Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

_data_hcmedu-thtrunglapthuong-attachments_2017_11_10_ngoc_221120174

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.6 KB, 20 trang )

Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG LẬP THƯỢNG

Võ Thị Tuyết Ngọc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Củ Chi, ngày 22 tháng 3 năm 2018

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
Năm học 2017-2018

Họ và tên giáo viên

: VÕ THỊ TUYẾT NGỌC

Trình độ chun mơn

: Đại học sư phạm

Môn đào tạo

: Tiểu học

Nhiệm vụ được phân công

: Dạy lớp 4/3.


A. KIẾN THỨC BẮT BUỘC:
I. Nội dung 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
1. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 02/8/2017 đến ngày 22/9/2017.
2. Hình thức bồi dưỡng:
- Chủ yếu tự học qua các tài liệu;
- Học tập trung 01 ngày và 01 buổi tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện
Củ Chi vào ngày 02, 03/8/2017.
- Thảo luận chung cả trường vào ngày 04/08/2017.
3. Kết quả đạt được:
3.1. Chuyên đề 1. Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học
2017-2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 08/CTUBND ngày 16/8/2017):
3.1.1. Nhiệm vụ chung:
- Thực hiện có hiệu quả, tiên phong dẫn đầu cả nước về công cuộc đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất lượng quả nguồn nhân
lực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo trên
địa bàn thành phố; xác định giáo dục và đào tạo là động lực quan trọng để thành phố
phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2030, hệ thống giáo dục - đào tạo thành phố
được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nền giáo
dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nhưng vẫn giữ vững được định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc, trong đó tiếng Anh và trình độ cơng nghệ thơng
tin tiên phong dẫn đầu cả nước.
- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập, hồn thiện chương
trình học theo hướng hiện đại đáp ứng chuẩn giáo dục quốc tế; phát huy tốt năng lực
sáng tạo của người học, phát triển tồn diện đa trí thơng minh; gắn liền với thực
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 1 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018


Võ Thị Tuyết Ngọc

tiễn; chú trọng giáo dục lối sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, ý thức khởi nghiệp
và truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm
sự hài hòa giữa phát triển giáo dục và chất lượng giáo dục.
- Xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện cơng bằng và thuận
lợi để mọi người dân thành phố được học tập suốt đời, tạo ra nguồn nhân lực tương
lai đáp ứng yêu cấu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và hội nhập quốc tế của
thành phố, góp phần đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Giáo dục và Đào tạo:Tích cực hồn chỉnh Dự án “Quy hoạch phát triển
giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030” nhằm từng bước đưa
giáo dục và đào tạo Thành phố tiếp cận giáo dục tiên tiến khu vực và thế giới, đáp
ứng yêu cầu hội nhập.
- Các sở, ban, ngành Thành phố:Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo làm tốt
các nhiệm vụ chủ yếu đã nêu trên.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy
hoạch dành quỹ đất cho giáo dục và đào tạo; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường
lớp theo Đề án Quy hoạch mạng lưới trường lớp; Chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt
chẽ với ngành giáo dục để thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn theo phân cấp.
3.2. Chuyên đề 2. Nhận diện những biểu hiện về suy thối tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ hiện nay:
Nghị quyết Trung ương 4 khóa II đã chỉ ra 27 biểu hiện về suy thối tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, về "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", trong đó:
3.2.1. Những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị (9 biểu hiện)
- Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa MacLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Xa rời tơn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.
- Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận

chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí
phấn đấu, khơng gương mẫu trong cơng tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách
nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; khơng cịn ý
thức hết lịng vì nước, vì dân, khơng làm trịn chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Trong tự phê bình cịn giấu giếm, khơng dám nhận khuyết điểm; khi có
khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, khơng tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể
nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai khơng đấu tranh; lợi
dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lịng nhau hoặc vu khống, bơi nhọ, chỉ trích, phê phán
người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.
- Nói và viết khơng đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Nói khơng đi đơi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng,
làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngồi hội nghị khác; nói và làm khơng
nhất qn giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 2 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

- Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; khơng chịu học tập, lắng
nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
- Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén
chọn chức danh, vị trí cơng tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc
khó; khơng sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí cịn tìm
mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân
một cách không lành mạnh.
- Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn

hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người
nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp
xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.
3.2.2. Những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống (9 biểu hiện)
- Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá
nhân, khơng quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, khơng
muốn người khác hơn mình.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đồn kết nội bộ; đồn kết
xi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh
quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
- Kê khai tài sản, thu nhập khơng trung thực.
- Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi
phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành
tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".
- Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đơn đốc,
khơng nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vơ cảm, thiếu
trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và địi hỏi chính đáng của nhân dân.
- Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thốt tài chính, tài sản,
ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc
không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ
tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao
động.
- Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh
nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn
được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
- Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy
luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi
ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để trục lợi.
- Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức

tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục,
truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.
3.2.3. Các biểu hiện ''tự diễn biến'', ''tự chuyển hóa'' trong nội bộ
- Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện
"đa nguyên, đa đảng".
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 3 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

- Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân
sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu
tồn dân về đất đai.
- Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng
khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền
bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ.
Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thơng, mạng xã hội để nói
xấu, bơi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trị lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với
lực lượng vũ trang; địi "phi chính trị hố" qn đội và cơng an; xun tạc đường lối
quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ
nhân dân với quân đội và cơng an.
- Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội,

bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập
hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
- Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong
quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật.
Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ suý cho
quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác,
quảng bá những tác phẩm văn hố, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy
tín của Đảng.
- Có tư tưởng dân tộc hẹp hịi, tơn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ",
"nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc,
giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và
Nhà nước.
3.3. Chuyên đề 3. Những điểm mới, đáng chú ý của Chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể:
Đây là căn cứ để xây dựng dự thảo các chương trình mơn học và hoạt động
giáo dục.
Chương trình tổng thể sẽ được tiếp tục xem xét để ban hành chính thức cùng
với các chương trình môn học và hoạt động giáo dục theo kế hoạch.
3.3.1. Chương trình tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành,
phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà
ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm:
Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp
phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 4 --------------



Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

Những năng lực chun mơn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính
tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học,
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo
dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)
của học sinh.
3.3.2. Hai giai đoạn giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thơng được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn
giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
(từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ
thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo
dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.
Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực
hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục
trong cả nước.
3.3.3. Lựa chọn ngoại ngữ từ lớp 1
Ở cấp tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Tiếng
Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và xã hội (ở lớp
1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lý (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin
học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động
trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục của địa phương).
Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (môđun), nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh
được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng

tổ chức của nhà trường.
Một số môn học đã được đổi tên, một số môn gộp lại thành môn mới, một số
nội dung bị bỏ khỏi chương trình (hoạt động tự học có hướng dẫn) một số nội dung
được lồng vào hoạt động khác chứ không đứng riêng thành nội dung động lập (nội
dung giáo dục địa phương).
3.3.4. Về thời lượng:
Tổng số tiết trong năm học ở các lớp tiểu học giảm đi so với dự thảo trước từ
62-132 tiết/năm, tùy từng lớp.
Số tiết học trung bình tuần cũng giảm 2 tiết ở lớp 1, 2 (29 so với 31 tiết/tuần),
giữ nguyên ở lớp 3 (31 tiết/tuần) nhưng tăng 1 tiết ở lớp 4, 5 so với dự thảo cũ (32
so với 31 tiết/tuần).
Nội dung đáng chú ý nhất ở cấp tiểu học là môn Ngoại ngữ 1 được đưa vào
thành môn học tự chọn từ lớp 1.
Ngồi ra, chương trình cũng quy định rõ, cấp tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2
buổi/ngày, mỗi ngày bố trí khơng q 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40
phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế
hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 5 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

4.1. Những nội dung vận dụng vào thực tế:
- Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2017-2018 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16/8/2017)
- Nhận diện những biểu hiện về suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ hiện nay

- Những điểm mới, đáng chú ý của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.
4.1. Cách thức vận dụng:
- Thông qua tiết dạy, họp tổ bộ môn, dự giờ đồng nghiệp.
- Tự rút kinh nghiệm, đối chiếu với bản thân trong q trình cơng tác.
5. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức
khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu trên):
Không
6. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng
được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch)
Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công
tác được hơn 90% so với yêu cầu và kế hoạch, tự đánh giá 9 điểm ở nội dung 1.
II. Nội dung 2: (30 tiết/năm học/giáo viên)
1. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 12/9/2017 đến ngày 22/11/2017.
2. Hình thức bồi dưỡng:
- Chủ yếu tự học qua các tài liệu tập huấn;
- Dự lớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi cũng như của
Phó Hiệu trưởng và giáo viên cốt cán tổ chức tại trường;
- Thảo luận chung cả tổ vào các lần họp tổ.
3. Kết quả đạt được:
3.1. Chuyên đề 1. Vận dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới
phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tại lớp 4/3:
3.1.1. Luyện ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ trong câu, đoạn, bài.
Việc ngắt giọng đúng, khi đọc do lôgic, do ý nghĩa câu, đoạn thông thường
khi viết được thể hiện bằng dấu câu và khi đọc được thể hiện bằng ngắt giọng (gọi
là ngắt giọng logic).
Nhưng ở lớp 4, các bài tập đọc đã nâng lên ở mức độ nhiều bài có câu dài mà
khơng có dấu câu, khi đọc phải tự ngắt giọng logic sao cho phù hợp.
Chẳng hạn: Nếu dùng vạch chéo ghi vào vị trí ngắt giọng logic ta sẽ ngắt theo

ký hiệu (/), ở vị trí dấu phẩy hoặc câu dài tự ngắt khi đọc ngắt giọng ngắn (kí hiệu
bằng một vạch chéo); ở vị trí dấu chấm ngắt giọng dài hơn (//). Dấu chấm xuống
dòng nghỉ dài hơn nữa (///).Đối với bài thơ, việc ngắt giọng không chỉ phụ thuộc
vào dấu câu mà cịn căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ ca.
Để giúp học sinh nắm bắt được cách ngắt giọng logic với các kí hiệu trên một
cách nhanh chóng, tơi sử dụng CNTT dùng các hiệu ứng trong powerpoint hoặc
bảng tương tác điện tử các em sẽ được quan sát và thực hành đọc trực tiếp trên màn
hình rộng gây được sự chú ý, hứng thú và tự giác học tập của các em. để sử dụng
CNTT hiệu quả, tôi chọn phông chữ, phông nền, màu nền phù hợp, độ sáng vừa
phải và cũng không quá tối, nhợt nhạt hay màu sắc quá loè loẹt sẽ rối mắt sao cho
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 6 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

phông chữ nổi bật trên màu nền nhã nhặn. Những kí hiệu ngắt giọng dùng hiệu ứng
đổi màu và xuất hiện cùng một lúc hoặc lần lượt chỉ với một lần nhấn chuột nhưng
khơng q nhanh (HS sẽ khó nhận biết) hoặc quá chậm (ảnh hưởng đến thời gian).
Biện pháp thực hiện như sau: Giai đoạn đầu, giáo viên đưa ra mẫu câu, đoạn
cần luyện đọc đúng, gọi một học sinh đọc, học sinh khác nhận xét, sửa cách đọc
hoặc có thể đưa ra cách đọc khác rồi rút ra sự thống nhất chung. Sau đó khi các em
đã quen với cách làm này có thể hỏi ln về cách ngắt câu và nhận xét thống nhất
sau đó cho vài em đọc lại.
*Ví dụ 1:
Chị Nhà Trị bé nhỏ lại gầy yếu quá, / người bự những phấn/ như mới lột.
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tơ Hồi – TV4, tập 1)
*Ví dụ 2:
Đêm nay/ anh đứng gác ở trại.// Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến lòng anh

man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em//
(Trung thu độc lập – Thép Mới – TV4, tập 1)
*Ví dụ 3:
Mang theo truyện cổ/ tơi đi
Nghe trong cuộc sống/ thầm thì tiếng xưa.//
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/
Con sơng chảy/ có rặng dừa nghiêng soi.//
(Truyện cổ nước mình, - Lâm Thị Mỹ Dạ - TV4, tập 1)
*Ví dụ 4: trong bài “Cánh diều tuổi thơ” (Tạ Duy Anh, TV4, tập 1), tôi thiết
kế ngắt giọng lôgic qua câu văn dài như sau:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn / để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng / khi tha thiết cầu xin:”Bay đi diều ơi! Bay đi!
3.1.2. Rèn đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là hình thức đọc có ngữ điệu phù hợp với nội dung văn bản
nhằm truyền cảm được nội dung bài đọc đến với người nghe.
Đọc diễn cảm được thực hiện trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu lốt, trơi chảy rồi
sử dụng ngữ điệu khi đọc (ngắt giọng biểu cảm). Ngữ điệu đọc diễn cảm bao gồm
các yếu tố sau:
- Ngắt nghỉ đúng, nhịp điệu phù hợp với nội dung, cường độ đọc (nhấn mạnh
hay lướt nhẹ), âm lượng đọc (to hay nhỏ) giọng đọc (lên cao hay xuống thấp) và
thay đổi sắc thái giọng đọc.
- Cũng tương tự với cách ngắt giọng logic, ở phần này tôi cũng sử dụng các
slide trình chiếu với những hiệu ứng đơn giản. Riêng phần thể hiện cường độ đọc và
các đoạn cần thể hiện sự thay đổi sắc thái biểu cảm dùng kí hiệu gạch chân, đổi màu
phơng chữ sau đó bằng các hiệu ứng cho xuất hiện lần lượt trên slide thay vì phải
mất thời gian viết bảng bằng phấn vừa tốn cơng mà khơng mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ về một số bài đọc thực hành trên lớp:
a. Ngắt nghỉ để bộc lộ được ý tứ, nội dung bài học:
- Để diễn tả được tình cảm yêu thương tha thiết của người mẹ Tà Ôi với con
và với cách mạng thể hiện qua lời ru dịu dàng, đằm thắm. học sinh phải chú ý cách

ngắt nhịp bài thơ như sau:
Em cu Tai/ ngủ trên lưng mẹ ơi/
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 7 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ/
Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội/
Nhịp chày nghiêng,/ giấc ngủ em nghiêng/
Mồ hơi mẹ rơi,/ má em nóng hổi/
Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối/
Lưng đưa nôi/ và tim hát thành lời:/…
b. Nhịp điệu thay đổi lúc chậm rãi, lúc nhanh hơn để phù hợp với nội dung
bài đọc:
Ví dụ: Trong bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tơ Hồi, ngắt đoạn như sau:
“Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách
nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa chùm nhà Nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nơ lắm.
Tơi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ
rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. tôi thét:
(nhịp điệu chậm rãi, căng thẳng, hồi hộp)
- Các người có của ăn, của để, bép múp béo míp mà cứ địi mãi một tí tẹo nợ
đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh / đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật
đáng xấu hổ/. Có phá hết vịng vây đi khơng.”
(nhịp điệu nhanh, mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như ra lệnh)
c. Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ.
Chẳng hạn cũng đoạn trên nhưng khi đọc nhấn giọng ở nhiều từ gạch chân.
“ Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện

vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nơ lắm.
Tơi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ
rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét :
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ địi mãi một tí tẹo nợ
đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh / đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật
đáng xấu hổ/ Có phá hết vịng vây đi khơng?”
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tơ Hồi – TV4, tập 1A)
d. Giọng lên cao hoặc xuống thấp: Thường đọc cao giọng ở cuối câu hỏi, câu
cảm. Chẳng hạn:
Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi! (đọc cao giọng ở từ “mẹ ơi”)
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Có phá hết vịng vây đi khơng? (cao giọng ở: “đi không”?)
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài – TV4, tập 1A)
Bằng cách ứng dụng CNTT với những hiệu ứng phong phú đã mang lại hiệu
quả rất cao, tạo niềm say mê hứng thú giúp các em diễn cảm tốt hơn.
Chẳng hạn slide rèn học sinh đọc diễn cảm trong bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ:

---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 8 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

Hay ở bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ để minh hoạ cho từ “chiến luỹ” là một từ
cổ rất trừu tượng, nếu chỉ giải thích chung chung bằng lời học sinh khơng thể hình
dung được cụ thể nghĩa từ. Tơi khai thác hình ảnh chiến luỹ trên Internet cóp ảnh
vào slide cho học sinh quan sát, các em dễ dàng hình dung được:
+ Chiến luỹ được xây dựng kiên cố


+ Chiến luỹ được dựng tạm bằng ụ đất và rào chắn

+ Chiến luỹ được dựng tạm bằng các bao cát

---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 9 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

3.2. Chuyên đề 2. Việc giáo dục đạo đức thông qua các sự kiện thời sự cho
học sinh tại lớp 4/3:
Nguyễn Tuấn Minh - Một gương học sinh tiêu biểu
Bạn Nguyễn Tuấn Minh học sinh lớp 5C – trường Tiểu học Ái Mộ A, cậu học
trò nhỏ, với dáng người cao cao gầy gầy , nước da trắng trẻo và khn mặt thơng
minh, lanh lợi và hóm hỉnh, đơi mắt to trịn sáng long lanh của Minh ln để lại ấn
tượng tốt đẹp trong lịng thầy cơ, bạn bè cùng trang lứa. Năm năm học dưới mái
trường Tiểu học Ái Mộ A, em đềulà cậu học trò gương mẫu, ngoan ngỗn, vượt qua
một cách xuất sắc các kì thi, đạt được thành tích cao trong việc học tập cũng như
phong trào Đoàn đội phát động.
Tuấn Minh lớn lên tại số nhà 37ngõ 22 phố Ngọc Lâm quận Long Biên Hà
Nội. Minh ln nhận được sự chăm sóc ân cần, cách giáo dục đúng mực từ phía gia
đình. Người gần gũi, quan tâm đến em nhiều nhất chính là mẹ em. Với vai trị là một
người mẹ, một cơ giáo dạy tiếng Anh, một người bạn thân mỗi khi em cần tâm sự, mẹ
luôn bên cạnh, chỉ bảo em từ lời ăn tiếng nói đến phương pháp học tập đúng đắn. Mẹ
em thường kể về những tháng ngày gian khó của gia đình xưa kia. Ngày đó, mẹ em
khơng có thời gian để học, vì thế bây giờ em cần tranh thủ tối đa thời gian rảnh rỗi để
tập trung vào việc học. Ngồi ra, người cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến niềm đam
mê tiếng Anh của em chính là bố: Bố luôn dạy em cách cư xử với mọi người. Đặc

biệt Bố đã dạy em những bài hát tiếng Nga, tiếng Anh khi em còn rất nhỏ tuổi. Từ
việc nghe những giai điệu vui tai đến việc tập phát âm tiếng nước ngồi Minh dần trở
nên thích thú với bộ môn Tiếng Anh.
Minh luôn nhớ lời dạy của cô giáo: "Học tiếng Anh cân chú ý: bên cạnh việc
học ngữ pháp chắc chắn thì việc tập nói tiếng Anh cũng vô cùng quan trọng. Học
tiếng Anh không phải chỉ để vượt qua các bài thi trên những tờ giấy mà nó cần được
áp dụng vào thực tế cuộc sống. Học tiếng Anh là để giao tiếp". Bên cạnh việc tập nói
tiếng Anh trong những giờ luyện nói trên lớp, em thường xuyên nghe nhạc tiếng Anh
và hát theo ca sĩ. Về nhà, sau những giờ học và làm bài tập các mơn, em thường đứng
trước gương luyện nói một mình.
Bên cạnh chiếc gương trong phịng học, người ln học cùng Minh chính là
mẹ. Tuy mới học lớp 5 nhưng em đã nói tiếng Anh tương đối tốt. Mỗi khi đi học về,
2 mẹ con thường giao tiếp bằng tiếng Anh để luyện từ và câu.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 10 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

Không chỉ đam mê môn Tiếng Anh mà Minh cịn học đều tất cả các mơn. Khả
năng tiếp thu bài của em rất nhanh, thông minh, biết vận dụng kiến thức cơ bản để
giải bài tập ở mức độ 3,4 của mơn Tốn , Tiếng Việt , Khoa học , Lịch sử và Địa Lí.
Trong các giờ học em chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài,
em thường là bạn giải đáp được những câu hỏi khó và hay có những câu hỏi tìm tòi
kiến thức mới của bài học. Giờ học nào em cũng hoàn thành bài trước các bạn trong lớp.
Trong 5 năm học ở bậc tiểu học, Tuấn Minh đã liên tục gặt hái được những
giải thưởng danh giá
- Giải Toán bằng Tiếng Anh: 3 năm liền có tên trong đội tuyển dự thi HSG
Toán của trường.

- Bài thi giao lưu học sinh có năng khiếu em đã đạt được giải Nhì
- Mơn Tiếng Anh:
+ Lớp 1 : Đạt giải Nhì Toán qua Mạng cấp Quận , cấp Thành phố
+ Lớp 2,3: Tham Gia Thi giải Toán qua mạng cấp Quận
+ Lớp 4: Đạt giải Khuyến khích T.A qua mạng cấp Quận
+ Lớp 5: Đạt giải Nhì T.A qua mạng cấp Quận
Đạt giải Nhì TA qua mạng cấp Thành Phố
Đạt Huy chương Bạc TA qua mạng Cấp Quốc Gia
Hỏi em có đặt mục tiêu gì trong thời điểm hiện tại và có ước mơ gì trong
tương lai, em cười và nói: "Em muốn được học ở trường THCS chuyên Amsterdam
Hà Nội. Sau này em mong muốn được trở thành phiên dịch viên cho các doanh
nghiệp nước ngoài hoặc cho các nhà lãnh đạo". Minh nói: " ước mơ đó hơi cao, xa
nhưng em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để khơng thấy luyến tiếc về những quyết định
của mình."
Với niềm đam mê học tập cùng với sự cần cù chịu khó tìm hiểu kiến thức, ước
mơ đó của em khơng có gì là q xa vời. Bởi " Có Chí Thì nên" phải có ước mơ, phải
có niềm tin và rèn luyện thì ta mới có thành cơng.
Chúc Nguyễn Tuấn Minh sẽ trúng tuyển và trở thành HS Giỏi của trường
THCS Amsterdam Hà Nội! Chúc ước mơ của em sẽ trở thành sự thực!

Bạn Tuấn Minh và Cô giáo chủ nhiệm tại Hội nghị tuyên dương khen thưởng giáo
viên giỏi, học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2016-2017 tại quận Long Biên

---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 11 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc


3.3. Chuyên đề 3. Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Khoa
học phù hợp với đối tượng học sinh tại tại lớp 4/3:
3.3.1. Điều chỉnh cụ thể:
Số
TT
01

Tuần

5

Mơn

Bài

Khoa học

Bai 5: Thực hành nói khơng
với chất gây nghiện

Nội dung điều
chỉnh

Ghi chú

Tiết 1

Bài 27: Những Vật Nào Dẫn
02


27

Khoa học

Nhiệt Tốt? Những Vật Nào Cả bài
Dẫn Nhiệt Kém?

3.3.2. Minh họa:
TUẦN 5
ĐIỀU CHỈNH HDH KHOA HỌC LỚP 4
BÀI 5: THỰC HÀNH NĨI KHƠNG VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN (t1)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia
II. Hoạt động học:
Khởi động:
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
=> GV giới thiệu bài: Xã hội càng phát triển, đời sống của người dân ngày
càng cao, nhiều gia đình mải mê chạy theo với việc làm ăn nên con cái của họ dễ bị
lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, trong đó có việc sử dụng các chất gây nghiện. Bài
học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết về tác hại của các chất gây nghiện: Rượu, bia,
thuốc lá, ma túy …
- HS viết tên bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh và trả lời

---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 12 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018


Võ Thị Tuyết Ngọc

- Quan sát tranh hình 1, 2, 3 trang 24, 25 sách HDH

Việc 1: Lần lượt đặt câu hỏi và trả lời: “ Người lớn trong hình đang làm gì, nói gì
với bạn trai? Bạn trai đã làm gì? Nói gì?”
Việc 2: Nếu là em, em có ứng xử như bạn trai khơng?

Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng
nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cơ giáo
2. Hồn thành bảng học tập

Việc 1: Ban thư viện đi lấy phiếu học tập ở góc học tập cho các bạn
Việc 2: Đọc kĩ bảng 1 và các thẻ chữ

Việc 1: Trao đổi thảo luận trong nhóm, xếp các thẻ chữ phù hợp vào các ơ
trong bảng 1
Việc 2: Treo sản phẩm của nhóm vào góc học tập
Việc 3: Các bạn quan sát và nhận xét bài của nhóm bạn
=> GV kết luận: Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là những chất gây nghiện.
Trong đó ma túy là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Vì vậy, người sử dụng, bn
bán, tàng trữ chất ma túy đều là phạm pháp. Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức
khỏe
4. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo
dục tại đơn vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng)
4.1. Những nội dung vận dụng vào thực tế:
Vận dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn
Tiếng Việt tại lớp 4/3.

Việc giáo dục đạo đức thông qua các sự kiện thời sự cho học sinh tại lớp 4/3
qua câu chuyện “Nguyễn Tuấn Minh - Một gương học sinh tiêu biểu”.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 13 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Khoa học phù hợp với đối
tượng học sinh tại tại lớp 4/3
4.2. Cách thức vận dụng:
Giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy một cách thật
sự hiệu quả.
Thông qua các sự kiện thời sự, giáo viên giáo dục đạo đức cho học sinh một
cách sinh động..
Tự rút kinh nghiệm, đối chiếu với tình hình thực tế tại lớp, giáo viên tự điều
chỉnh nội dung dạy học phù hợp.
5. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này:
Khơng.
6. Tự đánh giá:
Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công
tác được hơn 90% so với yêu cầu và kế hoạch, tự đánh giá 9 điểm ở nội dung 2.
B. NỘI DUNG TỰ CHỌN: (Nội dung bồi dưỡng 3).
1. Tên các Mô-đun:
1.1. TH 27. Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét:
1.2. TH 28. Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số (kết hợp với nhận xét):
1.3. TH 31. Tổ chức dạy học, dạy học cả ngày:
1.4. TH 32. Dạy học phân hoá ở tiểu học:

2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 22/11/2017 đến ngày 22/3/2018.
3. Hình thức bồi dưỡng:
- Chủ yếu tự học qua các tài liệu;
- Thảo luận chung cả tổ vào các lần họp tổ và Nghe báo cáo và dự các chuyên đề.
4. Kết quả đạt được:
4.1. TH 27. Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét:
4.1.1. Yêu cầu đánh giá
Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích
sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất
khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.”
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp
với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó
đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.”
Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật;
đoàn kết, yêu thương.”
4.1.2. Một số biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét hiệu quả
Một số biện pháp để thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả:
- Điều chỉnh các nhận xét và chứng cứ: trước mắt, cần thiết phải rà soát, xem
xét và điều chỉnh các nhận xét và chứng cứ theo hướng sau :
+ Điều chỉnh nhận xét và chứng cứ cho phù hợp hơn với mục tiêu và đặc thù
môn học.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 14 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc


+ Giảm bớt số nhận xét/ HS/ năm học và số chứng cứ cho một nhận xét nhằm
giảm bớt khó khăn cho GV khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét.
+ Giảm nhẹ mức độ yêu cầu của một số nhận xét, chứng cứ nhằm khích lệ tất
cả HS đều đạt mức “hồn thành” có nghĩa là đã đạt được mục tiêu giáo dục của môn học.
+ Sắp xếp lại các nhận xét và chứng cứ cho phù hợp với chương trình học.
+ Chỉnh sửa một số nhận xét, chứng cứ cho ngắn gọn, rõ ràng và cụ thể hơn.
+ Trong thời gian xa hơn cũng cần tính đến việc xây dựng các tiêu chí đánh
giá (các nhận xét ) theo hướng dựa trên các năng lực cần đạt của HS.
a) Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên
lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong
cuộc sống hàng ngày của học sinh ở gia đình và ở cộng đồng.
b) Tham gia đánh giá thường xuyên đối với học sinh gồm: giáo viên; học sinh
(tự đánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản…); cha
mẹ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng (gọi chung là phụ huynh).
c) Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục.
- Giáo viên đánh giá.
- Học sinh đánh giá.
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá bạn.
- Phụ huynh đánh giá.
- Giáo viên đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của học sinh trên
tinh thần tôn trọng ý kiến của các em.
- Học sinh biết tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Học sinh biết đánh giá bạn, quan sát hoạt động để nhận xét bài làm của
bạn/nhóm bạn.
- Thiết kế các công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS bằng hình thức
nhận xét: Cần thiết kế công cụ đánh giá hỗ trợ hữu hiệu cho GV, HS, cha mẹ HS và
các lực lượng giáo dục khác tham gia vào đánh giá.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thu thập các chứng cứ theo đặc

thù từng môn học và theo vùng miền.
- Tăng cường tập huấn cho GV và CBQL về đánh giá bằng nhận xét.
- Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và phối hợp giữa các môn học để thực
hiện đánh giá.
- Tuyên truyền và phổ biến về đánh giá bằng nhận xét.
- Tăng cường quản lý các cấp về đánh giá bằng nhận xét.
4.2. TH 28. Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số (kết hợp với
nhận xét):
4.2.1. Đánh giá kết quả học tập các môn học bằng điểm số ở tiểu học hiện nay.
a. Những ưu điểm
- Giáo viên đã sử dụng các loại hình đánh giá: thường xuyên, giữa học kì, cuối
học kì, cuối năm học.
- Biết kết hợp các loại hình đánh giá để phân loại học lực của học sinh.
- Nội dung đánh giá đã chú ý tới cả kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Một số giáo viên giỏi, tâm huyết, có kinh nghiệm đã chú ý nhận xét từng bài
làm của học sinh bên cạnh việc cho điểm.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 15 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

b. Những hạn chế.
- Nội dung đánh giá: Thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tại hiện kiến thức.
- Cách đánh giá: Chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụ
thể. Chưa chú trọng đánh giá từng cá thể. Đề kiểm tra chỉ tập trung vào trọng tâm của
chương trình, thiếu sự phân hóa theo năng lực của học sinh.
- Cơng cụ đánh giá: Đề kiểm tra chủ yếu là kiểm tra viết với hình thức tự luận,
do đó cịn thiếu khách quan (đánh giá phụ thuộc vào người chấm) và không thể bao

quát đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. Các đề kiểm tra
chưa góp phần phân loại học lực học sinh một cách rõ rệt.
- Việc sử dụng kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế. GV và nhà trường chỉ
dùng kết quả điểm số để phân loại học lực HS và xét thi đua.
- Người đánh giá: GV giữ độc quyền về đánh giá. HS là đối tượng đánh giá.
4.2.2. Sự khác nhau trong cách đánh giá kết quả học tập bằng điểm số trước
đây và hiện nay.
Đánh giá
Mục đích

Trước đây
Hiện nay
Đánh giá để nhận định, chứng - Đánh giá để nhận định về kết quả
minh về kết quả của HS.
học tập của HS.
- Đề xuất những biện pháp nhằm cải
thiện trực trạng, nâng cao chất lượng
học tập của HS
Nội dung đánh Đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, Chú trọng tới cả kiến thức, kĩ năng,
giá
thái độ nhưng thiên về khả năng thái độ. Kết hợp giữa đánh giá khả
tái hiện kiến thức.
năng tái hiện kiến thức và khả năng
sáng tạo của HS.
Cách đánh giá - Đánh giá bằng điểm.
- Đánh giá bằng điểm (TV, Tốn,
- Đánh giá mang nặng tính Khoa học, Lịch sử - địa lý, TA, Tin
đồng loạt.
học) và đánh giá bằng nhận xét (các
mơn cịn lại).

- Chú ý tới việc đánh giá từng cá
nhân.
Công cụ đánh Để kiểm tra viết và chủ yếu - Đề kiểm tra viết có kết hợp giữa
giá
bằng câu hỏi tự luận.
câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc
nghiệm khách quan (test).
Người đánh giá GV đánh giá HS

- GV đánh giá HS
- HS đánh giá HS

4.2.3. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá
a) Đảm bảo tính tồn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng
lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS.
b) Đảm bảo độ tin cậy : chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, cơng
bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo
dục.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 16 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức
kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù
hợp với mục tiêu theo từng mơn học.
d) Đảm bảo u cầu phân hố: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ,
năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ

cho phân loại đối tượng.
e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ
sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
4.3. TH 31. Tổ chức dạy học, dạy học cả ngày:
4.3.1. Tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở phù hợp đặc điểm địa phương
Vùng khó khăn: trước mắt thực hiện chương trình khoảng 30 T/tuần
Hiệu trưởng, GV chủ nhiệm căn cứ trình độ HS của lớp bố trí nội dung, yêu
cầu và thời lượng hợp lí để đảm bảo mọi HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng 2 môn
Tiếng Việt, Toán và tổ chức một số HĐGD.
Vùng thuận lợi: thực hiện chương trình khoảng 35 T/tuần
Hiệu trưởng, GV căn cứ trình độ HS của lớp bố trí thời lượng hợp lí để đảm
bảo mọi HS đạt chuẩn KT,KN các mơn học; căn cứ ĐK của nhà trường, nhu cầu
của CMHS để dạy ngoại ngữ, tin học và phát triển năng khiếu học sinh; tổ chức một
số HĐ GD để HS thấy vui, thích học và học được các mơn học.
4.3.2. Những yêu cầu sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong dạy
học cả ngày
a. Về cơ sở vật chất:
+ Đảm bảo khuôn viên :Cơ sở vật chất được xây dựng theo hướng kiên cố
hóa, chuẩn hóa; sân chơi bãi tập, hệ thống cơng trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ,
cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - sạch- đẹp, an tồn.
+ Đủ phịng học( Mỗi lớp có một phịng học riêng theo đúng quy cách, Phòng
phục vụ học tập ). Phòng thư viện thiết bị, phòng truyền thống, phòng hỗ trợ học
sinh khuyết tật... , phòng chức năng, sân chơi, sân tập, khu phục vụ học tập, vui
chơi, chỗ ăn, nghỉ và các hoạt động văn hố, thể thao: Phịng học đủ phục vụ cho
việc học 2 buổi/ ngày. Các phòng làm việc, phòng hội đồng; phòng dạy hát nhạc,
mỹ thuật, tin học, các phòng chức năng phục vụ đầy đủ cho dạy các mơn văn hố,
các mơn Tự chọn;
+ Trang thiết bị dạy học: Có máy vi tính, máy potơcopy, máy chiếu đa
năng, ti vi, điện thoại, đài catset; các trang thiết bị khác, sân chơi, bãi tập, bồn hoa,

thảm cỏ, bàn ghế, bảng chống loá đầy đủ, phục vụ tốt cho dạy - học 2 buổi/ngày và
các hoạt động khác của nhà trường.
b.Về đội ngũ :- Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các mơn. Ngồi ra có
các GV chun biệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ,…. 5/ Sự phối hợp gia đình,
cộng đồng, nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và
cộng đồng, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả
của trường tiểu học.
+ CBQL: Có năng lực tổ chức, QL các HĐGD, HĐ bán trú...
+ GV: ĐM PPDH, QL và tổ chức HĐGD; có năng lực tổng hợp, có KN lồng
ghép, tích hợp các ND GD...
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 17 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

Trường có đủ tỉ lệ giáo viên 1,5/lớp, đủ giáo viên dạy các môn đặc thù, các
môn Tự chọn ; Giáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách
nhiệm; nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ, phương pháp dạy
học tốt .
+ Cần có CT, KH bồi dưỡng GV, CBQL về tổ chức DHcả ngày (năng lực
phân phối, SD thời gian ...)
4.3.3. Kiến nghị:
Về chương trình, tài liệu: Bộ GD - ĐT cần khẩn trương hồn thiện và ban
hành chương trình dạy học tự chọn, tài liệu dạy học tự chọn, chương trình và tài liệu
cho hoạt động GD NGLL ở tiểu học. Đưa ra những định hướng để địa phương lựa
chọn, phát triển tài liệu dạy học thích hợp,….
Về đội ngũ: Cần có sự đầu tư tăng tỉ lệ GV/lớp cho các trường dạy hai buổi/

ngày. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV tiểu học dạy hai buổi/ ngày….
Tạo cơ hội cho các trường trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy hai buổi/ ngày….
Về CSVC: Có kế hoạch xây dựng CSVC như sân bãi, phòng chức năng và
các trang thiết bị dạy học cần thiết cho việc dạy học hai buổi/ngày bên cạnh việc xã
hội hóa cơng tác GD.
Về tài chính: Cần có sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp hợp lý của cộng
đồng và gia đình HS - đặc biệt cần có sự hỗ trợ của Chính phủ cho các vùng khó
khăn. Tùy theo tình hình kinh tế của địa phương để hướng dẫn thu - chi hai buổi/
ngày phù hợp thống nhất theo cùng, miền. Cần có kinh phí của NN để giảm thu học
phí của HS…;
Ngồi ra cần xây dựng khung chính sách nâng cao tính pháp lý của dạy học
hai buổi/ ngày; giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng để tạo sự đồng thuận
của địa phương.
4.4. TH 32. Dạy học phân hoá ở tiểu học:
Một số biện pháp về nghiệp vụ sư phạm để thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu
học đạt hiệu quả.
Trong từng cơng đoạn của tiến trình DHPH như đã trình bày ở trên, GV cần
thực hiện những biện pháp về nghiệp vụ sư phạm như sau:
4.4.1. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá, chẩn đốn, phân loại đối
tượng HS theo trình độ
- Kết hợp kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên và quan sát lớp học: GV
cần thận trọng khi đưa ra kết luận một HS nào đó thuộc nhóm trình độ nào. Do vậy,
cần phải kết hợp nhiều hình thức kiểm tra trong dạy học để có kết quả khách quan
và chính xác. Ngồi việc kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, GV nên có sổ
tay ghi chép kết quả quan sát, theo dõi hàng ngày, trong đó lưu ý đến những trường
hợp đặc biệt, hoặc quá xuất sắc hoặc quá yếu để tiến hành DHPH phù hợp.
- Kết hợp kiểm tra độ khó và độ nhanh, tăng cường cho HS tự đánh giá: Hiện
nay, GV thường chỉ thiết kế đề kiểm tra theo độ khó. Để có thể phân loại sâu hơn,
GV thiết kế đề kiểm tra kết hợp độ khó và độ nhanh, tức là tăng số lượng bài tập
trong mỗi lần kiểm tra, kết quả đánh giá không theo thang điểm 10 mà là GV ghi

nhận trong cùng một khoảng thời gian đó, HS làm đúng được bao nhiêu bài.
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 18 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

4.4.2. Phân bậc nhiệm vụ trong thiết kế kế hoạch bài dạy
Phân bậc nhiệm vụ học tập đối với nội dung mang tính lí thuyết: Kĩ thuật cơ
bản cho việc thiết kế này là chia nhỏ nội dung học tập ra thành nhiều nhiệm vụ. HS
khá, giỏi sẽ thực hiện nhiệm vụ khó hơn hoặc nhiều nhiệm vụ hơn hoặc thực hiện
khơng có sự hướng dẫn. HS TB hoặc yếu sẽ thực hiện ít nhiệm vụ, đơn giản hơn
hoặc ít hơn, hoặc được những chỉ dẫn, hỗ trợ nhiều hơn.
Khi tổ chức DHPH nội dung thực hành luyện tập và sửa bài tập, thường yêu
cầu cao về năng lực tổ chức và quản lý lớp học của người GV. Do đó GV cần dự
kiến về thời gian và biện pháp sao cho phù hợp nhất để phát huy khả năng của từng HS.
4.4.3. Linh hoạt trong tổ chức hoạt động nhóm khi DHPH
Tùy theo mục tiêu dạy học, việc chia nhóm có thể theo nhiều cách: Nhóm đơi
(nhóm đối ngẫu), nhóm ngẫu nhiên, nhóm hỗn hợp và nhóm phân theo trình độ.
Trong DHPH, nhóm hỗn hợp được sử dụng khi nhiệm vụ của các nhóm là như
nhau, với mục đích là HS giỏi sẽ giúp đỡ HS yếu hơn.
4.4.4. Giao tiếp trong dạy học phân hóa
Đối với GV, lời nói của GV trong dạy học hoặc giao tiếp với HS rất có ý
nghĩa vì đặc điểm tâm lí cơ bản của lứa tuổi này là vô tư và hồn nhiên, các em đặt
rất nhiều niềm tin vào giáo viên. Do vậy, GV cần có kĩ thuật nói rõ ràng, tốc độ vừa
phải, dễ nghe, thân thiện nhưng nghiêm túc và ln khuyến khích. Khơng nên gay
gắt hay nặng lời với những HS yếu kém. Với mỗi trường hợp, cần tìm hiểu ngun
nhân để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ HS phù hợp.
Khuyến khích HS nói lại bằng ngơn ngữ của mình khi hiểu một nội dung học

tập nào đó. Ví dụ như mơ tả lại cách hiểu các mối quan hệ trong một bài toán, cách
thực hiện các bước giải một bài toán, ...
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo
dục tại đơn vị:
5.1. Những nội dung vận dụng vào thực tế:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét:
Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số (kết hợp với nhận xét):
Tổ chức dạy học, dạy học cả ngày:
Dạy học phân hoá ở tiểu học:
5.2. Cách thức vận dụng:
Giáo viên tích cực vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận
xét, bằng điểm số (kết hợp với nhận xét): Vận dụng cách thức tổ chức dạy học, dạy học
cả ngày vào cơng tác; tích cực sử dụng phương pháp dạy học phân hoá vào các tiết
dạy trong lớp.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này.
Khơng.
7. Tự đánh giá:
Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công
tác được hơn 90% so với yêu cầu và kế hoạch.
III. Các nội dung bồi dưỡng khác:
Không
---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 19 --------------


Phiếu đánh giá kết quả BDTX năm học 2017-2018

Võ Thị Tuyết Ngọc

C. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX CỦA GV CUỐI NĂM HỌC:

Cả năm
KQ đánh giá

Kết quả tự đánh giá của cá nhân

ĐIỂM
(số điểm) (số điểm) (số điểm) TB
ND1

ND2

ND3

9

9

9

9

XL
Giỏi

Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
Giáo viên ký tên

Võ Thị Tuyết Ngọc
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUN MƠN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Thư ký

TM. Tổ chun mơn
Tổ trưởng

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Nguyễn Thanh Quang

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Củ Chi, ngày

tháng

năm 2018

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nhàn

---------------------------------------------------------------------------------------- Trang 20 --------------




×