Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 35 trang )

lời nói đầu
Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp giảng
dạy môn Giáo dục cơng dân nói riêng là một vấn đề khơng phải là mới. Nhưng để
thực hiện triệt để mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành đặt ra không
phải là dễ. Vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động
học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. Tức là đổi
mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ
chức dạy học.Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT-DTNT Con Cuông và trường
THPT Thái Lão,tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến thuộc về kinh nghiệm bản thân
trong việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục
cơng dân trong nhà trường phổ thơng. Từ đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị qua
quá trình thực hiện với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa
đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn GDCD.
Tuy nhiên, bản thân tôi kinh nghiệm giảng dạy mơn GDCD cịn ít, giảng dạy
trong điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn

PHẦN THỨ NHẤT:

Đặt vấn đề
1


1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói chung và PPDH
mơn giáo dục cơng dân (GDCD) nói riêng đang được bàn luận và thực hiện như là
một vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Khác với các môn khoa học khác, GDCD là một môn học trực tiếp trang bị cho
học sinh một cách có hệ thống những tri thức về thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo


đức, pháp luật... nhằm góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh trở thành
người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy việc đổi mới PPDH môn giáo dục công dân
hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm bởi “Con người là động lực của
sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội” [Đảng
Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCHTW khóa VII, Hà Nội, NXB
CTQG, 1993, tr 19], và bởi “điều đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh
viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng,
thiếu hồi bão lập thân vì tương lai của bản thân, đất nước”. [Đảng Cộng sản Việt
Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCHTW khóa VIII, Hà Nội, NXB CTQG, 1997,
tr 29].
Vì vậy Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư
tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê nin, đưa việc giảng dạy tư tưởng
Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học”; “đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư
duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học của học sinh”. Đồng thời chỉ
thị số 30/ 1998 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT cũng đã chỉ rõ: “Mơn GDCD ở các
trường THPT có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học
sinh”.
Phải nói rằng phương pháp chủ đạo để rèn luyện nhân cách cho học sinh trong
giảng dạy môn GDCD là phải thông qua việc thực hành của các em. Hơn bất cứ môn
học nào, GDCD là môn học khơng chỉ đo bằng điểm số mà cịn phải bằng chứng
thực, kiểm tra bằng hành vi, điều đó thể hiện rõ trong q trình tích cực, tự giác học
tập của học sinh. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, tinh thần tự học,
tự rèn luyện thì sẽ tạo cho học sinh lòng say mê, ham học, khơi dậy nội lực vốn có
của bản thân đồng thời giúp học sinh tự rèn luyện những phẩm chất đạo đức, thế giới
quan khoa học thông qua nội dung bài học và như vậy kết quả học tập sẽ được nhân
lên gấp bội. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, tinh thần tự học, tự
rèn luyện thì sẽ tạo cho học sinh lòng say mê, ham học, khơi dậy nội lực vốn có của
bản thân đồng thời giúp học sinh tự rèn luyện những phẩm chất đạo đức, thế giới
quan khoa học thông qua nội dung bài học và như vậy kết quả học tập sẽ được nhân

lên gấp bội. Để đạt được kết quả đó điều cơ bản và quan trọng là giáo viên phải sử
dụng PPDH, cách thức tổ chức dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực,chủ
động của học sinh.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học khơng phải chỉ mình tơi cũng như không
phải bây giờ mới được đề cập tới, song vấn đề là ở chỗ mỗi giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học của mình như thế nào,vận dụng các phương pháp ấy như thế
nào cho có hiệu quả.Ở đây, vai trò dẫn dắt của giáo viên đối với học sinh là rất quan
trọng. Nó thể hiện ở chỗ giáo viên phải khéo léo đặt vấn đề và hưỡng dẫn học sinh
tích cực,độc lập giải quyết, trong đó cần rèn luyện cho học sinh những thao tác tư
2


duy logic như quy nạp, chứng minh,bác bỏ, tìm nguyên nhân của các sự kiện, hiện
tượng…
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD, một môn học lâu nay trong
nhãn quan của của các đồng nghiệp bộ môn khác cịn bị xem nhẹ, trong cách đánh
giá nhìn nhận của khơng ít phụ huynh và học sinh cịn ít được quan tâm chú trọng coi
đây là mơn học phụ.Vì vậy,trong q trình giảng dạy, tơi ln trăn trở làm sao để bộ
môn GDCD thực sự là bộ môn chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, thế giới
quan khoa học và đặc biệt là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, cung cấp cho học sinh
kiến thức pháp luật trong khi tình hình đạo đức, lối sống của một bộ phận các em
học sinh hiện nay suy giảm nghiêm trọng,thiếu hồi bão lập thân, sống thực dụng và
tình trạng bạo lực học dường đang có chiều hướng gia tăng.
Muốn vậy, giáo viên GDCD phải đổi mới phương pháp dạy học. Với vị trí và
chức năng của mơn học, mơn GDCD cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi
mới phương pháp dạy học nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh” . Từ đó giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh hiểu đúng đắn mơn
Giáo dục cơng dân, phải hiểu nó là một mơn khoa học và được đối xử “bình đẳng”
như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất,
chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách của con người mới trong giai đoạn sự nghiệp

CNH-HĐH đất nước.
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một
số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập
môn Giáo dục công dân ở trường THPT” với hi vọng trao đổi với bạn bè đồng
nghiệp một ít kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THPT nhằm đáp
ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực
hiện nói chung và của mơn Giáo dục cơng dân nói riêng trong nhà trường THPT.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân ở trường THPT”
đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy nói
chung và đổi mới phương pháp giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân nói riêng. Phân
tích mục đích, vai trị và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy đối với mơn Giáo
dục cơng dân. Qua đó đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao tinh thần
trách nhiệm của giáo viên và khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm đạt
được mục tiêu của ngành là chuyển từ lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” là
trung tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trường THPT Thái Lão- Hưng Nguyên .
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động dạy và học nhằm phát huy “tính tích cực chủ động sáng tạo trong
học tập của học sinh môn Giáo dục công dân” ở khối 11,12
5. Phương pháp nghiên cứu:
3


- Qua thực tiễn giảng dạy và học tập trên lớp.
- Qua các kênh thông tin: Sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan.
- Qua kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên trong tổ Sử-Địa-GDCD,đặc biệt
là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong tổ

- Sử dụng phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng phiếu trắc nghiêm phát cho
học sinh và thu kết quả.Đánh giá hiệu quả thông qua chất lượng giảng dạy ở các lớp
7. Thời gian thực hiện:
- Từ ngày 30 tháng 08 năm 2011 đến ngày 30 tháng 3 năm 2012.
- Qua hơn 10 năm tích luỹ kinh nghiệm dạy học môn Giáo dục công dân ở nhà
trường THPH- DTNT Con Cuông và trường THPT Thái Lão.
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung chính của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy.
Chương III: Giải quyết vấn đề và kết quả thực hiện.
Phần III: Kết luận và kién nghị.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Theo khoản 2, điều 28 của Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi đã ghi “Phương
pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số

16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh”
Hãy chiêm nhiệm về những triết lý về phương pháp: “Phương pháp là linh
hồn của một nội dung đang vận động” ; “Học phương pháp chứ không phải học dữ
liệu” : “ Thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”; “
Phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp, Phương pháp tồi là làm phức tạp
những đơn giản”.
Hoặc danh ngôn giáo dục: "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức
mà đó là cơng việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn"(Uyliam Batơ Dit);
"Một ông thầy mà không dạy cho học trị được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập
búa trên sắt nguội mà thôi." (Horaceman); Nhà giáo dục P.LaGalperin cho rằng:
Khả năng định hướng hoạt động của học sinhlà điề kiện tiên quyết của sự phát triển
tính tích cực, sáng tạo của học sinh.Nguyên tắc phát huy tính tự giác,tích cực chủ
động của học sinh là nguyên tắc số một trong lý luận dạy học hiện đại.Có thể nói cốt
lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói
quen học tập thụ động.
Vì vậy, tơi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy được thực hiện theo các
định hướng sau:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
- Phù hợp với nội dung từng bài, từng tiết, từng đơn vị kiến thức.
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đối tượng học sinh.
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học.
5



- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương
pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các
phương pháp dạy học truyền thống.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu
ý đến những ứng dụng soạn giảng cơng nghệ thơng tin.
Chính vì vậy, khi viết mục tiêu bài học, giáo viên phải xác định rõ sau khi học
xong bài học đó, tiết học đó học sinh cần nắm được kiến thức, kĩ năng, thái độ gì?
mức độ như thế nào? Từ đó HS rút ra được bài học gì cho bản thân.
Theo hướng phát huy vai trị chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của người
học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thơng
qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy, còn giáo viên là
người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học.
Vì vậy, việc giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông
không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy ở học sinh tư
duy sáng tạo, hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo vào liên hệ và vận dụng vào thực
tiễn đời sống xã hội.
Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ học,
học sinh không chỉ được trang bị kiến thức trong sách giáo khoa mà cịn hình thành
phẩm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển của khoa học
công nghệ.
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp giảng dạy khơng có nghĩa là gạt bỏ các
phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp
dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện
đại.
2. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học:
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp
tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và
trong thực tiễn. Xem việc học là một quá trình kiến tạo, giúp học sinh tìm tịi, khám

phá, phát hiện, khai thác và xử lí thơng tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm
chất.
3. Đặc trưng của các phương pháp dạy học:
- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông
qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của
học sinh.
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
- Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế.
4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học:

6


Để đảm bảo được việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới
phương pháp giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân nói riêng, chúng ta phải đảm bảo
được các yêu cầu sau.
4. 1. Đối với yêu cầu chung:
- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học
cá nhân với học nhóm, lớp.
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học
sinh với học sinh .
- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực
hành và gắn nội dung bài học với cuộc sống thực tiễn.
- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học,
tự nghiên cứu, tạo niềm vui, thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học
được trang bị hoặc giáo viên tự làm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.
- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hố nội dung, các hình thức, cách thức

đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
4.2. Yêu cầu đối với giáo viên:
Để đổi mới được phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp
giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân nói riêng đối với người giáo viên cần phải đảm
bảo được những nội dung sau:
- Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học
sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi tiết, mỗi bài học của môn Giáo dục công
dân mà học sinh cần đạt được, thiết kế hệ thống câu hỏi, tình huống và bài tập để
định hướng cho học sinh hoạt động.
- Thiết kế giáo án, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học,
với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường và của địa
phương.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo
nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tịi, phát hiện nội dung
kiến thức từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ cho học sinh.
- Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh để học sinh nắm được
chính xác các khái niệm kiến thức của mơn Giáo dục cơng dân từ đó nắm được nội
dung, ý nghĩa và trách nhiệm của nhà nước và của cơng dân.
- Động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào q trình khám phá và lĩnh hội kiến thức.
Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh, tạo niềm
vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp
các em phát huy tối đa năng lực, tiềm năng vốn có của bản thân học sinh.
7


- Thiết kế bài giảng và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập
phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng
kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu
quả, linh hoạt, phù hợp với nội dung, ý nghĩa bài học, phù hợp với đặc điểm và trình
độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường và
địa phương.
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều hơn kiến thức của mình để giải
quyết một số vấn đề có liên quan đến đời sống thực tiễn ở địa phương.
4.3. Yêu cầu đối với học sinh:
Để đạt được mục tiêu lấy người học làm trung tâm thay cho lấy người dạy làm
trung tâm thì người học phải thực hiện và đạt được các yêu cầu sau:
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng mục đích, phương pháp học tập;
thái độ, động cơ và hành vi đúng đắn.
- Tích cực thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải
quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các kế
hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận,
tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho giáo viên dạy và cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động
học tập của bản thân và bạn bè.
Như vậy, trong tình hình cụ thể hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy
nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân nói riêng phải
giúp cho học sinh:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học.
- Chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
- Hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen học tập thụ động, học sinh
tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thơng tin
thơng qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
- Tăng cường hoạt động theo nhóm và học tập cá nhân.
- Giảm trình bày lý thuyết, tăng thực hành vận dụng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG

DẠY.

1. Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
hiện nay:
Chúng ta đều biết rằng chỉ có đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy thì mới
có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo được mục
tiêu chuyển từ dạy làm trung tâm sang lấy học làm trung tâm. Cho nên dạy học là
một quá trình hoạt động diễn ra: Dạy và học. Đó là hai nhân tố tác động biện chứng
8


trong một mối quan hệ thống nhất.Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thì khơng cịn
là một q trình dạy và học nữa. Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tác
động kích thích, khơi dậy ở người học những nhu cầu mới. Còn người học chỉ có
hiệu quả khi nó biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực để lĩnh hội
kiến thức.
Chức năng của quá trình này là nhằm hình thành cho người học hệ thống tri
thức khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Kết quả của
nó là nâng cao trình độ học vấn cho người học, kể cả mặt kiến thức, phương pháp
hoạt động và năng lực tổ chức thực tiễn.
Trong quá trình hoạt động dạy và học thì nhân tố dạy (Giáo viên) giữ vai trò
chủ đạo. Song nhân tố học (Học sinh) là hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động để
chủ động tiếp thu các kiến thức khoa học.
Vậy, để đạt được yêu cầu nêu trên thì chúng ta phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, nhưng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là việc đổi mới như thế nào
chứ không phải đổi mới bằng cách nào. Để chủ thể của quá trình học được cuốn hút
vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám
phá những điều mình chưa rõ, chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức được
giáo viên sắp đặt sẵn, đặt người học vào tình huống có vấn đề, vào thực tế cuộc sống,
người học trực tiếp thảo luận, quan sát, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của

mình, từ đó nắm được kiến thức mới, khơng rập khn theo khuân mẫu có sẵn, được
bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Để làm được điều này giáo viên khơng chỉ
đơn giản truyền đạt tri thức mà cịn hướng dẫn các hoạt động. Nội dung và phương
pháp dạy học phải giúp cho đối tượng học sinh biết hoạt động và tích cực tham gia
các chương trình hoạt động.
Như vậy, đổi mới PPDH, từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo
viên khơng cịn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà trở thành người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập; học sinh khơng cịn là
người thụ động ngồi nghe, ghi chép mà trở thành người chủ động, tích cực, sáng tạo
trong q trình học tập.
Đối với các mơ hình dạy học mới thì “học” là q trình kiến tạo, học sinh tìm
tịi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thơng tin... tự hình thành
những hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên là người gợi mở, xúc
tác, động viên, cố vấn, trọng tài... trong các hoạt động tranh luận, thảo luận của học
sinh. Do vậy người giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu rộng, có kinh nghiệm,
vốn hiểu biết và cả sự nhiệt tình tâm huyết. Vậy, để đảm bảo được yêu cầu này thì
giáo viên phải phát huy, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội
cho học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các
em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn trao
đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trị, giữa trị
với trị trong q trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Hợp tác trong học tập sẽ làm tăng
hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành viên
được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Sự
hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh sẽ quen dần với sự phân công hợp tác trong lao
9


động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho người công dân trong một thế giới
phát triển.

Như vậy, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải
nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có
tính năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội, có phẩm chất và
năng lực để thực hiện sự nghiệp phát triển của đất nước ta hiện nay. Cho nên đổi mới
phương pháp giảng dạy môn Giáo dục cơng dân là nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, tức là dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Những dấu hiệu đặc
trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động
của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá
thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh khơng có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp
truyền thống. Vấn đề là ở chỗ, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các
phương pháp dạy học hiện có như thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp…,
đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh
động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở địa phương và ở trường.
Phương pháp dạy học tích cực khơng hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò chủ đạo
của người thầy. Để phương pháp dạy học tích cực đạt được hiệu quả cao, người thầy
phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc
theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh được tri thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ, tình
cảm và niềm tin theo u cầu của nội dung, chương trình mơn GDCD. Nhưng khơng
phải mọi loại tri thức đều có thể do học sinh tự chiếm lĩnh được và hơn thế nữa
phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự trợ giúp của các loại thiết bị và phương
tiện dạy học tiến bộ như CNTT.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục cơng dân theo hướng tích cực
phải qn triệt sâu sắc nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
Thông qua các việc đa dạng hoá các hoạt động dạy học, gắn hoạt động dạy với hoạt
động xã hội, hoạt động lao động với hoạt động thực tiễn khác ở địa phương để hình
thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan và củng cố niềm tin, kĩ
năng tổ chức hoạt động thực tế của học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực
của hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng
một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta.
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong việc
đổi mới phương pháp dạy học bộ môn GDCD hiện nay:
* Thuận lợi:
Như tơi đã trình bày ở trên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thu lại nhiều hiệu quả cao trong giảng
dạy nói chung và trong bộ mơn giáo dục cơng dân nói riêng.
Trong những năm gần đây Giáo viên GDCD đã có nhiều cố gắng trong viêc
đổi mới phương pháp dạy học.Sở GD-ĐT đã tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề
10


đúc rút kinh nghiệm ở các cụm,huyện; cung cấp các thông tin quan trọng liên quan
đến công tác giảng dạy của bộ môn. Việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành yêu
cầu bắt buộc đối với giáo viên.Vì vậy, chất lượng giảng dạy của bộ môn GDCD đã
được nâng cao.Đội ngũ giáo viên GDCD đã được đào tạo đạt chuẩn,khơng cịn hiện
tượng dạy ???????? như trước đây.Số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên giỏi
Tỉnh và học sinh giỏi hàng năm đều tăng. Mơn GDCD đã có nhiều học sinh yêu
thích,học tập .
Bắt đầu từ năm học 2011-2012,Bộ GD-ĐT đã thực hiện chương trình giảm tải
SGK ở các bộ mơn trong đó có bộ mơn GDCD.Điều này giúp giáo viên GDCD thuận
lợi hơn trong qua trình thiết kế bai giảng.
* Khó khăn:
Đa số giáo viên đã có ý thức tự đổi mới phương pháp dạy học song việc sử
dụng các phương pháp,kỹ thuật dạy học còn chưa nhuần nhuyễn,cịn mang tính hình
thức chưa hiệu quả.
Một số giáo viên khi áp dụng phương tiện dạy học hiện đại cịn lúng túng, xử
lý tình huống khi có vấn đề về máy móc,phương tiện chưa hiệu quả.

Các thiết bị,phương tiện dạy học ở trường phổ thông đối với môn GDCD còn
nghèo nàn,chủ yếu do GV tự làm .Nhiều đồ dùng trực quan cịn thiếu tính thẩm mỹ.
3. Kết quả khảo sát thực tế:
Thông qua các năm học và năm học 2010-2011 và 2011 – 2012 trực tiếp dạy
10 lớp 12; 3 lớp 11 và trong năm học này tôi tiếp tục được phân công giảng dạy 3
lớp 12 và 9 lớp 11 ở Trường THPT Thái Lão tơi đã có kết quả khảo sát như sau:
- Về phía giáo viên: Cịn một số giáo viên cịn xem nhẹ bộ mơn vì khơng thi
tốt nghiệp nên ít nhận được sự quan tâm.
- Về phía học sinh: Với tâm lý coi đây là một mơn học phụ khơng thi tốt
nghiệp nên cịn nhiều học sinh chưa quan tâm hoặc chưa thực sự quan tâm, hoặc chỉ
là học đối phó đối với bộ mơn trong q trình học, đặc biệt là học sinh lớp 12.
*Số liệu điều tra mức độ học tập bộ mơn GDCD của HS khối 11
Học
Đối
Học chăm hiểu
tượng
chỉ, tíchcác ý
điều
cực
tra
chính
92 HS 31

57

Học
lệch,
học tủ

4


Không
học

0

(33.7%) (62%) (4.3%) 0%)
*Bảng 2: Số liệu điều tra mức độ học tập bộ môn GDCD của HS khối 12
Đối
Học
tượng chăm
điều

Học hiểu Học lệch, Không
các ý
học tủ học

chỉ, tích chính
11


tra

cực

84 HS 15

52

17


3

(17.2%) (59.1%) (19.5%) (3.4%)
Đối với khối lớp 12, nội dung chương trình mơn GDCD cung cấp trực tiếp cho học
sinh những mảng kiến thức rất cần thiết để các em chuẩn bị hành trang vào đời. Thế
nhưng, trên thực tế là ở nhiều trường trung học hiện nay, những môn học gắn liền với
việc thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp thì được học sinh và
phụ huynh quan tâm, đầu tư mọi công sức, tập trung mọi khả năng để giành được
hiệu quả cao; những mơn học khơng thi, trong đó có mơn GDCD, thường khơng
được chú ý đúng mức.
Với cách nhìn nhận khơng đúng vị trí, vai trị của mơn học sẽ dẫn đến cách học
khơng đúng, bên cạnh những học sinh tích cực, tự giác học tập vẫn có nhiều học sinh
cịn quen với cách học cũ: Thụ động ghi chép và học thuộc sách vở, vẫn còn nhiều
em học sinh học lệch, học tủ thậm chí là khơng học. Và với tinh thần hiểu sai lệch và
học đối phó, học lệch, học tủ như vậy sẽ ảnh hưởng đến kiến thức, đạo đức nhân cách
và lối sống của các em
Qua thực tế đó, chúng ta cần thấy rằng cần phải có sự thay đổi căn bản trong
cách nhìn nhận về tầm quan trọng của bộ mơn, đặc biệt trong xu thế tồn cầu hoá,
nền “Kinh tế thị trường, Hội nhập quốc tế, Hội nhập kinh tế quốc tế”. Vì vậy, phải có
sự thay đổi trong cách dạy và học môn Giáo dục công dân. Vậy thay đổi như thế nào?
Đây không phải là câu hỏi dễ, Thay đổi từ cách nhìn nhận của học sinh, thậm chí là
cả ở các bậc phụ huynh.
Để đạt được sự thay đổi đó, thì người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo
dục công dân phải có những đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
dạy học. Làm sao gây được sự chú ý, say mê ham muốn tìm hiểu kiến thức của bộ
mơn một cách tích cực và chủ động của học sinh. Từ đó giúp học sinh hiểu đúng tên
của bộ môn “Giáo dục công dân”.
Vậy, để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong học tập mơn Giáo dục cơng dân thì người thầy phải:

- Thiết kế giáo án theo những mục tiêu cụ thể từ đó tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn
học sinh thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả.
- Người thầy biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp cả
phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại CNTT một
cách hợp lý.
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống, để phân tích đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực
tiễn.

12


CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

Với những yêu cầu nêu trên tôi đưa ra một số giải pháp minh họa để cụ thể hoá
việc đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân với một số nội dung hoạt động học tập
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, tơi lựa
chọn một số phương pháp giảng dạy được sử dụng nhiều trong giảng dạy môn Giáo
dục công dân. Dưới đây là một số phương pháp mà tôi lựa chọn giảng dạy, áp dụng
cho bài giảng dạy môn Giáo dục cơng dân .
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan kết hợp sử dụng CNTT
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ
- Phương pháp dùng phiếu học tập
- Phương pháp đóng vai.
Kết hợp với các kỹ thuật dạy học như: Kỹ thuật khăn trải bàn,kỹ thuật chia
nhóm….
Trong các phương pháp trên, tơi đã sử dụng có hiệu quả nhất trong các tiết
thao giảng, ngoại khóa một số phương pháp sau:

1. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:
1.1 Yêu cầu chung:

13


Đối với phương pháp này giáo viên phải tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao
đổi trong nhóm nhỏ, nhằm giúp cho mọi học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề của nội dung bài học.
Về thực chất, phương pháp thảo luận là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi
trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh
tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội
dung bài học.
- Học tập hợp tác theo phương pháp này trong giảng dạy môn Giáo dục công
dân được thực hiện khi:
+ Thảo luận để tìm ra nội dung vấn đề và đi đến kết luận.
+ Cùng thực hiện một vấn đề hoặc mỗi nhóm thực hiện một vấn đề của
một đơn vị kiến thức mà giáo viên giao cho.
- Để phát huy tính tích cực hợp tác theo nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu :
+ Nội dụng thảo luận nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau.
+ Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo
luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân vị trí chỗ ngồi thảo luận cho các
nhóm.
+ Phân nhóm trưởng và thư kí.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chất vấn, trao đổi,
bổ sung ý kiến.
+ Giáo viên tổng kết các ý kiến.
Phương pháp hoạt động nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ

những băn khoăn, kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
*GV cần chú ý:
- Việc phân chia nhóm thường dựa trên số lượng học sinh ít hay nhiều để có thể chia
thành các nhóm
- Cách chia nhóm như thế nào cho hợp lý : có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài
học hay của giáo viên và cũng có thể hồn tồn ngẫu nhiên. Số lượng thành viên của
mỗi nhóm có thể thay đổi tùy vào lứa tuổi…
- Trong thời gian HS thảo luận theo nhóm nhỏ, GV cần đi vịng quanh các nhóm và
lắng nghe ý kiến của HS, giúp đỡ, gợi ý nếu cần thiết:
+ Người giáo viên phải là người điều động các nhóm nhỏ làm việc.
+ Phải quan sát và theo dõi hoạt động, cơng việc của từng nhóm để tìm ra cách giải
quyết hợp lý nhất.
+ Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai
lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình
và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý.
14


+ Ngồi những vấn đề mà các thành viên nhóm thảo luận tổng kết để báo cáo thì giáo
viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực hoạt động của
nhóm (Câu hỏi này khơng phải chỉ dành cho nhóm trưởng trả lời mà là các nhóm
viên có liên quan).
+ Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ
tự để nêu bật được nội dung bài học.
1.2: Ví dụ cụ thể:
- GV có thể chọn một số cách chia nhóm sau đây:
+ Chia nhóm nhỏ theo tổ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ để
thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo
luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp.
VD: GV cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: Tính hai mặt của cạnh tranh và giải

pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh( Bài 4: mục 3. Tính hai mặt của cạnh
tranh)
Câu hỏi:
Nhóm 1: Quan sát tình hình thực tế, em hãy cho biết cạnh tranh có những mặt tích
cực nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Nhóm 2: Quan sát tình hình thực tế, em hãy cho biết cạnh tranh có những mặt
tiêu cực nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Nhóm 3: Em hãy đưa ra những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực của cạnh
tranh.Cho ví dụ.
Nhóm 4: Em hãy đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế của cạnh
tranh
- GV chia nhóm theo tổ
- Các nhóm thảo luận,cử đại diện trình bày
GV có thể chỉ định nhóm trình bày, các nhóm bổ sung ý kiến, sau đó GV kết luận.
+Chia nhóm theo sự lựa chọn: Chia thành các nhóm cùng làm một nhiệm vụ
được giao trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo các nhóm
hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp.
VD: Trước khi học về bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thơng hàng hố,
GV chia nhóm HS khảo sát thị trường địa phương; vào tiết học, các nhóm cử đại
diện trình bày:
Nhóm 1: Thị trường xăng dầu
Nhóm 2: Thị trường vải thời trang
Nhóm 3: Thị trường xe đạp điện
Nhóm 4: Thị trường sách báo.

15


- Thơng qua cách trình bày của các nhóm, GV cho cả lớp thảo luận sau đó kết
luận vấn đề cần thảo luận.

+Chia nhóm đánh giá: (cùng một câu hỏi dành cho hai nhóm) Một nhóm chịu
trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê
bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia.
VD: GV cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: Nội dung của quan hệ Cung - cầu:
Nhóm 1: Cung - cầu tác động lẫn nhau như thế nào? Cho ví dụ
Nhóm 2: Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả như thế nào? Cho ví dụ
Nhóm 3: Giá cả ảnh hưởng đến Cung - cầu như thế nào ? Cho ví dụ
Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung ý kiến
GV có thể chỉ định nhóm trình bày, sau đó tiếp tục cho cả lớp nhận xét thảo luận .
cuối cùng GV kết luận vấn đề
+. Có thể chia nhóm theo các cách khác như:
- Chia nhóm theo số thứ tự chẵn, lẻ
- Chia nhóm theo màu sắc biểu tượng hoặc tên các sự vật…
- Chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi.
Để thảo luận nhóm tốt hơn tơi đã sử dụng một số kỹ thuật như kỹ thuật khăn
trải bàn :
- Sau khi HS được chia nhóm,mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy Ao đặt trên bàn, như là
một chiếc khăn trải bàn,các thành viên của nhóm ngồi xung quanh các cạnh của
“khăn trải bàn”.
- Đầu tiên,mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và liệt kê tất cả các ý tưởng của mình vào phần
cạnh “ khăn trải bàn” trước mặt mình
- Sau đó nhóm sẽ thảo luận và tìn ra những ý tưởng chung để đưa vào giã khăn trải
bàn.
* GV cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
+ Phương pháp này chỉ sử dụng có hiệu quả đối với lớp có số lượng HS vừa phải,nếu
đông quá ,GV không quản lý được sẽ gây ồn,mất trật tự.
+ Nội dung thảo luận cần chọn lọc,phù hợp với đặc trưng của bài
+ Cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đồ dùng chuẩn bị cho thảo luận như giấy khổ
lớn (Ao,A2,A3)bút dạ….
+ Quản lý chặt thời gian thảo luận nếu không thời gian thảo luận có thể bị kéo dài.

16


2. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp trực quan kết hợp sử dụng
CNTT vào giảng dạy
2.1:Yêu cầu chung:
Quan niệm: phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng đồ
dùng dạy học để minh họa cho kiến thức thức bài giảng.
Là việc giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ
quan cảm giác của học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan.
+ Khi nêu ra các tài liệu trực quan cần phải phân tích, giảng giải và rút ra
kết luận một cách chính xác.
+ Tránh hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc.
+ Kết hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác.
Một số hình thức của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD.
+ Sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim video, số liệu thống kê.
+ Màn hình, máy chiếu.
+ Sử dụng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy
+ Có thể tổ chức tham quan dã ngoại (nếu có điều kiện) trong tiết thực
hành ngoại khóa..
- Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ nó có tác dụng hệ thống hóa kiến thức,
nắm kiến thức bài giảng tổng quát, khái quát.
- Tranh ảnh, phim video: Là hình ảnh trực quan gây nhiều ấn tượng sâu sắc,
tạo ra trạng thái tâm lý tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái, không gây áp lực, ngược lại
gây được sự hứng thú, tư duy cho học sinh.. Tất nhiên việc sử dụng tranh ảnh, phim
video phải có chọn lọc. Vì tranh ảnh, phim video minh họa đúng nội dung và có tác
dụng tốt. Song tranh ảnh nếu thiếu sự chọn lọc sẽ có tác hại xấu.
2.2/Ví dụ cụ thể: Trong bài 9 GDCD 12 tiết 2:Pháp luật với sự phát triển
của đất nước( Phần nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường).

Ở tiết học này,tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft Power point làm đồ dùng
trực quan để tổ chức dạy học.Vì vậy làm cho tiết học hấp dẫn,sinh động,gây hứng thú
cho học sinh. Một số hình ảnh,đoạn video miêu tả về thực trạng của tài nguyên môi
trường hiện nay ở nước ta hiện nay cũng như việc xử lý những hành vi vi phạm về
TN,MT đã có hiệu quả thiết thực,tác động vào nhận thức ,thái độ giúp điều chỉnh
hành vi của HS trong lĩnh vực chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ TN,MT
* Hình ảnh về tình hình sử dụng TN,Mt ở nước ta:

17


Đoạn video Quảng Nam xét xử vụ phá rừng KheDiên

Qu?ng Nam xé t x? v? phá r?ng Khe Diê n - Clip.vn.mp4

Sau khi HS quan sát hình ảnh về TN,MT ở nước ta,GV nêu câu hỏi:
- Em có nhận xét như thế nào về tình hình sử dụng TN,MT hiện nay ở nước ta.?
- Theo em cần phải sử dụng những biện pháp nào để khắc phục tình hình TN,MT
trong những hình ảnh trên?
- Trong những biện pháp đó,biện pháp nào hữu hiệu nhất?Tại sao?
Từ đó để HS khẳng định vai trò của pháp luật trong bảo vệ TN,MT bằng cách chiếu
đoạn video trên.
Kết quả: Sau khi xem những hình ảnh,đoạn video mà GV trình chiếu,HS đã hiểu rõ
được vấn đề GV nêu ra,đồng thời rút ra được bài học bản thân về thái độ, hành vi
trong lĩnh vực bảo vệ TN,MT
3. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề:
3.1:Yêu cầu chung:
Đây là phương pháp xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại giúp học
sinh vạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đời
sống hàng ngày. Đới với phương pháp này nhằm phát triển tư duy sáng tạo, năng lực

giải quyết vấn đề của học sinh.
Tuy nhiên đối với phương pháp này giáo viên cần lưu ý khi sử dụng:
+ Vấn đề, tình huống được lựa chọn phải phù hợp với môn GDCD, gần
gũi với thực tế học sinh, phải kích thích được sự sáng tạo của học sinh.
+ Cách giải quyết vấn đề được lựa chọn phải là phương pháp tối ưu nhất.
18


*. Cách tiến hành:
- Xác định vấn đề cần giải quyết là gì?
- Nêu lên những chi tiết có liên quan đến vấn đề.
- Nêu lên những câu hỏi giúp cho việc giải quyết vấn đề.
+ Vấn đề xảy ra trong điều kiện nào?
+ Vấn đề xảy ra khi nào?
- Liệt kê tất cả các giải pháp.
- Đánh giá kết quả các giải pháp.
- So sánh kết quả các giải pháp.
- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất.
*. Có bốn mức độ đặt và giải quyết vấn đề:
+ Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh
thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của học sinh, sau đó giáo viên
đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
+ Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết
vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi
cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
+ Mức 3: Giáo viên cung cấp thơng tin tạo tình huống có vấn đề. Học
sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải
pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh
giá.
+ Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh

của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự
đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Cho nên, dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa
nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư
duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội,
phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
3.2/Ví dụ cụ thể: Trong bài 3 GDCD 12: Công dân bỡnh ng trc phỏp lut.
Mc 2:Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
GV nêu tình huống có vấn đề:
*Tình huống:
Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô tô với lý do nhà 2 bạn mới mua
ôtô.Bạn A trong nhóm không đồng ý vì cho rằng các bạn cha có
giáy phép lái xe ôtô,đua xe nguy hiểm và dễ gây ra tai nạn.Bạn B
cho rằng bạn A lo xa vì trong nhóm đà có bố bạn B làm trởng công
an quận,bố bạn C làm thứ trởng của Bộ.Nếu tình huống xấu nhất
xảy ra đà có phụ huynh bạn B,C lo hÕt.C¶ nhãm nhÊt trÝ víi B.
19


Hỏi: Em hà nêu quan điểm và thái độ của mình trớc ý kiến của các
bạn trong tình huống trên.Nếu nhóm bạn đó là bạn cựng lớp với
em,em sẽ làm gì
-HS phát biểu ý kiến,thảo luận chung,đề xuất cách giải quyết.
- GV nhận xét,phân tích tình huống:( cú th lit kê các cách giải quyết
của HS lên bảng,sau đó phân tích thống nhất cách giải quyết vấn dề tốt nhất)
Như vậy,qua tình huống trên, HS có thể tự giải quyết được vấn đề đặt ra cũng như
giải quyết những tình huống pháp luật trong cuộc sống liên quan bản thân.
Hoặc trong bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Gv đưa ra tỡnh hung cú vn :

Tình huống: Chị Hà và anh Hoan yêu nhau đà đợc 2 năm rồi.đến
khi 2 nguòi bàn tính chuyện kết hôn thì mẹ chị Hà nhất định ko
đồng ý vì cho rằng nhà anh Hoan nghèo,lấy anh Hoan thì chị Hà
sẽ khổ.Chị Hà giải thích thế nào thì mẹ chị vẫn khăng khăng
không chịu.Bà nói: Phận làm con thì chỉ biết nghe thôi,cha mẹ
quyết định thế nào con phải nghe vậy.Chị Hà hoang mang,ko
biết phải xử sự thế nào cho đúng
Hỏi:
- Mẹ chị Hà có quyền ngăn cản chị Hà kết hôn với anh Hoan
không.?
- Chị Hà có quyền quyết định kết hôn với anh Hoan mà không
cần có sự đồng ý của cha mẹ không?
-HS phát biểu ý kiến,thảo luận chung,đề xuất cách giải quyết.
- GV nhận xét,phân tích tình huống.
(Tỡnh hung ny giỏo viờn có thể sử dụng để mở bài) .
Kết quả: HS phân tích được tình huống, dưới sự hưỡng dẫn của giáo viên, HS thảo
luận lớp sôi nổi tạo nên không khí học tập vui vẻ,có hiệu quả.HS liên hệ được nhiều
tình huống xảy ra trong cuộc sống
*Khi sử dụng tình huống để giải quyết vấn đề GV cần lưu ý:
- Tình huống nêu ra phải là tình huống xuất hiện vấn đề nổi cộm cần giải quyết.
- Phải là tình huống mở để học sinh có thể lựa chọn cách giải quyết theo suy nghĩ của
mình
4. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ:
4.1/Yêu cầu chung
Nội dung môn học Giáo dục công dân bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống xã hội,
nên trong giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân phải có sự liên hệ với thực tế cuộc
sống. Nhờ đó học sinh hiểu được tại sao phải học vấn đề đó? Cần vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế cuộc sống như thế nào? Rèn luyện kĩ năng sống, thái độ nhận thức
vấn đề nội dung bài học vào thực tiễn đời sống xã hội.
20



Như vậy, liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp tạo ra những điều kiện
thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống có
liên quan đến nội dung bài học. Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến,
cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu
sắc hơn điều cần học.Đặc biệt trong năm học này có các tiết ngoại khố nhiều hơn
những năm học trước.Vì vậy phương pháp này được sử dụng nhiều hơn,có hiệu quả
hơn
*. Cách tiến hành:
+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống
(giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tự liên hệ).
+ Giáo viên động viên học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống.
+ Học sinh phát biểu ý kiến bằng những suy nghĩ của mình.
*. Yêu cầu đối với phương pháp này là:
+ Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học.
+ Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức.
+ Cần động viên học sinh rụt rè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ.
4.2/Ví dụ cụ thể: Ở phương pháp này tôi sử dụng sau mỗi bài học để
học sinh tự liên hệ bản thân,rút ra bài học cho mình.Đây cũng là yêu cầu cơ bản của
môn GDCD sau mỗi bài học.
Trong năm học 2011-2012 số lượng các tiết thực hành ngoại khoá ở cả 3
khối tăng lên,điều này giúp cho giáo viên có thể thiết kế các tiết thực hành ngoại
khoá sử dụng phương pháp liên hệ thực tế,điều tra khảo sát tình hình địa phương của
học sinh.
Cụ thể: ở các bài 4,5 chương trình GDCD 11: Cạnh tranh trong sản xuất
lưu thơng hàng hoá và bài cung, cầu trong sản xuất và lưu thơng hàng hố,tơi đã ra
câu hỏi thực hành cho các em điều tra tình hình cạnh tranh,cung cầu trong sản xuất
lưu thông ở địa phương trong tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề về kinh tế địa
phương.(tiết PPCT 13)

Câu hỏi: Bằng kiến thức đã học,qua quan sát thực tế,em hãy trình bày
nhận xét của mình về tình hình cạnh tranh,cung cầu trong sản xuất lưu thông ở địa
phương em. Nếu sau này trở thành người sản xuất kinh doanh em sẽ vận dụng quy
luật cung cầu,cạnh tranh tại địa phương mình như thế nào?
Kết quả: Thơng qua tìm hiểu,liên hệ thực tế tại địa phương,HS vận
dụng được kiến thức của 2 quy luật kinh tế trên để phân tích được những biểu hiện
của cạnh tranh và cung cầu trong sản xuất và lưu thơng hàng hố tại địa phương
mình.Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình,
hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học
5.Kinh nghiệm trong việc sử dụng phiếu học tập:
5.1Yêu cầu chung

21


Đây là một công việc quan trọng nhằm tạo ra sự hứng thú say mê học tập của
học sinh nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh.
Nội dung chủ yếu của phiếu học tập là các câu hỏi trắc nghiệm,bài tập so sánh
nhằm giúp học sinh củng cố, vận dụng, khắc sâu kiến thức và là phương tiện giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức mới.Thông qua phiều học tập , GV có thể kiểm tra được
mức độ tư duy của các em,kịp thời uốn nắn những sai sót của HS.
*. Yêu cầu đối với phương pháp này là:
- Nếu nội dung lệch thì sẽ dẫn đến kết quả học sinh có những đáp án khơng
đúng hoặc lan man khó đưa ra những kiến thức cơ bản trọng tâm, cho nên người dạy
phải thiết kế phiếu học tập sao cho phù hợp với nội dung bài học.
- Phiếu học tập cần trình bày ở câu hỏi ngắn,các câu trắc nghiệm hoặc so sánh.
5.2/ Một số phiếu học tập tôi đã sử dụng như sau:
Trong bài 11-GDCD 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm:
Phiếu số 1:

Theo em quan niÖm : đông con hơn nhiều của Tri sinh
voi,tri sinh c cú còn phù hợp với hiện nay không ? Vì sao ?
Phiếu số 2:
Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và nhà nước ta là nhằm khuyến khích người
dân:
A. Làm giàu theo quy định của pháp luật.
B. Thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. Tăng năng suất lao động.
Phiếu số 3:
Mục tiêu chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay là:
A.Tập trung giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn.
B. Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động.
C. Giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
D. Tất cả các phương án trên
Từ nội dung trả lời của phiếu,GV có thể phân tích để học sinh hiểu đúng về
kiến thức của bài cũng như đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.Đồng
thời củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh
6. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp đóng vai
6.1:Yêu cầu chung
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành,làm thử một số cách
ứng xử nao đó trong tình huống giả định.Đây là phương pháp nhằm giupd học sinh
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em
vừa thực hiện,hoặc quan sát được.
*Các bước thực hiện:
- GV nêu chủ đề,chia nhóm ,giao tình huống.( Hoặc chỉ cần một nhóm đóng)
22


- Các nhóm thảo luận,phân vai.
- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp nhận xét về cách ứng xử,cảm úc của các vai diễn
- GV kết luận,định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã
cho.
6.2 Ví dụ cụ thể:
Trong bài 6-GDCD12(tiết 2) Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Tôi đã sử dụng phương pháp đóng vai ở 2 tình huống trong bài nhằm làm rõ 2
nội dung cơ bản của bài là “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức
khoẻ,danh dự,nhân phẩm của cơng dân”.
-Tình huống đóng vai 1:
Tại cổng trường, các học sinh chứng kiến cảnh hai bạn học sinh nam là Tùng và Nam
học lớp 12 xông vào đánh một bạn học sinh khác là Vinh học lớp 11. Sự việc xảy ra
rất bất ngờ: hai bạn học sinh Tùng và Nam chở nhau trên một chiếc xe đạp, trong lúc
trường vừa tan học học sinh đang đứng trước cổng trường đơng làm chật đường
khơng có chỗ đi, Tùng và Nam muốn vượt lên đi trước, la lối inh ỏi để xin đường,
nhưng đường chật Vinh khơng có chỗ để tránh đường cho Tùng và Nam, cho rằng
Vinh khinh thường mình nên Tùng và Nam xông vào đánh Vinh.
Câu hỏi: 1. Hành vi của Tùng và Nam trong tình huống trên đã xâm phạm quyền nào của
công dân?
2. Em hiểu thế nào là xâm phạm tới tính mạng và sức khoẻ của người khác?
-Tình huống đóng vai 2:
Th lµ mét häc sinh ngoan ngoÃn, học giỏi nên Vân ghen
ghét, tìm mọi cách để cho Thuý bẽ mặt. Nhân có chuyện mất
tiền ở lớp, Vân đà tung tin với bạn bè rằng chính Thuý là thủ phạm.
Nga là bạn thân của Thuý nên biết chắc là Thuý không làm việc
đó nên đà khuyên Vân gặp Thuý để xin lỗi. Nga còn nói Vân làm
nh vậy là vi phạm pháp luật, nhng Vân vẫn kiên quyết không nghe.
Cõu hi: 1. Theo em việc làm của Vân có vi phạm pháp luật không?
Vì sao?
2. Em hiểu thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm
của ngời khác?

Sau khi nờu tỡnh hung,cỏc em HS lên đóng vai,GV nêu câu hỏi,cả lớp thảo
luận,nhận xét vấn đề trong tình huống nêu ra.GV tổng hợp ý kiến ,chốt lại kiến thức
cơ bản.
Kết quả: Tôi đã sử dụng phương pháp này chủ yếu trong chương trình GDCD 12.Ở
phần này,chương trình SGK GDCD 12 giúp HS tìm hiểu những kiến thức liên quan
đến bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân,quy định
quyên và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Nên các tình
huống pháp luật nêu ra các em có thể phát huy được khả năng của mình xử lý tình
huống bằng đóng vào vai thực tế.
Ngoài ra để việc giảng dạy GDCD 12 phần pháp luật có hiệu quả hơn,theo tơi
GV nên sử dụng một số câu chuyện pháp luật có thật được đăng trên các báo Pháp
23


luật và đời sống, tạp chí Hạnh phúc gia đình....nhằm làm tăng thêm sức thuyết phục
trong giảng dạy pháp luật.Thông qua các em vận động,tuyên truyền ,giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật cho mọi cơng dân.
Ví dụ: Câu chuyện pháp luật: Hai bố con và thương vụ 20 bánh heroin
(Đăng trên báo Công an thành phố Đà Nẵng ngày 19/11/2009)
Câu chuyện này được vận dụng vào bài 2: Thực hiện pháp luật.
Mục 2c: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
* Cách tiến hành:
Sau khi dạy xong mục 2C, giáo viên cung cấp câu chuyện pháp luật cho học
sinh cả lớp tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
1. Hành vi của hai bố con Già Bá Thơng vi phạm pháp luật loại gì? Vì sao?.
2. Trách nhiệm pháp lí của hai bố con Già Bá Thơng là gì?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên bổ sung:
1. Hai bố con Già Bá Thông vi phạm pháp luật loại hình sự.
Vì: Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì nó góp phần làm băng hoại sức
khoẻ con người, ảnh hưởng đến học tập, cơng tác của cơng dân, hạnh phúc gia đình

và là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác.
2. Hai bố con Già Bá Thông phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định.
Hoặc: Trên đây là một số phương pháp mang tính đổi mới trong giảng dạy
mơn Giáo dục công dân vừa kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương
pháp hiện đại. tức là chúng ta không có một phương pháp nào là mẫu số chung cho
nội dung bài học, tiết học, cho đối tượng học sinh mà phải biết vận dụng linh hoạt
các phương pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh, bài học, tiết học và điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường.
Ví dụ: Cùng một đơn vị kiến thức ở lớp A chọn có đa số học sinh nhận thức
nhanh ta sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, nhưng sang lớp B đối tượng học sinh
nhận thức chậm hơn thì ta khơng thể sử dụng phương pháp thảo luận được mà phải
lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
Giáo viên phải thiết kế các phương pháp sao cho phù hợp với mục tiêu bài
giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng,mỗi phương pháp có mặt ưu,mặt nhược khác
nhau, khơng thể cứ nhất nhất phải sử dụng một phương pháp quen thuộc hoặc không
thể bài nào cũng sử dụng phương pháp đó ma phải tìn phương pháp có hiệu quả nhất
Vì vậy, việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy sẽ làm cho bài
giảng sinh động, phong phú, vì lúc đó sự tác động của chủ thể đến khách thể không
24


phải đi theo một cơng thức đơn điệu, mà nó thay đổi kiểu tác động, gây ấn tượng
mới. Chính do sự thay đổi tác động mà gây lên những động hình mới, tạo ra những
mối liên hệ trong đầu học sinh từ đó kích thích sự hứng thú, say mê học tập của học
sịnh.
Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong bài dạy và việc sử dụng chúng
như thế nào trong tiến trình bài giảng, việc xác định phương pháp nào là chủ đạo…tất
cả cái đó thuộc về sự thiết kế bài dạy của giáo viên kết hợp giữa phương pháp truyền
thống với phương pháp hiện đại.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy - học mơn Giáo dục cơng dân đều có mặt

mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng và từng
tiết dạy. Cho nên người dạy không quá lạm dụng hoặc phủ định hồn tồn một
phương pháp hay hình thức dạy-học nào, mà điều quan trọng là cần phải lựa chọn và
sử dụng kết hợp tốt các phương pháp và các hình thức dạy học một cách hợp lý. Vì
vậy, tôi lựa chọn một số phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy môn
Giáo dục công dân ở trường THPT Thái Lão trong hơn 2 năm qua đã có hiệu quả
thiết thực, chất lượng học tập của học sinh đối với bộ môn đạt kết quả cao hơn.
+ Kết quả học lực năm học 2010 – 2011.
Khối
lớp

TS
HS

Loại Giỏi

Loại Khá

Loại T.Bình

Loại Yếu

Loại Kém

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

Khối
11

140

69

49,2

59

42,14

12

0,85


0

0

0

0

Khối
12

375

167

44,5

150

40

48

12,8

10

0,26


0

0

+ Kết quả học lực năm học 2011 – 2012.

Loại Giỏi

Loại Khá

Loại T.Bình

Loại Yếu

Loại Kém

%

SL

%

SL

%

SL

%


154

40,1

120

31,25

12

0,31

0

0

72

55,81

21

16.27

0

0

0


0

Khối
lớp

TS
HS

SL

%

SL

Khối
11

384

98

25,52

Khối
12

129

36


27,9

Tơi đã tiến hành điều tra bằng phiếu của 3 lớp 12 với câu hỏi như nhau và thu
được kết quả như sau:
25


×