Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở điện lực nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền
kinh tế quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế
quan… Các doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình
đẳng với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là
sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tập đoàn Điện
lực Việt Nam với mục tiêu hoạt động: kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát
triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các
doanh nghiệp khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực
Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; tối đa
hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Điện năng đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia bởi nó cung cấp điện cho các
ngành nghề khác có thể hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không có điện thì
ngành công nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, điện cũng rất
cần thiết cho đời sống sinh hoạt dân cư, nó góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, ngành điện luôn được giành sự quan
tâm hàng đầu của Chính phủ.
Trong sản xuất và kinh doanh điện năng, lượng điện dùng để truyền tải
và phân phối điện luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh và là mối quan
tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Chỉ khi nào lưới điện đạt đến mức “siêu
dẫn” thì “mặt trận” giảm tổn thất điện năng mới không còn nóng bỏng. Nhưng
để lưới điện đạt đến mức “siêu dẫn” chỉ có trong phòng thí nghiệm. Còn trên
thực tế, lượng điện thất thoát trong kinh doanh không chỉ là vấn đề dây dẫn,
lưới điện, phương thức vận hành, đó là thất thoát kỹ thuật, mà còn là gian lận
trong sử dụng điện. Giảm tổn thất điện năng là một nhiệm vụ hết sức quan
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trọng trong sản xuất và kinh doanh của ngành điện. Nếu giảm được tổn thất


điện năng thì kinh doanh điện năng mới có hiệu quả và đời sống CBCNV mới
được nâng cao. Đó là mục tiêu chiến lược của ngành điện nói chung và Điện
lực Nghệ An nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng
đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện. Trong thời gian thực tập tại phòng
Kế hoạch của Điện lực Nghệ An, với việc tiếp thu từ thực tế, kết hợp với
những kiến thức đã được học tập và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo TS.Nguyễn Tiến Dũng, của cán bộ phòng Kế hoạch, em xin lựa
chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở
Điện lực Nghệ An”.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An.
Chương II: Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An.
Chương III: Giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An.
Do trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên đề tài còn có
nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài được thực tế
và hoàn thiện hơn.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG Ở ĐIỆN LỰC NGHỆ AN
1 – Tổn thất điện năng
1.1 – Khái niệm và phân loại
Tổn thất điện năng là lượng điện tiêu hao và thất thoát trong quá trình
truyền tải và phân phối từ các nhà máy điện đến các đối tượng sử dụng điện
thông qua hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp.
Có nhiều cách phân loại tổn thất điện năng tùy theo phương pháp và mục
đích phân loại.
• Theo các giai đoạn phát sinh tổn thất thì tổn thất được phân loại:

+ Tổn thất trong quá trình sản xuất
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
3
Tổn thất điện năng
Theo các
giai đoạn
phát sinh
Theo
tính chất
tổn thất
Tổn thất
kỹ thuật
Tổn thất
thương mại
Tổn thất
trong
quá trình
sản xuất
Tổn thất
trong
quá trình
truyền tải

phân phối
Tổn thất
ở khâu
tiêu thụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là lượng điện tiêu hao ngay tại nhà máy điện do việc sử dụng không hết
công suất của máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ

dẫn đến tình trạng công suất phát điện lớn hơn công suất tiêu thụ của các hộ
dùng điện.
+ Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối
Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy
điện tới các hộ dùng điện. Đây là do nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự
nhiên và môi trường, kỹ thuật và công nghệ…) và nguyên nhân chủ quan
(trình độ quản lý) gây ra.
+ Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ
Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của
người tiêu dùng. Vấn đề này được quyết định bởi mức độ hiện đại, tiên tiến
của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng các trang thiết bị đó của người
tiêu dùng.
• Theo tính chất của tổn thất thì tổn thất điện năng được chia thành:
+ Tổn thất kỹ thuật
Tổn thất kỹ thuật trong các mạng điện là đặc biệt quan trọng bởi vì nó
dẫn đến tăng vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng cũng như chi phí
về nguyên liệu. Tổn thất kỹ thuật gồm có:
- Tổn thất máy biến áp (MBA):
Máy biến áp là thiết bị điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng, chuyển đổi
năng lượng từ điện áp này sang điện áp khác phù hợp với mục đích sử dụng.
Trong quá trình làm việc MBA tiêu tốn một lượng điện năng nhất định, điện
năng này chủ yếu: do từ hóa lõi thép (tổn thất sắt), do sự phát nhiệt của cuộn
dây, do tổn hao trong dầu MBA và các vật liệu cách điện khác.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổn thất điện năng trong các mạch đo đường: việc thanh toán tiền điện
hàng tháng giữa bên bán và bên mua điện thông qua hệ thống đo đếm điện
năng bao gồm: công tơ điện, máy biến dòng, máy biến áp đo lường, sơ đồ đo.
Khi lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng phải căn cứ vào công suất phụ tải

sử dụng mà lắp đặt trực tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp. Trong quá trình làm
việc sẽ tồn tại một lượng tổn thất điện năng do chính các thiết bị đo gây nên,
nó phụ thuộc vào cấp chính xác của công tơ điện, máy biến dòng và máy biến
áp đo lường.
+ Tổn thất thương mại
Là tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng do
sự không hoàn thiện của hệ thống đo đếm, thất thi tiền điện, gian lận…
1.2 – Cách tính tổn thất điện năng
Điện nhận tiêu thụ - Điện thương phẩm
Tỷ lệ tổn thất =

Điện nhận tiêu thụ
Trong đó:
- Điện nhận tiêu thụ là lượng điện Điện lực nhận từ Công ty Điện lực I
- Điện thương phẩm là lượng điện Điện lực bán ra cho khách hàng
1.3 – Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng
• Chế độ sử dụng điện không hợp lý
Chế độ sử dụng điện không hợp lý làm cho đồ thị phụ tải thay đổi lớn. Sự
chênh lệch quá cao giữa phụ tải giờ cao điểm và giờ thấp điểm không những
làm cho chất lượng điệm giảm, mà còn làm ảnh hưởng đến các tham số chế độ
khác như: tổn thất công suất, tổn thất điện áp…
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Mô hình quản lý và kinh doanh điện chưa hợp lý
Hiện đang tồn tại nhiều mô hình quản lý kinh doanh điện năng, mỗi mô
hình chỉ có thể thích hợp với các điều kiện cụ thể. Vì vậy, các địa phương
đang lúng túng trong việc xác định mô hình kinh doanh điện hợp lý. Một số
mô hình lỗi thời như thầu khoán vẫn tồn tại dưới các danh nghĩa khác nhau,
gây thất thoát điện năng dưới dạng lấy cắp điện, dùng qua các công tơ ưu

tiên…
• Sự thiếu hiểu biết của khách hàng dùng điện
Sự thiếu hiểu biết dẫn đến việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện một
các tùy tiện, làm tăng tiêu thụ công suất phản kháng và tăng thêm tổn thất
trong lưới.
• Chế độ làm việc và sự phân bố phụ tải bất hợp lý
Sự phân bố phụ tải và chế độ làm việc ảnh hưởng lớn đến hình dạng của
đồ thị phụ tải. Nếu đồ thị phụ tải thay đổi nhiều trong ngày thì sự chênh lệch
phụ tải cực đại và cực tiểu sẽ rất lớn, dẫn đến hiện tượng quá tải máy biến áp
ở một khoảng thời gian nhất định, nhưng lại rất non tải ở khoảng thời gian
khác, điều đó làm giảm chất lượng điện, tăng tổn thất…
• Sai số của các thiết bị đo lớn
Thiết bị đo đếm điện năng thiếu đồng bộ và không được kiểm định định
kỳ, do đó dẫn đến sai số và thất thoát điện năng. Sai số của các thiết bị đo
vượt quá giới hạn cho phép. Một trong những sai số rất đáng kể là do các máy
biến dòng được lựa chọn không phù hợp với phụ tải, khi khoảng làm việc của
máy biến dòng gần với điểm gập của đường đặc tính bão hòa từ thì sai số rất
lớn. Đồng thời, do trình độ của người lắp đặt hạn chế hoặc do có sự thông
đồng với khách hàng để đấu nối thiết bị đo sai, nhất là ở bị trí đảo các dây pha
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và trung tính, tạo điều kiện cho việc lấy cắp điện năng không qua công tơ.
Trong một số trường hợp, còn có hiện tượng can thiệp bất hợp pháp của người
dùng điện, làm tăng sai số của công tơ, thậm chí làm công tơ bị hãm hoặc
chạy ngược.
2 – Một số nét chính về Điện lực Nghệ An:
2.1 – Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An
Vào đầu năm 1956 tại thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh), nhất là khu
vực Bến Thủy người, xe, vật liệu xây dựng, tiếng loa phóng thanh cứ rộn ràng

tấp nập, không khí chuẩn bị cho công trình xây dựng Nhà máy Điện Vinh náo
nhiệt đông vui.
Ngày 01/6/1956 lễ khởi công xây dựng trạm phát điện Diezel 270KW để
cung cấp điện cho công trường.
- Tháng 12/1956 hoàn thành việc lắp máy. Sau đó điều chỉnh chạy thử.
Đến ngày 19/2/1957 bắt đầu sản xuất điện để cung cấp cho công trường
kiến thiết Nhà máy Điện Vinh và cung cấp ánh sáng cho cơ quan, nhân dân ở
thị xã Vinh – Bến Thủy.
- Ngày 01/01/1957 ngày khởi công xây dựng nhà máy chính.
Tháng 12/1957 đúng 1 năm sau ngày khởi công nồi hơi số I, máy phát
điện số I lắp xong và chạy thử hiệu chỉnh và đóng điện thành công đã tạo
niềm tin tưởng và phấn khởi cho toàn bộ công trường, tạo đà thúc đẩy nhanh
cho việc hoàn thành các công trình kế tiếp. Ngày 18/01/1958 nồi hơi số 2,
máy phát điện số 2 cũng lắp xong và chạy thử tốt. Tháng 3/1958 lắp xong nồi
hơi số 3 và cho vận hành.
- Ngày 01/01/1959 Nhà máy Điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo
kế hoạch, nhiệm vụ của Điện Vinh đối với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quan trọng, đó là việc phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp,
quốc phòng và đời sống nhân dân. Nhà máy Điện Vinh là đứa con đầu lòng
của ngành điện miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhà máy là nơi đào tạo cung cấp
cho ngành Điện và các ngành khác nhiều cán bộ quản lý và công nhân kỹ
thuật nòng cốt.
- Tháng 12/1966 Nhà máy Điện Vinh được tuyên dương Đơn vị Anh
hung
- Ngày 03/02/1971 Khánh thành nhiệt điện 3-2, 4000KW
- 1976 – 1983 Nhà máy Điện Vinh có tổng công suất nhiệt điện :
8000KW + Diezel 20.000KW = 28.000KW

- 08-02-1983 Nhà máy Điện Vinh nối vào lưới điện Quốc gia
- 13-8-1984 Nhà máy Điện Vinh đổi tên thành Sở Điện lực Nghệ Tĩnh
(nay là Điện lực Nghệ An)
- 10-1985 Nhiệt điện Bến Thủy ngừng hoạt động do nguồn điện phía Bắc
được tăng cường.
- 24-12-1988 Tổ máy số I thủy điện Hòa Bình phát điện lên lưới
Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu, Điện lực Nghệ An đã gặp không
ít khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần tự lực tự cường, sự phấn đấu nỗ lực của
tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, Điện lực Nghệ An đã đạt được
những thành quả nhất định.
Ngày 30/09/1991 Sở điện lực Nghệ Tĩnh được tách ra làm hai đơn vị
quản lý lưới điện theo địa bàn hành chính (cơ sỏ chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ). Sở Điện lực Nghệ Tĩnh sau khi tách được gọi là
Điện lực Nghệ An.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Điện lực Nghệ An được chính thức giao nhiệm vụ kinh doanh bán điện
trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, phục vụ cho nền kinh tế quốc dân góp phần
quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bán điện của công ty Điện lực
I- Hà Nội. Bán điện cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải và ánh sáng tiêu dùng sinh hoạt cho nhân dân. Điện lực Nghệ An có tư
cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện công tác hạch toán kinh tế phụ thuộc Công
ty Điện Lực I.
2.2 – Chức năng, nhiệm vụ Điện lực Nghệ An
Trên cơ sở quyết định của Bộ Công nghiệp về giấy phép kinh doanh
của Điện lực Nghệ An số 1612/GP- BCN ngày 28/4/2004 với các chức năng
kinh doanh điện trong phạm vi tỉnh Nghệ An như sau :
Quản lý vận hành các nhà máy thuỷ Điện nhỏ với công suất đến
300kwa, vận hành các máy phát điện ĐIEZEN công suất đến 400kwa

Quản lý vận hành lưới điện và trạm biến áp phân phối từ 35kv trở
xuống, kinh doanh bán điện cho khách hàng
Tư vấn lập và quản lý các dự án ĐTXD lưới điện và trạm biến áp phân
phối đến 35kv
Tư vấn giám sát thi công các công trình ĐTXD.
2.3 – Lĩnh vực kinh doanh
* Lĩnh vực kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của Điện lực Nghệ An
hiện nay là Công nghiệp điện năng; Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị
điện; Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Khảo sát, thiết kế công trình điện;
Kinh doanh và vận tải thiết bị điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện; Xây lắp các
công trình và đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; Mua bán thiết bị viễn
thông; tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kinh doanh xăng, dầu, các nhiên liệu dùng trong các động cơ khác (gas hóa
lỏng, ); Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm cơ khí, điện, tôn thép, mạ kim loại.
* Phương thức kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá
và dịch vụ là do sự vận động của quy luật cung cầu quyết định. Nhưng điện
năng là mặt hàng do Nhà nước độc quyền quản lý do đó phương thức kinh
doanh bán điện ở Công ty Điện lực Nghệ An có nhiều điểm đặc biệt: Công ty
mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, thông qua đơn vị
chủ quản là Công ty Điện lực I, sau đó tổ chức kinh doanh bán điện cho khách
hàng. Các chỉ tiêu kinh tế được giao hàng tháng, hàng quí và hàng năm, được
phân bổ điều hòa phụ tải của hệ thống lưới điện Quốc gia tùy theo từng thời kỳ.
Giá mua điện do Tổng Công ty định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù
đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móc… có tham khảo
ý kiến của các đơn vị thành viên. Sản lượng điện áp mua vào thông qua hệ
thống đo đếm đầu nguồn đặt tại các trạm trung gian.

2.4 – Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy
2.4.1 – Bộ phận quản lý Ban lãnh đạo công ty gồm :
+ 1 Giám đốc : Trần Phong.
Được Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm là người chỉ
huy cao nhất trong Điện lực Nghệ An, : chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc
chung của công ty, về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, trực
tiếp chỉ đạo các phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài
chính kế toán, phòng vật tư, phòng điều độ, …
+ 3 Phó giám đốc: Là người được Giám đốc Công ty Điện lực I bổ
nhiệm để giúp việc cho Giám đốc Điện lực Nghệ An, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty Điện lực I và Giám đốc Điện lực Nghệ An về các hoạt
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động trong các lĩnh vực công tác chuyên môn được Giám đốc Điện lực phân
công phụ trách.
Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề
về kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác. Phó
giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông
tin, xưởng công tơ , xưởng vật tư, xưởng 110KV, xưởng thiết kế, xí nghiệp
xây lắp.
Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh
bán điện mà Điện lực Nghệ An đã và đang thực hiện, chỉ đạo trực tiếp tới
Phòng kinh doanh và các chi nhánh điện về việc kinh doanh bán điện, thu tiền
điện và nộp tiền điện về Công ty Điện lực I. Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên
truyền việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm . Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo
trực tiếp các phòng sau: Phòng kinh doanh bán điện, phòng quản lý điện nông
thôn và trung tâm máy tính.
Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: là người chỉ đạo, điều hành các
công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình điện, Phó giám đốc đầu tư xây

dựng cơ bản chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: phòng quản lý dự án, phòng
quản lý đầu tư, trung tâm thiết kế điện, xí nghiệp xây lắp điện
Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng
ban : có 15 phòng ban chức năng :
- Phòng hành chính quản trị (P1): Tổ chức công tác hành chính, văn thư,
lưu trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị
- Phòng kế hoạch (P2): Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công
tác kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong công ty,
hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Tổng hợp, cân
đối xây dựng kế hoạch tổng thể cho toàn công ty.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3) : có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao động,
tiền lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật (P4) : là đơn vị quản lý về kỹ thuật trong khâu quy
hoạch, xây dựng, vận hành, sữa chữa và cải tạo lưới điện của công ty, giám sát
kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sản xuất vận hành trong công ty
- Phòng tài chính kế toán (P5) : Tham mưu cho Giám đốc về công tác
quản lý tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của
công ty.
- Phòng vật tư (P6): Có nhiệm vụ lập kế hoạch mua sắm quản lý và cấp
phát vật tư cho toàn đơn vị trong phạm vi kế hoạch được giao.
- Phòng điều độ (P15): Có nhiệm vụ chỉ huy vận hành lưới điện cao thế
24/24 giờ. Ngoài chức năng điều độ lưới điện vận hành an toàn, liên tục và
hiệu quả phòng còn đảm nhiệm chức năng thông tin cho toàn bộ hệ thống điện
của Điện lực, đặc biệt là mang thông tin nội bộ của ngành.
- Phòng quản lý XDCB (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các
công trình thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, thực hiện công tác quản lý đầu tư

xây dựng cơ bản theo chế độ của Nhà nước ban hành.
- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý
khách hàng, chống tổn thất, kinh doanh điện năng, theo dõi tình hình kinh
doanh.
- Phòng điện nông thôn (P10): Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý
lưới điện trung áp nông thôn, phát triển lưới điện về các xã vùng sâu vùng xa
của tỉnh Nghệ An .
- Phòng an toàn - lao động (P11): Có chức năng bồi huấn kiểm tra việc
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thực hiện quy trình quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy nổ.
- Phòng thanh tra pháp chế (P12): Có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, an
ninh quốc phòng và thực hiện công tác pháp chế.
- Phòng thẩm định: Có nhiệm vụ thấm định các công trình thuộc Điện lực
Nghệ An quản lý.
- Phòng máy tính: Giúp cung cấp các dữ liệu việc quản lý tài chính, báo
cáo các kế hoạch của Công ty.
- Phòng tư vấn thiết kế: có nhiệm vụ khảo sát lập phương án, dự toán,
thiết kế kỹ thuật thi công các hạng mục.
2.4.2 – Bộ phận sản xuất
* 20 chi nhánh điện có chức năng quản lý, vận hành và kinh doanh bán
điện trên địa bàn được phân cấp quản lý nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định
cho khách hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh bán điện. Bao gồm : Chi
nhánh điện Vinh, Chi nhánh điện huyện Anh Sơn, Chi nhánh điện huyện Con
Cuông, Chi nhánh điện thị xã Cửa Lò, Chi nhánh điện huyện Diễn Châu, Chi
nhánh điện huyện Đô Lương, Chi nhánh điện huyện Hưng Nguyên, Chi nhánh
điện huyện Kỳ Sơn, Chi nhánh điện huyện Nam Đàn, Chi nhánh điện huyện
Nghĩa Đàn, Chi nhánh điện huyện Nghi Lộc, Chi nhánh điện huyện Quỳnh
Lưu, Chi nhánh điện huyện Quỳ Hợp, Chi nhánh điện huyện Quỳ Châu, Chi

nhánh điện huyện Quế Phong, Chi nhánh điện huyện Tân Kỳ, Chi nhánh điện
huyện Thanh Chương, Chi nhánh điện huyện Tương Dương, Chi nhánh điện
huyện Yên Thành, Chi nhánh điện Thái Hòa
* 4 phân xưởng:
- Phân xưởng vận tải: Có nhiệm vụ quản lý xe ô tô cơ giới phục vụ cho
việc đi lại làm việc công tác kiểm tra lưới điện chuyên chở vật tư phục vụ
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho sản xuất với đội ngũ xe 29 chiếc lớn nhỏ, phân xưởng có 30 người.
- Phân xưởng thí nghiệm điện với chuyên môn là thí nghiệm, hiệu chỉnh
và sửa chữa các thiết bị, khí cụ máy biến áp phân xưởng có 21 người.
- Phân xưởng cơ khí chuyên gia công sản xuất các mặt hàng cơ khí phục
vụ lưới điện trong và ngoài kế hoạch sản xuất là đơn vị sản xuất chính, phân
xưởng có 20 người.
- Phân xưởng thí nghiệm công tơ có nhiệm vụ thí nghiệm công tơ phục
vụ cho việc lắp mới và thay định kỳ. Phân xưởng có 18 người
Bộ máy tổ chức của Điện lực Nghệ An là một bộ phận máy kiểu trực
tuyến chức năng. Giám Đốc là người lãnh đạo toàn quyền quyết định mọi hoạt
động và vấn đề sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong phạm vi thuộc quyền đã
được Giám Đốc Công ty Điện lực I uỷ nhiệm.
20 Chi nhánh điện là những cơ sở trực thuộc Điện lực Nghệ An được
phân chia làm công tác quản lý phân phối và bán điện theo vùng lãnh thổ độc
lập. Các phân xưởng còn lại làm nhiệm vụ sản xuất phục vụ chung cho các
hoạt động kinh doanh trên toàn bộ Điện lực Nghệ An. Qua sơ đồ bộ máy tổ
chức có thể nói rằng đây là một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, với số lượng 3 cấp,
nhờ vậy mà quyền lực của nhà lãnh đạo được tập trung cao hơn.
2.5 – Tình hình về vốn, tài sản và nhân sự của Điện lực Nghệ An



Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1: Tình hình vốn và tài sản tại Điện lực Nghệ An
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 Năm2008
So sánh
2008/2007
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% +/-
%
Tổng
vốn
318.545 100
506.60
4

100 672.809 100 806.578 100
998.13
5
100 +
24%
I- Vốn
chủ sở
hữu
196.59
9
62% 232.407 46% 275.964 41%
346.82
9
43%
519.03
0
52% +
50%
II- Nợ
phải trả
121.94
6
38% 274.147 54%
396.84
5
59% 459.749 57% 479.105 48% +
4%
Tổng
tài sản
318.545 100

506.60
4
100 672.809 100 806.578 100
998.13
5
100 +
24%
I- Tài
sản cố
định
184.47
1
58%
337.65
1
67% 472.535 70% 525.960 65% 692.565 69% +
32%
II- Tài
sản lưu
động
134.07
4
42%
169.00
3
33% 198.274 30%
280.61
8
35% 305.570 31% +
9%

Nguồn: Báo cáo của phòng tài chính kế toán
Để có thể tiến hành kinh doanh điện năng, Điện lực Nghệ An phải tổ
chức một hệ thống lưới truyền tải phân phối, đem điện năng đến tận nơi tiêu
dùng. Cùng với việc mở rộng và hoàn thiện mạng lưới điện trong cả tỉnh mở
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
rộng thêm địa bàn quản lý, xây dựng nhiều trạm biến áp, trụ sở, nhà xưởng,…
nên yêu cầu về vốn tăng mạnh qua các năm.
Cơ cấu vốn theo tính chất thể hiện đặc điểm sản xuất của đơn vị. Tài sản
của ngành điện chủ yếu là lưới điện và các trạm biến áp, trạm phân phối nên
tỷ trọng của nó chiếm trong tổng vốn là rất lớn.
Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành thể hiện mức độ an toàn về vốn trong
kinh doanh. Với ngành điện mức đầu tư cho trang thiết bị của ngành là rất lớn
nên nguồn vốn ngân sách cấp không thể đáp ứng đủ nên được Chính phủ bảo
lãnh cho vay các nguồn vốn nước ngoài để hiện đại hoá và nâng cấp thiết bị
cho ngành điện. Còn vốn chủ sở hữu tăng trong những năm qua cho thấy đơn
vị làm ăn có lãi.
3 – Sự cần thiết của giảm tổn thất điện năng
So với các nước trong khu vực và thế giới thì tỷ lệ tổn thất điện năng
(TTĐN) ở nước ta vẫn còn quá cao. Việc phân tích đánh giá tình hình tổn thất
và các giải pháp khắc phục đã và đang là vấn đề cấp bách đối với hệ thống
điện nước ta, nhất là khi vấn đề kinh doanh điện năng đang đứng trước
ngưỡng cửa của thị trường điện cạnh tranh. Giảm TTĐN có ý nghĩa vô cùng
quan trọng không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả nền kinh tế quốc
dân và toàn xã hội.
3.1 – Đối với ngành Điện
Tổn thất điện năng là một trong những nhân tố cấu thành nên chi phí sản
xuất kinh doanh của ngành Điện. Việc giảm tổn thất điện năng giúp cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi

nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề
kinh doanh.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện. Quá trình giảm
tổn thất điện năng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý
cũng như vận hành, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cải tạo, nâng
cấp và hiện đại hóa lưới điện. Điều này chứng tỏ việc thực hiện mục tiêu giảm
tổn thất điện năng góp phần hoàn thiện, nâng cao công tác tổ chức, quản lý,
nâng cao và đổi mới hệ thống lưới điện của ngành Điện.
Trong năm 2007 nếu giảm 1% tổn thất điện năng, Tập đoàn điện lực Việt
Nam sẽ tiết kiệm được 340 triệu KWh tương đương với 260 tỷ đồng. Số tiền
này có thể dùng để đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống nguồn và lưới điện,
nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.
Hàng năm ngành Điện đầu tư khoảng 20000 tỷ đồng cho công tác nâng
cấp hệ thống nguồn và lưới điện, trong đó gần 70% số tiền này phải đi vay.
Thực hiện tốt việc giảm tổn thất điện năng sẽ đồng nghĩa với tăng sản lượng
điện sản xuất ra, như vậy sẽ bớt gánh nặng đầu tư phát triển thêm nguồn và
lưới điện của ngành Điện và của Nhà nước. Nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn xây dựng cơ bản của quốc gia.
3.2 – Đối với nền kinh tế và xã hội
Để sản xuất ra điện chúng ta phải sử dụng các dạng năng lượng sơ cấp
khác như: than, sức nước, khí đốt, năng lượng nguyên tử… Nhưng trong điều
kiện hiện nay các nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt và trở nên khan
hiếm, điều này có nghĩa là chúng ta phải sản xuất điện trong điều kiện các yếu
tố đầu vào có hạn đòi hỏi phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng
lượng trên. Giảm tổn thất điện năng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sản
xuất và phân phối được nhiều điện thương phẩm hơn với lượng yếu tố đầu vào

không thay đổi do giảm được những tiêu hao trong quá trình sản xuất, truyền
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tải và phân phối điện năng. Bởi vậy vô hình chung chúng ta tiết kiệm được
các nguồn lực của xã hội như: nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, nhân
lực…
Mặt khác, điện năng là một trong những yếu tố đầu vào khó có thể thay
đổi đối với hầu hết mọi quá trình sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ,
đồng thời điện năng là vật phẩm không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại
của con người trong điều kiện hiện nay. Giá bán điện có ảnh hưởng quan
trọng đến giá cả của hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Do
đó nó cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của mọi tầng lớp dâ cư
trong xã hội. Giảm tổn thất điện năng giúp cho ngành Điện có khả năng giảm
giá thành, từ đó giảm giá bán điện, điều này dẫn đến giảm chi phí đầu vào cho
các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản
xuất kinh doanh đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
mọi tầng lớp nhân dân.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC
NGHỆ AN
1 – Tình hình kinh doanh điện năng của Điện Lực Nghệ An trong những
năm vừa qua
1.1 – Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng
Bảng 2: Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2008
TT
Chỉ tiêu ĐV 2005 2006 2007 2008
1

Tổng điện
nhận
10
3
kWh 884.017 960.084 1.048.929 1.151.989
2
Điện thương
phẩm
10
3
kWh 814.268 888.942 974.560 1.080.221
3
Tỷ lệ tổn thất % 7,89% 7,41% 7,09% 6,23%
4
Doanh thu tiền
điện
Triệu
Đồng
512.963 562.985 653.749 730.623
5
Giá bán bình
quân
Đồng 629,96 633,32 668,80 676,1
6
Số thu tiền
điện
Đồng 556515081965
46084052886
3
42605362371

3
426583709293
7
Số HĐ mua
bán điện
HĐ 98.472 110.457 118.809 123.543
8
Số công tơ CTơ 104.701 116.730 136.264
Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng – Điện lực Nghệ An
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3: Điện nhận tiêu thụ - điện năng thương phẩm 2005 – 2008
1.2 – Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện
năng:
1.2.1 – Sản lượng điện thương phẩm và phân phối điện năng:
Điện năng thương phẩm có mối quan hệ chặt chẽ tới doanh thu: tăng
thương phẩm là tăng doanh thu. Đây chính là chỉ tiêu được chú ý hàng đầu để
quyết định thu được lợi nhuận cao hay thấp.
Sản lượng điện thương phẩm chia theo các hộ tiêu thụ chính: công nghiệp
– xây dựng, thương nghiệp dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp, ánh sáng tiêu
dùng và thành phần khác.
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 4: Điện năng thương phẩm phân theo ngành năm 2005 – 2008
(Đơn vị: 1000kwh)
Năm
TP kinh tế
2005 2006 2007 2008

Tổng điện năng 814.268 888.942 974.560 1.080.221
Công nghiệp XD 276.089 296.324 328.239 355.542
Thương nghiệp dịch vụ 18.092 20.973 24.048 28.508
Nông – lâm - ngư nghiệp 17.093 17.554 18.129 18.171
Thành phần khác 20.521 23.485 25.059 28.761
Ánh sáng tiêu dùng 482.473 530.606 579.084 649.239
Bảng 5: Biểu đồ thành phần phụ tải năm 2008
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua phân tích số liệu ở bảng 2 ta nhận thấy:
• Điện năng thương phẩm của thành NLNN năm 2007 tăng 3,3% so với
năm 2006, năm 2008 tăng 0,23% so với năm 2007
• Điện năng thương phẩm của thành phần CNXD năm 2007 so với năm
2006 tăng 10,8%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 8,3%
• Điện năng thương phẩm của thành phần TNDV năm 2007 so với năm
2006 tăng 14,7%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 18,5%
• Điện năng thương phẩm của thành phần ASTD năm 2007 so với năm
2006 tăng 9%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 12%
• Điện năng thương phẩm của thành phần khác năm 2007 so với năm
2006 tăng 6,7%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,8%. Nhìn chung trong
giai đoạn 2005 – 2008 tốc độ tăng điện năng thương phẩm toàn bộ hay từng
thành phần đều có xu hướng tăng. Nhưng chủ yếu vẫn là ở các ngành công
nghiệp và thương ngiệp dịch vu có tăng hơi cao, thành phần khác cũng tăng
vừa phải, ánh sáng tiêu dùng và nông lâm ngư nghiệp tăng có chậm hơn . Có
được kết quả này một phần là do điện đầu nguồn tăng lên, một phần là do tổn
thất điện giảm xuống. Cụ thể: tổng điện nhận đầu nguồn năm 2007 so với
2006 tăng 9,4%, năm 2008 so với 2007 tăng 10%. Qua đó ta thấy những thành
phần có nhu cầu lớn thì sản lượng điện năng thương phẩm lớn hay nói một
cách khác tốc độ tăng của điện năng thương phẩm tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu

dùng điện. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tới tốc độ tăng điện năng
thương phẩm bởi vì nó do thị trường quyết định Công ty chỉ có thể xác định
được chứ không thể thay đổi được.
1.2.2 – Tỷ lệ tổn thất điện năng:
Tổn thất điện năng là một chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bán điện. Sau nhiều năm hoạt động và vận hành, lưới điện ở nhiều nơi đã
xuống cấp, đường dây trung áp và hạ áp dài quá mức tiêu chuẩn dẫn đến tình
trạng mất an toàn và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thất điện năng.
Bảng 6: tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2005 – 2008
Năm 2005 2006 2007 2008
Kế hoạch 7,94% 7,49% 7,35% 5,9%
Thực hiện 7,89% 7,41% 7,09% 6,23%
Nguồn: phòng kinh doanh điện năng – Điện lực Nghệ An
Qua bảng 3 ta thấy Công ty đã thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện
năng, năm 2006 tỷ lệ là 7,41%, năm 2007 là 7,09% ,năm 2008 còn 6,23%. .
Có được thành tích này là do:
+ Trong những năm qua, Điện lực đã thực hiện rất nhiều công trình cải
tạo lưới trung và hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ
nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá
trình cung ứng và sử dụng điện. Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế,
Điện lực đã tiến hành củng cố hòm công tơ cũ, kiểm tra và đã phát hiện thay
thế những công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh.
+ Thực hiện chỉ thị 89/HĐBT nay là Thủ tướng Chính phủ, với mong
muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ăn cắp điện, công tác kiểm tra sử dụng
điện đã được tăng cường hơn. Điện lực Nghệ An đã phối hợp với Công an
tỉnh Nghệ An lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành Điện lực - Công an thường
xuyên kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó kịp thời phát hiện ra

các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết
quả là đã thu được hàng chục tỷ đồng (tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm).
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo
đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các
đồng hồ đo điện chủ yếu để thành cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài
trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất
mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Điện lực có dự trù một quỹ
công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc đảm bảo hoạt động kinh
doanh diễn ra một cách liên tục.
Ngoài những biện pháp trên cùng với một loạt các biện pháp đồng bộ, kịp
thời mà trong những năm qua tỷ lệ tổn thất của Điện lực đã giảm đi đáng kể.
Đây là thành tích đạt được của Điện lực Nghệ An trong công tác kinh doanh
điện năng.
1.2.3 – Giá bán điện bình quân và doanh thu:
Xu thế mặt bằng giá điện nói chung toàn quốc sẽ còn tiếp tục tăng đến
hoàn thiện, ngang bằng mức giá điện của các nước trong khu vực, ở Nghệ An
giá điện cũng tiếp tục tăng theo mức giá chung cả nước. Nhưng để đuổi kịp
mặt bằng giá toàn quốc thì khó có thể được, vì Nghệ An là một tỉnh có điện
tiêu thụ cho ánh sáng chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu tăng nhưng điện năng phục
vụ cho ánh sáng tiêu dùng không làm tăng giá điện bình quân lên được mà
làm giảm giá điện bình quân trong kinh doanh của Điện lực Nghệ An, bên
cạnh đó nhà nước lại đang có chính sách hỗ trợ điện đối với hộ tiêu dùng. Mà
yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nên
nhiều vấn đề được nêu ra để tìm biện pháp giải quyết, trong đó có vấn đề tận
dụng thu đúng giá, bán đúng đối tượng và mục đích sử dụng điện cùng nhiều
biện pháp nữa chắc chắn mặt bằng giá bán điện bình quân sẽ còn tiếp tục đẩy
tăng cao.

Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 7: Giá bán bình quân của Điện lực Nghệ An từ 2005 - 2008
(Đơn vị tính: Đồng)
Năm 2005 2006 2007 2008
Kế hoạch 629,50 632,29 668,00 664,03
Thực hiện 629,96 633,32 668,80 676,1
Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh điện năng - Điện lực Nghệ An từ
2005 – 2008
Doanh thu và giá điện bình quân là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc xem
xét kết quả kinh doanh điện năng. Ở đây chỉ xét đến giá điện bình quân vì có
nhiều mức giá tiêu thụ điện dùng cho các mức sử dụng theo quy định của Nhà
nước. Giá bán điện bình quân được xác định bởi thương số của tổng doanh thu
và điện năng thương phẩm.
Từ năm 2005 – 2006 giá bán điện bình quân tăng 3,36 đồng
Năm 2006 – 2007 giá bán điện bình quân tăng 35,48 đồng, sở dĩ tăng
nhiều là do năm 2007 tình hình chính trị - kinh tê – xã hội và thời tiết có nhiều
biến động. Việc tăng doanh thu kinh doanh điện phản ánh rõ nét nhất hiệu quả
hoạt động kinh doanh của điện lực. Từ năm 2005 – 2008 doanh thu tăng liên
tục, nó đã tác động đến quỹ lương của CBCNV của Điện lực Nghệ An. Điều
này đã kích thích, thúc đẩy mạnh mẽ động lực, tinh thần làm việc của mọi
người
1.2.4 – Hợp đồng mua bán điện:
Số hợp đồng mua bán điện của Điện lực Nghệ An không ngừng tăng
trong các năm qua.
Bảng 8: số hợp đồng mua bán điện năm 2005 – 2008
Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A
25

×