Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nguồn năng lượng mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

-------------------BÀI TẬP LỚN
MƠN KỸ NĂNG MỀM
Tên bài tập
Nguồn Năng Lượng Mặt Trời
Nhóm 1
Sinh Viên Thực Hiện:

Lớp: KTĐ

Lê Tuấn Anh
Lê Sỹ Long
Lê Trạc Đạt
Nguyễn Tiến Dũng
Nguyễn Thị Nhung

Thanh Hóa, tháng 12 năm 2021


1. Mở Đầu:
1.1. Giới thiệu bản thân
Họ và Tên: Lê Tuấn Anh
Sinh Ngày:
Khoa: Kỹ Thuật Điện
Mã Sinh Viên:
GVHD: Lê Thị Giang
Bài tập lớn môn : KỸ NĂNG MỀM
Chủ đề : Năng Lượng Mặt Trời



1.2. Giới thiệu nhóm của mình
Gồm các sinh viên:
Lê Tuấn Anh
Lê Sỹ Long
Lê Trạc Đạt
Nguyễn Tiến Dũng
Nguyễn Thị Nhung

2. Nội Dung Chính:
Nội dung bài thuyết trình của chúng em ngày hôm nay bao gồm 3 nội dung chính
sau đây:
1. Thực Trạng hiện nay
2. Xu Hướng Phát Triển Của NLMT
3. Kết Luận Chung


I. Về Phần Thực Trạng hiện nay
1. Sự nóng lên của trái đất .

2. Trái đất bị chọc thủng tầng ô zôn


3. Sự ô nhiễm của môi trường

Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường hiện nay
- Do tác hại của các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân hiện nay.


Vì sự ảnh hưởng của mơi trường do các nhà máy điện trên và các tài nguyên

khoáng sản ngày càng cạn kiệt.
=> Chúng ta cần tìm 1 nguồn năng lượng tốt hơn, sạch hơn đó là nguồn NLMT

1. Nguồn Năng Lượng Mặt Trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo với trữ lượng dồi dào, có thể
gọi là vô tận, hơn nữa lại sạch, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng năng lượng
mặt trời thay thế các ngun liệu hóa thạch còn góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường
và hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, con người ngày càng cải tiến các công nghệ
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Và một ứng dụng của năng
lượng mặt trời đang được phổ biến trên hầu khắp thế giới hiện nay là điện năng
lượng mặt trời.

2. Điện Năng Lượng Mặt Trời
Là nguồn điện được tạo ra từ công nghệ dựa trên nhiên liệu là năng lượng mặt
trời. Điện năng lượng mặt trời đang được xếp vào nguồn năng lượng tái tạo sạch
cần khuyến khích phát triển, không chỉ mang lại nhiều giá trị cho con người mà
còn giúp chống lại q trình biến đởi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, ngày càng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người cũng như tất cả sinh vật trên
trái đất.


Điện năng lượng mặt trời được dùng để cung cấp cho tất cả các thiết bị điện,
như: hệ thống chiếu sáng (các loại đèn), hệ thống làm mát (quạt, điều hòa…), các
thiết bị di động, thiết bị sinh hoạt, máy móc sản xuất, giao thơng vận tải (các loại
xe, tàu thuyền, máy bay năng lượng mặt trời), máy bơm nước năng lượng mặt
trời…
Để tạo ra điện năng lượng mặt trời, cần một hệ thống điện mặt trời được cấu
thành bởi nhiều thành phần, thực hiện q trình chủn đởi ánh sáng mặt trời thành
điện năng.


3. Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là hệ thống sử dụng tấm pin quang điện (tấm
pin năng lượng mặt trời) và một số thành phần khác, hoạt động dựa trên hiệu ứng
quang điện, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Cấu tạo hệ thống điện
năng lượng mặt trời gồm các thành phần như:
- Tấm pin quang điện
- Bộ hòa lưới điện ( thiết bị biến tần inverter
- Tủ phân phối và bảo vệ AC/DC ( tủ điện )
- Khung giá đỡ và các phụ kiện đi cùng
- Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa
- Hệ thống lưu trữ điện năng ( trong hệ thống điện độc lập hoặc hòa lưới có dự
trữ )

4. Về Tiềm Năng về NLMT tại việt nam hiện nay
1. Cường Độ Bức xạ Mặt Trời
Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan
trọng diễn ra trên Trái Đất như phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ; đồng thời
giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ mặt trời. Cường độ bức xạ
mặt trời có thể được chuyển đởi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt
và điện thông qua công nghệ các tấm pin mặt trời.
Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào đặc biệt ở miền trung và miền nam trung
bình khoảng 5kw/1m2, đặc biệt ở tp hcm số giờ nắng lên tới 8h nắng trên 1 ngày


Bức Xạ ở Việt Nam
ST
T

KHU VỰC


Cường Độ BXMT
(KwH/M2.Ngày)

Số Giờ Nắng
TrungBình
(Giờ/Năm)

1
2
3

Khu Vực Đông Bắc
3.3 – 4.1
1500 - 1800
Khu Vực Tây Bắc
4.1 – 4.9
1890 - 2102
Khu Vực Bắc Trung
4.6 – 5.2
1700 - 2000
Bộ
4
Khu Vực Nam Trung
4.9 – 5.7
2000 - 2600
Bộ và Tây Nguyên
5
Khu Vực Nam Bộ
4.3 – 4.9
2200 - 2500

Trung Bình Cả Nước
4.6
2000
- Qua bảng bức xạ ta thấy bức xạ ở khu vực Nam Bộ có lượng bức xạ lớn nhất, số
giờ nắng từ 2200 - 2500 giờ/năm, cường độ bức xạ mặt trời từ 4,3 - 4,9 Kwh/m2.
Lượng Bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía bắc, ở vùng này mặt trời gần
như chiếu quanh năm kể cả vào mùa mưa. Do đó đối với các địa phương ở khu vực
nam bộ nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
- Các tỉnh ở phía Bắc (từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên – Huế): Các vùng Tây Bắc (các
tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ ( các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều

1.1. bức xạ mặt trời theo từng khu vực nhỏ trong các vùng
- Cường độ bức xạ mặt trời khu vực bắc bộ và bắc trung bộ
Tại bắc bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ, càng đi sâu về phía
Nam, thời gian nắng lại càng nhiều, thường nhiều nhất là vào tháng 4.
Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5 còn ở
Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, thường vào tháng 2 và tháng 3 có số giờ
nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với
khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.
- Cường độ bức xạ mặt trời khu vực giữa trung bộ


Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào
các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến
tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình
trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
- Cường độ bức xạ mặt trời khu vực cuối nam trung bộ và nam bộ
Ở khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt
đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình thường lớn hơn

3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa),
cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

2. Tiềm Năng Phát Triển Tại Việt Nam
Hòa cùng với xu hướng hiện đại, hướng tới nhiều lợi ích từ sử dụng năng lượng
mặt trời, nhu cầu của con ngườ ngày càng tăng. Việc khai thác nguồn năng lượng
này tại Việt Nam có rất nhiều lợi thế, tiềm năng lớn.

2.1. Địa Hình, Khí Hậu Thuận Lợi
Việt Nam là đất nước nằm ở đường xích đạo đi qua, với khí hậu nhiệt đới. Vì
thế lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời chiếu qua nước ta hàng năm là rất lớn. Đây là
điều kiện thuận lợi có thể khai thác tối đa, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời.

2.2. Diện Tích Tận Dụng, Khai Thác Lớn
Lượng nắng cao từ mặt trời phân bố trải dài khắp các địa hình, tỉnh thành trong
cả nước. Vì thế ở bất cứ khu vực nào của Việt Nam cũng đều có thể tiến hành khai
thác được nguồn năng lượng mặt trời. Đặc biệt cường độ ánh sáng tập trung cao
nhất ở các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ và đây cũng là những nơi có tiềm năng
về năng lượng mặt trời lớn nhất nước.

2.3. Nhiều Chính Sách Đầu Tư, Hỗ Trợ
Hiện nay, tại Việt Nam chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các
nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực khai thác nguồn năng
lượng mặt trời. Điều này mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút sản
xuất, đầu tư ứng dụng năng lượng mặt trời. Với sự ra đời của các nhà máy điện
năng lượng mặt trời trước đây, Việt Nam tạo mọi sự hỗ trợ có thể để có thể mở
rộng số lượng và quy mơ cơng trình nhằm khai thác tối đa lợi thế nguồn năng


lượng mặt trời của đất nước.


2.4. Nhu Cầu Sử Dụng Của Người Dân Tăng
Trước đây, năng lượng mặt trời thường tập trung khai thác dưới mặt đất tại
những cơng trình lớn. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người Việt Nam ngày càng
tăng, năng lượng mặt trời có thể khai thác bằng cách làm những tấm pin năng
lượng áp mái. Chính vì thế, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những tấm pin năng lượng
mặt trời tại các hộ gia đình và tại các tòa nhà công ty, trung tâm thương mại.

2.5. Khả Năng Ứng Dụng Vào Thực Tế Cao
Khai thác năng lượng mặt trời tại Việt Nam là tận dụng nguồn năng lượng tại
chỗ và khả năng phục vụ tại chỗ lớn. Ứng dụng năng lượng mặt trời để tại ra điện
năng giảm tải nguồn điện quốc gia, đồng thời tạo ra nguồn điện sinh hoạt cho bà
con vùng sâu vùng xa, những nơi mà nguồn điện vẫn còn là thứ gì đó “xa xỉ”.
Tiềm năng năng lượng mặt trời ở việt nam rất lớn, có nhiều cơ hội để phát triển.
Tuy nhiên, quy mô khai thác, đầu tư còn hạn chế, chưa tận dụng được hết lợi thế
trong lĩnh vực này. Vì thế, cần nhiều đơn vị khai thác nguồn năng lượng này hơn
nữa. Là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực về năng lượng mặt trời,
Solar Việt Nhật luôn mong muốn đem lại cho khách hàng nhiều trãi nghiệm về sản
phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đồng thời phát huy được thế mạnh quốc gia
và hòa vào sự phát triển của đất nước.

2.6. Tiềm Năng Năng Lượng Mặt Trời Về Mặt Lợi ích
1. Là nguồn năng lượng sạch, khơng phát thải khí nhà kính, và các chất thải khác.
Đặc điểm này là ưu thế đặc biệt, nhờ đó có thể góp phần giải quyết vấn đề đang rất
thời sự hiện nay trên phạm vi tồn cầu là vấn đề biến đởi khí hậu, vấn đề đang đe
dọa sự tồn vong của nhân loại.

2. Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và chi phí thấp. Vì khơng có
cơng nghệ nguồn điện nào xây dựng đơn giản, nhanh chóng như cơng nghệ nguồn
điện mặt trời. Thời gian xây dựng nhanh chóng.


3. Giá điện mặt trời đã giảm thấp và vẫn tiếp tục giảm sâu thêm nữa. Dự báo đến
năm 2035, giá điện mặt trời thương mại sẽ vào khoảng 5,4 cent/kwh, còn giá điện
mặt trời áp mái sẽ vào khoảng 3 cent/kwh.


3. Ứng Dụng Của Năng Lượng Mặt Trời
3.1 Điện pin Mặt Trời
- Ứng dụng trong đèn đường, đèn giao thông, nhà máy điện pin mặt trời quy mô
nhỏ…

3.2 Nhiệt Mặt Trời
- Sử dụng trực tiếp như là đun nấu, bình nước nóng, sấy hoa quả, lọc nước biển…

3.3 Điện Nhiệt Mặt Trời
- Ta sử dụng như là Bình nước nóng, Bếp năng lượng mặt trời…

4. Một Số Cơng Trình Tiêu Biểu Tại Việt Nam
- Dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên trên nóc nhà bộ cơng thương


Dự án “ nhà máy điện mặt trời “ trên nóc nhà của bộ cơng thương, phát ra gần
16.000 kwh điện một năm.

Pin mặt trời áp dụng cho các đảo trường sa, hoàng sa, những nơi vùng sâu vùng
xa…


Trung tâm hội nghị quốc gia mỹ đình



Nhà Máy Điện Mặt Trời Xuân Thiện – EA súp là nhà máy điện mặt trời lớn nhất
việt nam hiện nay, với công xuất 2000mw được mệnh danh là nhà máy điện mặt
trời lớn nhất đơng nam á.

Cơng trình điện mặt trời yên định tại thanh hóa là một trong những cơng trình
điện mặt trời tiêu biểu tại tỉnh thanh hóa. Với cơng xuất 30mw đã nối lưới điện
quốc gia thành công, và đang tiếp tục dự án 2 nâng tổng công xuất nhà máy lên
72mw, là nhà máy điện mặt trời lớn nhất miền bắc.


Các tấm pin được lắp đặt trên mặt hồ của nhà máy điện mặt trời yên định ở thanh
hóa

Nhà Máy Điện Mặt Trời n Định, Thanh Hóa
Các mơ hình điện mặt trời áp mái quy mô lớn, nhỏ đang rất phát triển trên địa bàn
tỉnh thanh hóa và các tỉnh phía bắc hiện nay.


II. Xu Hướng Phát Triển Của Năng Lượng
Mặt Trời
Với điều kiện sống ngày càng phát triển, con người càng có xu hướng sống gần
với thiên nhiên, tận dụng những sản phẩm xanh sạch, thân thiện môi trường. Vấn
đề sử dụng năng lượng cũng không ngoại lệ.

1. Năng Lượng Sạch
Vấn đề môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì thế để bảo vệ mơi trường,
bảo vệ sức khỏe của mình, con người giờ đây có xu hướng sử dụng năng lượng
sạch.


2. Có Khả Năng Tái Tạo
Để bảo đảm nguồn tài nguyên, cân bằng sinh thái và mang lại nhiều lợi ích về
kinh tế, việc chú trọng khai thác các dạng năng lượng có khả năng tái tạo là cần
thiết và là xu hướng mà cả thế giới hướng đến.


3. Nguồn Năng Lượng Có Sẵn
Tận dụng nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, giảm thiểu cơng sức, thời
gian, tiền bạc để sản xuất ra năng lượng để mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.
Đây là một trong những xu hướng sử dụng năng lượng mà nhiều người mong
muốn và hướng tới.

4. Xu hướng phát triển điện mặt trời trên thế giới
Công nghệ module tiên tiến: sự xuất hiện của các cấu trúc tế bào mới đã cho hiệu
quả cao hơn. Động lực chính của sự thay đổi này là sự xuất hiện của các tế bào
PERC và khả năng tương thích của chúng với các cơng nghệ mới, chẳng hạn như
half-cut cells, mô-đun hai mặt (Bifacial solar cells), tăng số lượng thanh góp điện
(Multi-busbars). Phát triển cơng nghệ chế tạo mô đun còn đến từ đến từ việc sản
xuất ra tấm lợp năng lượng mặt trời, trong đó các tấm pin mặt trời được thiết kế để
trông giống như vật liệu lợp thông thường, đồng thời tạo ra điện làm tăng tính thẩm
mỹ của ngơi nhà. Tuy nhiên, vẫn còn ít nhà sản xuất ngói năng lượng và ít nhân
công lành nghề để lắp đặt. Chỉ một số nhà sản xuất lớn trên thị trường như Tesla
Solar, Hanergy và Eternit là có đủ khả năng vận hành loại hình này.
Những ứng dụng mới của điện mặt trời: theo xu thế phát triển công nghệ trong
khai thác và sử dụng nguồn năng lượng mặt trời trên thế giới, một số dự án,
nguyên mẫu nghiên cứu ở cấp độ ứng dụng đang được tiến hành để kích thích tăng
trưởng thị trường trong tương lai. Ví dụ như cơng nghệ cây mặt trời có thể tạo ra
lượng điện tương đương với điện mặt trời trên mặt đất nhưng lại chiếm ít không
gian hơn tới 100 lần, hay là công nghệ khử muối nhờ năng lượng mặt trời tận dụng

nhiệt thải từ các tấm pin để cung cấp nhiệt năng cho các hệ thống khử muối theo
phương pháp trưng cất.
Ngồi những cơng nghệ đã nêu ở trên, điện mặt trời còn có xu hướng phát triển
công nghệ dọc theo chuỗi giá trị. Đó là cơng nghệ trong các dịch vụ vận hành và
bảo dưỡng, quản lý hệ thống quang điện hết thời gian khai thác, cơng nghệ đáp ứng
tính thay đởi và độ không chắc chắn của điện mặt trời. Những công nghệ này sẽ
đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và hạn chế được ô nhiễm môi


trường.

III. Kết Luận Chung
1. Về công nghệ:
Ngành công nghiệp điện mặt trời bao gồm các nhà sản xuất mô-đun, dây chuyền
sản xuất và các đầu vào quan trọng với sự hợp tác chặt chẽ với các bên nghiên cứu
nên cần cải thiện hơn nữa hiệu quả, tỷ lệ hiệu suất và độ bền của các mô-đun và hệ
thống điện mặt trời. Tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ dọc theo
chuỗi giá trị của ngành công nghiệp điện mặt trời. Xây dựng các chương trình đào
tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực thiết kế và vận hành hệ thống tương ứng với sự phát
triển của năng lượng tái tạo trong tương lai. Tăng cường hợp tác và nghiên cứu và
chuyển giao cơng nghệ với các nước có kinh nghiệm về phát triển điện mặt trời.

2. Về quản lý, chính sách:
Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách cần loại bỏ các rào cản triển khai,
thiết lập các khuôn khổ thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa điện mặt trời và ngành
điện rộng nói chung. Để thực hiện điều này, Chính phủ cần đặt ra hoặc cập nhật
các mục tiêu dài hạn cho việc triển khai điện mặt trời, bao gồm các mốc ngắn hạn
quan trọng phù hợp với chiến lược năng lượng quốc gia. Xây dựng cơ chế hỗ trợ
tài chính ởn định trong dài hạn, có kế hoạch tở chức thực hiện các gói hỗ trợ cho
các nhà đầu tư một cách cụ thể, qua đó tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư. Xác

định và cung cấp mức tài trợ công phù hợp cho các doanh nghiệp, tương ứng với
mục tiêu giảm chi phí và tiềm năng của công nghệ và mục tiêu giảm thiểu
CO2, tăng cường hợp tác quốc tế để tận dụng tốt nhất năng lực của các quốc gia. khi
thị trường điện mặt trời đã phát triển, từng bước sửa đởi khung chính sách về năng
lực xây dựng các Dự án của các nhà đầu tư, xem xét điều chỉnh cơ cấu giá điện cho
khách hàng sử dụng điện để đảm bảo thu hồi đầy đủ chi phí cố định trên lưới điện,
đồng thời duy trì các động lực cho việc triển khai sản xuất điện điện mặt trời phân
tán.
Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho năng lượng mặt trời hiện tại và có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời.
Sự phát triển công nghệ năng lượng mặt trời đã tạo ra một ngành công nghiệp


mới gọi là công nghiệp năng lượng mặt trời, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm,
phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và tăng cường an ninh năng lượng ở
nhiều quốc gia trên thế giới.

3. Về phía nhà sản xuất
Phía các nhà sản xuất nên quan tâm thường xuyên đến các dịch vụ sau bán hàng,
bảo trì, bảo dưỡng, có giải pháp thuận lợi trong việc lắp đặt thiết bị tại các ngơi nhà
đã hồn thiện để sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn và mở rộng được thị trường
tiêu thụ.



×