Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ĐỀ TÀI BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.99 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------------BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI:
BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC
VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Giảng viên hướng dẫn:

GV. CAO HỒNG QUÂN

Lớp: L21
Tên nhóm : NHÓM 09

09/2021


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
ST

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Kết quả

T


1.

Trần Hữu Tơn 2013671 Nghiên cứu và báo cáo
Hồng Phi Long

Hồn

chương 2, mục 2.1, thành tốt
góp ý chỉnh sửa mục
2.2.

2.

Phùng

Nguyễn 2013785 Nghiên cứu và báo cáo

Hồng Minh

Hồn

chương 1, góp ý chỉnh thành tốt
sửa chương 2 mục 2.1

3.

Mai Anh Minh

2013767 Nghiên cứu và báo cáo


Hồn

chương 2, mục 2.2, thành tốt
góp

ý

chỉnh

sửa

chương 3.
4.

Nguyễn

Đình 2013770 Phần mở đầu, phần kết

Hoàng Minh

Hoàn

luận, chỉnh sửa các tiểu thành tốt
tiết của từng mục, thiết
kế lại cấu trúc và thẩm
mỹ bài tiểu luận.

5.

Bành Đức Nam


2010426 Nghiên cứu và báo cáo

Hồn

chương 3, mục 2.1, thành tốt
góp ý chỉnh sửa phần
mở đầu và kết luận.
NHÓM TRƯỞNG

Chữ ký


Nguyễn Đình Hồng Minh
SĐT: 0946178461

Nguyễn Đình Hồng Minh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................
2. Nhiệm vụ của đề tài...................................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................
5. Bố cục tổng quát của đề tài.......................................................................................
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ
THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
.........................................................................................................................................

1.1. Chế định thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự................................4
1.1.1. Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế........................................................4
1.1.2. Khái niệm về thừa kế theo di chúc.......................................................5
1.2. Khái quát chung về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc 8
1.2.1.Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về người được hưởng thừa kế
và không được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc........8
1.2.2. Điều kiện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.........................................................9
1.2.3. Phần di sản được hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc...........................................................................................12
1.3. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định những người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.............................................................................14
CHƯƠNG II. NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG
DI CHÚC - TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT...........................................................................................
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa
án...................................................................................................................... 16
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc...............................................16
2.1.2. Quan điểm của các cấp Toà án xét xử vụ việc...................................17
2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành...............................................................19
2.2.1. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp..................................19


2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành........20
CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ
KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC..............................................
3.1. Vận dụng chế định....................................................................................24
3.2. Đánh giá chế định.....................................................................................25

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................27
PHỤ LỤC BẢN ÁN................................................................................................29


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét bất kì chế độ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế vẫn ln đóng vai trị
quan trọng trong các chế định pháp luật. Đó là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ
quyền lợi của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với
đời sống mỗi cá nhân, gia đình hay cộng đồng, xã hội. Tuy mỗi quốc gia, dân tộc sẽ đi
theo một xu thế chính trị khác nhau, nhưng điểm chung của họ chính là ghi nhận quyền
thừa kế như một quyền cơ bản của công dân, được quy định trong hiến pháp.
Việt Nam sớm nhận ra được vai trò quan trọng của thừa kế, nên các quy định về
thừa kế đã được thiết lập ngay trong những ngày đầu xây dựng XHCN, thực tế là điều
19 Hiến pháp năm 1959 “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản
tư hữu của công dân”, điều 58 Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế tài sản của công dân” và đặc biệt là sự ra đời của BLDS
2015 với nhiều điểm mới, tiến bộ và thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hợi được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện,
bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, qua đó ghi nhận và bảo vệ tốt
hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự1.
Tuy nhiên trong thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội đất
nước, pháp luật về thừa kế vẫn chưa đủ tính bao quát và chi tiết để giải quyết tồn bộ
những tình huống tranh chấp xảy ra trên thực tế. Một số quy định còn mang tính chung
chung, chưa rõ ràng nên thường xuất hiện nhiều quan điểm trái ngược dẫn đến tình
trạng khơng nhất qn trong cách hiểu cũng như giải quyết tranh chấp. Điều này xâm
phạm nghiêm trọng đến quyền thừa kế của công dân, gây bất hòa, bất ổn trong đời sống
sinh hoạt của gia đình, cộng động và xã hội.


1

Tham khảo />%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s%E1%BB%91-91-100/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s
%E1%BB%91-91/1441-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-v%E1%BB%81-nh
%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%83m-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-d
%C3%A2n-s%E1%BB%B1-2015-v%E1%BB%81-quan-h%E1%BB%87-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1-c%C3%B3-y
%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i.html truy cập lần cuối vào 1:25 ngày
9/10/2021

1|Page


Trong thời đại hội nhập và giao lưu quốc tế, vấn đề tài sản tư hữu ngày càng
phong phú kéo theo sự phức tạp hóa trong những cuộc tranh chấp thừa kế di sản. Bằng
chứng rõ ràng, hằng năm, hàng ngàn vụ án thừa kế được tòa án nhân dân các cấp giải
quyết. Có nhiều vụ phải xét xử nhiều lần nhưng vẫn chưa thuyết phục hồn tồn. Có
những bản án chưa hồn tồn thấu tình đạt lý dẫn đến nhiều vụ án đau lịng.
Nhận thức được điều đó, nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này
và chọn “BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI
CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015” làm đề tài nghiên cứu cho Bài tập lớn
trong môn học Pháp luật Việt Nam Đại cương. Đề tài thuộc lĩnh vực Pháp luật dân sự
và tố tụng dân sự, hướng đến đối tượng chính là quan hệ nhân thân và tài sản cá nhân,
pháp nhân trong các quan hệ được hình thành dựa trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Đây là một đề tài nhức nhối, có ý nghĩa quan
trọng trong việc chi tiết, cụ thể hóa BLDS, đồng thời góp phần bình ổn đời sống dân
sinh xã hội.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về thừa kế, quyền thừa kế theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đặc biệt trong đó là quyền thừa kế theo di chúc.
Hai là, làm sáng tỏ từng trường hợp và những điều kiện để được hưởng thừa kế

không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ba là, làm rõ phần di sản được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bốn là, phân tích để làm sáng tỏ cơ sở và ý nghĩa của việc pháp luật quy định
những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Năm là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập của quy
định hiện hành.
Sáu là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc theo Bộ luật Dân sự 2015.
3. Đối tượng nghiên cứu:

2|Page


Đề tài thực hiện nghiên cứu về hai nhóm đối tượng chính, bao gồm các khái
niệm về phân chia tài sản theo di chúc trong Bộ luật Dân sự 2015 và chủ thể thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đất nước Việt Nam
Thời gian: hiện nay, thời điểm năm 2021.
Nghiên cứu dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015.
5. Bố cục tổng quát của đề tài
Bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ
THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015.
Đây là chương sẽ giúp bạn đọc định nghĩa và hiểu rõ hơn cơ sở và ý
nghĩa của các vấn đề như khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế theo di chúc, người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và cách phân chia di sản dựa trên
quan điểm của pháp luật.
Chương 2: NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI

CHÚC - TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT
Chương hai mang nội dung: áp dụng những kiến thức, hiểu biết từ
chương trước để đưa ra hướng giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống,
trong những cuộc tranh chấp được thu lý và xét xử tại Tòa án. Để bạn đọc hiểu rõ
hơn về những tranh chấp về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, nhóm
tác giả tiến hành phân tích, bàn luận những vấn đề phát sinh về một tình huống thực
tế.
Chương 3: VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ
KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC
Chương ba mang đến một bản án thuộc trường hợp người thừa kế
không phụ thuộc di chúc để nhìn nhận những điểm bất cập trong cách xử lí dựa theo
3|Page


pháp luật. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra giải pháp và quan điểm cá nhân nhằm cải
thiện những điểm cịn thiếu sót, chưa phù hợp của bộ luật hiện hành.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ

THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1.1. Chế định thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự
1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế
Theo giáo trình Pháp luật đại cương (Chủ biên: GS.TS. Mai Hồng Quỳ, Nxb.
Đại học Sư phạm, Hà Nội) thì Thừa kế là “Việc chuyển dịch tài sản từ người chết
sang chủ thể khác”
Nhóm tác giả nhận thấy rằng Thừa kế là việc tài sản của người chế hay còn
gọi là di sản cho người sống qua 2 phương thức là theo di chúc và theo pháp

luật.Trong khái niệm về thừa kế ,người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân,người
thành niên hoặc chưa thành niên nhưng có tài sản riêng. Chỉ những chủ thể tồn tại ở
thời điểm người để lại di sản chết mới được hưởng di sản
Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thì nhóm tác giả nhận thấy rằng khái niệm
về thừa kế là chưa đầy đủ. Vì trong khái niệm về thừa kế không nhắc đến việc
chuyển dịch tài sản cho các tổ chức ,cơ quan Nhà nước.Nhưng nhìn chung thì khái
niệm về Thừa kế đã khái quát đầy đủ bản chất của Thừa kế
Tại sao khái niệm về thừa kế khơng được quy định trong BLDS 2015? Nhóm
tác giả cho rằng lí do là vì khái niệm về thừa kế đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội loài
người nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng. Trong xã hội Việt Nam khái niệm về
Thừa kế đã là một phong tục tập quán tồn tại rất lâu đời và tồn tại rất nhiều ngoại lệ
hay các khái niệm cần phải làm rõ. Vì vậy pháp luật khơng thể quy định cụ thể khái
niệm về Thừa kế. Thay vào đó pháp luật đã phát triển Thừa kế thành một chế định
dân sự.

4|Page


Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền thừa kế là : “Cá nhân có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người
thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế khơng là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”
Theo ý kiến của nhóm tác giả thì Quyền thừa kế được hiểu qua hai góc độ đó
là góc độ của người sống và góc độ của người chết. Dưới góc độ của người sống: là
quyền được hưởng di sản do người khác để lại. Dưới góc độ của người đã khuất: là
quyền được để lại di sản cho người khác.
Nhìn chung, quy định về Quyền thừa kế đã trong BLDS 2015 đã cơ bản giải
quyết được tính cấp thiết của việc thừa kế di sản trong thực tế đời sống. Tuy nhiên
nhóm tác giả nhận thấy rằng vẫn cịn một số thiếu sót trong quy định về Quyền thừa
kế, người lập di chúc có quyền định đoạt số tài sản của mình cho ai thì họ cũng có

quyền đặt điều kiện với người thừa kế theo di chúc như điều kiện được hưởng di
sản,tuy nhiên quy định về Quyền thừa kế trong BLDS 2015 lại không quy định.
1.1.2. Khái niệm về thừa kế theo di chúc
Theo Điều 624 BLDS 2015 quy định “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu nhóm tác giả đã tìm ra được một số đặc điểm sau đây
của di chúc:
1. Di chúc là phương tiện truyền đạt thông tin. Thông qua bản di chúc, có
một lượng thơng tin được cung cấp như người hưởng di sản, số di sản…
2. Di chúc là một loại giao dịch đơn phương
3. Di chúc là loại giao dịch chỉ pháp sinh hiệu lực khi người lập di chúc
chết
4. Di chúc phải đảm bảo tính tự nguyện của cá nhân
5. Di chúc có mục đích là chuyển giao tài sản của người chết cho người
còn sống
5|Page


6. Di chúc là một giao dịch dân sự rất trọng về hình thức và có nhiều nét
đặc thù
Qua khái niệm về di chúc nhóm tác giả nhận thấy có thể suy ra người thừa kế
theo di chúc là chủ thể được nhận di sản theo nội dung di chúc và có thể là bất kì ai
theo ý chí của người lập di chúc.
Theo Điều 626 BLDS 2015 quy định quyền của người lập di chúc: “Người lập
di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di

sản.”
Thứ nhất “Chỉ định người thừa kế và truất quyền thừa kế”:người lập di chúc có
thể chỉ định bất cứ ai làm người thừa kế không nhất thiết phải theo hàng thừa kế.
Người thừa kế được chỉ định có thể là một cơ quan Nhà nước hoặc một tổ chức.
Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế đối với người thừa kế.
Thứ hai “Phân định phần di sản cho từng người thừa kế”: người lập di chúc có
thể chỉ định người thừa kế được hưởng bao nhiêu phần từ di sản của mình hoặc chỉ
định di sản được thừa kế bao gồm những hiện vật gì.
Thứ ba “Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng”: Người
lập di chúc có thể trích một phần di sản của mình để di tặng hoặc thờ cúng. Người
nhận phần di sản di tặng hoặc thờ cúng này được hưởng di sản mà không phải thực
hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Thứ tư “Giao nghĩa vụ cho người thừa kế”:Người lập di chúc có thể giao nghĩa
vụ gắn liền với phần di sản và những nghĩa vụ mà người lập di chúc phải làm khi
còn sống (trả nợ, bồi thường thiệt hại,….)
6|Page


Thứ năm “Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di
sản”. Người lập di chúc có thể chỉ định người giữ di chúc để đề phòng trường hợp di
chúc bị thất lạc,hư hỏng. Người lập di chúc cũng có thể chỉ định người quản lý di
sản và phân chia di sản.
Theo Điều 627 BLDS 2015 quy định hình thức của di chúc: “Di chúc phải
được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di
chúc miệng”.
Qua tìm hiểu nhóm tác giả nhận thấy di chúc được lập thành văn bản được
phân thành 3 loại :
1. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
2. Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng
3. Di chúc bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực

Một di chúc được coi là hợp pháp khi:
1. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị
lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
2. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của luật.
3. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải
được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
về việc lập di chúc.
4. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
phải được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc
chứng thực.
5. Di chúc bằng văn bản khơng có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi là
hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau
7|Page


khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi
chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được
cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký
hoặc điểm chỉ của người làm chứng.2
1.2.

Khái quát chung về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

1.2.1. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về người được hưởng thừa kế và
không được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Theo khoản 1 Điều 644 của BLDS 2015 quy định về người thừa kế không

phụ thuộc vào nội dung di chúc là :
“ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động”.
Để hiểu được nguyên nhân ra đời của Điều 644, nhóm tác giả đã nghiên cứu,
phân tích dưới hai góc độ:
Dưới góc độ pháp luật
Tại khoản 1 Điều 3 BLDS 2015 đã quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều
bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo
hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”.Và khoản 4 điều 3 BLDS 2015 đã
quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng được
xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác”. Điều 644 được đặt ra để đảm bảo hai nguyên tắc vừa nêu trên
không thể bị phá vỡ.
2

Điều 630 BLDS 2015

8|Page


Dưới góc độ đạo đức xã hội
Cha mẹ phải có trách nhiệm ni dưỡng con cái khi con cịn nhỏ và con cái
phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ về già, đó là bổn phần và trách
nhiệm của bất kì ai trong xã hội. Bổn phận và trách nhiệm ấy khơng chỉ được khi
một người cịn sống mà nó cịn được tiếp tục thực hiện khi một người chết đi bằng
cách để lại di sản. Điều 644 được đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho những người có

quan hệ gia đình với người lập di chúc. Đảm bảo những chuẩn mực đạo đức, văn
hóa được xã hội công nhận như nghĩa vợ chồng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con
cái và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Tránh những trường hợp làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của vợ, chồng, cha mẹ, con cái và trái với đạo lí của
xã hội như để lại toàn bộ di sản cho người khơng có quan hệ gia đình, huyết thống.
Góp phần gắn kết quan hệ gia đình thêm bền chặt.
Bên cạnh đó Điều 644 còn thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân nhân
Việt Nam, tinh thần tương thân tương ái , đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau qua việc bảo
vệ quyền lợi của cha, mẹ,con cái và đặc biệt là con thành niên nhưng khơng có khả
năng lao động. Những đối tượng trên là những đối tượng yếu thế trong xã hội và dễ
bị tổn thương, vì vậy các nhà làm luật đã giành hẳn một điều trong bộ luật để bảo vệ
quyền lợi cho họ.
Việc dịch chuyển tài sản theo ý chí của người lập di chúc được thể hiện trong
di chúc. Phần di sản được phân cho người thừa kế trong di chúc theo ý chí của
người lập di chúc được gọi là di sản thừa kế theo di chúc. Phần di sản được phân cho
người thừa kế nằm ngồi ý chí của người lập di chúc được gọi là di sản thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc và người thừa kế phần di sản đó cũng được
gọi là người thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc và người thừa kế này
không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Điều này thể hiện ngày trong tên
gọi của điều luật “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”

9|Page


1.2.2. Điều kiện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Theo khoản 1 Điều 644 của BLDS 2015:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di

sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động”.
Để Điều 644 có hiệu lực thì những đối tượng trên phải bị người lập di chúc
không cho hưởng di sản hoặc cho hưởng nhưng ít hơn hai phần ba một suất thừa kế
theo pháp luật.
Để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, những người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc phải đáp ứng những điều kiện sau:
1. Cá nhân phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống
sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
2. Cá nhân không từ chối nhận di sản. Người thừa kế có quyền từ chối
nhận di sản, trừ trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình
đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm
phân chia di sản
3. Khơng thuộc trường hợp khơng có quyền hưởng di sản tại khoản 1 Điều
621. Theo khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 quy định những cá nhân không có quyền
hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe
hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

10 | P a g e


b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di

sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu
di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di
sản”.
Đối với đối tượng con chưa thành niên. Độ tuổi chưa thành niên được được
xác định tại thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người lập di chúc chết. Con ở đây
không phân biệt con đẻ hay con nuôi, con ngoài giá thú hay trong giá thú. Tuy nhiên
đối với con ni thì phải là con ni hợp pháp (tức là phải thực hiện đầy đủ các thủ
tục do pháp luật quy định).
Đối với đối tượng là cha, mẹ, cha, mẹ được hiểu ở đây là cha, mẹ đẻ hoặc
cha, mẹ ni. Đối với cha, mẹ ni thì phải là cha, mẹ nuôi hợp pháp (tức là đã thực
hiện đầy đủ các thủ tục nhận nuôi do pháp luật quy định)
Đối với đối tượng vợ ,chồng thì vợ, chồng phài là vợ ,chồng hợp pháp tức là
đã đăng kí giấy kết hôn và được pháp luật công nhận. Để được pháp luật cơng nhận
thì vợ, chồng phải đáp ứng các điều kiện trong Điều 8 BLHNVGĐ 2014 quy định về
điều kiện kết hôn :
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
11 | P a g e


2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính.”
Hiện nay nhà nước ta đã có quy định về thừa kế đối với đối tượng là con
riêng, cha dượng , mẹ kế trong Điều 654 BLDS 2015. Theo Điều 654 BLDS 2015
các đối tượng con riêng , cha dượng , mẹ kế muốn được hưởng di sản từ người viết
di chúc thì phải có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Tuy

nhiên muốn được công nhận là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
là rất khó và phải cung cấp đủ bằng chứng chứng minh được tình thân ,sự nuôi
dưỡng như cha con, mẹ con. Nhà nước ta hiếm khi công nhận trường hợp con riêng ,
cha dượng, mẹ kế là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Đối với con thành niên khơng có khả năng lao động. Theo nhóm tác giả tìm
hiểu được thì hiện nay vẫn chưa có điều luật nào quy định rõ ràng là mất khả năng
lao động là như thế nào. Tuy nhiên tại điều 46 Bộ luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy
định: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột
sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngồi mức
hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục
vụ bằng mức lương cơ sở”. Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 1 Văn bản hợp nhất số
01/VBHN-BYT ngày 23/3/2015 Thông tư liên tịch Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể
do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLTBYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp
được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư liên tịch số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH
Sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày
27 tháng 9 năm 2013 quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và
bệnh nghề nghiệp) quy định: “…, tỷ lệ tổn thương cơ thể (sau đây được gọi tắt là:
TTCT) được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ
lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe”. Những quy định trên chỉ cho ta
hiểu được phần nào về khái niệm khơng có khả năng lao động. Nhưng vẫn còn rất

12 | P a g e


nhiều bất cập xung quanh việc xác định một người có mất khả năng lao động hay
khơng.
1.2.3. Phần di sản được hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 thì người thừa kế khơng phụ thuộc vào

nội dung di chúc được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa
kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật
2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được xác định bằng công thức
sau:

= 2/3 x (Tổng giá trị di sản thừa kế / số người hưởng di sản thừa kế

hợp pháp)
Trong đó :
Tổng giá trị di sản thừa kế: Là phần giá trị di sản thừa kế còn lại sau khi
đã thanh tốn tồn bộ các nghĩa vụ về tài sản của người chết  theo thứ tự nêu tại
Điều 658 BLDS 2015.
Số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp: Là người thừa kế trong cùng
hàng thừa kế thứ nhất hoặc hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba (trừ người
từ chối nhận di sản thừa kế và người không được quyền hưởng di sản theo khoản 2
Điều 644 Bộ luật Dân sự) nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng
có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ví dụ
Bà Nga có chồng là ơng Minh và có duy nhất một người con trai là ơng
Thanh, bà khơng cịn cha, mẹ. Vì mâu thuẫn chồng nên trước khi chết đã lập di chúc
để lại tài sản riêng của mình có giá trị là 600 triệu đồng cho một mình ơng Thanh.
Theo quy định thì hàng thừa kế thứ nhất của bà Nga là ông Thanh và ơng
Minh. Do đó, nếu chia theo pháp luật thì ông Minh và ông Thanh sẽ được nhận phần
di sản thừa kế bằng nhau và cùng bằng 300 triệu đồng.

13 | P a g e


Tuy nhiên, do mâu thuẫn, bà Nga không để lại di sản cho chồng nhưng theo
Điều 644 Bộ luật Dân sự, ông Minh vẫn thuộc đối tượng người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung di chúc và được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Theo đó, ông Minh vẫn được hưởng phần di sản bằng: 2/3 x 300 triệu đồng =
200 triệu đồng.
Do đó, di sản của bà Nga sẽ được chia như sau:
Ông Minh (chồng bà Nga) được hưởng 200 triệu đồng;
Ông Thanh (con trai bà Nga) được hưởng 400 triệu đồng.3
1.3.

Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định những người thừa kế không phụ

thuộc vào nội dung di chúc
Cơ sở của việc quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc:
Điều 644 ra đời dựa trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội, dựa trên tinh
thần tương thân tương thân tương ái, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, giữ gìn và phát huy
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Đảm bảo những nguyên tắc trong khoản
1 Điều 3 BLDS và khoản 4 Điều 3 BLDS 2015 khơng thể bị phá vỡ.
Nhìn chung việc quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc là cần thiết, để bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể là cha, mẹ, con chưa thành
niên và con thành niên khơng có khả năng lao động đây là những đều là những đối
tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội và cần sự đùm bọc giúp đỡ.

3

truy
cập lần cuối vào ngày 29/9/2021

14 | P a g e



CHƯƠNG II. NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG
DI CHÚC - TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT
Trong thực tiễn xét xử tại Toà án, các tranh chấp về thừa kế theo di chúc diễn
ra vô cùng phổ biến, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp
này thường là do di chúc không để lại tài sản cho một ai đó? Để làm sáng tỏ những
tranh chấp về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nhóm tiến hành
phân tích một tình huống cụ thể đã diễn ra trong thực tế.
Tại bản án số: 176/2017/DS-PT ngày 10/8/2017 về tranh chấp thừa kế của
Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, hai cụ Nguyễn
Hữu T (chết năm 2012) và Nguyễn Thị R (chết năm 2011) có 04 người con gồm:
NLQ1, Nguyễn Thị Mỹ D, Nguyễn Hữu B, Nguyễn Hữu N (chết năm 2009). Hai cụ
có tài sản chung là một căn nhà tại Quận 5, TP.HCM. Trước khi hai cụ chết đã có di
ngơn bằng miệng như sau: Năm 2010 cụ Nguyễn Thị R hứa tặng cho ơng Nguyễn
Hữu B ½ căn nhà, cịn cụ Nguyễn Hữu T nói căn nhà đó thuộc quyền sở hữu chung
của các anh, chị, em nên quyền ngang nhau. Tuy nhiên, sau khi hai cụ qua đời thì
ơng B mới biết căn nhà trên đã có di chúc tặng cho bà D. Ông B nghi ngờ tờ di chúc
là giả tạo. Vì vậy, ơng B khởi kiện lên Tòa án và yêu cầu Tòa án xem lại tính hợp
pháp của di chúc; nếu di chúc khơng hợp pháp thì đề nghị hủy di chúc chia di sản
thừa kế theo pháp luật. Nếu di chúc hợp pháp thì đề nghị chia cho ông B được
hưởng bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào di chúc; vì
ơng B bị bệnh mãn tính khơng còn khả năng lao động. Tại phiên tòa sơ thẩm ông B
rút lại một phần yêu cầu khởi kiện đòi hủy di chúc của hai cụ cho bà D căn nhà, chỉ
yêu cầu bà D phải chia cho ông B được hưởng bằng 2/3 của một suất thừa kế theo
pháp luật không phụ thuộc vào di chúc.
Bản án sơ thẩm ra quyết định: (1) Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của
ông Nguyễn Hữu B không yêu cầu hủy di chúc của hai cụ cho bà Nguyễn Thị Mỹ D
căn nhà Quận 5, TP.HCM. (2) Không chấp nhận yêu cầu của ơng Nguyễn Hữu B
địi bà Nguyễn Thị Mỹ D chia cho ông 2/3 của một suất thừa kế căn nhà ở Quận 5,
15 | P a g e



TP.HCM. Ơng Nguyễn Hữu B có đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với nội dung khơng đồng ý toàn bộ bản án sơ
thẩm, yêu cầu cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án.
Theo Tòa phúc thẩm, trước khi qua đời, vào ngày 01/6/2009 tại Phịng cơng
chứng NLQ10; hai cụ Nguyễn Hữu T, Nguyễn Thị R đã lập di chúc cho bà Nguyễn
Thị Mỹ D được hưởng toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của căn
nhà tại Quận 5, TP.HCM; đây là sự tự nguyện của hai cụ, di chúc trên là hợp pháp.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu B kháng cáo yêu cầu bà Nguyễn Thị Mỹ D phải chia
cho ông Nguyễn Hữu B 2/3 của một suất thừa kế của người được hưởng thừa kế
theo pháp luật khơng phụ thuộc vào di chúc; vì ơng Nguyễn Hữu B bị bệnh mãn
tính, khơng cịn khả năng lao động.
Tại biên bản Giám định số 1050/GĐYK-KNLĐ ngày 28/5/2015 của Hội
đồng giám định Y khoa Thành phố Hồ Chí Minh kết luận về khả năng lao động
của ông Nguyễn Hữu B thể hiện: Tăng huyết áp giai đoạn I; Hen phế quản hiện tại
ổn định - Hội chứng hạn chế mức độ nhẹ; Mất 08 răng, hư 01 răng; Nha chu viêm;
định tỷ tệ tổn thương cơ thể là 58%. Qua kết quả giám định này cho thấy ông
Nguyễn Hữu B vẫn cịn khả năng lao động, khơng thuộc trường hợp bị mất sức lao
động hồn tồn, nên khơng được hưởng di sản theo quy định tại Điều 669 Bộ luật
Dân sự năm 2005 (nay là Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015) như ông Nguyễn Hữu
B yêu cầu. Do đó u cầu kháng cáo này của ơng Nguyễn Hữu B không được chấp
nhận. Từ nhận định trên Tịa án khơng chấp nhận u cầu của ơng Nguyễn Hữu B
đòi bà Nguyễn Thị Mỹ D chia 2/3 của một suất thừa kế căn nhà ở Quận 5, TP.HCM.
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa án
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc
Đây là bản án của cấp xét xử phúc thẩm tại bản án số 176/2017/DS-PT của Toà
án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Tranh chấp quyền thừa kế”.
Theo nhóm nghiên cứu, yêu cầu của nguyên đơn Nguyễn Hữu B là “ chia 2/3
của một suất thừa kế theo pháp luật ” có liên quan đến chủ đề của Bài tập lớn. Vì

16 | P a g e


ông B là con ruột hợp pháp của hai cụ Nguyễn Hữu T, Nguyễn Thị R và ông B
thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất, ông B cho rằng ông bị bệnh mãn tính khơng cịn
khả năng lao động, nên ông B có quyền được hưởng thừa kế không phụ thuộc theo
di chúc (Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 ) hay không.
Đây là chủ đề mà nhóm nghiên cứu hướng tới.
Văn bản luật (Nghị quyết) là văn bản quy phạm pháp luật sẽ được điều chỉnh
trong tranh chấp này: Bộ luật Dân sự 2015; Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Những vấn đề phát sinh trong tranh chấp:
Một là, di sản đó có bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi hay khơng ( ví dụ
như thế chấp, nợ nần ..)?
Hai là, Có di chúc tồn tại hay khơng ?
Ba là, Di chúc này có hợp pháp khơng ?
Bốn là, Có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay khơng?
Trường hợp nào thì được hưởng di sản và được hưởng như thế nào ?
Năm là, người này có chứng minh được là người khơng phụ thuộc di chúc
hay khơng?
2.1.2. Quan điểm của các cấp Tồ án xét xử vụ việc
Quan điểm của cấp tòa án sơ thẩm: Đình chỉ một phần u cầu khởi kiện của
ơng Nguyễn Hữu B không yêu cầu hủy di chúc của hai cụ cho bà Nguyễn Thị Mỹ D
căn nhà Quận 5, TP.HCM. Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Hữu B địi bà
Nguyễn Thị Mỹ D chia cho ơng 2/3 của một suất thừa kế căn nhà ở Quận 5,
TP.HCM.
Quan điểm của cấp tòa án phúc thẩm: ngày 01/6/2009 tại Phịng cơng chứng
NLQ10; hai cụ Nguyễn Hữu T, Nguyễn Thị R đã lập di chúc cho bà Nguyễn Thị Mỹ
D được hưởng toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của căn nhà tại
Quận 5, TP.HCM; đây là sự tự nguyện của hai cụ, di chúc trên là hợp pháp.
Quan điểm của các cấp tịa án khơng thừa nhận ơng B là người khơng phụ

thuộc di chúc.
Tịa án lập luận:
17 | P a g e


Tịa sơ thẩm: Ơng B rút lại một phần u cầu khởi kiện đòi hủy di chúc của
hai cụ cho bà D căn nhà theo khoản 1 Điều 244 BLTTDS năm 2015 “việc thay đổi,
bổ sung yêu cầu khởi kiện của ngun đơn” thì tịa án đưa ra quyết định đình chỉ
một phần u cầu khởi kiện của ơng B không yêu cầu hủy di chúc. Việc chia cho
ông B 2/3 suất thừa kế không được chấp nhận do ông B khơng có bằng chứng,
chứng cứ ơng B bị bệnh mãn tính khơng cịn khả năng lao động.
Tịa phúc thẩm: Giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tòa lập luận, căn nhà tại Quận 5,
TP.HCM là tài sản chung hợp pháp của hai cụ Nguyễn Hữu T và Nguyễn Thị R thì
hai người có quyền định đoạt tài sản đó. Trước khi mất, hai cụ đã để lại di chúc bằng
miệng cho bà Nguyễn Thị Mỹ D được hưởng toàn bộ quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất của căn nhà tại Quận 5, TP.HCM, di chúc đã được công chứng tại
Phịng cơng chứng NLQ10 vào ngày 01/6/2009 nên suy ra di chúc của hai cụ là hợp
pháp, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 “di chúc
phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ
ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng” . Theo yêu cầu của ông B, bà Nguyễn Thị
Mỹ D phải chia cho ông Nguyễn Hữu B 2/3 của một suất thừa kế của người được
hưởng thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào di chúc. Dựa vào khoản 1 Điều
644 Bộ luật Dân sự năm 2015 “người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng
hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo
pháp luật là con thành niên mà không có khả năng lao động” thì ơng B phải chứng
minh được là con thành niên mà khơng có khả năng lao động nhưng vào ngày
28/5/2015 của Hội đồng giám định Y khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả
giám định ông Nguyễn Hữu B định tỷ tệ tổn thương cơ thể là 58% (< 81%) vẫn còn
khả năng lao động, không thuộc trường hợp bị mất sức lao động hồn tồn, nên
khơng được hưởng di sản theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ

đó, tịa án rút ra kết luận ơng Nguyễn Hữu B không được thừa nhận là người không
phụ thuộc di chúc.

18 | P a g e


2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành
2.2.1. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Trong các BLDS đều khơng có quy định nào quy định cụ thể về khả năng lao
động và khơng có khả năng lao động . Bộ luật Lao động năm 2019 có nhắc đến “khả
năng lao động” nhưng cũng khơng có giải thích về thuật ngữ này. Khoản 1 Điều 3
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Người lao động là người làm việc theo thỏa
thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng
lao động. Độ tuổi lao động của người lao động là từ đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy
định tại Mục 1 Chương XI của bộ Luật này.” .
Để xác định được một người thanh niên khơng có khả năng lao động phải xác
định được các tiêu chí, điều kiện để xem xét có hay khơng thuộc trường hợp là
người khơng có khả năng lao động thì mới có quyền hưởng tài sản .Việc xác định
con thành niên mà khơng có khả năng lao động được quy định tại điểm b khoản 1
Điều 644 BLDS năm 2015. Để hiểu được “ Con thành niên khơng có khả năng lao
động”. Nhóm tác giả có những điều cần trình bày như sau :
Người thành niên : Là người từ đủ 18 tuổi trở lên được quy định trong
Khoản 1 Điều 20 Bộ Luật dân sự 2015. Đó là những người đã đến tuổi trưởng thành:
từ 18 tuổi trịn trở lên.
Người khơng có khả năng lao động : Trước đây theo Bộ luật lao động
năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, người lao động ở vào tình trạng sau đây
bị coi là mất khả năng lao động: bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp mà sau khi
đã chữa trị nhưng sức khoẻ vẫn không hồi phục và được xác nhận là khơng cịn khả
năng để tiếp tục tham gia quan hệ lao động; người lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ

55 tuổi; người lao động được cơ quan y tế xác nhận là bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên. Tuy nhiện hiện nay theo quy luật của pháp luật Việt Nam thì
vẫn chưa có khái niệm về việc khơng có khả năng lao động. Nhưng nhóm tác giả có
thể hiểu được khơng có khả năng lao động là tình trạng người lao động khơng cịn
19 | P a g e


đủ điều kiện về sức khỏe, nhận thức để tham gia lao động theo quy định của pháp
luật.
Người khơng cịn khả năng lao động : Bộ luật Lao động nước ta quy định
rằng hết tuổi lao động khơng có nghĩa là khơng cịn khả năng lao động. Khơng cịn
khả năng lao động theo nhóm tác giả hiểu là những người hết độ tuổi lao động
nhưng khơng cịn đủ sức khỏe để lao động, không thể tạo ra tài sản để ni bản thân
và cần người chăm sóc ni dưỡng.
Mất khả năng lao động : Là tình trạng người lao động khơng cịn điều
kiện sức khỏe để lao động phải ngừng việc làm hiện tại vĩnh viễn mặc dù đã được
điều trị nhưng sức khỏe không phục hồi như cũ và khơng thể lao động tiếp tục.
Qua những ý đã trình bày bên trên có thể thấy “Khơng có khả năng lao
động”, “Khơng cịn khả năng lao động”, “ Mất khả năng lao động” về bản chất thì
đều đưa tới hậu quả là khơng có thể lao động tiếp tục được nữa và không tồn tại
khả năng lao động. Cho nên qua những nghiên cứu bên trên nhóm tác giả xin đưa
ra nhận xét “ Con thành niên khơng có khơng có khả năng lao động” dựa trên quy
định của bộ luật dân sự về người thành niên và Bộ luật Lao động năm 2019 để có
thể hiểu là : người khơng có khả năng lao động là con thành niên (từ đủ 18 tuổi trở
lên) suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể) từ 81% trở lên do thương tích,
do bệnh tật, do bệnh tật, do nghề nghiệp, do già yếu được kết luận bởi giám định
của Hội đồng giám định Y khoa hoặc Hội đồng giám định Pháp y tâm thần.
Qua những quan điểm đã trình bày ở bên trên, nhóm tác giả đồng ý với quyết
định của Tịa án là khơng chấp nhận u cầu của Ông đồi bà D chia hai phần ba
của một suất thừ kế căn nhà ở Quận 5, TP.HCM . Ông D khơng được Tịa án u

cầu vì mức tổn thương cơ thể của ông B là 58%, nhỏ hơn tỷ lệ được quy định là
81% cho nên ông B vẫn cịn khả năng lao động, có thể chăm sóc bản thân
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Còn một số bất cập trong điều 644 BLDS 2015 đã gây ra tranh cãi trong quá
trình giải quyết các mâu thuẫn pháp lý đó là mục hưởng thừa kế của con chưa thành
20 | P a g e


×