Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(MN) một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi hứng thú tham gia chơi, hoạt động ở các góc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.39 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm huyện ..............
Tơi ghi tên dưới đây:
Tỉ lệ (%)
Trình
Ngày
đóng góp
Số
Nơi cơng Chức
độ
Họ và tên
tháng
vào việc
TT
tác
danh chuyên
năm sinh
tạo ra
môn
sáng kiến
Trường
Mầm
Giáo
1
..............
Đại học
100%
non .......... viên
....


Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi hứng thú tham gia chơi, hoạt động ở các góc tại lớp 5 tuổi A2 Trường
Mầm non ..............”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ............... Đơn vị: Trường Mầm non ..............,
huyện .............., tỉnh ...............
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hứng thú tham gia chơi,
hoạt động ở các góc tại lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non ..............” được áp dụng trong
lĩnh vực phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến
được áp dụng từ ngày 06 tháng 9 năm 2018 đến tháng 4/2019.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Tính mới
Sáng kiến đã cải tiến và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn khi
tham gia chơi, hoạt động ở các góc sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại
lớp, phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ, trẻ có kĩ năng giao tiếp, chia sẻ, trao đổi, thảo
luận, đoàn kết với bạn trong q trình chơi từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, biết bày tỏ
nhu cầu, mong muốn của mình với người khác, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các
tình huống khác nhau.
1


Bên cạnh đó, sáng kiến đã đưa ra một số biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng
linh hoạt các phương pháp, hình thức và phương tiện trực quan phong phú, sinh
động, tạo ra các tình huống khác nhau để trẻ có nhiều cơ hội được khám phá và trải
nghiệm thực tiễn cuộc sống qua đó nâng cao hiệu quả khi tổ chức cho trẻ chơi, hoạt
động ở các góc.
Một số biện pháp đưa ra trong sáng kiến đều rất phù hợp với điều kiện thực tế tại
nhóm lớp, phù hợp với đặc điểm của trẻ và được áp dụng vào thực tiễn theo quan điểm dạy
học “Lấy trẻ làm trung tâm”, các giải pháp lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 5 tuổi A2,

chưa được đăng tải trên sách, báo, tài liệu hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.2. Tính khoa học
Sáng kiến đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí luận vững vàng thơng qua việc
tìm hiểu khái niệm hoạt động góc, tìm hiểu một số nghiên cứu về tính tích cực của trẻ,
phương pháp tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc phát huy tính tích cực của trẻ.
Sáng kiến tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ
hứng thú khi tham gia chơi, hoạt động ở các góc. Các biện pháp đưa ra đều dựa trên
đặc điểm tâm- sinh lí, khả năng nhận thức của trẻ cũng như điều kiện thực tế của
nhóm lớp nên qua thời gian ngắn thực hiện đã đem lại kết quả rất khả quan, trẻ hứng
thú, tích cực hơn khi tham gia chơi, hoạt động ở các góc.
Một số biện pháp đưa ra đã hỗ trợ tích cực giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn
khi tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc. Các góc hoạt động được sắp xếp phù hợp,
đẹp mắt, thuận tiện và theo hướng mở đã góp phần giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt
động của trẻ tại lớp; tạo được sự gần gũi, thân thiện với trẻ, được phụ huynh tin tưởng và
phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Sáng kiến được trình bày theo đúng thể thức văn bản, bố cục hợp lý, các biện pháp đưa
ra rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, là cơ sở để các giáo viên có thể tham khảo và áp dụng tùy
thuộc đặc điểm của trẻ tại lớp, vào điều kiện thực tế của nhóm lớp góp phần tổ chức tốt hoạt
động cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc.
4.3. Tính thực tiễn
4.3.1. Thực trạng trẻ tham gia chơi, hoạt động ở các góc tại lớp 5 tuổi A2 Trường
Mầm non ..............
Năm học 2018 - 2019, tôi được sự phân công của Ban Giám hiệu phụ trách lớp mẫu
giáo 5 tuổi A2 gồm 29 cháu. Trong đó: Nam: 13 cháu; nữ: 16 cháu; trẻ khỏe mạnh,
ngoan ngoãn, thích khám phá, ham học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động.

2


Để đánh giá được thực trạng trẻ chơi, hoạt động ở các góc, ngay từ đầu năm học tơi đã

tiến hành khảo sát trên trẻ tại lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non .............. thông qua việc quan
sát trẻ chơi, hoạt động ở các góc. Kết quả thu được như sau:
* Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng trẻ tham gia chơi, hoạt động ở các góc
tại lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non .............. tại thời điểm tháng 9/2018:
Mức độ đánh giá
Tổng
số
Tỉ
STT
Nội dung
Chưa Tỉ lệ
học Đạt
lệ
đạt
(%)
sinh
(%)
1

Trẻ chủ động tham gia vào các góc chơi

15

51,7

14

48, 3

2


Trẻ có kĩ năng “đóng vai” thành thạo

13

44,8

16

55,2

3

Trẻ thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo
trong khi chơi

12

41,4

17

58,6

4

Trẻ biết phối hợp với bạn trong nhóm chơi

14


48,3

15

51,7

5

Trẻ tích cực tham gia sắp xếp các góc
chơi, làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô

14

48,3

15

51,7

6

Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn
của mình trong quá trình chơi

14

48,3

15


51,7

29
trẻ

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Có 15/29 = 51,7% trẻ chủ động tham gia vào
các góc chơi; 14/29 = 48,3% trẻ biết phối hợp với bạn trong nhóm chơi, biết cùng
cơ sắp xếp các góc chơi, làm đồ dùng, đồ chơi và biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn
của mình trong quá trình chơi; chỉ có 13/29= 44,8% trẻ có kĩ năng “đóng vai”
thành thạo; 12/29= 41,4% trẻ thể hiện được sự linh hoạt, sáng tạo khi tham gia
chơi, hoạt động ở các góc.
Như vậy, tại thời điểm đầu tháng 9/2018, phần lớn trẻ trong lớp kĩ năng chơi ở
các góc là chưa tốt, trẻ còn rụt rè, nhút nhát, vẫn chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chưa
phát huy hết khả năng của mình, nhiều khi cịn thụ động, chỉ tập trung ở một góc chơi
và một vai chơi mà trẻ thích, chưa có sự giao lưu với các bạn trong nhóm chơi, trẻ
chưa tích cực cùng cơ làm đồ dùng, đồ chơi tại các góc hoạt động, chưa biết cách bày
tỏ mong muốn của mình với cơ giáo và các bạn trong khi chơi.
Vì vậy tơi nhận thấy, cần phải đưa ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích
cực hơn khi tham gia chơi, hoạt động ở các góc để tạo cơ hội cho trẻ được tìm tịi,
3


trải nghiệm, thực hành, thử nghiệm, khám phá về thế giới xung quanh với bao điều
mới lạ, tích cực áp dụng quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” trong q trình
tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
4.3.2. Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hứng thú tham gia chơi,
hoạt động ở các góc tại lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non ..............
Căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng trẻ chơi, hoạt động ở các góc, tôi đã cải
tiến và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia chơi, hoạt động ở
các góc cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Sắp xếp mơi trường trong lớp qua các góc hoạt động phù hợp,
tiện lợi, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ tích cực tham gia chơi, hoạt động ở các góc
Có thể nói rằng việc xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người
giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu
cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thơng qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành
và phát triển tồn diện. Một mơi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trí khu vực chơi
và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn khơng chỉ đối
với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng
hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Mơi trường bên trong lớp học với các góc hoạt động giúp trẻ rèn luyện, củng cố các
kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ, trẻ thỏa sức sáng tạo, thể
hiện các mối quan hệ chơi phong phú, đa dạng theo cách riêng của mình. Vì vậy, tơi ln
chú ý sắp xếp các góc chơi trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện, các đồ chơi dễ tìm, dễ
nhìn, dễ thấy, dễ lấy, dễ cất.
Để thu hút sự chú ý của trẻ vào các góc chơi trong lớp không gây nhàm chán, khi
sắp xếp các góc, các hình ảnh minh họa góc tơi ln để mở, khơng dán chết vào tường để
trẻ có thể thay đổi vị trí các góc theo từng chủ đề, sắp xếp các góc hoạt động phù hợp với
diện tích và khơng gian lớp học: góc động xa góc tĩnh, tạo ranh giới hoạt động rõ ràng
giữa các góc bằng giá góc giúp trẻ di chuyển dễ dàng, khơng cản trở nhau.
Ví dụ: Trong lớp học, các biển hiệu góc tơi đã buộc dây và treo lên tường để có thể
thay đổi vị trí các góc hoạt động phù hợp với chủ đề tạo sự hứng thú cho trẻ. Cụ thể: ở
chủ đề gia đình góc bán hàng có tên là “Siêu thị của bé”, sang đến chủ đề nghề nghiệp,
chủ đề “Thế giới thực vật- Tết và mùa xuân”, tôi cùng trẻ thay đổi tên góc thành góc
“Chợ quê”, sưu tầm một số sản phẩm của nghề nông tại địa phương (củ đậu, khoai lang,
gạo, ngô) vừa tạo sự gần gũi, thân thiện vừa gây hứng thú cho trẻ. (Hình 1, hình 2, Phụ

4



lục). Góc âm nhạc tơi cũng đã đổi tên thành “Hát cùng siêu chíp” và trang trí đẹp mắt thu
hút sự chú ý của trẻ. (Hình 3, hình 4, Phụ lục).
Góc học tập và góc tạo hình tơi sắp xếp ở gần cửa sổ có nhiều ánh sáng và khoảng
khơng gian rộng giúp trẻ dễ dàng lấy và cất các đồ dùng của góc, góc vận động và âm nhạc
tơi sắp xếp cạnh nhau vì ở các góc này trẻ hoạt động ồn ào và có nhiều đồ dùng, dụng cụ.
Hay góc xây dựng tơi bố trí ở khu vực gần cửa ra vào để tận dụng khoảng không
gian rộng phía trên, ở góc thư viện của bé tơi đã sắp xếp ở phía góc lớp bên trên n tĩnh
tạo khơng gian cho trẻ thư giãn, “đọc” sách. (Hình 5, hình 6, Phụ lục)
Ngồi ra cũng có thể linh hoạt di chuyển góc hoạt động trong nhà và ngồi trời sao
cho hợp lí. Ví dụ: Thỉnh thoảng tơi cho trẻ di chuyển góc chơi dân gian trong lớp ra ngồi
hiên trải chiếu cho trẻ chơi tạo sự thoải mái, hứng thú cho trẻ (Hình 7, Phụ lục).
Khi trẻ chơi, hoạt động ở các góc, tơi đã tận dụng các giá góc để làm ranh giới giữa
các góc và tạo khơng gian chơi cho trẻ. Ví dụ: Ranh giới giữa góc bác sĩ và góc nấu ăn
được ngăn cách bới chính giá góc nấu ăn, vừa tạo khơng gian cho trẻ chơi đóng vai bác
sĩ, mà lại tận dụng phía sau của giá góc tạo bài tập mở: Trẻ lựa chọn và dán các hình ảnh
bác sĩ khuyên bé, lịch khám bệnh của bác sĩ giúp trẻ hứng thú hoạt động. Hay như góc
phân vai: nấu ăn, bán hàng tơi khơng phân chia ranh giới vì muốn tạo sự liên kết giữa hai
góc để trẻ có thể giao lưu với nhau.
Góc thiên nhiên được bố trí ngay trước cửa lớp với bàn tay của cơ và trẻ cùng trồng
và chăm sóc nhiều loại hoa, cây xanh đẹp mắt, màu sắc rực rỡ khiến trẻ rất thích thú
trước sản phẩm do chính đơi tay mình cùng cơ tạo ra, hình thành ở trẻ mong muốn tìm
hiểu về thế giới xung quanh, yêu thích cái đẹp.
Khi bố trí, sắp xếp các góc chơi, tơi đã chú ý tạo khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lí
để đảm bảo an tồn và thuận tiện cho trẻ hoạt động; đồ chơi, đồ dùng, học liệu để ở vị trí mà
trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, được sắp xếp gọn gàng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu tại các góc đa dạng, tận
dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương
Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân
cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải
nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu,

khám phá thế giới xung quanh, phát hiện ra những mối quan hệ của người với
người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó.
Để đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ, ngoài bộ đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, được cấp
theo Thông tư 02/BGD&ĐT, tôi đã tự tạo ra các đồ dùng đồ chơi, học liệu đa dạng, hấp
dẫn, tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương.

5


Để làm tốt điều này, ngay từ đầu năm học tơi đã rà sốt lại các đồ dùng, đồ chơi,
học liệu có thể tận dụng được, các đồ dùng đồ chơi cần phải mua sắm hay tự làm, bổ
sung dần dần vào các chủ đề hay đồ dùng cần bổ sung ngay. Tuyên truyền phụ huynh
cùng ủng hộ các nguyên vật liệu khác nhau để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tôi lựa chọn các nguyên vật liệu ở dạng phế
liệu sẵn có, dễ tìm như: đĩa CD cũ, bìa cattơng, vỏ lon nước ngọt, vỏ hộp sữa chua,
nắp chai, chai nhựa, vải vụn, cúc áo, giấy báo cũ. Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương như: vỏ hến, vỏ ngao, hạt na, hạt gấc, mo cau, sỏi, rơm, lá cây
khô, tre, lá cọ. Từ rất nhiều nguyên vật liệu trên tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi,
học liệu đa dạng, phong phú cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Từ những chiếc can đựng dầu rửa bát đã sử dụng hết, tơi đã sử dụng để
trang trí làm chiếc giá sách ở góc thư viện vừa gần gũi với trẻ vừa giúp để những
quyển sách truyện ngay ngắn, khơng bị quăn góc, trẻ có thể dễ dàng quan sát và lựa
chọn sách theo ý thích của mình; hay từ những chiếc hộp sữa chua và bìa cát tơng, tơi
đã sáng tạo nên bảng học tốn với những con số khác nhau, trẻ có thể sử dụng theo
nhiều ý tưởng: gắp cho đủ số lượng, chia số lượng theo yêu cầu, gắn thẻ số tương
ứng. Tôi cũng đã tận dụng vải vụn nhiều màu sắc khâu thành những loại quả, trang trí
một số món ăn cho trẻ chơi tại góc phân vai, trẻ rất thích thú khi được chơi với các
sản phẩm này. (Hình 8, hình 9, Phụ lục).
Hay từ những chiếc chai nhựa cũ, tôi đã tận dụng để làm nên những chiếc đồng
hồ cát, đồ chơi thí nghiệm với nước, trẻ được tự tay mình làm các thí nghiệm và tận

mắt chứng kiến kết quả khiến trẻ rất thích thú, mong muốn tìm hiểu và đặt ra rất nhiều
câu hỏi: Vì sao, tại sao, như thế nào, tại vì… nên… Ngồi ra, từ những lá cây khơ: lá
mít, lá chuối, lá dừa cảnh trẻ có thể tự tạo ra được các con vật ngộ nghĩnh: con trâu,
con mèo, chiếc đồng hồ, vòng tay. Hay chỉ từ miếng bìa cát tơng, những que tre, viên
sỏi tơi cũng đã giúp trẻ hiểu luật chơi, cách chơi và hứng thú khi chơi một số trị chơi
dân gian: ơ ăn quan, cắp cua, ao cá.
Đặc biệt, cùng với các lớp trong khối 5 tuổi, tôi đã phối hợp cùng với phụ
huynh làm lán chợ quê cho trẻ, cùng trẻ đã tích cực tạo ra các đồ dùng đồ chơi giúp
trẻ trải nghiệm, thực hành tại góc chợ quê: Làm lán chợ quê bằng lá cọ, tận dụng
cây tre làm giá bán hàng, sưu tầm các sản phẩm đặc trưng tại địa phương: ngô,
khoai, củ đậu, gạo, được trưng bày vào mẹt, các đôi quang gánh rất gần gũi với trẻ
khiến trẻ rất thích thú khi được trải nghiệm tại gian hàng chợ quê, trẻ giao tiếp vui
vẻ, thoải mái, tích cực giao lưu với cô giáo và các bạn.
6


Trong quá trình làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, tơi ln chú ý đồ chơi phải có
cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh
phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi trẻ. Bên cạnh đó tơi cũng đặc biệt lưu ý việc lựa
chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải
trong khi chơi, hạn chế tối đa những đồ dùng, đồ chơi mang tính trưng bày, trang
trí có độ bền không cao.
Biện pháp 3: Các đồ dùng, đồ chơi, học liệu tại các góc được trang trí theo
hướng mở, được tạo nên từ bàn tay cô và trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng linh hoạt
theo nhiều cách sáng tạo khác nhau
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, với quan điểm “Mỗi trẻ là một cá thể
riêng biệt nên từng trẻ sẽ có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng. Mỗi đứa
trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau và đều có cơ hội thành cơng
so với chính bản thân trẻ”. Vì vậy, các đồ dùng, đồ chơi, học liệu được trang trí
theo hướng mở sẽ phát huy được tối đa tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.

Trong q trình trang trí lớp, làm đồ dùng, học liệu cho trẻ, bên cạnh việc lựa
chọn những hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc và mang tính giáo dục, tơi
ln chú ý trang trí theo hướng mở phù hợp với từng chủ đề, từng góc chơi của trẻ
đáp ứng được trí tò mò, nhu cầu khám phá, sự sáng tạo ở trẻ.
Ví dụ: ở góc học tập, tơi chú ý tạo các bài tập mở để trẻ có thể chơi theo nhiều
cách khác nhau: gắp cho đủ số lượng, các hình hình học được cắt thành hai phần,
một phần có chữ số, một phần được khâu những chiếc cúc, trẻ sẽ lựa chọn mảnh
ghép sao cho đúng số lượng, đúng hình. Hay từ những vỏ hộp nhựa, những lõi que
kem bằng gỗ tơi đã gắn hình ảnh con vật, đồ dùng, trẻ có thể đếm số lượng và tìm
thẻ số tương ứng hoặc ngược lại. Như vậy, trẻ có thể vừa chơi lại có thể học một
cách tự nhiên, khơng gị bó, ép buộc (Hình 10, Phụ lục ).
Hay để giúp trẻ củng cố thêm về các chữ cái đã học, tơi khuyến khích trẻ
tham gia vào một số trị chơi: tìm bóng của chữ, xếp chữ cái từ hột hạt, tạo hình
chữ cái trên bảng chun, gieo xúc xắc. Thơng qua những trò chơi này, các chữ cái
được trẻ ghi nhớ một cách tự nhiên, trẻ rất hứng thú và khắc sâu những chữ cái đó.
Ở góc bán hàng, trên mảng tường tơi để mở, trong q trình chơi, trẻ sẽ lựa
chọn các mặt hàng hơm nay có bán và gắn lên hàng giấy nhám tơi đã dán sẵn, trẻ
có thể tự do lựa chọn theo ý thích và giao tiếp tự nhiên trong quá trình vui chơi.
Khi hướng dẫn trẻ kĩ năng đan tết ở góc kĩ năng của bé, tôi chuẩn bị nhiều nguyên
liệu khác nhau: dây, sợi len, các nan được cắt từ vải dạ, lá dừa cảnh, lá chuối, tơi khuyến
khích trẻ đan tết theo khả năng, giúp đỡ để trẻ biết cách đan tết, đan nong mốt, nong hai.
7


Tuy nhiên, tơi ln khuyến khích trẻ sáng tạo theo cách riêng của mình: lựa chọn màu sắc,
kết hợp các kiểu đan. Trẻ rất hứng thú và say sưa hoạt động (Hình 11, Phụ lục ).
Hay từ những đồ chơi ghép hình thơng minh, bộ xếp hình 44 chi tiết, bộ ghép
nút, ghép hình hoa, tơi ln khuyến khích trẻ chơi sáng tạo theo nhiều cách khác
nhau và tạo thành sản phẩm theo ý tưởng của trẻ (Hình 12, Phụ lục).
Để giúp trẻ có thể chủ động vui chơi, tìm tòi, khám phá, thực hành, trải nghiệm,

hợp tác, chia sẻ ý kiến tôi đã luôn chú ý:
- Thường xuyên thay đổi đồ dùng, học liệu ở các góc hoạt động để kích thích,
thu hút trẻ tham gia vào hoạt động và tương tác với bạn bè.
- Bổ sung thêm vật liệu mới để đáp ứng được những tình huống sảy ra trong quá trình
trẻ chơi, thêm những học liệu phức tạp hơn để trẻ được khám phá theo ý thích của mình.
- Khuyến khích trẻ tự do lựa chọn bạn chơi, các góc hoạt động, trị chơi, vai
chơi, cách chơi, tình huống chơi theo ý thích và kinh nghiệm của cá nhân, khuyến
khích trẻ hợp tác, chia sẻ, lắng nghe bạn chơi.
- Trong q trình trẻ chơi, tơi ln ln lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng,
tình cảm, mong muốn chính đáng của trẻ.
- Tương tác tích cực với trẻ để hỗ trợ trẻ trong các hoạt động, hướng trẻ tương
tác nhóm và cá nhân, tạo cơ hội cho trẻ trò chuyện, chia sẻ ý kiến, giúp đỡ lẫn
nhau, hoạt động tích cực, cho trẻ có nhiều sự lựa chọn.
Bên cạnh đó, để thu hút trẻ hứng thú tham gia chơi, hoạt động ở các góc cần
thu hút trẻ tích cực tham gia cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, sắp xếp các góc
chơi phù hợp, đây là những cơ hội quý báu để trẻ áp dụng kiến thức và kĩ năng trẻ
đã được học theo cách của mình mà khơng bị gị bó, ép buộc.
Bởi vậy, trong q trình tạo các góc hoạt động, tơi ln khuyến khích, động viên trẻ
tham gia tích cực cùng cơ, khi trẻ được tự tay tạo ra đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sắp xếp góc
chơi trẻ sẽ vơ cùng thích thú và tích cực tham gia. (Hình 13, Phụ lục).
Khi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, tôi thu hút sự chú ý và
hướng trẻ cùng tham gia, khơng gị bó, ép buộc trẻ phải hồn thiện sản phẩm mà
khuyến khích, hướng dẫn trẻ thực hiện một bước nào đó: cắt, phết hồ và dán, lựa
chọn các hình ảnh phù hợp.
Ví dụ: Ở góc âm nhạc, để trang trí góc và một số dụng cụ âm nhạc, tơi khuyến
khích trẻ cùng tham gia bằng cách giúp cô cắt những cánh hoa để tạo thành bông hoa, cắt
đường diềm để dán trang trí micro, dán nốt nhạc lên tường. Trẻ rất hào hứng tham gia và
thể hiện niềm vui khi góc được trang trí hồn thiện. (Hình 14, Phụ lục)
Khi bắt đầu thực hiện chủ đề mới, để trang trí bảng chủ đề, tơi cùng trẻ trị chuyện,
tìm hiểu về chủ đề đó, sau đó khuyến khích trẻ vẽ, xé dán, sưu tầm các hình ảnh liên

8


quan đến chủ đề đang học và tự tay trẻ dán lên bảng. Qua đây tôi nhận thấy trẻ rất vui,
phấn khởi vì các sản phẩm của mình được thể hiện ngay trên chính bảng chủ đề mà
hàng ngày trẻ vẫn thường nhìn thấy (Hình 15, Phụ lục).
Hay trong khi hoạt động tại góc thiên nhiên, trẻ tự tay chăm sóc hoa, cây xanh tại góc:
nhổ cỏ, tưới nước, xới đất, nhặt lá cây khô. Trẻ rất vui mừng và phấn khởi khi nhìn thấy
vườn hoa rực rỡ là kết quả chính từ những đơi tay trẻ chăm sóc, vun xới (Hình 16, Phụ lục).
Khi được tham gia cùng cơ nhặt rác bỏ vào thùng để giữ cho môi trường xanhsạch- đẹp, hay cùng cô nhặt những viên sỏi và rửa sạch để phục vụ cho các hoạt động,
tôi thấy trẻ vơ cùng thích thú và đem lại hiệu quả giáo dục tích cực.
Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung chơi, sử dụng linh hoạt các phương pháp,
hình thức tổ chức để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia chơi, hoạt động ở các góc
Để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi ở các góc thì việc lựa chọn nội dung
chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, ngay từ đầu năm học khi xây dựng kế hoạch năm
học, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động ở các góc cụ thể phù hợp với chủ đề, phù hợp với
khả năng và đặc điểm của trẻ tại lớp. Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, khi lên kế hoạch
tuần và kế hoạch ngày, tôi đều lựa chọn nội dung cụ thể để trẻ hoạt động tại các góc, nhu
cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này liên kết với góc chơi kia bằng
cách nào, thơng qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào để phát triển nội dung chơi? Đặc
biệt, trong lớp có rất nhiều góc hoạt động tuy nhiên mỗi ngày trong tuần tôi sẽ lựa chọn các
góc chơi khác nhau, hay cùng một góc chơi nhưng mỗi hôm chơi sẽ lựa chọn một nội dung
khác để gây hứng thú, tránh sự nhàm chán ở trẻ.
Ví dụ: Ở góc xây dựng, khi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” tôi đã lựa chọn
những nội dung chơi rất gần gũi, phù hợp với trẻ, phù hợp với chủ đề: Xây dựng trường
mầm non, xây dựng lớp học của bé từ những nguyên vật liệu như: gạch, đồ chơi lắp ghép,
hàng rào ghép nút lớn, cây xanh và cây hoa nhựa, thảm cỏ. Đến chủ đề “Gia đình”, nội
dung chơi đã được thay đổi: Xây dựng ngôi nhà của bé, lắp ghép các kiểu nhà, đồ dùng đồ
chơi cũng được thay đổi để thu hút sự tham gia của trẻ: xếp hình ngơi nhà từ bộ lắp ghép
44 chi tiết, bộ ghép hình ngơi nhà, bộ xếp hình xây dựng. Khi thực hiện chủ đề “Dinh

dưỡng, sức khỏe và an toàn”, nội dung chơi được mở rộng hơn: trẻ có thể sử dụng các ống
ghép nút lớn, bộ ghép hình hoa, ghép hình thơng minh, các loại hột hạt, sỏi, để tạo ra sản
phẩm theo sự sáng tạo của trẻ. Như vậy, việc thay đổi nội dung chơi, đồ chơi cũng được
thay đổi và sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong từng chủ đề khiến trẻ rất hứng thú,
tích cực hoạt động để tạo ra sản phẩm theo sự sáng tạo của trẻ.
Hay ở góc nghệ thuật, trong cùng một chủ đề nội dung chơi cũng được tôi thường
xuyên thay đổi để tránh sự nhàm chán ở trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non”, tơi sẽ
lựa chọn các nội dung hoạt động xen kẽ nhau giữa các ngày trong tuần để tránh sự
9


trùng lặp: thứ 2 hướng trẻ hoạt động vẽ, cắt, xé dán về trường mầm non, thứ 3 hát và
vận động một số bài hát về chủ đề: “Ngày vui của bé”, “Vui đến trường”, thứ 4 đọc thơ
về chủ đề: “Tình bạn”, “Gà học chữ”, thứ 5 vận động ngẫu hứng theo bản nhạc không
lời vui nhộn, thứ 6 làm sưu tập tranh về chủ đề.
Và đặc biệt cần có sự giao lưu, mở rộng mối quan hệ chơi giữa các góc chơi để
tránh sự nhàm chán và phát triển ở trẻ sự sáng tạo, hình thành ở trẻ kĩ năng chia sẻ, hợp
tác với bạn bè, biết giúp đỡ những người xung quanh. Để giúp trẻ có sự giao lưu giữa
các góc, trong q trình trẻ chơi, tơi tích cực tham gia chơi cùng trẻ, nhập vai thể hiện
qua cách xưng hô, cử chỉ, điệu bộ giúp trẻ hiểu ra các mối quan hệ trong khi chơi. Ví
dụ: Khi chơi ở các góc cách xưng hơ là “bác- tơi”, tạo sự giao lưu giữa các nhóm chơi
bằng việc đưa ra tình huống: Gia đình đi siêu thị mua thực phẩm để nấu ăn (giao lưu
giữa góc bán hàng và góc nấu ăn), bố mẹ đưa con đi học (giao lưu giữa góc đóng vai
gia đình- góc học tập), bố mẹ đưa con đi khám bác sĩ. (Hình 17, Phụ lục).
Ngồi ra, để thu hút trẻ tích cực tham gia chơi, hoạt động ở các góc thì việc sử dụng
các hình thức để gây hứng thú cho trẻ ở phần đầu của hoạt động cũng đóng vai trị rất quan
trọng. Vì vậy, thay vì sử dụng phương pháp cũ đã gây sự nhàm chán ở trẻ, tôi đã tạo sự hấp
dẫn, thu hút trẻ vào các góc chơi bằng cách sử dụng một số câu đố, bài hát, bài vè để gây
hứng thú cho trẻ khi chơi góc. Ví dụ: Câu đố:
“Đã đến giờ

Làm đầu bếp
Bé mua hết
Thực phẩm ngon
Bé còn làm
Ca sĩ nữa
Bé giỏi quá
Nhập nhiều vai
Này bé ơi
Giờ gì thế?”
Hay tơi đã tự viết lời bài hát “Bé cùng chơi góc” (Dựa trên nền nhạc bài “Đàn
gà trong sân”) như sau:
“Nào bạn ơi hãy đến cùng chơi trị chơi
Nào cùng đóng vai và cùng nhau trổ tài
Đố bé biết chơi gì mà bé lại đóng nhiều vai
Bé hãy cùng đốn xem bé chơi gì ngay bây giờ?”

10


Khi nghe thấy nhạc vang lên, trẻ sẽ tự vừa đi vừa hát vừa lựa chọn góc chơi
mà mình thích, chuẩn bị đồ dùng cần thiết khi chơi: bàn, ghế, bày biện đồ dùng đồ
chơi theo ý thích của trẻ và tích cực tham gia chơi.
Một hình thức khác cũng được tơi linh hoạt sử dụng trong q trình tổ chức
cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc đó là cơ và trẻ cùng đọc vè “Bé kể tên góc”:
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè đố bạn
Khi chơi là bố
Bé sẽ làm gì?
Bác sĩ cứu nguy
Làm gì thế nhỉ?

Lạ kì lắm nhé
Có chú cơng nhân
Cơng việc nặng nề
Mà vẫn vui vẻ
Cùng nhau tập kể
Các góc bé chơi
Nào các bạn ơi
Cùng kể tiếp nhé!” (Hình 18, Phụ lục)
Hay để thu hút trẻ tham gia vào góc nghệ thuật: Biểu diễn âm nhạc một số bài
hát về chủ đề, tôi và trẻ vừa hát, vừa vận động và cùng di chuyển đến góc âm nhạc
với bài hát “Bé cùng chơi nhé”:
“Cùng tìm một trị chơi mới nhé
Nào cùng nhau chơi vui nhé
Cùng tìm một trò chơi mới nhé
Nào cùng nhau chơi vui nhé
Lại đây với tôi
1, 2, 3 zê!
Hãy đến đây cùng chơi với tơi”
Khi trẻ chơi, hoạt động ở các góc với nội dung chơi được thường xuyên thay đổi tạo
sự mới lạ, cùng với đó là sự linh hoạt khi vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động cho trẻ chơi ở các góc đã giúp trẻ thích hứng thú hơn, tích cực hơn qua đó trẻ
được trải nghiệm và dần hoàn thiện các kĩ năng chơi, hoạt động ở các góc.
Biện pháp 5: Quan sát, theo dõi, đánh giá trẻ trong khi chơi, hoạt động ở
các góc để điều chỉnh kế hoạch hoạt động
Trong quá trình quan sát và giám sát trẻ chơi, tôi nhận thấy cần thường xuyên đánh
giá trẻ sau khi chơi. Việc đánh giá trẻ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong q trình tổ
11


chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc, vì chơi là kiểu học đầu tiên của trẻ em, là phương

tiện đánh giá khả năng nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm- kĩ năng xã hội của trẻ.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý quan sát trẻ khi tham gia chơi, hoạt động ở
các góc, nắm bắt được kỹ năng chơi, hứng thú chơi của từng trẻ trong lớp, tìm hiểu
năng lực, mức độ suy nghĩ của từng trẻ, phát hiện ra đồ dùng, đồ chơi hoặc các vật
liệu có khó khăn gì so với khả năng của trẻ. Thông qua quan sát giúp tôi thấy được
khi nào trẻ cần giúp đỡ, cần phải can thiệp, những gì cần phải bổ xung, thay đổi.
Từ đó định hướng mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch tổ chức các góc hoạt
động và điều chỉnh kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với trẻ.
Ví dụ: Vào đầu năm học, tơi quan sát thấy các bạn nữ thường chỉ tập trung chơi ở góc
bán hàng, nấu ăn, bác sĩ, nghệ thuật; còn các bạn nam thường chỉ tập trung chơi ở góc xây
dựng. Hay một số trẻ chưa thực sự hứng thú, chưa tích cực hoạt động, một số trẻ chưa hợp
tác với bạn, cá biệt có một số ít bạn còn hay tranh giành đồ chơi, chưa biết chia sẻ cùng bạn.
Với những trường hợp như vậy, trong quá trình chơi tôi đều chú ý quan sát, quan tâm đến trẻ
và điều chỉnh kịp thời. Sau khi kết thúc hoạt động tôi để trẻ tự nhận xét nội dung chơi đồng
thời động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, điều chỉnh kế hoạch chơi cho những buổi chơi sau.
Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh tích cực hưởng ứng,
tham gia xây dựng các góc hoạt động cho trẻ
Gia đình là cái nơi ni dưỡng, là mơi trường quan trọng để hình thành và
giáo dục nhân cách cho trẻ. Trong gia đình, trẻ học được ngơn ngữ, các giá trị văn
hóa và đạo đức. Đặc biệt, trẻ học được các hành vi ứng xử của mọi thành viên
trong gia đình phù hợp với hồn cảnh, tình huống nhất định, từ đó trẻ có được
những kinh nghiệm ứng xử với người thân và mọi người xung quanh phù hợp với
chuẩn mực của xã hội, chính những điều này sẽ được trẻ phản ánh một cách chân
thực nhất khi trẻ tham gia chơi, hoạt động ở các góc. Vì vậy, để lơi cuốn trẻ hứng
thú, tích cực tham gia vào hoạt động này, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường cùng xây dựng các góc hoạt động cho trẻ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Để vận động phụ huynh tích cực tham gia xây dựng các góc hoạt động cho trẻ,
ngay từ đầu năm học, tôi đã tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu được ý nghĩa, các nội
dung khi trẻ chơi, hoạt động ở các góc.
Hàng ngày, khi thực hiện các chủ đề, để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các

hoạt động của trẻ, tôi đã tuyên truyền đến phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế
thải: chai, lọ nhựa, vỏ lon bia, nước ngọt, vải vụn, bìa cát tơng; các ngun vật liệu
sẵn có ở địa phương: rơm, lá cọ, các loại hạt: hạt gấc, hạt na, cây tre, mo cau.
Hay ở góc thư viện, khi bước vào đầu chủ đề, tôi tuyên truyền phụ huynh cho trẻ mang
sách, truyện của trẻ ở gia đình đến lớp để vào góc sách truyện, khi đến giờ hoạt động trẻ rất
12


thích thú khi nhìn thấy sách, truyện của mình được cô giáo, các bạn cùng “đọc”, trẻ rất chú ý
giữ gìn và tự hào khoe với các bạn trong lớp. Phụ huynh rất vui vẻ, tích cực ủng hộ.
Trong quá trình xây dựng góc chợ q, tơi đã tun truyền phụ huynh ủng hộ lá
cọ, cây tre và vận động phụ huynh ủng hộ ngày công lao động để lợp mái góc chợ
quê, quét ve tường rào, đổ nền xi măng phía sau lớp học tạo khơng gian sạch sẽ,
thống mát và đẹp để trẻ có khơng gian vui chơi, khám phá, trải nghiệm, thực hành và
học hỏi bạn bè. (Hình 19, Phụ lục).
Để tạo góc thiên nhiên phong phú, đa dạng nhiều loại hoa, cây cảnh tôi cũng
tuyên truyền phụ huynh ủng hộ hoa, cây xanh, chậu đựng hoa, đất màu, chấu để tơn
tạo góc thiên nhiên đẹp mắt, gây hứng thú đối với trẻ.
Tại góc tuyên truyền của lớp, tôi cũng đưa ra những nội dung rất cụ thể: thực
đơn của bé, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, một số bài thơ, truyện, bài hát trẻ
đang học để phụ huynh tiện theo dõi và trao đổi thông tin kịp thời.
Bên cạnh đó, tại các giờ đón và trả trẻ, tôi luôn chú ý trao đổi với phụ huynh về
tình hình của trẻ trên lớp, tiếp thu các thơng tin từ phía phụ huynh và giải đáp thắc
mắc của phụ huynh với thái độ cởi mở, chia sẻ và tơn trọng. Qua đó giúp tơi nắm
được đặc điểm tâm- sinh lí của trẻ và những thói quen của trẻ tại gia đình từ đó thống
nhất với gia đình các biện pháp giáo dục trẻ, góp phần tạo nên mơi trường giáo dục tốt
đẹp để giúp trẻ tự tin, tự lực, biết hợp tác và chia sẻ với mọi người.
Sự phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong lớp, được các bậc phụ huynh tin
tưởng, tôn trọng và ủng hộ đã giúp tơi có rất nhiều thuận lợi trong q trình xây dựng các
góc hoạt động cho trẻ, trẻ rất hào hứng tham gia vào hoạt động, góp phần không nhỏ vào

việc thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
4.4. Tính hiệu quả
Sau khi áp dụng một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia chơi, hoạt động ở
các góc tại lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non .............., kết quả đạt được trên trẻ đã có
sự chuyển biến rõ rệt:
Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào trong nhà
trường (Hình 20, hình 21, Phụ lục).
Kĩ năng “đóng vai” ngày càng thành thạo hơn, trẻ đã có kĩ năng giải quyết các
tình huống trong khi chơi, tích cực cùng cơ tạo đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp các góc
chơi, thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo hơn trong khi chơi.
Trẻ có ý thực khi thực hiện nhiệm vụ được giao, cố gắng hoàn thiện các sản phẩm
từ chính đơi bàn tay của mình nên trẻ rất hào hứng, vui vẻ, thoải mái, trẻ biết chia sẻ,
hợp tác với bạn bè, thích khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu về thế giới xung quanh, đem
lại cho trẻ nhiều điều bổ ích như: được bày tỏ những điều mình mong muốn, biết quý
13


trọng và giữ gìn những sản phẩm được tạo nên từ chính những đơi tay trẻ, được trưng
bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học của mình qua đó trẻ rất hào
hứng, tích cực khi chơi, hoạt động ở các góc.
Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn, cùng với sự học
hỏi, tìm tịi, tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi áp
dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” khi tổ chức cho trẻ
chơi, hoạt động ớ các góc, phát huy tốt nhất tính tích cực của trẻ.
Ngồi ra, phụ huynh trong lớp tơi cũng rất phấn khởi, tích cực ủng hộ, phối hợp chặt
chẽ trong cơng tác chăm sóc- giáo dục trẻ, quan tâm hơn đến con em mình, có hiểu biết cơ
bản về Chương trình giáo dục mầm non và tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi, dạy
trẻ theo khoa học, tin tưởng tuyệt đối khi gửi con tại nhà trường (Hình 22, Phụ lục).
4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Để đưa ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia chơi, hoạt động ở các góc tại

lớp 5 tuổi A2, bản thân tôi đã không ngừng học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu các tài liệu, trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp, trang trí các góc hoạt động
cho trẻ qua nhiều kênh thơng tin khác nhau: tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn, Ban
Giám hiệu, học hỏi ở các trường bạn, tham khảo trên internet. Ngồi ra, các biện pháp mà
tơi áp dụng đều dựa trên đặc điểm tâm- sinh lý, đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ tại
lớp mình cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của lớp nên kết quả đem lại rất khả quan,
được tổ chuyên môn và nhà trường đánh giá cao.
Theo tôi, các giáo viên trong Trường Mầm non .............. cũng như các đơn vị khác
trong tồn huyện có thể tham khảo, áp dụng các biện pháp trên để giúp trẻ hứng thú tham
gia chơi, hoạt động ở các góc tại lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, các giáo viên cần dựa vào
đặc điểm, khả năng của trẻ tại lớp mình cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất tại lớp từ
đó bố trí, sắp xếp các góc hoạt động tại lớp mình phụ trách sao cho phát huy được tối đa sự
hứng thú, tích cực của trẻ.
5. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Căn cứ vào Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo
dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc thực hiện chương trình GDMN;
Căn cứ vào Kế hoạch số 95/KH-MNBN ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Trường Mầm
non .............. về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019 của Trường Mầm non ..............;

14


Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của địa phương đối với công tác giáo dục
mầm non; luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên mơn của Phịng Giáo dục
và Đào tạo ...............
Lớp học được xây dựng khang trang, sạch sẽ, được trang bị đồ dùng đồ chơi

tương đối đầy đủ phục vụ cho nhu cầu dạy và học.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, ln cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ. Tích cực tham khảo các hình thức trang trí, tạo mơi trường cho trẻ hoạt
động tại các góc chơi theo quan điểm “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc nhằm lơi
cuốn trẻ tích cực tham gia vào các góc chơi.
Đa số phụ huynh trong lớp đều tích cực phối hợp với giáo viên trong cơng tác chăm
sóc, giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ các nguyên vật để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
7.1. Theo ý kiến của tác giả
Sau khi áp dụng một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia chơi, hoạt động ở
các góc tại lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non .............. trong khoảng thời gian từ tháng
9/2018 đến đầu tháng 4/2019, tôi nhận thấy kết quả thu được rất khả quan.
* Bảng 2: Kết quả khảo sát thực tế trẻ tham gia chơi, hoạt động ở các góc tại
lớp 5 tuổi A2 Trường Mầm non .............. tại thời điểm tháng 4/2019:
Mức độ đánh giá
Tổng
số
Tỉ
STT
Nội dung
Chưa Tỉ lệ
học Đạt
lệ
đạt
(%)
sinh
(%)
1

Trẻ chủ động tham gia vào các góc chơi
29
100
0
0
2

Trẻ có kĩ năng “đóng vai” thành thạo

3

Trẻ thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo
trong khi chơi
Trẻ biết phối hợp với bạn trong nhóm chơi

4

29
trẻ

28

96,6

1

3,4

27


93,1

2

6,9

29

100

0

0

5

Trẻ tích cực tham gia sắp xếp các góc
chơi, làm đồ dùng, đồ chơi cùng cơ

29

100

0

0

6

Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn

của mình trong quá trình chơi

28

96,6

1

3,4

15


Qua bảng số liệu trên, khi so sánh với kết quả khảo sát tại thời điểm tháng 9/2018 cho
thấy: tỉ lệ trẻ đạt được ở các nội dung tính đến thời điểm tháng 4/2019 đã tăng lên rõ rệt,
trên 93% trẻ trong lớp đều đã đạt được ở các nội dung. Cụ thể: có 29/29 = 100% trẻ đạt ở
nội dung chủ động tham gia vào các góc chơi, biết phối hợp với bạn trong nhóm chơi và
tích cực tham gia sắp xếp các góc chơi, làm đồ dùng, đồ chơi cùng cơ; có 28/29 = 96,6%
trẻ có kĩ năng đóng vai thành thạo và biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình trong q
trình chơi; có 27/29 = 93,1% trẻ biết thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong khi chơi.
Như vậy, các biện pháp mà tôi áp dụng đã góp phần khơng nhỏ kích thích trẻ tích cực
tham gia chơi, hoạt động ở các góc, trẻ chủ động, hứng thú với các góc chơi, kỹ năng
“đóng vai” và sử dụng các đồ dùng đồ chơi của trẻ thành thạo hơn, khéo léo hơn. Trẻ đã
biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi, linh hoạt và sáng tạo hơn. Trẻ tích cực cùng cơ
xây dựng các góc hoạt động theo sự sáng tạo của mình, mơi trường giao tiếp tạo được sự
gần gũi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình khi tham gia hoạt
động, nhờ đó mà trẻ có cơ hội được trải nghiệm, khám phá, quan sát, thực hành, sáng tạo,
tạo cơ hội cho mỗi trẻ thành công so với chính bản thân trẻ đó.
Bên cạnh đó, cùng với công tác tuyên truyền tốt tới các bậc phụ huynh, tôi đã giúp
phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của các góc hoạt động đối với sự phát triển của trẻ,

qua đó phụ huynh rất tích cực phối hợp cùng xây dựng các góc hoạt động cho trẻ tạo nên
mơi trường lớp học khang trang, sạch đẹp, các góc chơi được bố trí phù hợp, thuận tiện,
phong phú hơn với nhiều đồ dùng, đồ chơi, học liệu đa dạng, nhiều chủng loại, trang trí
theo hướng mở, tận dụng được các nguyên vật liệu khác nhau. Có thể nói rằng, sự ủng hộ
từ phía phụ huynh đã góp phần khơng nhỏ vào hiệu quả của cơng tác chăm sóc- giáo dục
trẻ nói chung, nâng cao hiệu quả, chất lượng của các góc hoạt động cho trẻ nói riêng, trẻ
khơng chỉ hứng thú, tích cực hoạt động tại các góc mà qua đó đã góp phần khơng nhỏ giúp
trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích
cực, sáng tạo; bên cạnh đó sự giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cơ với trẻ, giữa trẻ với trẻ và
với mọi người xung quanh là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển tồn diện về thể chất,
ngơn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc
cho trẻ bước vào học lớp 1 ở trường tiểu học.
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu,
kể cả áp dụng thử: Khơng có
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu: Khơng có
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

16


.............., ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

..............

17



18



×