Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

04_PHM102_Bai4_v2.0013105209

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.16 KB, 16 trang )

Bài 4: Học thuyết giá trị

BÀI 4:

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

Xin chào các Anh (Chị) học viên !
Rất hân hạnh được gặp lại các Anh (Chị) trong bài 4 này. Đây là bài mở đầu của
phần thứ hai “Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản
xuất Tư bản chủ nghĩa”. Nếu các Anh (Chị) nắm chắc những nội dung của bài này
thì sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc nhận thức nội dung các bài sau.
Nội dung





Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
Hàng hoá
Tiền tệ
Quy luật giá trị

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, các Anh (Chị) sẽ hiểu và giải thích rõ được các khái
niệm, phạm trù của nền sản xuất hàng hoá.
Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong bài này, các Anh (Chị) sẽ:
 Hiểu rõ bản chất của sản xuất hàng hoá, điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế
của sản xuất hàng hoá


 Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chất và lượng giá trị của hàng hoá
 Nắm chắc bản chất của tiền tệ và các chức năng của nó
 Hiểu rõ nội dung và các tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá
Chúc các Anh (Chị ) thành công trong bài học này !

PHM102_Bai4_v2.0013105209

1


Bài 4: Học thuyết giá trị

4.1.

Điều kiện ra đời, tồn tại và ưu thế của sản xuất hàng hóa

4.1.1.

Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác,
sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thơng qua việc trao đổi,
mua bán.
Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại phải có đầy đủ hai điều kiện:
Thứ nhất: Có sự phân cơng lao động xã hội.
Phân cơng lao động xã hội là sự chun mơn hóa sản xuất, phân chia lao
động xã hội vào các ngành, nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người, mỗi chủ thể kinh tế chỉ
sản xuất được một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu

cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau,
do đó, họ phải trao đổi với nhau. Mặt khác, nhờ có phân cơng lao động
xã hội, chun mơn hóa sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên,
sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng
phổ biến.
Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
Sự tách biệt này đựa trên cơ sở chế độ tư hữu hoặc những hình thức
sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều này làm cho tư liệu sản
xuất thuộc về từng người hoặc từng nhóm người trong xã hội, vì vậy
sản phẩm làm ra cũng thuộc về từng người hoặc từng nhóm người trong
xã hội, do đó người này hoặc nhóm người này muốn dùng sản phẩm
của người khác hoặc nhóm người khác thì họ phải mua bán, trao đổi
sản phẩm hàng hố với nhau, tức là có sản xuất hàng hố.
Như vậy, phân cơng lao động xã hội làm cho những người sản xuất
phụ thuộc vào nhau; còn sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa
những người sản xuất lại làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một
mâu thuẫn và mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi sản phẩm của họ
được mua bán, trao đổi với nhau.
4.1.2.

Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

4.1.2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hoá.

Một là: Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua bán.
2

PHM102_Bai4_v2.0013105209



Bài 4: Học thuyết giá trị

Sản xuất tự cấp, tự túc chỉ để thoả mãn nhu cầu của chính người sản
xuất ra sản phẩm đó; cịn sản xuất hàng hố là nhằm thoả mãn nhu cầu
của người khác, của xã hội thông qua trao đổi, mua bán.
Hai là: Lao động của người sản xuất hàng hố vừa mang tính tư nhân,
vừa mang tính xã hội.
4.1.2.2. Ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cấp, tự túc.

Thứ nhất: Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và phát triển kinh tế.
Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,
chuyên mơn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế của
từng chủ thể kinh tế cũng như từng vùng, từng địa phương, thúc đẩy
nền sản xuất phát triển nhanh. Đồng thời, sự phát triển của sản xuất
hàng hóa tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao
động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng sâu sắc…
Thứ hai: Kích thích cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển nhanh.
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mơ sản xuất khơng cịn bị giới hạn
bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia
đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa
trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện
thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào
sản xuất..., thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Thúc đẩy tính năng động của người sản xuất, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của những quy luật vốn có của
sản xuất và trao đổi hàng hóa như quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh...
buộc người sản xuất hàng hóa phải ln ln năng động, nhạy bén, biết
tính tốn, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất,

chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, mẫu mã và chủng loại
hàng hóa, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao.
Thứ tư: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng
và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước...
không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần
cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
PHM102_Bai4_v2.0013105209

3


Bài 4: Học thuyết giá trị

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt
trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất
hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế, phá hoại
mơi trường sinh thái v.v..
4.2.

Hàng hóa

4.2.1.

Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hố.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người thơng qua trao đổi, mua bán.
 Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực,
thực phẩm... hoặc ở dạng vơ hình như những dịch vụ thương

mại, vận tải…
 Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
4.2.1.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

 Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của hàng hóa, dùng để
thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: Giá trị sử dụng của gạo là để ăn...
 Giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của hàng
hóa đó quyết định. Do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
 Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số
lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng
càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
4.2.1.2. Giá trị của hàng hóa

Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao
đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng khác loại nhau.
Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc.
Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc.
Vấn đề là, tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa
chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1 : 5)?
Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó là: cả vải và
thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó.
4

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Bài 4: Học thuyết giá trị


Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao
động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy với nhau.
Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao
đổi và nó chính là giá trị của hàng hóa.
Vậy, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị
là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện
mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy,
giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa.
4.2.1.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hố.

Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ:
Hai thuộc tính này cùng tồn tại trong một hàng hóa, tức một vật phải có
đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành hàng hóa. Nếu thiếu một trong
hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ khơng phải là hàng hóa. Chẳng hạn, một
vật có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng khơng do lao động tạo ra (tức
khơng có kết tinh lao động) chẳng hạn như khơng khí, nước trong tự
nhiên thì sẽ khơng phải là hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khơng đồng
nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại
đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã
được vật hoá.
Thứ hai: Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa,
nhưng q trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian
và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thơng, cịn
giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, nếu

giá trị của hàng hóa khơng được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng
kinh tế.
4.2.2.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản
xuất hàng hoá.
PHM102_Bai4_v2.0013105209

5


Bài 4: Học thuyết giá trị

4.2.2.1. Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp, chun mơn nhất định.
Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ, đối tượng
và kết quả lao động riêng. Chẳng hạn, lao động của người thợ may và
lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao
động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ khơng phải
là bàn ghế; cịn phương pháp là may chứ khơng phải là bào, cưa; công
cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào... và
lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, cịn lao động của
người thợ mộc thì tạo ra bàn, ghế để ngồi... Điều đó có nghĩa là: lao
động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Phân cơng lao động xã hội càng phát triển, thì lao động cụ thể càng
nhiều và do đó giá trị sử dụng cũng càng nhiều.

4.2.2.2. Lao động trừu tượng.

Lao động trừu tượng là lao động khi đã gạt bỏ hết những hình thức cụ
thể của nó. Nói cách khác, lao động trừu tượng chính là sự hao phí sức lao
động của người sản xuất hàng hóa.
Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá
trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động
trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó
cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Cần chú ý, lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải là loại lao
động mà chỉ là tính chất hai mặt của một q trình lao động
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư
nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
Như trên đã chỉ ra, mỗi người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, như
thế nào là việc riêng của họ. Vì vậy lao động đó mang tính chất tư
nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân.
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động mang tính
xã hội. Vì phân cơng lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
những người sản xuất hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thơng qua trao
6

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Bài 4: Học thuyết giá trị

đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa khơng thể căn cứ vào lao động cụ
thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động
trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau biểu

hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất: Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo
ra có thể khơng ăn khớp với nhu cầu của xã hội, có thể thừa hoặc có
thiếu, sinh ra khủng hoảng kinh tế.
Thứ hai: Nếu mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng
hóa cao hơn mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó
hàng hóa cũng không bán được hoặc bán bị lỗ.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của
mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa làm cho sản xuất hàng hóa
vừa vận động phát triển, vừa có khả năng khủng hoảng.
4.2.3.

Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hoá.

4.2.3.1. Thước đo lượng giá trị của hàng hố

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng
lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động
tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động, như ngày, giờ…
Song, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa,
nhưng với mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Do đó lượng giá trị
của hàng hóa khơng phải do thời gian lao động cá biệt quy định (vì nếu
như vậy thì người sản xuất ra hàng hóa càng lười, càng yếu kém bao
nhiêu thì lượng giá trị hàng hóa của họ lại càng lớn bấy nhiêu). Mà lượng
giá trị của hàng hoá được đo bởi “thời gian lao động xã hội cần thiết”.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, tức
là với một mức trang bị kỹ thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình

và cường độ lao động trung bình của xã hội.
Thơng thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời
gian lao động cá biệt của người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên
thị trường.
PHM102_Bai4_v2.0013105209

7


Bài 4: Học thuyết giá trị

Như vậy, thời gian lao động cá biệt chỉ quyết định giá trị cá biệt của
hàng hóa mà thơi.
4.2.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

 Năng suất lao động:
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó
được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ tay
nghề của người lao động, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật,
công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất,
trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và
các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động tăng lên thì khối lượng hàng hóa sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian tăng lên làm cho thời gian lao động cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, giá trị
của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại, tức là giá trị
của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.

 Cường độ lao động:
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động.
Tăng cường độ lao động tức là tăng mức độ khẩn trương, nặng nhọc
của lao động.
Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra
trong một thời gian tăng lên và mức lao động hao phí cũng tăng lên
tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa khơng đổi.
 Mức độ phức tạp của lao động:
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động
bình thường nào khơng cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực
hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn
luyện mới có thể thực hiện được. Lao động phức tạp, thực chất là
lao động giản đơn được nhân bội lên.
8

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Bài 4: Học thuyết giá trị

Vì vậy, trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo
ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Trong quá trình trao đổi
hàng hóa, mọi lao động giản đơn và phức tạp đều được quy thành
lao động giản đơn trung bình, cần thiết làm đơn vị trao đổi.
4.3.

Tiền tệ

4.3.1.


Lịch sử ra đời và bản chất của tiền

4.3.1.1. Sự phát triển các hình thái giá trị

Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của quá trình sản xuất và trao
đổi hàng hoá. Để hiểu rõ nguồn gốc của tiền tệ, chúng ta phải nghiên
cứu biểu hiện thông qua quá trình phát triển của hình thái giá trị trao
đổi tức là sự phát triển các hình thái biểu hiện của giá trị. Có 4 hình thái
biểu hiện của giá trị:
 Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
Hình thái này "chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao
đổi, khi mà các sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa trong
những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên".
Ví dụ: 10 vng vải =
1 cái áo
Ở đây, giá trị của hàng hóa này (10 vng vải) chỉ biểu hiện đơn nhất ở
một hàng hóa khác (1 cái áo) và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu
nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng ngẫu nhiên.
Hàng hóa thứ hai (cái áo) đóng vai trị vật ngang giá.
Do sản xuất hàng hóa phát triển, dần dần xuất hiện hình thái thứ hai:
 Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi mà một sản phẩm lao động
nào đó, như 10 vng vải chẳng hạn có thể được trao đổi với nhiều
hàng hóa khác.
Ví dụ: 10 vuông vải =
1 cái áo hoặc
=
10 đấu cà phê hoặc
=

40 đấu chè hoặc
=
1 gam vàng
Ở đây, giá trị của một hàng hóa (10 vng vải) được biểu hiện ở
nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trị làm vật ngang giá.
PHM102_Bai4_v2.0013105209

9


Bài 4: Học thuyết giá trị

Tuy nhiên, hình thái này cũng có nhược điểm như: vẫn là trao đổi
trực tiếp hàng lấy hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những
người chủ hàng hóa khơng phù hợp sẽ làm cho trao đổi khơng thực
hiện được hoặc sẽ gặp khó khăn. Chẳng hạn, người có vải cần đổi
lấy áo, nhưng người có áo lại khơng cần vải mà cần chè...
Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn địi hỏi phải
có một vật ngang giá chung.
 Hình thái chung của giá trị
Ví dụ:
1 cái áo hoặc
10 đấu cà phê hoặc
= 10 vuông vải
40 đấu chè hoặc
1 gam vàng
hoặc ....
Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa
đóng vai trị làm vật ngang giá chung (vải).
Tuy nhiên, ở hình thái này vật ngang giá chung giữa các vùng, các

địa phương, chưa cố định ở một hàng hóa nào cả, khi thì là hàng hóa
này, khi thì là hàng hóa khác, và "bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể có
được hình thái đó", miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung.
Khi trao đổi hàng hóa phát triển mở rộng giữa các vùng địi hỏi phải
có một vật ngang giá chung thống nhất, thì vật ngang giá chung được
1
"gắn một cách vững chắc với một số loại hàng hóa đặc thù" .
 Hình thái tiền tệ của giá trị
Ví dụ:
10 vng vải hoặc
1 cái áo hoặc
= 1 gam vàng
10 đấu cà phê hoặc
40 đấu chè
Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một
hàng hóa đóng vai trị tiền tệ.
Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trị tiền tệ. Nhưng dần dần
vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý như: đồng rồi bạc
và cuối cùng là ở Vàng.
1

. C.Mác và ăngghen: Tồn tập. NXB Chính trị quốc gia, HN, 1993, t 23, tr139
2. Sđd, tr. 139.

10

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Bài 4: Học thuyết giá trị


Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ được
gọi là chế độ song bản vị. Khi chỉ còn vàng độc chiếm vai trị tiền tệ
thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.
4.3.1.2. Bản chất của tiền tệ.

Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng lại có được vai trị tiền tệ như vậy?
Thứ nhất: Nó cũng là một hàng hóa, cũng có giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của vàng như dùng làm đồ trang sức..., giá trị của vàng
(hoặc bạc) cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra nó.
Thứ hai: Nó có những ưu thế như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không hư
hỏng, dễ bảo quản, hơn nữa với một lượng và thể tích nhỏ nhưng có giá
trị cao. Chính vì vậy mà vàng (hoặc bạc) có một giá trị sử dụng xã hội đặc
biệt: đóng vai trị là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa khác.
Như vậy, Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá
chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời
nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
4.3.2. Các chức năng của tiền.

Tiền tệ có 5 chức năng kinh tế cơ bản đó là:
 Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác
trong trao đổi. Thực hiện chức năng này, tiền biểu hiện thông qua
phạm trù giá cả.
Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa
trong trao đổi.
Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở quyết định của giá cả. Giá trị
của hàng hóa càng cao thì giá cả của nó cũng càng cao và ngược
lại. Giá cả hàng hóa có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị,

nhưng giá cả không tách quá xa giá trị, mà chỉ xoay quanh trục giá
trị mà thôi và tổng số giá cả vẫn luôn bằng tổng số giá trị hàng hố.
 Phương tiện lưu thơng.
Tức là tiền làm mơi giới trong trao đổi hàng hóa. Khi tiền làm
phương tiện lưu thơng địi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế và khi đó
PHM102_Bai4_v2.0013105209

11


Bài 4: Học thuyết giá trị

trao đổi hàng hóa vận động theo cơng thức: H–T–H . Đây chính là
cơng thức lưu thơng hàng hóa giản đơn.
Là phương tiện lưu thơng, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình
thức vàng thoi, bạc nén. Sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy
ra đời. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị do Nhà nước phát hành và
buộc xã hội công nhận.
Thực hiện chức năng này, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra
được thuận lợi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán
tách rời nhau cả về khơng gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm
khả năng khủng hoảng (ví dụ: có thể mua mà chưa bán, có thể mua
ở nơi này, bán ở nơi kia... do đó, tạo ra sự khơng nhất trí giữa mua
và bán).
 Phương tiện cất trữ
Tức là, tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem
ra mua hàng. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng, bạc
có giá trị thực mới thực hiện được chức năng này.
 Phương tiện thanh toán
Thực hiện chức năng này, tức là tiền được dùng để chi trả sau khi

công việc giao dịch, mua bán đã hồn thành, ví dụ: trả tiền mua
hàng chịu, trả nợ, nộp thuế...
Tiền làm phương tiện thanh tốn có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu
cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền,
hoặc chưa có đủ tiền.
Trong q trình thực hiện chức năng phương tiện thanh tốn, ngày
càng xuất hiện các hình thức thanh tốn mới khơng cần tiền mặt như:
ghi sổ, séc, chuyển khoản, tiền điện tử, thẻ điện tử (card) thanh toán...
 Tiền tệ thế giới
Chức năng này xuất hiện khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên
ngồi biên giới quốc gia. Tức là tiền cũng thực hiện các chức năng
trên ở phạm vi quốc tế.
Lúc đầu, làm được chức năng này phải là tiền vàng hoặc bạc. Sau
này, loại tiền giấy được bảo lãnh bằng vàng gọi là “tiền giấy bản
vị vàng” cũng được dùng làm phương tiện tiền tệ thế giới.
12

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Bài 4: Học thuyết giá trị

Dần dần do sự phát triển của quan hệ kinh tế – chính trị thế giới, thì
chế độ “tiền giấy bản vị vàng” bị bãi bỏ. Thay vào đó một số đồng
tiền của các cường quốc kinh tế được cơng nhận là phương tiện
thanh tốn, trao đổi quốc tế.
Những đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế
ở mức độ nhất định gọi là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
4.4.


Quy luật giá trị

4.4.1.

Nội dung và tác động của quy luật giá trị

4.4.1.1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Nội
dung, yêu cầu của quy luật là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết và trao đổi phải ngang giá.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức
hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động
xã hội cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Cịn trong trao đổi,
(lưu thơng) phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá; tức giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận
động của giá cả trên thị trường. Giá trị quyết định giá cả. Giá cả có thể
lên xuống nhưng chỉ xoay quanh trục giá trị mà thôi.
4.4.1.2. Tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa, thơng qua giá cả, quy luật giá trị có 3 tác
động sau:
 Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa
Điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện:
o

o

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị thì lãi
cao, những người sản xuất hàng hóa sẽ tập trung sản xuất mặt
hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này
tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Ngược lại nếu một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị,
người sản xuất sẽ bị lỗ, họ phải thu hẹp hoặc bỏ việc sản xuất
13


Bài 4: Học thuyết giá trị

mặt hàng này, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành
này giảm đi.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu
sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp
ứng nhu cầu của xã hội.
Điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện thu hút hàng hóa từ nơi có giá
cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh.
Người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động cá biệt
thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được
nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người
sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hố sản xuất, cải tiến tổ
chức quản lý... nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá trị cá biệt của
hàng hoá để thu lãi cao nhất.
Mọi người sản xuất đều làm như vậy thì sẽ dẫn đến tồn bộ năng
suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, thúc đẩy lực lượng sản

xuất phát triển nhanh chóng.
 Phân hóa những người sản xuất hàng hóa.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá
biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được
nhiều lãi, giàu lên, thuê lao động và dần dần trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao
động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, họ sẽ bị
thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và phải đi làm thuê.

14

PHM102_Bai4_v2.0013105209


Bài 4: Học thuyết giá trị

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành việc học bài 4. Trong bài này các Anh (Chị)
đã nghiên cứu và cần nắm vững các nội dung chính sau:
 Sản xuất hàng hố các điều kiện của sản xuất hàng hoá.
 Hai thuộc tính của hàng hố; tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
 Lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hoá.
 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ và các chức năng của tiền tệ.
 Quy luật giá trị, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế
hàng hoá.
Chúc các Anh (Chị) học đạt kết quả tốt !

PHM102_Bai4_v2.0013105209


15


Bài 4: Học thuyết giá trị

BÀI TẬP TỰ LUẬN

1. Một người thợ đóng một đơi giầy hết 20giờ (lao động xã hội cần thiết). Trên
thị trường có những hàng hố mà anh ta có thể trao đổi với giá trị tương
đương:
Lúa mì:
1kg = 0,25giờ
Thịt: 1kg = 10giờ
Đinh:
1kg = 0,5giờ
Muối:1kg = 0,05giờ
Thảm đay:
1m = 0,5giờ
Hãy xác định giá trị trao đổi của đơi giầy với các hàng hố trên?
2. Bốn nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hố. Nhóm I hao phí 3giờ làm
được 100 sản phẩm; Nhóm II hao phí 5giờ được 600 sản phẩm; Nhóm III hao
phí 6giờ làm được 200 sản phẩm và nhóm IV hao phí 7giờ làm được 100
sản phẩm.
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết làm ra một sản phẩm hàng hoá?
3. Trong 8giờ (một ngày lao động), sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị là
80USD. Hãy phân tích giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị một
sản phẩm, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2lần
b. Cường độ lao động tăng lên 1,5lần.

4. Tổng giá cả hàng hố trong lưu thơng là 120 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá cả
hàng hố bán chịu là 10 tỷ đồng; tổng số tiền, thanh toán đến kỳ phải trả là 70
tỷ đồng; tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 20 tỷ đồng, số vòng luân chuyển
trung bình của đơn vị tiền tệ trong năm là 20 vịng. Số tiền trong lưu thơng là
16.000 tỷ đồng. Có thể xố bỏ được hồn tồn lạm phát hay không, nếu Nhà
nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1: 1000?

16

PHM102_Bai4_v2.0013105209



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×