Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án:Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.11 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ XUÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
2. TS. Trần Ngọc Ngoạn
Phản biện 1: PGS.TS. Tô Tuấn Nghĩa

Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Thái Quốc

Phản biện 3: PGS.TS. Tô Trung Thành

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại: Học viện Khoa học Xã hội


Vào hồi……giờ……phút, ngày……tháng……năm……….

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
Thƣ viện Học viện Khoa học Xã hội
Thƣ viện Quốc gia


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế đi cùng với việc gia tăng sử dụng năng lượng
trong sản xuất và đời sống, trong khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang
đứng trước nguy cơ cạn kiệt và việc sử dụng chúng có rất nhiều tác động
tiêu cực gây nên biến đổi khí hậu (BĐKH), khủng hoảng mơi trường
sống; cùng với đó là nguy cơ mất an tồn của các nhà máy điện hạt nhân.
Trước thực tiễn đó, phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) được coi như
giải pháp quan trọng, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững (PTKTBV), bảo vệ môi trường, tạo sự thịnh vượng cho mọi đối
tượng trong xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực tiễn phát triển NLTT, tác động của phát triển NLTT
đến PTKTBV ở một số quốc gia châu Á, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận
Phân tích tiềm năng và thực trạng, thách thức, chính sách trong phát
triển NLTT, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, rút ra những kinh nghiệm, từ đó đề xuất giải pháp cho
phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu là phát triển NLTT, tác động của phát triển
NLTT đến PTKTBV ở một số quốc gia châu Á.
Phạm vi nghiên cứu:


2
Về mặt nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu năng lượng mặt trời,
năng lượng gió và năng lượng sinh khối.
Về mặt thời gian: từ năm 2006 đến nay.
Không gian: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận của phát triển bền vững, kinh tế quốc tế.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trường hợp (case study), tổng hợp, phân tích kết hợp
với tổng hợp, phân tích và so sánh.
4.3. Số liệu và tƣ liệu
Kế thừa các tài liệu đã được chứng minh trước đó
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển NLTT và sự tác
động đến PTKTBV.
5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Đề xuất giải pháp phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong lĩnh vực kinh tế
và NLTT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án là nghiên cứu đáp ứng thực tiễn phát triển hiện nay trên thế
giới cũng như ở Việt Nam đó là PTKTBV.
7. Kết cấu của luận án


3
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát
triển kinh tế bền vững
Chương 3: Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền
vững ở một số quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Chương 4: Một số giải pháp phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát
triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về phát triển NLTT ở Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về phát triển NLTT ở Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, nhưng khơng có nghiên cứu nào rút ra kinh nghiệm về phát triển
NLTT gắn với PTKTBV và gợi ý cho Việt Nam.
1.2. Các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về phát triển NLTT ở Việt
Nam
Tuy có nhiều nghiên cứu về phát triển NLTT tại Việt Nam có giới
thiệu kinh nghiệm của nước ngoài nhưng chưa rõ, chưa sâu.
1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu
1.3.1. Những điểm đã thống nhất
Cung cấp cơ sở lý thuyết về phát triển NLTT và những tác động
của nó đến PTKTBV.



4
Đánh giá tiềm năng, khái quát về thực trạng phát triển NLTT của
một số quốc gia châu Á.
1.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
Những nghiên cứu về thách thức, chính sách phát triển NLTT chưa
rõ, chưa sâu. Rất ít nghiên cứu về tác động của phát triển NLTT đến
PTKTBV và khơng có nghiên cứu nào trong số đó rút ra bài học kinh
nghiệm và gợi ý cho Việt Nam.
1.3.3. Những vấn đề mà Luận án sẽ đi sâu giải quyết
Tiếp tục nghiên cứu về tiểm năng, thực trạng, thách thức, chính sách
phát triển NLTT, tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở một số
quốc gia châu Á, rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lƣợng tái tạo
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát triển NLTT
2.1.1. Khái niệm
Năng lƣợng tái tạo là năng lượng có nguồn gốc từ các quá trình tự
nhiên của Trái Đất, không hữu hạn hoặc không thể sử dụng hết và ít gây tác
động xấu đến môi trường.
2.1.2.Đặc điểm của năng lƣợng tái tạo
Ƣu điểm:
NLTT là nguồn năng lượng vô hạn
NLTT có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với mơi trường.

NLTT mang lại hiệu quả cao hơn năng lượng truyền thống.


5
NLTT có thể cung cấp triển vọng mới cho nơng thơn.
Nhƣợc điểm
NLTT có tính ổn định thấp; có chi phí đầu tư ban đầu rất cao.
2.1.3. Điều kiện phát triển năng lƣợng tái tạo
Việc phát triển NLTT phụ thuộc vào: Vị trí địa lý, vốn đầu tư, tài
chính quốc gia, hệ thống lưới điện, kỹ thuật công nghệ, nhân lực, chính
sách phát triển, nhận thức của Chính phủ và cộng đồng.
2.1.2. Những thách thức trong phát triển NLTT
Thứ nhất, chi phí và giá cả
Thứ hai, về việc triển khai xây dựng các dự án điện NLTT
Thứ ba, những nhận thức chưa đúng về năng lượng tái tạo
Thứ tƣ, trợ cấp cho năng lượng truyền thống
Thứ năm, về tài chính và chính sách
Thứ sáu, về cơ sở hạ tầng và đường truyền nối lưới
2.1.3. Chính sách năng lƣợng tái tạo
Chính sách trợ giá FiT, tiêu chuẩn NLTT (RPS), nhiên liệu sinh học
vận tải, hỗ trợ tài chính, tái cơ cấu ngành điện, hệ thống điện độc lập, phát
điện phân tán, đấu thầu năng lượng.
2.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế bền vững
2.2.1. Khái niệm
Phát triển kinh tế bền vững: là quá trình đạt được tăng trưởng
kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững
Phát triển kinh tế bền vững là khi có tăng trưởng GDP phải ở mức
từ 7% một năm trở lên trong thời gian dài trên 20 năm, tạo việc làm, giảm
tiêu hao tài nguyên, cải tiến công nghệ, giảm chi phí để nâng cao năng suất,

giảm phát thải khí gây ơ nhiễm mơi trường.


6
2.2.3. Tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV
Luận án chỉ đánh giá tác động của phát triển NLTT đến PTKTBV ở góc
độ: tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm tiêu hao tài nguyên
2.3. Khung phân tích của luận án
Tiềm năng

Thách thức

Phát
triển
NLTT

Phát
triển
kinh tế
bền
vững

Tăng trưởng
GDP
Tạo việc làm

Giảm hao tốn
tài nguyên

Chính sách


Hình 2.1. Khung phân tích của luận án
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3
PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
3.1. Phát triển NLTT vì sự phát triển kinh tế bền vững ở Trung Quốc
3.1.1. Tiềm năng và thực trạng
Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc về PTKTBV
Tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô
nhiễm nặng, BĐKH diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.
Trung Quốc, nhu cầu về năng lượng sẽ không được đáp ứng bởi các
nguồn nhiên liệu hóa thạch của quốc gia.
Trước tình hình đó, Trung Quốc ưu tiên thúc đẩy phát triển NLTT.
Năng lƣợng mặt trời


7
Trung Quốc là quốc gia có tiềm năng về năng lượng mặt trời lớn
nhất trên thế giới, khả năng sản xuất lên đến 1.330 GW mỗi năm.
Việc đầu tư hàng trăm tỷ USD vào điện mặt trời, Trung Quốc đã đảm bảo
cho mình vị trí dẫn đầu thế giới trong hàng chục năm tới [18].
Năng lƣợng gió
Với diện tích đất liền rộng lớn và đường bờ biển dài, Trung Quốc
có nguồn tài ngun năng lượng gió rất lớn. Tính đến cuối năm 2020, cơng
suất điện gió tại Trung Quốc đạt 281.993 MW.
Bảng 3.1. Cơng suất, sản lƣợng năng lƣợng gió của Trung Quốc
Năm

Công suất (MW)


Sản lƣợng (GWh)

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2.599
5.912
12.200
16.000
31.100
46.355
61.597
76.731
96.819

3.675
5.710
14.800
26.900
44.622
71.653
103.013

138.558
160.206

2015

131.048

185.965

2016

148.517

242.388

2017

164.374

305.015

2018

184.665

366.452

2019

209.582


406.560

2020

281.993

466.500

(Nguồn: [67], [121], [124], [128], [138], [93])
Năng lƣợng sinh khối
Việc sản xuất năng lượng sinh khối tại Trung Quốc cũng là một nội
dung chiến lược nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.


8
Tính đến cuối năm 2020, cơng suất điện sinh khối tại Trung Quốc
đạt 18.687 MW.
3.1.2. Thách thức trong phát triển NLTT ở Trung Quốc
Thứ nhất, về hạ tầng lưới điện
Thứ hai, về hiệu quả trợ cấp của Chính phủ
Thứ ba, về tác hại của pin mặt trời đối với môi trường sống
Thứ tƣ, về cơng nghệ máy nước nóng năng lượng mặt trời
Thứ năm, về việc thiếu những công nghệ cao
Thứ sáu, chi phí nguyên liệu để sản xuất điện sinh khối
3.1.3. Chính sách phát triển NLTT ở Trung Quốc
Những thành cơng của chính sách:
Thứ nhất, ban hành Luật NLTT vào năm 2006
Thứ hai, ban hành chính sách trợ giá năng lượng tái tạo FIT
Thứ ba, giảm thuế năng lượng tái tạo

Thứ tƣ, tập trung cho nghiên cứu và phát triển
Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
Những hạn chế của chính sách:
Thứ nhất, việc trợ giá NLTT đã dẫn đến việc đầu tư quá mức dẫn
đến không giải tỏa hết cơng suất gây lãng phí.
Thứ hai, việc đầu tư vào dự án năng lượng mặt trời và gió nổi tốn
kém rất nhiều chi phí nên cần có những tính tốn thật cụ thể.
3.1.4. Tác động phát triển NLTT đến PTKTBV ở Trung Quốc
NLTT giúp tăng trưởng GDP, tạo việc làm, giảm hao tốn tài
nguyên. Ngoài ra, giảm đáng kể lượng khí thải, tạo cơ hội tiếp cận tài
nguyên thiên nhiên bình đẳng cho mọi thành phần trong xã hội.


9
3.2. Phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở Hàn Quốc
3.2.1. Tiềm năng và thực trạng
Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc về PTKTBV
Tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô
nhiễm nặng, BĐKH diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.
Hàn Quốc tiêu thụ năng lượng lớn thứ chín và là quốc gia nhập
khẩu than đá lớn nhất thế giới kể từ năm 2016.
Trước bối cảnh đó, Hàn Quốc cần tăng cường phát triển NLTT để
đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng mục tiêu PTKTBV.
Năng lƣợng mặt trời
Hàn Quốc là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời do
bức xạ mặt trời tương đối cao.
Bảng 3.3. Công suất, sản lƣợng năng lƣợng mặt trời ở Hàn Quốc
Năm
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020

Công suất (MW)
36
81
357
524
650
730
1 024
1 555
2 481
3 615
4.502
5 835
8 099
11 952
14 575


Sản lƣợng (MWh)
39
85
384
566
773
917
1 103
1 605
2 557
3 975
5 123
7 057
9 208
12 996
15.728
[Nguồn: 93]


10
Năng lƣợng gió
Phát triển năng lượng gió là rất cấp thiết. Tính đến hết năm 2020, tổng cơng
suất điện gió tích lũy đến năm 2020 là 1.636 MW [93].
Bảng 3.4. Cơng suất và sản lƣợng năng lƣợng gió của Hàn Quốc
Năm

Công suất (MW)

Sản lƣợng (MWh)


2006

190

239

2007

193

376

2008

298

436

2009

333

685

2010

367

817


2011

425

863

2012

464

917

2013

576

1 149

2014

612

1 146

2015

847

1 342


2016

1 067

1 683

2017

1 215

2 169

2018

1 420

2 465

2019

1 494

2 680

2020

1 636

2 985

[Nguồn: 93]

Năng lƣợng sinh khối


11
Bảng 3.6.Công suất, sản lƣợng năng lƣợng sinh khối ở Hàn Quốc
Năm

Công suất (MW)

Sản lƣợng (MWh)

2011

194

1 101

2012

197

1 104

2013

192

1 256


2014

601

1 606

2015

729

2 683

2016

1 745

5 735

2017

2 348

6 087

2018

2 387

7 508


2019

2 543

8 464

2020

2 726

9 125
[Nguồn: 230]

Sinh khối của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Theo Tổ chức Nông lương (FAO), Hàn Quốc trở thành nước
nhập khẩu viên nén gỗ lớn thứ 3 thế giới vào năm 2018.
3.2.2. Thách thức trong phát triển năng lƣợng tái tạo của Hàn Quốc
Thứ nhất, thiếu các ưu đãi mạnh mẽ để thu hút đầu tư tư,
Thứ hai, gia tăng thất từ ngành năng lượng truyền thống
Thứ ba, ngân sách cho phát triển NLTT từ trung ương thông qua
các khoản trợ cấp tới ngân sách địa phương.
Thứ tƣ, NLTT do chi phí lắp đặt cao, quỹ đất có hạn.
Thứ năm, độc quyền ngành điện
Thứ sáu, khoảng cách giữa dự án NLTT và các điểm đến xa
Thứ bảy, khó cạnh tranh do giá cao
Thứ tám, thiếu các công nghệ cao


12

Thứ chín, chưa có sự sẵn sàng chuyển đổi sang NLTT
Thứ mƣời, sự chấp thuận của công chúng chưa cao.
3.2.3. Chính sách phát triển NLTT của Hàn Quốc
Những thành cơng của chính sách:
Thứ nhất, ban hành cơ chế giá điện FIT vào năm 2002.
Thứ hai, ban hành Tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo RPS
Thứ ba, chính sách Tiêu chuẩn năng lượng tái tạo (RFS).
Thứ tƣ, triển khai các chương trình, đề án khác.
Thứ năm, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển NLTT.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức về lợi ích của NLTT.
Thứ bảy, thu hút đầu tư tư nhân.
Thứ tám, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Những hạn chế của chính sách:
Thứ nhất, việc áp dụng thuế mơi trường cịn thấp do đó chưa tạo
mơi trường để thúc đẩy phát triển NLTT.
Thứ hai, việc trợ giá điện có thể dẫn đến giảm tính cạnh tranh của
thị trường NLTT trong nước.
3.2.4. Tác động của phát triển NLTT tới PTKTBV ở Hàn Quốc
Việc phát triển NLTT ở Hàn Quốc tạo ra động cơ mới cho phát
triển kinh tế, tạo việc làm, giảm tiêu hao tài nguyên, giảm lượng phát thải,
cải thiện an ninh năng lượng, đáp ứng mục tiêu PTKTBV.
3.3. Phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở Nhật Bản
3.3.1. Tiềm năng và thực trạng
Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc về PTKTBV
Tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, mơi trường ơ nhiễm,
BĐKH trên tồn cầu; Nhật Bản có khoảng 80% lượng dầu từ nhập khẩu.
Việc phát triển NLTT được xem là nhiệm vụ cấp thiết.


13

Năng lƣợng mặt trời: Sau thảm họa hạt nhân năm 2011, năng lượng
mặt trời đã trở thành một ưu tiên quốc gia quan trọng.
Bảng 3.7.Công suất,sản lƣợng năng lƣợng mặt trời của Nhật Bản
Năm

Công suất (MW)

Sản lƣợng (MWh)

2006

1 709

1 695

2007

1 919

1 890

2008

2 144

2 015

2009

2 627


2 604

2010

3 618

3 598

2011

4 914

4 839

2012

6 632

6 613

2013

13 599

12 880

2014

23 339


22 952

2015

34 150

34 802

2016

42 040

45 761

2017

49 500

55 068

2018

56 162

62 668

2019

63 192


68 953

2020

68 665

71 685
(Nguồn: [83], [93])

Năng lƣợng gió
Nhật Bản là quốc gia có địa hình đồi núi, nên việc phát triển năng
lượng gió trên bờ bị hạn chế, chỉ vào khoảng 144 GW. Thay vào đó, có lợi
thế phát triển năng lượng gió ngồi khơi.


14
Bảng 3.8. Cơng suất và sản lƣợng năng lƣợng gió của Nhật Bản
Năm

Công suất (MW)

Sản lƣợng (MWh)

2006

1 309

2 530


2007

1 538

2 968

2008

1 882

3 537

2009

2 186

3 980

2010

2 375

4 462

2011

2 419

4 677


2012

2 562

4 838

2013

2 646

5 187

2014

2 753

5 217

2015

2 808

5 580

2016

3 247

6 166


2017

3 483

6 490

2018

3 498

7 481

2019

3 951

7 673

2020

4 371

8 026
(Nguồn: [93] )

Năng lƣợng sinh khối
Sinh khối đã trở thành nguồn NLTT lớn thứ ba ở Nhật Bản trong
năm 2019. Tuy nhiên nó có chi phí khơng hề rẻ. Tính đến cuối năm 2020,
cơng suất sinh khối đạt 3 865 MW.



15
Bảng 3.9. Công suất, sản lƣợng năng lƣợng sinh khối ở Nhật Bản
Năm

Công suất (MW)

Sản lƣợng (GWh)

2011

1 780

12 727

2012

1 475

13 075

2013

1 514

14 419

2014

1 630


15 377

2015

1 901

16 003

2016

2 213

17 611

2017

2 608

20 261

2018

3 033

21 497

2019

3 506


27 208

2020

3 865

31 525
(Nguồn: [93] )

3.3.2. Thách thức trong phát triển năng lƣợng tái tạo ở Nhật Bản
Thứ nhất, thách thức về tài chính
Thứ hai, về hệ thống lưới điện
Thứ ba, thách thức trong việc giải phóng mặt bằng
Thứ tƣ, trở ngại về địa lý
Thứ năm, thiếu thiết bị, công nghệ cao
Thứ sáu, thiếu sự liên kết giữa các cơng ty điện lực
3.3.3. Chính sách phát triển năng lƣợng tái tạo ở Nhật Bản
Những thành công của chính sách:
Thứ nhất, hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng NLTT
Thứ hai, mục tiêu NLTT đạt 24% nhu cầu vào năm 2030.
Thứ ba, năm 2011 áp dụng chính sách trợ giá FIT
Thứ tƣ, đưa ra mục tiêu đạt được net-zero vào năm 2050.


16
Thứ năm, áp dụng thuế môi trường
Thứ sáu, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Thứ bảy, thực hiện phi tập trung hóa
Thứ tám, thu hút đầu tư tư nhân.

Thứ chín, xây dựng các chính sách về nhiệt và làm nóng
Thứ mƣời, nâng cao nhận thức về lợi ích của NLTT
Những hạn chế của chính sách:
Thứ nhất, chưa có những chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển
NLTT dẫn đến tốc độ phát triển còn chậm.
Thứ hai, việc áp dụng FiT chuyển gánh nặng lên Chính phủ và
người tiêu dùng cuối cùng, do đó cần cải tiến cho phù hợp.
3.3.4. Tác động của phát triển NLTT tới PTKTBV ở Nhật Bả
Phát triển NLTT đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh năng lượng, tạo việc làm, theo đó tăng thu nhập, giảm hao tốn tài
nguyên, bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu PTKTBV.
3.4. Kinh nghiệm phát triển năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản
3.4.1. Những kinh nghiệm chung
Đặt ra những mục tiêu phát triển NLTT trong dài hạn
Áp dụng chính sách trợ giá FIT cho NLTT.
Áp dụng thuế môi trường.
Chú trọng đến đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Thu hút đầu tư tư nhân.
Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, tận dụng tài trợ quốc tế.
Nâng cao nhận thức về lợi ích của NLTT.
3.4.2. Những kinh nghiệm riêng của mỗi quốc gia
Kinh nghiệm của Trung Quốc


17
Ban hành Luật Năng lượng tái tạo vào năm 2006, tận dụng bề mặt
của hồ nước, công khai đấu thầu các dự án NLTT, đặt các dự án sinh khối
gần các khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào
Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Ban cơ chế Tiêu chuẩn tỉ lệ năng tái tạo RPS, tiêu chuẩn năng lượng tái tạo
(RFS) quy định tỷ lệ nhiên liệu sinh học cho giao thông vận tải phải chứa
lượng nhiên liệu sinh học
Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng NLTT, thay đổi một số Luật liên quan
đến phát triển NLTT, đặt mục tiêu đạt net-zero vào năm 2050. Xây dựng
chính sách về nhiệt và làm nóng với NLTT.
Kết luận chƣơng 3

Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
4.1. Thực trạng phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở Việt Nam
Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc về phát triển kinh tế bền vững
Trong bối cảnh tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, môi
trường bị ô nhiễm, BĐKH diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt
Nam, từ sau năm 2012 thiếu hụt năng lượng và phải nhập khẩu. Trước bối
cảnh đó cần ưu tiên thúc đẩy phát triển NLTT.
Năng lƣợng mặt trời
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời do có
số giờ nắng nhiều. Cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5kWh m2 ngày,
tương đương với 43,9 triệu tấn dầu năm.
Năng lƣợng gió


18
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm
năng gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực. Theo báo cáo của Bộ Cơng
Thương, tính đến hết tháng 9 2020 tổng công suất lắp đặt điện gió đạt 485
MW.

Năng lƣợng sinh khối
Việt Nam có tiềm năng sinh khối rất lớn. Tính đến hết tháng 9/2020
tổng công suất lắp đặt điện sinh khối đạt 169 MW.
4.2. Thách thức trong phát triển NLTT ở Việt Nam

Thứ nhất, về cơ chế, chính sách
Thứ hai, về kinh tế, tài chính
Thứ ba, thiếu thơng tin về thị trường:
Thứ tƣ, vướng mắc công nghệ
Thứ năm, sự ủng hộ của xã hội
4.3. Chính sách phát triển NLTT của Việt Nam
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) tại Quyết định số 1264 QĐ-TTg ngày
01/10/2019; Nghị quyết số 55-NQ TW ngày 11 02 2020 của Bộ Chính trị về định
hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1658QĐ-TTg ngày 01 10 2021 về Chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
4.4. Tác động của phát triển NLTT tới sự PTKTBV ở Việt Nam
Việc phát triển NLTT góp phần tăng quy mơ GDP gấp 2,4 lần, từ
116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020; giảm 60% nhiên
liệu nhập khẩu, tạo ra hơn 465.000 việc làm mới.
4.5. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển NLTT tại Việt Nam
4.5.1. Bối cảnh năng lƣợng và định hƣớng phát triển NLTT


19
Trước tình trạng thiếu hụt năng lượng, Chính phủ đã có những định hướng chiến
lược ưu tiên phát triển NLTT đáp ứng mục tiêu PTKTBV.
4.5.2. Đề xuất giải pháp phát triển NLTT vì sự PTKTBV
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng mục tiêu NLTT chiếm bao nhiêu %

trong tổng nguồn cung năng lượng quốc gia.
Thứ hai, xây dựng chính sách giá NLTT phù hợp với chính sách
phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh cơ chế đấu thầu NLTT.
Thứ ba, uu đãi về thuế cho các lĩnh vực NLTT, áp thuế mơi trường
cho các lĩnh vực có mức phát thải cao.
Thứ tƣ, cung cấp các gói tín dụng ưu đãi để tạo cơ chế tài chính,
tập trung vào R&D, đẩy mạnh chuyển giao cơng nghệ
Thứ năm, tăng cường vốn của Chính phủ để đầu tư cơ sở hạ tầng,
đẩy mạnh thu hút vốn tư nhân, hình thành thị trường NLTT
Thứ sáu, xem xét sửa đổi Luật Điện lực theo hướng cho phép xã
hội hóa, xây dựng và ban hành Luật năng lượng tái tạo.
Thứ bảy, tăng cường quản lý Nhà nước trong phát triển NLTT, có
sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Thứ tám, tận dụng tài trợ quốc tế, nâng cao nhận thức về NLTT.
Kết luận chƣơng 4


20
KẾT LUẬN
Trước nhu cầu về nguồn cung năng lượng ngày càng tăng cao để
phục vụ cho quá trình tăng trưởng kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, trong khi các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than
đá, dầu mỏ, khí đốt đang dần cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con
người. Hơn nữa, việc phát triển kinh tế dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa
thạch đã gây ra vấn đề ơ nhiễm mơi trường, nguồn nước, gia tăng phát thải
CO2 gây hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên dẫn đến BĐKH diễn ra
trên toàn cầu mang đến những nguy hiểm đe dọa cuộc sống của con người
và gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế. Cùng với đó là vấn đề mất an
toàn từ các nhà máy hạt nhân và những bất ổn địa chính trị đã tạo nên
những lo ngại về sự thiếu ổn định nguồn cung năng lượng trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, việc phát triển các nguồn NLTT, thay thế các nguồn
nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng,
nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn, được xác định là xu
hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, góp phần đem lại những lợi ích về kinh
tế, làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, giảm hiệu ứng
nhà kính, bảo vệ mơi trường, đảm bảo an ninh năng lượng vì mục tiêu phát
triển kinh tế bền vững. Việc chuyển đổi sang NLTT giúp các nước phát
triển hiện thực được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính, đồng thời cũng giúp
các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở những quốc gia đang phát triển
có cơ hội để tiếp cận bình đằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo
cơ hội cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp địa phương, điều này
giúp những nước nghèo dần tiến đến một xã hội thịnh vượng hơn.
NLTT nói chung mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi
trường. Từng loại NLTT cụ thể sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích nhờ đa
lợi ích cùng lúc. Việc lắp đặt các tấm pin mặt trời nổi trên hồ chứa có thể


21
làm giảm thất thoát nước ngọt do bay hơi ở những khu vực phải chịu tình
trạng thiếu nước tại các nước đang phát triển. Lắp đặt các tấm pin mặt trời
trên cánh đồng nông nghiệp sẽ gia tăng nguồn thu cho nhà nông, đồng thời
tăng thu hoạch của các loại cây ưa bóng. Hay việc dùng tảo để sản xuất
nhiên liệu sinh học vừa tạo ra năng lượng, vừa làm sạch chính dịng sơng bị
ơ nhiễm. Tuy nhiên, phát triển NLTT rộng khắp có thể gây ra nhiều vướng
mắc, nhất là khi khơng làm tốt các kế hoạch có liên quan như xây dựng cơ
chế chính sách thu hút đầu tư, nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng, đường
truyền lưới điện, đào tạo nhân lực trình độ cao. Bên cạnh đó, việc triển khai
NLTT địi hỏi một lượng lớn tài nguyên đất, dẫn đến phát sinh xung đột đất
đai giữa chủ đầu tư với quyền lợi của người dân địa phương, quyền tự do
tiếp cận các vùng đất hoang dã. Ngoài ra, việc chặt cây, phát quang đất đai,

mở đường cho lắp đặt NLTT làm cho tỷ lệ phá rừng gia tăng, gây ra tình
trạng mất đa dạng sinh học, và trong một số trường hợp, chính các biện
pháp khuyến khích NLTT lại khiến lượng khí thải tồn cầu tăng lên do rừng
bị chặt để lấy củi đốt duy trì các máy phát điện. Chính những điều này tạo
nên thách thức rất lớn đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những tính tốn, cân
nhắc, đưa ra lộ trình và bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện của mình và
đảm bảo xu hướng chung trên thế giới
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những quốc gia nghèo tài
nguyên nên việc tiêu dùng năng lượng hóa thạch phụ thuộc tới khoảng 90%
vào nhập khẩu. Khi năng lượng hóa thạch ngày một cạn kiệt, giá cả ngày
một tăng, chưa kể những tác hại khi sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra
với sức khỏe con người và mơi trường thì các quốc gia này đã khơng ngừng
nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và chuyển sang phát triển các nguồn
NLTT.


22
Việt Nam với lợi thế về vị trí địa lý như có đường bờ biển dài,
thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa có số giờ nắng cao trong một năm, cũng là
quốc gia có nhiều chất thải từ phát triển nông nghiệp nên tiềm năng để phát
triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối là rất lớn.
Từ thực tiễn phát triển NLTT của Việt Nam và kinh nghiệm phát
triển NLTT ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, chúng ta có thể thấy, để
đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên của nguồn cung năng lượng cho phát triển kinh
tế bền vững, ngoài việc nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thì việc phát
triển NLTT là nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia. Vì vậy, phải có những
chính sách và giải pháp kích thích sự phát triển của ngành NLTT như: cho
vay vốn, ưu đãi thuế, chính sách giá phù hợp; nâng cấp và cải tạo hệ thống
hạ tầng, đường truyền để dễ dàng trong kết nối với lưới điện; tạo điều kiện
về cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư ,đặc biệt là thủ tục hành chính, các

loại giấy phép, giải phóng mặt bằng, đất đai, khuyến khích đầu tư tư nhân;
chú trọng nghiên cứu và phát triển để có thể tận dụng tốt các nguồn NLTT,
giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó, cần có sự thống
nhất trong quản lý từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý
quy hoạch phát triển ngành điện, quản lý đầu tư, quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển NLTT. Đây là
bài học để Việt Nam vận dụng trong chiến lược phát triển NLTT vì mục
tiêu phát triển kinh tế bền vững để sớm trở thành một trong những quốc gia
có tỉ lệ NLTT trong tổng tiêu dùng năng lượng cao trong khu vực. Tuy
nhiên việc phát triển NLTT cần phải được tính tốn kỹ lưỡng, đảm bảo phù
hợp với nguồn lực của đất nước, tránh sự phát triển nóng, ồ ạt như các dự
án năng lượng mặt trời, năng lượng gió thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng
khơng giải tỏa hết công suất các nguồn năng lượng này do hạ tầng lưới điện


23
và đường truyền chưa phát triển tương xứng để đáp ứng được, gây nên
nhiều lãng phí. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo.
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp trên cơ sở
bám sát mục tiêu nghiên cứu, luận án đã giải quyết được một số nhiệm vụ
chủ yếu như sau:
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về
NLTT và PTKTBV như: khái niệm, phân loại, đặc điểm của NLTT; điều
kiện phát triển NLTT, thách thức, chính sách trong phát triển NLTT; khái
niệm phát triển kinh tế bền vững và tác động của phát triển NLTT đến
PTKTBV.
Luận án đi sâu phân tích tiềm năng, thực trạng, thách thức và chính
sách trong phát triển NLTT, cũng như tác động của phát triển NLTT đến
PTKTBV ở các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; rút ra những
bài học kinh nghiệm về các chính sách thúc đẩy phát triển NLTT ở những

quốc gia này, từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp phát triển NLTT vì
mục tiêu PTKTBV phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam.
Với những đóng góp như trên, luận án là nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích trong các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực
kinh tế, NLTT. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách tham khảo. Đây là nghiên cứu đáp ứng thực tiễn phát
triển hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đó là PTKTBV, bảo vệ
mơi trường và chống BĐKH. Luận án đã chỉ ra những hiểm họa đối với
cuộc sống con người trước nguy cơ BĐKH toàn cầu do hệ quả của quá trình
phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời khẳng
định những lợi ích cũng như tầm quan trọng của NLTT trong việc
PTKTBV. Qua đó nâng cao nhận thức của Chính phủ và người dân về
NLTT để sẵn sàng đồng lòng cho những mục tiêu, kế hoạch và những hành


×