DN có tính kinh tế theo quy mơ (kinh tế tăng dần theo quy mơ)
c. Chi phí trung bình ln giảm khi hãng tăng sản lượng
d. Đường tổng chi phí trung bình dốc xuống
e. (b), (c) và (d)
Câu 7. Nếu một hãng độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cần:
a. Tối đa hóa doanh thu
b. Tối đa hóa lợi nhuận đơn vị
c. Lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí trung bình là nhỏ nhất
d. Khơng có phương án đúng
Câu 8. Đối với một nhà độc quyền sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm một đơn vị
sản phẩm:
a. Bằng giá sản phẩm
b. Lớn hơn giá sản phẩm
c. Lớn hơn chi phí cận biên
d. Nhỏ hơn giá bán sản phẩm
e. Khơng có phương án đúng
Câu 9. Mục tiêu doanh thu tối đa của doanh nghiệp độc quyền phải thỏa mãn điều kiện:
a. MR = MC
b. P = MC
c. TR = TC
d. MR = 0
Câu 10. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là:
a. Dốc xuống qua bên phải
b. Nằm ngang song song với trục hoành
c. Đường cầu của thị trường
d. (b) và (c)
e. (a) và (c)
Câu 11. Đường doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền là:
a. Đường dốc xuống qua bên phải
b. Nằm bên trên đường cầu thị trường
c. Nằm bên dưới đường cầu thị trường
d. (a) và (c)
e. (a) và (b)
Câu 12. Sự khác nhau giữa doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền và cạnh
nhau là:
a. Doanh thu trung bình bằng giá
b. Doanh thu trung bình khác với doanh thu biên
c. Cả a và b đều đúng
d. Tất cả đều sai
Câu 13. Nhà độc quyền đối diện với đường cầu dốc xuống, doanh thu cận biên không bao
giờ lớn hơn giá vì:
a. Người sản xuất sản phẩm thay thế duy trì giá thấp
b. Nhà độc quyền phải giảm giá để bán thêm sản phẩm trong bất kỳ giai đoạn nào
c. Nhà độc quyền sẽ là một tập đoàn lớn hơn với chi phí cố định cao hơn
d. Nhà độc quyền phải chấp nhận doanh thu cận biên vì nó được suy ra từ đường cầu thị
trường
Câu 14. Doanh nghiệp độc quyền muốn tăng sản lượng thì phải:
a. Giảm giá
b. Tăng giá
c. Khơng làm gì vì DN có quyền quyết định giá bán
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15. Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách:
a. Sản xuất số lượng sản phẩm tại mức doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
b. Sản xuất mức sản lượng tại chi phí cận biên bằng giá
c. Đặt giá bằng chi phí cận biên
d. Đặt giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận
e. Đặt giá dựa vào đường cầu
Câu 16. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền quyết định mức sản lượng mà tại đó:
a. P = AR > MR = MC
b. P = AR = MR = MC
c. P > MR > MC
d. P < MC
Câu 17. Nếu một nhà độc quyền đang sản xuất tại mức sản lượng tại đó có chi phí biên
lớn hơn doanh thu biên, nhà độc quyền nên:
a. Tăng giá và giảm sản lượng
b. Giảm giá và tăng sản lượng
c. Giảm giá và giảm sản lượng
d. Không điều nào đúng
Câu 18. Nhà độc quyền thường thu lợi nhuận kinh tế dương vì:
a. Họ nhận được trợ cấp của chính phủ
b. Khả năng định giá đảm bảo lợi nhuận kinh tế dương
c. Các rào cản gia nhập ngăn chặn sự giảm giá
d. Việc nắm giữ rủi ro độc quyền đảm bảo lợi nhuận kinh tế
Câu 19. Đường cung của độc quyền bán:
a. Là đường chi phí cận biên
b. Là đường chi phí cận biên phía trên AVCmin
c. Là đường doanh thu cận biên
d. Trong độc quyền khơng có đường cung
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền hồn tồn tại đó P = MC
b. Hệ số góc của đường doanh thu biên gấp đơi hệ số góc của đường cầu
c. Chính phủ đánh thuế cố định đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ làm cho giá và
sản lượng không đổi
d. Đường tổng doanh thu của nhà độc quyền hoàn toàn là một hàm bậc 2
Câu 22. Trong ngắn hạn của thị trường độc quyền, câu nào sau đây chưa thể khẳng định:
a. Doanh thu cực đại khi MR = 0
b. Để có lợi nhuận tối đa ln cung ứng tại mức sản lượng có cầu co giãn nhiều
c. Doanh nghiệp kinh doanh ln có lợi nhuận
d. Đường MC ln ln cắt AC tại Acmin
e. Khơng có phương án đúng
Câu 23. Trong thị trường độc quyền hoàn tồn, chính phủ đánh thuế khơng theo sản
lượng sẽ ảnh hưởng:
a. Người tiêu dùng và người sản xuất cùng gánh
b. Giá tăng
c. Sản lượng giảm
d. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 24. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền, chính phủ nên quy
định mức giá tối đa (Pmax):
a. Pmax = AC
b. Pmax = MR
c. Pmax = MC
d. Pmax = AVC
Câu 25. Doanh nghiệp độc quyền gây ra khoản mất khơng cho xã hội vì:
a. DN độc quyền sản xuất mức sản lượng thấp hơn sản lượng tối ưu của xã hội
b. DN độc quyền sản xuất mức sản lượng cao hơn sản lượng tối ưu của xã hội
c. (a) và đặt giá cao hơn chi phí biên (hay giá của xã hội)
d. (b) và đặt giá cao hơn chi phí biên (hay giá của xã hội)
5. Trắc nghiệm chương 5
Câu 1. Đặc điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh độc quyền là:
a. Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình
b. Có nhiều doanh nghệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau
c. Cả (a) và (b) đều sai
d. Cả (a) và (b) đều đúng
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải của thị trường cạnh tranh độc quyền:
a. Ngành gồm nhiều hãng
b. Các hãng là những người tối đa hóa lợi nhuận
c. Các hãng chọn sản lượng ở mức chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
d. Sản phẩm của các hãng trong ngành là giống hệt nhau
Câu 3. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền:
a. Chỉ được gia nhập ngành, nhưng không được rời bỏ ngành
b. Hồn tồn khơng thể gia nhập và rời bỏ thị trường
c. Chỉ được rời bỏ ngành, nhưng không được gia nhập ngành
d. Có sự tự do gia nhập và rời bỏ ngành
Câu 4. Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có:
a. Tất cả các hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương
b. Giá sẽ được đặt bằng chi phí cận biên nhằm tối đa hóa lợi nhuận
c. Giá sẽ thấp hơn trong cạnh tranh hồn hảo
d. Giá ln lớn hơn chi phí cận biên
Câu 5. Trong dài hạn, khi lợi nhuận kinh tế dương trong một ngành cạnh tranh độc
quyền:
a. Các hãng mới sẽ gia nhập ngành, vì thế làm tăng cầu đối với sản phẩm của các hãng cũ
trong ngành
b. Các hãng mới sẽ gia nhập ngành và cầu đối với sản phẩm của các hãng cũ trong ngành sẽ
giảm
c. Các hãng sẽ rời bỏ thị trường, vì thế làm tăng cầu đối với sản phẩm của các hãng cịn lại
trong ngành
d. Hãng có thể trở thành độc quyền
Câu 6. Trong dài hạn, hãng cạnh tranh độc quyền sẽ:
a. Đối mặt với đường cầu hoàn toàn co giãn
b. Sản xuất sản lượng ít hơn mức ứng với ACmin
c. Sản xuất sản lượng đúng tại mức có ACmin
d. Thu được lợi nhuận kinh tế
Câu 7. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn có:
a. Doanh nghiệp đang sản xuất với quy mô thấp hơn mức tối ưu của xã hội
b. Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ hịa vốn (lợi nhuận kinh tế bằng 0)
c. Sẽ khơng có thêm sự gia nhập ngành hoặc rời bỏ ngành nào nữa
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 8. Điểm giống nhau giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh
độc quyền là:
a. Khơng có rào cản trong việc gia nhập thị trường
b. Trạng thái cân bằng dài hạn khi Lợi nhuận kinh tế bằng 0
c. Cả (a) và (b) đều đúng
d. Cả (a) và (b) đều sai
Câu 9. Hãng cạnh tranh độc quyền gây ra phần mất khơng vì:
a. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí cận biên
b. Bán sản phẩm với giá lớn hơn chi phí cận biên
c. (a) và sản xuất mức sản lượng thấp hơn mức xã hội mong muốn
d. (b) và sản xuất mức sản lượng thấp hơn mức xã hội mong muốn
Câu 10. Quảng cáo là thuộc tính gắn liền với thị trường nào?
a. Cạnh tranh hoàn hảo
b. Cạnh tranh độc quyền
c. Độc quyền
d. Độc quyền nhóm
Câu 11. Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền và doanh nghiệp độc
quyền là:
a. Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và đều gây ra khoản mất khơng
b. Giá bán lớn hơn chi phí biên
c. Mức sản lượng tối ưu tại chi phí biên bằng doanh thu biên
d. Mức sản lượng tối ưu đối với doanh nghiệp nhỏ hơn mức tối ưu của xã hội
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 12. Hãng độc quyền tập đồn (độc quyền nhóm) có:
a. Cản trở xâm nhập bằng 0
b. Cản trở xâm nhập vô cùng lớn
c. Cản trở xâm nhập đáng kể
d. Cản trở xâm nhập rất nhỏ
Câu 13. Ngành nào dưới đây là ví dụ điển hình về độc quyền nhóm:
a. Ngành gạo
b. Ngành sản xuất ô tô
c. Ngành may mặc
d. Ngành sản xuất nước giải khát
Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây là của độc quyền nhóm:
a. Ngành có một số lượng lớn các hãng
b. Khơng có rào cản gia nhập ngành
c. Các hãng tương đối lớn so với quy mô của thị trường
d. Các hãng sản xuất các sản phẩm khác biệt hoặc giống nhau
e. (c) và (d)
Câu 15. Trong mơ hình Cournot về độc quyền nhóm:
a. Hai hãng sản xuất sản phẩm giống nhau
b. Chi phí của các hãng giống nhau
c. Hai hãng ra quyết định về mức sản lượng mình sẽ sản xuất cùng một lúc.
d. Tất cả đều đúng
Câu 16. Trong mơ hình Cournot về độc quyền tập đồn, điều nào sau đây là sai:
a. Hai hãng sản xuất sản phẩm khác nhau
b. Chi phí của các hãng giống nhau
c. Quyết định sản lượng của các hãng được đưa ra vào các thời điểm khác nhau
d. (a) và (b)
e. (a) và (c)
Câu 17. Cân bằng Cournot xảy ra:
a. Khi Một hãng ra quyết định sản lượng trước dựa vào phản ứng của các hãng kia.
b. Khi Các hãng ra quyết định cùng một lúc và mỗi hãng đều phải tính đến hành động của các
hãng kia.
c. Khi Các hãng ra quyết định theo nguyên tắc MR = MC và không quan tâm các hãng khác
hành động như thế nào.
d. Cân bằng Cournot xảy ra tại Giao điểm của hai đường phản ứng
e. (b) và (d) đúng
Câu 18. Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác cơng khai hình thành nên một tổ
chức hoạt động theo phương thúc của một doanh nghiệp:
a. Cạnh tranh độc quyền
b. Độc quyền hoàn toàn
c. Cạnh tranh hoàn toàn
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 19. So với trường hợp khơng cấu kết thì Khi các DN độc quyền nhóm cấu kết cơng
khai với nhau:
a. Sản lượng sản xuất sẽ tăng, giá bán sẽ giảm
b. Sản lượng sản xuất sẽ giảm, giá bán sẽ tăng
c. (a) và lợi nhuận sẽ giảm
d. (b) và lợi nhuận sẽ tăng
Câu 20. Trong mơ hình Cournot, Khi các DN trong thị trường độc quyền nhóm khơng
cấu kết với nhau thì:
a. Mỗi doanh nghiệp sẽ hành động theo nguyên tắc tối đa lợi ích cho chính mình song mức
lợi nhuận thu được khơng lớn bằng mức lợi nhuận có được khi cấu kết.
b. Lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được là lớn nhất.
c. Chắc chắn thua lỗ.
d. Sẽ khơng có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong cùng thị trường.
Câu 21. Trong mơ hình Stackelberg về độc quyền tập đoàn:
a. Hai hãng ra quyết định sản xuất cùng một lúc
b. Chi phí của các hãng giống nhau
c. Một hãng ra quyết định về mức sản lượng sản xuất của mình trước.
d. Hai hãng sản xuất sản phẩm giống nhau
Câu 22. Khi 2 hãng ra quyết định sản lượng một cách đồng thời có tính đến phản ứng
của hãng kia thì hai hãng đang quyết định theo mơ hình:
a. Cournot
b. Stackelberg
c. Cạnh tranh giá cả
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 23. Khi một hãng đưa ra quyết định sản lượng trước rồi hãng kia đưa ra sau thì 2
hãng đang quyết định theo mơ hình:
a. Cournot
b. Stackelberg
c. Cạnh tranh giá cả
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 24. Trong trường hợp các hãng trong thị trường độc quyền nhóm cạnh tranh với
nhau bằng giá thì điều nào sau đây đúng:
a. Sản phẩm của các hãng có sự khác nhau
b. Mỗi hãng xác định giá của mình trên cơ sở tính đến phản ứng của các đối thủ cạnh tranh.
c. Các doanh nghiệp cũng có thể cấu kết hoặc không cấu kết với nhau
d. Các quyết định sản xuất của các hãng được đưa ra cũng dựa trên mơ hình Cournot
e. Tất cả đều đúng
Câu 25. Khi sản phẩm của các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm có sự
phân biệt nhau (khác nhau) thì các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau bằng:
a. Sản lượng
b. Giá cả
c. Cả hai biện pháp trên
d. Không biện pháp nào đúng