Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

bàn về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu – hội sở phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 64 trang )

- 1 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
STBH: Số tiền bảo hiểm
GIC: Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu
CSLTDL: Cơ sở lưu trú du lịch
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)
Biểu 1.2 : Thu nhập du lịch hàng năm
Bảng 1.1: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (tính đến 7/2009)
Bảng 1.2: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ
Biểu 1.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch 1990 - 2008
Bảng 1.3: Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009)
Bảng 1.4: Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của GIC từ 9/2006 – 2008
Biểu 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây (trĐ)
Biểu 2.2: Chi bồi thường bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây (trĐ)
Biểu 2.3: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm du lịch của GIC trong 3 năm gần đây
(%)
Bảng 2.2: Doanh thu và chi phí nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại GIC trong 3 năm gần
đây (trĐ)
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 2 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống của con người trong xã hội ngày nay đang không ngừng được nâng
cao, cùng với đó, các nhu cầu của con người cũng được thỏa mãn ngày một tốt hơn.
Sau khi các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở… được đáp ứng, thì con người bắt đầu
hướng tới những nhu cầu ở mức độ cao hơn, như nhu cầu làm đẹp, nhu cầu tín


ngưỡng, nhu cầu được tôn trọng… Và du lịch cũng là một trong các nhu cầu nhu
vậy.
Du lịch là một hoạt động đặc biệt của con người. Du lịch được thể hiện dưới
nhiều hình thức: du lịch nội địa, du lịch quốc tế, du lịch theo tour, du lịch “bụi”, du
lịch chữa bệnh… và nó đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Trong hành trình
của mình, bất cứ ai khi đi du lịch thì đều muốn có những ngày tháng nghỉ ngơi thoải
mái, nhưng cuộc sống khó có thể nói trước được điều gì, nhất là khi chúng ta đến
một nơi hoàn toàn xa lạ, khác biệt về thời gian, khí hậu, luật pháp, ngôn ngữ và văn
hóa. Chính từ những lý do cơ bản đó, bảo hiểm du lịch đã ra đời và ngày càng phát
triển để giúp con người đối phó với những rủi ro bất ngờ, không lường trước được
khi đi du lịch. Đây là loại hình bảo hiểm còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trong
tương lai không xa, bảo hiểm du lịch sẽ là một thị trường sôi động và đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
Vì những lý do đó, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn
Cầu – Hội sở phía Bắc, em đã chọn đề tài: “Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại
công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu – Hội sở phía Bắc” làm chuyên đề thực tập.
Đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận được chia làm ba phần:
Phần I: Lý luận cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm du lịch và quy trình triển
khai nghiệp vụ.
Phần II: Tình hình triển khai Bảo hiểm du lịch tại Công ty CP bảo hiểm
Toàn Cầu – Hội sở phía Bắc.
Phần III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo
hiểm du lịch.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 3 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Th.s. Nguyễn Ngọc
Hương cùng với chỉ bảo tận tình của các anh chị trong Công ty Bảo Hiểm Toàn
Cầu – Hội sở phía Bắc đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do thời gian
thực tập không nhiều, trình độ còn hạn chế cả về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm

thực tiễn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 4 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Chương I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU LỊCH
VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ
I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm du lịch
1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm du lịch
Từ xa xưa, con người đã luôn có ham muốn được khám phá thế giới, nơi mình
đang sinh sống. Ngày nay, con người đã không ngừng mở rộng được lãnh thổ dành
cho mình. Dấu chân của con người đã ngày càng cao hơn, xa hơn và thậm chí còn
in cả lên những hành tinh xa xôi trong dải thiên hà. Có thể nói, du lịch là một
“nguồn tài nguyên” vô tận có giá trị vô cùng lớn.
Thời gian gần đây, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là đối với
tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định và thu nhập cao. Nhắc đến du lịch, nghĩa là
nhắc tới những chuyến đi xa, thường là dài ngày tới một miền đất mới. Có rất nhiều
những điều mới lạ, kỳ thú để khám phá, song cùng với nó là những rủi ro bất ngờ
mà bất cứ du khách nào cũng có thể gặp phải. Chúng ta có thể liệt kê một số nhóm
rủi ro chính như sau
Nhóm rủi ro về sức khỏe, sinh mạng: Những sự khác biệt về múi giờ, hoặc khí
hậu có rất dễ gây ra nhóm rủi ro về sức khỏe. Khi gặp trường hợp bị đau ốm, bệnh
tật trong chuyến du lịch của mình, du khách không chỉ mất đi chuyến hành trình
khám phá thú vị mà còn có thể tiêu tốn rất nhiều chi phí điều trị tại nơi tham quan,
du lịch. Trong trường hợp xấu nhất, khách du lịch bị chết hoặc bị thương tật vĩnh
viễn do những tai nạn bất ngờ trong quá trình du lịch, nạn nhân cũng như gia đình
sẽ phải chịu rất nhiều tốn kém cho các chi phí về đưa thi hài về quê nhà cũng nhu

các chi phí mai táng.
Nhóm rủi ro về tài sản cá nhân: Khi cuộc sống được nâng cao, đồng nghĩa với
việc giá trị các tài sản cá nhân mà du khách mang đi cùng trong chuyến du lịch của
mình ngày càng cao, như vậy sẽ có rủi ro vê tài sản cá nhân như hành lý đến chậm
hoặc thất lạc, mất mát.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 5 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Nhóm rủi ro về hoãn (hủy) chuyến bay: Khi một chuyến bay bị hủy sẽ kéo
theo rất nhiều vấn đề: hành trình sẽ bị thay đổi, các khoản tiền đặt cọc… Việc này
có thể tiêu tốn rất nhiều chi phí, thậm chí làm hỏng cả cuộc hành trình.
Nhóm rủi ro về trách nhiệm dân sự: Khi đến địa điểm du lịch, với rất nhiều sự
khác biệt, thậm chí là trái ngược hẳn với thói quen thông thường, khách du lịch rất
dễ dẫn đến những sai lầm, phải chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại vật chất
hoặc tinh thần gây ra cho người thứ ba (bên thứ ba). Rõ ràng đây là rủi ro rất dễ gặp
phải, nhất là khi du lịch ra nước ngoài nếu bạn không nắm rõ về văn hóa của đất
nước đó. Ở các nước phát triển, các khoản phạt này thường rất nặng, thậm chí còn
bắt lao động công ích xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.
Trên đây là một số nhóm rủi ro chính mà du khách có thể gặp phải khi đi du
lịch trong nước cũng như nước ngoài. Khi gặp phải các rủi ro này, trước tiên là hành
trình du lịch sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Du khách sẽ chịu các chi phí về tài chính có
khi có giá trị rất lớn. Nếu các rủi ro liên quan đến tính mạng sức khỏe thì sự ảnh
hưởng sẽ không chỉ gói gọn trong chuyến hành trình mà có khi còn ảnh hưởng đến
du khách và gia đình trong cả quãng đời còn lại. Chính vì vậy, tìm ra một cách hợp
lý nhất để tài trợ rủi ro là điều tất cả chúng ta nên làm.
Đứng dưới góc độ của một nhà kinh doanh bảo hiểm, với mục đích đảm bảo
cho chuyến du lịch đạt được thành công, giúp công ty du lịch và du khách giảm bớt
được phần nào các chi phí tài chính nếu có các rủi ro xảy ra, đem đến cho du khách
một tâm lý thoải mái, yên tâm tận hưởng hành trình, góp phần tạo nên một chuyến
đi thành công cho du khách, bảo hiểm du lịch ra đời là một tất yếu khách quan.

Trước sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói
chung, các công ty bảo hiểm đã không ngừng cải tiến, đưa ra các gói dịch vụ ngày
càng đa dạng và phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng, mang lại sự yên tâm
cho khách hàng trong hành trình của mình, tận hưởng chuyến du lịch một cách trọn
vẹn và ý nghĩa.
1.2. Các khái niệm cơ bản
Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã quy định: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 6 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Theo đó du lịch có thể có nhiều mục đích, được thể hiện dưới nhiều hình thức.
Trong Luật này cũng định nghĩa về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng
tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến
du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Khi du lịch đã trở thành một nhu cầu của con người thì bảo hiểm du lịch ra đời
và phát triển là một tất yếu khách quan. Bảo hiểm du lịch là một loại hình bảo hiểm

con người phi nhân thọ, có tiền thân là bảo hiểm hành khách. Nhận thức được
những rủi ro mà con người có thể gặp phải khi đi du lịch, các nhà bảo hiểm đã đưa
ra loại hình bảo hiểm này. Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm du lịch
cũng dựa trên các quy luật cơ bản của bảo hiểm như: luật số lớn, nguyên tắc số
đông bù số ít, nguyên tắc phân tán rủi ro,… Những người khi tham gia vào quá
trình du lịch, sẽ có cùng khả năng xảy ra nhóm các rủi ro liên quan, do vậy, họ sẽ
cùng đóng góp để tạo nên một quỹ tiền tệ chung do công ty bảo hiểm nắm giữ, từ
đó chia nhỏ tổn thất mà một số ít người trong số họ gặp phải. Xác suất xảy ra rủi ro
trong quá trình du lịch sẽ quyết định phí bảo hiểm cho mỗi chuyến đi. Mức độ an
toàn của chuyến đi càng cao, số người tham gia bảo hiểm càng nhiều thì mức phí
này càng thấp. Trên thế giới, bảo hiểm du lịch đã ra đời từ rất sớm và hiện nay đã
trở nên rất phổ biến, nhưng ở Việt Nam, đây là khái niệm còn xa lạ với nhiều người.
Có thể nói sự phát triển của bảo hiểm du lịch Việt Nam còn chưa tương xứng với
quy mô của thị trường du lịch. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vài nét về thị trường du
lịch Việt Nam để làm rõ hơn điều này.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 7 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
1.3. Vài nét về hoạt động du lịch tại Việt Nam
1.3.1. Ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng Nghị định số 26-CP ngày
9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập ty Du lịch Việt Nam trực thuộc
Bộ Ngoại thương. Đến tháng 6/1978, Tổng cục Du lịch trực thuộc Hội đồng Chính
phủ được thành lập, ghi nhận vai trò to lớn của ngành du lịch trong nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, việc
quản lý Nhà nước ngành du lịch cũng là một trong các vấn đề đòi hỏi sự nhạy bén
và linh hoạt hơn. Gần đây, Tổng cục du lịch đã được sát nhập vào Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ. Điều
này đã góp phần tạo ra sự thống nhất cũng như hợp lý hơn trong hoạt động quản lý
nhà nước ngành du lịch, từ đó thúc đẩy ngành này phát triển hơn nữa, để trở thành

một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực vì Việt Nam là một đất nước có
tiềm năng lớn về du lịch. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi xem xét tài nguyên
du lịch Việt Nam, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn.
Nói về tài nguyên du lịch tự nhiên thì Việt Nam là một trong những đất nước
được thiên nhiên ưu đãi với hơn 3260 km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp,
hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ; ¾ địa hình là đồi núi với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú,
nhiều khu sinh thái, hang động, khu nghỉ dưỡng sang trọng…
Nói đến tài nguyên du lịch nhân văn, Việt Nam là một đất nước có lịch sử hình
thành và phát triển hơn 4000 năm, một đất nước đã phải trải qua biết bao nhiêu
thăng trầm với rất nhiều các cuộc đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, một
đất nước với nền văn hóa đa dạng và đặc sắc, một đất nước an toàn, mến khách với
những người dân luôn sẵn sàng mỉm cười… Có thể nói đó là những điều khiến cho
Việt Nam trở thành điểm du lịch lý tưởng cho các du khách trong nước và quốc tế.
Với những tiềm năng lớn như vậy, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển
và đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế. Chúng ta nên có một cái nhìn toàn cảnh và
khách quan về những gì mà ngành du lịch đã đạt được trong thời gian qua.
1.3.2. Tình hình ngành du lịch trong thời gian gần đây
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 8 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Về khách du lịch: Từ 1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được
mức tăng trưởng với 2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt
(năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng
20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008. Số lượng
người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2000 -
2008, trên 30.000 người/năm.
Biểu 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)
Đơn vị: lượt người

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt
động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân
dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch
mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các
cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu
nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ
đồng, gấp trên 50 lần.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 9 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Biểu 1.2. Thu nhập du lịch hàng năm
Đơn vị: ngàn tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, từng bước làm ăn có hiệu quả:
Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập
thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Tính
đến nay, cả nước đã có hơn 11.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 758 doanh nghiệp lữ
hành quốc tế; hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Ngoài ra, còn có hàng
nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương trong cả
nước.
Bảng 1.1: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (tính đến 7/2009)
Khu vực Tổng số Nhà nước Cổ phần Liên doanh TNHH Tư nhân
Miền Bắc 402 32 170 3 196 1
Miền Trung 73 10 20 2 40 1
Miền Nam 283 27 51 7 196 2
Tổng số 758 69 241 12 432 4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 10 –

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Bảng 1.2: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ
Tổng số Phân loại theo ngoại ngữ sử dụng
Anh Pháp Trung Nga Đức Nhật Hàn TBN Thái Khác
5.791 2.631 665 1.383 96 261 497 57 75 33 87
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong giai đoạn 2000 - 2009, cả nước đã nâng cấp, xây mới trên 60.000 phòng
khách sạn (tăng gấp gần 2,5 lần so với 30 năm trước).
Biểu 1.3. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch 1990 - 2008
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 1.3. Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009)
Stt Hạng Số lượng Số buồng
1 5 sao 33 8.564
2 4 sao 90 10.950
3 3 sao 176 12.674
4 2 sao 850 31.450
5 1 sao 990 20.790
6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
(*)
3.100 46.724
Tổng cộng 5.239 131.152
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 1.4. Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 11 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Stt Hạng Số lượng Số buồng
1 5 sao 70 22.000
2 4 sao 180 30.000
3 3 sao 500 40.000

4 2 sao 2.500 92.000
5 1 sao 5.000 110.000
6 Đạt tiêu chuẩn KDLTL 6.000 90.000
Tổng cộng 14.250 384.000
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường
sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hóa. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf,
công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của
du khách và người dân.
Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên, đáp ứng
kịp thời nhu cầu đi lại của du khách. Nhiều tuyến du lịch đường biển, đường sông
đã sử dụng tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch nước ta đã đảm bảo
phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội
nghị quốc tế lớn.
Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các tuyến
du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch
ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành các loại
hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch đường bộ
xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, caravan, du lịch đồng quê, về cội nguồn… Chú
trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản sắc dân tộc. Mỗi năm đều có chủ đề riêng,
không tách rời các sự kiện lớn của dân tộc.
Trong thời gian sắp tới, chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa để phất triển
ngành du lịch một cách bền vững và toàn diện. Ngành du lịch đã đặt mục tiêu cho
đến năm 2015 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước (chiếm khoảng 6%
GDP). Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, du lịch không chỉ chú trọng đến số
lượng, mà còn phải chú trọng đến cả chất lượng trên nhiều lĩnh vực, như nâng cấp
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 12 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương

cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao ý thức cho người dân
(cả người bản xứ và người đi du lịch)… Năm 2010 là năm bản lề rất quan trọng:
năm mà trong nước có rất nhiều các sự kiện lớn, bên cạnh đó còn tổ chức nhiều sự
kiện quan trọng tầm cỡ quốc tế, đó vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho ngành du
lịch.
1.4. Vai trò của bảo hiểm du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội
a. Đối với cá nhân
Vai trò đầu tiên của du lịch đối với cá nhân đó là được khám phá những điều
mới lạ ở những vùng đất mới: phong cảnh đẹp, con người mới, nền văn hóa mới…
Cùng với những khám phá và trải nghiệm mới như vậy, du lịch sẽ góp phần giáo
dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho
mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ, tạo ra một thế hệ tương lai sống có ý nghĩa
hơn, có trách nhiệm hơn.
Cùng với đó, con người trong thời gian đi du lịch sẽ được nghỉ ngơi, an dưỡng
sau những thời gian bận rộn và mệt mỏi, giải tỏa stress trong cuộc sống, sống tốt
hơn, có ý nghĩa hơn. Từ đó tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập cho người
lao động.
Mỗi chuyến du lịch thường có một mục đích chính, và có rất nhiều những mục
đích nhỏ hơn. Ví dụ: một người đi sang Singapore du lịch với mục đích chính là
thăm người thân, nhưng nhân chuyến đi này, anh ta có thể kết hợp với tham quan
nghỉ mát, khám chữa bệnh, hoặc tìm kiếm các thông tin về du học hay nghề
nghiệp… Như vậy có thể nói du lịch đem đến cho các nhân 1 hay 2 tác dụng cụ thể,
mà nó đem lại một tác dụng tổng hợp, giúp cho con người sống tốt hơn, đẹp hơn.
b. Đối với xã hội
Du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội.
Thứ nhất. du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội
Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh),
Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng
Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết)…; tạo ra khả năng tiêu thụ tại

chỗ cho hàng hóa và dịch vụ. Không chỉ giúp cải thiện đời sống cho người lao động
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 13 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
trực tiếp trong ngành du lịch, mà còn giúp nâng cao thu nhập của rất nhiều các lao
động gián tiếp và lao động mùa vụ trong ngành này.
Thứ hai, du lịch tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động
Du lịch có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công an việc làm cho người lao
động. Cứ mỗi công việc trực tiếp của du lịch tạo ra ít nhất 0,5 công việc trong các
ngành, lĩnh vực khác có liên quan như thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, khách
sạn… Ước hiện nay, hoạt động du lịch tại Việt Nam đã tạo ra việc làm cho trên
334.000 lao động trực tiếp và khoảng 710.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp
dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Điều này có ý nghĩa rất to
lớn vì VIệt Nam là một nước mà phần lớn dân cư làm nông nghiệp – hoạt động có
tính mùa vụ cao. Hoạt động du lịch góp phần giúp giải quyết công an việc làm cho
người lao động lâu dài và ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ ba, du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Du lịch kích thích các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường
tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và
mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành
nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá… nhờ phát triển
du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế
- xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du
lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Thứ tư, du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng
hợp lý
Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, nó có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu ngành và
cơ cấu lao động của nền kinh tế nói chung và nhiều ngành kinh tế khác nói riêng.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, du lịch phát triển góp phần làm tăng tỉ trọng ngành
dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, từ đó giúp cho nền kinh tế chuyển dịch theo hướng

ngày càng hợp lý (tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng
nông nghiệp)
Thứ năm, giúp mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân
tố con người
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 14 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Hoạt động du lịch thực chất là hoạt động mang tính chất nghỉ ngơi, giải trí,
giao lưu và khám phá, do vậy sẽ tạo ra đời sống tinh thần lành mạnh và phong phú
cho con người. Việc này cũng góp phần tái tạo sức lao động cho con người, từ đó
làm tăng hiệu quả trong quá trình lao động, tăng năng suất lao động xã hội.
Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá
giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường sự
hợp tác, hiểu biết, tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Thứ sáu, du lịch giúp bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản
và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật
thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng
lớp nhân dân và bạn bè quốc tế tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.
Và cuối cùng, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã
hội
Trong quá trình phát triển du lịch, nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại
được đặc biệt coi trọng. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt
động du lịch liên quan đến an ninh, quốc phòng đều có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an. Trong chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là phát triển cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức các tour du lịch , vấn đề an ninh quốc gia luôn
được nhấn mạnh. Cán bộ công nhân viên chức và người lao động ngành du lịch, đặc
biệt là các cán bộ quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách và cán bộ làm
công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với lực
lượng an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh

giác. Hoạt động du lịch trong thời gian qua rất sôi động, nhưng cơ bản vẫn giữ được
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc phát triển du lịch ở các vùng biên
giới, hải đảo đã góp phần rất tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và
đất liền.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 15 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
II. Một số nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm du lịch được chia ra làm 3 nghiệp vụ cụ thể: nghiệp vụ khách du lịch
trong nước, nghiệp vụ người Việt Nam du lịch nước ngoài và nghiệp vụ người nước
ngoài du lịch Việt Nam.
2.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm du lịch là những người đi tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Chuyến đi có thể
được tổ chức bởi cá nhân hoặc tổ chức (cơ quan hoặc công ty du lịch). Với các loại
hình bảo hiểm du lịch cụ thể thì đối tượng của bảo hiểm du lịch cũng được quy định
chi tiết hơn.
a. Nghiệp vụ khách du lịch trong nước
Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này là những người đi tham quan, nghỉ mát,
tắm biển, leo núi… hoặc nghỉ tại khách sạn, nhà khách trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
b. Nghiệp vụ người Việt Nam du lịch nước ngoài
Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này là những người đi tham quan, nghỉ mát,
thăm viếng bạn bè, bà con, dự các hội nghị quốc tế, đại hội, thi đấu thể thao, biểu
diễn nghệ thuật, làm việc theo các hình thức sau:
- Tập thể đi thành đoàn có tổ chức và chương trình cụ thể đã định trước
- Cá nhân
c. Nghiệp vụ người nước ngoài du lịch Việt Nam
Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này là những người nước ngoài du lịch tại
Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm:

- Những người vào Việt Nam tham quan, thăm viếng bạn bè, bà con, dự hội
nghị, hội thảo quốc tế, đại hội, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, công tác.
- Những người đang cư ngụ tại Việt Nam như chuyên gia, công nhân, học sinh,
những người làm việc trong các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khi du lịch
trong lãnh thổ Việt Nam
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 16 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Ngoài ra, những người đi du lịch (trong cả 3 nghiệp vụ cụ thể nói trên) nếu
tham gia vào các hoạt động khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nghệ thuật, đua xe, đua
ngựa, đua thuyền, thi đấu thể thao có tính chất chuyên nghiệp các môn: bóng đá,
đấm bốc, leo núi, lướt ván… thì chỉ được bảo hiểm với điều kiện phải nôp thêm phụ
phí bảo hiểm. Phụ phí này sẽ được tính theo biểu phí của từng công ty và số tiền
bảo hiểm của người được bảo hiểm.
2.2. Phạm vi bảo hiểm
2.2.1. Các rủi ro được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho đối tượng tham gia bảo hiểm du lịch
trong các trường hợp sau:
- Thương tật thân thể hoặc chết do tai nạn.
- Ốm đau hoặc chết không do tai nạn trong thời hạn bảo hiểm
(Tai nạn ở đây được hiểu là do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được
bảo hiểm, từ bên ngoài tác động nên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên
nhân duy nhất và trực tiếp làm cho người được bảo hiểm chết hoặc thương tật thân
thể)
- Mất, thiệt hại hành lý và vật dụng riêng mang theo người có thể quy hợp lý
cho các nguyên nhân: cháy, nổ, phương tiện chuyên chở bị đâm va, chìm, lật đổ,
rơi.
- Mất nguyên kiện hành lý gửi theo chuyến hành trình
Với các nghiệp vụ bảo hiểm du lịch khác nhau, phạm vi bảo hiểm kể trên chỉ
có hiệu lực trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ được quy định trong

hợp đồng.
2.2.2. Các rủi ro loại trừ
Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với rủi ro xảy ra do những
nguyên nhân trực tiếp sau đây:
1. Người được bảo hiểm cố ý vi phạm: pháp luật, nội quy, quy định của cơ
quan du lịch, của chính quyền địa phương nơi du lịch (hoặc của nước đến du lịch)
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 17 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
2. Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp (là
người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc di
chúc hay theo pháp luật)
3. Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma túy hay các chất kích
thích tương tự khác.
4. Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của y, bác sĩ điều trị.
5. Chiến tranh
Ngoài ra, đối với nghiệp vụ du lịch nước ngoài, công ty bảo hiểm cũng không
chịu trách nhiệm với các chi phí phát sinh trong các trường hợp sau:
► Chi phí y tế phát sinh trong trường hợp:
- Người được bảo hiểm phát bệnh tâm thần, mang thai (trừ trường hợp sảy thai
do hậu quả của tai nạn), sinh đẻ.
- Người được bảo hiểm tiếp tục điều trị tổn thương hoặc bệnh tật phát sinh
trước khi bảo hiểm có hiệu lực
- Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của y, bác sĩ điều trị.
► Những thiệt hại về hành lý và vật dụng riêng trong các trường hợp:
- Mất vàng, đá quý, kim loại quý, mất tiền, séc, hộ chiếu, bằng lái xe, vé các
loại, chứng từ có giá trị như tiền, bản vẽ, bản thiết kế…
- Đồ vật bị xây xát, ướt, mà không làm mất chức năng của nó.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng thu cầm giữ hoặc tịch thu.
2.3. Thời hạn bảo hiểm

Thông thường, thời hạn bảo hiểm là toàn bộ thời gian của hành trình du lịch,
từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chuyến đi. Điều này áp dụng trong trường hợp người
được bảo hiểm có hành trình rõ ràng và chuyến đi được thực hiện đúng theo hành
trình đó. Nếu vì một lý do khách quan và hợp lý, hành trình bị kéo dài, thì người
được bảo hiểm vẫn được bảo hiểm đến khi kết thúc hành trình mà không phải đóng
thêm phí. Nhưng các công ty thường giới hạn thời gian kéo dài này ở một mức độ
nhất định, nếu quá thời hạn đó thì người được bảo hiểm phải báo cho công ty bảo
hiểm để nhận tiếp tục bảo hiểm hoặc chấm dứt bảo hiểm tùy vào trường hợp cụ thể.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 18 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Nếu hành trình du lịch ngắn hơn dự kiến do người được bảo hiểm tự ý chấm
dứt hành trình thì hiệu lực bảo hiểm cũng kết thúc ngay tại thời điểm chấm dứt đó.
Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm không có trách nhiệm hoàn lại phí bảo
hiểm.
2.4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
► Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (STBH) là khoản tiền được xác định trong hợp đồng bảo
hiểm theo sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. STBH
thể hiện giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chi trả bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Vì con người là tài sản vô giá, do vậy STBH không
bao giờ cố định, nó phụ thuốc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và công ty bảo
hiểm.
► Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm (còn được gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm) là số tiền mà
người tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự đảm bảo trước
các rủi ro chuyển sang cho công ty bảo hiểm.
Khi nhận bảo hiểm cho bất kỳ một đối tượng bảo hiểm nào, nhà bảo hiểm cũng
phải cân nhắc để xác định mức phí sao cho số phí thu được có thể:
- Đảm bảo khả năng chi trả bồi thường

- Chi trả cho các chi phí hoa hồng, quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản, thuế
- Có một mức lãi hợp lý cho doanh nghiệp
- Có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường.
Thực hiện được những điều này quả thật không dễ dàng, các doanh nghiệp cần
có sự nghiên cứu trong một quá trình dài, tìm hiểu thị trường, đánh giá xác suất rủi
ro thông qua bộ số liệu của nhiều năm…
Đối với bảo hiểm du lịch nói chung thì STBH và biểu phí bảo hiểm của các
công ty đã được quy định sẵn và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
chuẩn trước khi được áp dụng. Theo đó:
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 19 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
STBH được ghi trong hợp đồng (Giấy chứng nhận bảo hiểm) là giới hạn trách
nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm đối với người dược bảo hiểm về người và hành
lý trong một vụ tai nạn.
Phí bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm hoặc người được ủy quyền hợp
pháp của người được bảo hiểm nộp cho công ty bảo hiểm khi ký hợp đồng. Loại
tiền dùng để nộp phí bảo hiểm cũng như trả tiền bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào quy định
của từng quốc gia.
Ngoài ra, trong các hợp đồng bảo hiểm thường quy định mức miễn thường.
Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường những tai nạn, tổn thất vượt quá
mức miễn thường này. Nếu tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường này thì người được
bảo hiểm sẽ tự chịu. Mức miễn thường này cũng được quy định trong biểu phí và
STBH cụ thể trong từng trường hợp.
III. Đặc điểm của bảo hiểm du lịch và quy trình triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm du lịch
3.1. Đặc điểm của bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm du lịch có tính thời vụ. Bảo hiểm du lịch và du lịch có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Du lịch là điều kiện cần để bảo hiểm du lịch tồn tại và phát triển.
Vì du lịch có tính thời vụ nên bảo hiểm du lịch cũng có tính thời vụ. Điều này đòi

hỏi các nhà quản lý của các công ty bảo hiểm cần nắm vững, từ đó có những hoạt
động chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất hay tài chính khi bước vào mùa du lịch.
Có như vậy thì quá trình khai thác cũng như quản lý mới hiệu quả.
- Bảo hiểm du lịch là loại hình bảo hiểm có xác suất rủi ro thấp, do vậy mức
phí cũng rất thấp (chỉ khoảng 1500đ/người/ngày). Điều này là một trong những yếu
tố rất thuận lợi để kích thích người dân tiêu dùng dịch vụ này, với chi phí gần như
không đáng kể, người được bảo hiểm sẽ được bảo vệ trong cả hành trình. Nếu công
ty bảo hiểm có thể thực hiện tốt khâu khai thác bảo hiểm, đem đến cho người dân
hiểu biết về sự cần thiết cũng như các tiện ích mà gói bảo hiểm này đem lại, chắc
chắn loại hình bảo hiểm này sẽ ngày càng trở nên phổ biến.
- Loại hình bảo hiểm này thường được tham gia theo nhóm lớn. Điều này tuân
thủ đúng nguyên tắc luật số lớn trong kinh doanh bảo hiểm, giúp cho nhà bảo hiểm
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 20 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
có thể tính xác suất rủi ro chính xác hơn, tạo điều kiện để giảm phí, phục vụ ngày
càng tốt cho người được bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này không cố định, tùy thuộc vào
hành trình của người được bảo hiểm, nhưng thông thường thời hạn này ngắn: chỉ
khoảng vài tháng, vài tuần, thậm chí chỉ một vài ngày (Không giống như các hình
thức bảo hiểm con người phi nhân thọ khác thường có hợp đồng kéo dài 1 năm)
- Hợp đồng bảo hiểm du lịch thường được khai thác thông qua các công ty du
lịch lữ hành. Điều này vạch ra một hướng khai thác hiệu quả cho các công ty bảo
hiểm, cần phải kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các điểm
du lịch, khách sạn… có như vậy mới có thể tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm được,
đồng thời cũng giúp công ty bảo hiểm có thể dễ dàng hơn trong việc theo sát hành
trình của khách hàng, từ đó xây dựng được những chương trình đề phòng rủi ro và
hạn chế tổn thất.
3.2. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch
Quá trình triển khai hoạt động bảo hiểm du lịch bao gồm 3 giai đoạn: khai

thác, giám định tổn thất (nếu có rủi ro xảy ra) và giải quyết bồi thường.
3.2.1. Quy trình khai thác
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
Nhận thông tin từ khách hàng
Đánh giá rủi ro
Xem xét hợp đồng
Lấy ý kiến cấp trên
(nếu cần thiết)
Chấp nhận bảo hiểm
Cấp đơn, thu phí bảo hiểm
Theo dõi thu phí, tiếp nhận hồ sơ
Đàm phán, thống nhất về STBH & phí
- 21 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
3.2.2. Quy trình giám định tổn thất
3.2.3. Quy trình giải quyết bồi thường
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
Tiếp nhận biên bản tai nạn
và các chứng từ từ phía người được bảo hiểm
Theo dõi, khắc phục
hậu quả
Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
Xin ý kiến cấp trên
Xem xét phương án
Chấp nhận bồi thường Từ chối bồi thường
Thông báo khách hàng
Thống kê và lưu trữ hồ sơ
Nhận thông tin từ khách hàng
Báo nhà tái
Hướng dẫn xử lý ban đầu

Tiến hành giám định
thu thập các chứng từ liên quan
Lập hồ sơ khách hàng
- 22 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
IV. Kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại Anh
Vương quốc Anh được coi là một trong những quốc gia, nơi mà bảo hiểm
thương mại ra đời và phát triển bễn vững nhất. Hợp đồng bảo hiểm đầu tiên trên thế
giới cũng được ra đời tại đây vào năm 1547 và còn được lưu giữ cho tới ngày nay.
Chúng ta sẽ thử tìm hiểu một số điểm chính trong nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại
Anh.
A. Phạm vi bảo biểm
A1: Hành lý
Mất mát hay hư hại đối với hành lý chuyên chở bao gồm cả vật dụng cá nhân.
Đây là bảo hiểm mọi rủi ro. Một vài công ty bảo hiểm có giới hạn cho vật dụng cá
nhân (khoảng 200 Bảng Anh) và các công ty bảo hiểm khác loại trừ vật dụng có giá
trị nhất định (như máy ảnh hoặc đồ trang sức). Khoản bồi thường tối đa là 1000
Bảng Anh trong một hợp đồng trọn gói nhưng cũng có thể mua bảo hiểm bổ sung.
Hầu như tất cả các kỳ nghỉ đều xảy ra các vụ tổn thất nhỏ như mất bàn chải
đánh răng, kính mắt, áo thun… Các công ty bảo hiểm biết điều này, và để tránh
những vụ khiếu nại quá nhỏ, quy định mức miễn thường áp dụng là 25 Bảng Anh
hoặc nhiều hơn.
Số tiền bảo hiểm phải thích hợp. Nhiều hợp đồng bảo hiểm trọn gói có số tiền
bảo hiểm in sẵn (ví dụ: 1000 Bảng Anh cho một người). Và nếu tổn thất xảy ra, tất
nhiên là với trường hợp này bảo hiểm rõ ràng dưới giá trị do đó khiếu nại sẽ không
được thanh toán đầy đủ. Loại bảo hiểm trọn gói này chỉ phục vụ cho những người
đi du lịch bình thường (trung bình). Các hợp đồng theo yêu cầu cũng được bán với
điều kiện trả thêm phí bảo hiểm.
Nhìn chung có một giới hạn trong việc thanh toán khiếu nại bằng tiền, ví dụ
200 Bảng Anh cho một người và cho một vật dụng đơn lẻ. Các vật dụng đắt tiền

(máy ảnh, đồ trang sức quý và những vật dụng có giá trị tương tự) cần phải được
khai báo rõ ràng nếu giá trị của chúng vượt quá giới hạn của một vật dụng đơn lẻ.
A2: Hành lý bị chậm
Một vài công ty bảo hiểm Anh bảo hiểm cho hành lý bị chậm với số tiền bảo
hiểm là 50 Bảng Anh hoặc 75 Bảng Anh và được thanh toán trong trường hợp hành
lý của khách du lịch bị chậm quá 12 tiếng đồng hồ.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 23 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
A3: Tiền cá nhân
Loại bảo hiểm này rất khác nhau ở nhiều công ty nhưng thường thì số tiền bảo
hiểm vào khoảng 200 Bảng Anh, nếu bao gồm cả chi phiếu du lịch và thẻ tín dụng
thì số tiền bảo hiểm có thể nhiều hơn. Đây là khoản mục rất nhạy cảm vì rất dễ xảy
ra các hình thức trục lợi bảo hiểm. Do vậy, rất khó để các công ty bảo hiểm của Việt
Nam thực hiện được điều khoản này. Chúng ta cần xây dựng một quy tắc bảo hiểm
chặt chẽ, có hình thức quản lý hiệu quả và kết hợp với nhiều bên liên quan mới có
thể thực hiện được điều khoản này.
A4: Chi phí y tế
Bảo hiểm tối đa có thể là 250.000 Bảng Anh, 500.000 Bảng Anh hoặc nhiều
hơn. Các giới hạn được xem xét định kỳ. Các công ty bảo hiểm có thể áp dụng
những giới hạn về số tiền bảo hiểm được thu thêm phí nếu người được bảo hiểm đi
du lịch tới Bắc Mỹ. Bởi vì chi phí y tế rất cao ở cả Mỹ và (giảm xuống đôi chút) ở
Canada. Chúng ta cũng nên tham khảo chi tiết này và có thể áp dụng với những du
khách đi nước ngoài, đặc biệt tới khi vực Bắc Mỹ.
Bảo hiểm gồm:
- Điều trị y tế: Loại này bao gồm phí phẫu thuật, viện phí, chữa răng khẩn cấp.
Một vài nước có các thỏa thuận tương hỗ theo đó du khách có thể được hưởng các
dịch vụ y tế ở mỗi nước.
- Các khoản phụ phí trả cho khách sạn và đi lại của bệnh nhân hoặc của một
người bạn hoặc của một thành viên trong gia đình hoặc với một y tá đi cùng với anh

ta, với điều kiện là những chi phí này thực sự cần thiết.
- Các chi phí bổ sung cho việc chuyển bệnh nhân về nhà bao gồm cả việc sử
dụng máy bay cứu thương. Hiện nay có nhiều công ty chuyên trách việc đưa những
người bệnh hoặc thương tật hồi hương, các công ty bảo hiểm thường liên hệ với
những công ty để việc hồi hương được diễn ra trong thời gian nhanh chóng nhất.
- Chi phí thêm cho những người đi cùng, những người đó bị chậm do hậu quả
của ốm đau hoặc thương tật. Số tiền tối đa thường là 250 Bảng Anh.
Mức miễn thường (thường là 25 Bảng Anh) thường áp dụng cho loại hợp đồng
này để tránh việc thanh toán cho những trường hợp ốm vặt.
A5: Trợ cấp nằm viện
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 24 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Loại hợp đồng này thanh toán 10 Bảng Anh/ngày (tối đa là 200-250 Bảng
Anh) chi trả cho các chi phí bổ sung nếu người du lịch đang được điều trị trong
bệnh viện.
A6: Hủy bỏ hành trình.
Đôi khi được gọi là sự rút ngắn hoặc mất các khoản tiền đặt cọc hoặc thậm chí
tách thành hai phần riêng biệt, những người không có khả năng đi du lịch và những
người buộc phải quay về sớm hơn dự định.
Mục này được thiết kế cho những trường hợp người được bảo hiểm không thể
đi du lịch theo kế hoạch do xảy ra một điều không may nào đó hoặc phải quay về
sớm hơn dự định ban đầu. Những sự cố thường được liệt kê bao gồm: ốm đau,
thương tật, tử vong và do có bãi công.
Sự cố có thể xảy ra đối với người được bảo hiểm hoặc đối với bất cứ người
nào mà người đó dự định đi cùng hoặc đang đi cùng hoặc trong trường hợp ốm đau,
thương tật, hoặc tử vong đối với người thân hoặc đồng nghiệp. Một vài công ty bảo
hiểm quy định rõ nếu những thành viên nào của gia đình chết hoặc ốm đau, công ty
bảo hiểm sẽ thanh toán cho việc hủy bỏ hành trình.
Số tiền bảo hiểm tối đa ở đây thay đổi từ 1000-3500 Bảng Anh và mục này

thường áp dụng mức miễn thường.
A7: Tai nạn cá nhân
Tiền bảo hiểm thay đổi từ 10.000-25.000 Bảng Anh có thể sẽ được thanh toán
trong trường hợp chết do tai nạn (số tiền bảo hiểm ít hơn đối với trẻ em dưới 15
tuổi), mất chân tay hoặc mắt hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Các khoản trợ cấp
hàng tuần đối với thương tật tạm thời thường bao gồm trong loại bảo hiểm này, cho
dù không áp dụng đối với trẻ em.
Một vài hoạt động có thể bị loại trừ trong mẫu đơn bảo hiểm tiêu chuẩn. Các
hoạt động này bao gồm trượt tuyết và leo núi. Điều này không có nghĩa là không có
loại bảo hiểm này nhưng công ty bảo hiểm muốn biết phía người được bảo hiểm có
tham gia vào các hoạt động này không bởi vì phí bảo hiểm sẽ cao hơn, chẳng hạn
chi phí bảo hiểm trung bình đối với các rủi ro trượt tuyết cao hơn 6-7 lần so với
mức phí bình thường.
A8: Trách nhiệm cá nhân
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48
- 25 –
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Ngọc Hương
Ở đây, bảo hiểm lên quan đến trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm
đối với thương tật gây ra cho người khác hoặc thiệt hại đối với tài sản của người
khác. Việc bồi thường lên tới 1000 Bảng Anh. Đây cũng là một điểm mà trong các
quy tắc của chúng ta chưa có.
Rất nhiều người có thể cho rằng loại bảo hiểm này là không cần thiết. Tuy
nhiên, trong khi du lịch, chúng ta rất có thể gây ra thương tật về người và thiệt hại
về tài sản cho người khác, nên cũng cần phải được bảo hiểm. Nếu vụ này được đưa
ra tòa, thì sẽ rất khó cho một cá nhân (người đó có thể đã trở về nhà) bảo vệ cho bản
thân anh ta một cách hợp lý mà không có sự ủng hộ của một công ty bảo hiểm với
trình độ chuyên môn của công ty đó.
A9: Các lựa chọn bổ sung
Một vài loại bảo hiểm được đề cập dưới đây là một phần của bảo hiểm tiêu
chuẩn trong một vài đơn bảo hiểm nhưng còn tùy thuộc vào phí bảo hiểm thu thêm

cùng với các lựa chọn khác.
A9a. Chậm trễ hành trình.
- Loại bảo hiểm được mời chào rất khác nhau. Nó có thể chỉ đơn giản bồi
thường cho các chuyến bay bị lỡ do sai sót của phương tiện công cộng đến sân bay
trễ, do vậy phát sinh chi phí. Nó có thể bao gồm sự chậm trễ do thời tiết xấu hoặc
hỏng hóc máy móc của mày bay hoặc tàu biển hoặc một cuộc đình công.
Số tiền bồi thường cũng khác nhau từ 20 Bảng Anh đối với trường hợp chậm
12h đồng hồ cho tới 800 Bảng Anh thanh toán cho chi phí của chuyến bay
- Trường hợp hủy bỏ dịch vụ: Do hậu quả của một cuộc tranh chấp trong
ngành công nghiệp làm mất ngày nghỉ, bởi vì không có người phục vụ hoặc không
có một số phương tiện quan trong trong một số ngày. Khoản bối thường là 30 Bảng
Anh/ngày cho bất cứ khoảng thời gian nào từ 2-5 ngày.
A9b. Dịch vụ khẩn cấp
Dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến cho phép phục vụ 24h trong ngày và
do vậy, các quyết định trong việc bố trí điều trị y tế và bối thường có thể được thực
hiện rất nhanh chóng.
Nguyễn Minh Trang Kinh tế bảo hiểm K48

×