Tải bản đầy đủ (.docx) (182 trang)

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 182 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒNG TRƯỜNG GIANG

MƠ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
TẠI DOANH NGHIỆP CĨ VỐN NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 62 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐINH THỊ NGA
2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TOÀN

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án có nguồn gốc
rõ ràng, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy
định.
Tác giả

Hồng Trường Giang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1


Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..............................................................................................11

1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước................................................ 11
1.2. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước...............................19
1.3 Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án.......................21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH
CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CĨ VỐN NHÀ NƯỚC
.........................................................................................................................................24

2.1. Khái qt về doanh nghiệp có vốn nhà nước........................................... 24
2.2. Mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước............29
2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước...................................................................................... 54
2.4. Mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trên
thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam...................................................55
Chương 3: THỰC TRẠNG MƠ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM......................................................76
3.1. Thực trạng doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam................................................76
3.2 Thực trạng mơ hình chủ sở hữu có vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam giai
đoạn 1995-2020.......................................................................................................... 92
3.3. Đánh giá khái qt mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà
nước ở Việt Nam giai đoạn 1995-2020.....................................................................109
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN MƠ HÌNH CHỦ SỞ
HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM.............................................................................................................................120

4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước.................................................................120
4.2. Định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt
Nam....................................................................................................... 122

4.3. Quan điểm và nhiệm vụ hồn thiện mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam đến 2030.......................... 129
4.4. Giải pháp và lộ trình hồn thiện mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp cố vốn nhà nước ở Việt Nam đến 2030.......................... 132
KẾT LUẬN...........................................................................................................................153
DANH MỤC..........................................................................................................................156
CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....................................................................156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................158


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPTPP
DN
DNCVNN
DNNN
DATC
NSNN
OECD
QLNN
SASAC

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước
Công ty mua bán nợ Việt Nam
Ngân sách nhà nước
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Quản lý Nhà nước

Uỷ ban Quản lý và giám sát tài sản nhà nước
các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

SCIC
TCT

UBQLVNN
VAMC

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Tổng cơng ty nhà nước
Tập đồn kinh tế
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Công ty quản lý tài sản


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp và quy mô đầu tư vốn nhà nước ở một
số quốc gia giai đoạn năm 2010-2011.....................................................28
Bảng 2.2: Ưu điểm, nhược điểm mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
DNCVNN................................................................................................51
Bảng 2.3: Cơ quan chủ sở hữu theo mơ hình tập trung...................................55
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp quy mơ, cơ cấu, đóng góp...................................... 81
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động của scic giai đoạn 2010 – 2020.......................101


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Khung phân tích................................................................................ 6

Hình 2.1: Sơ đồ các yếu tố cấu thành mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp........................................................................................... 32
Hình 2.2: Sơ đồ mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (SASAC –
Trung Quốc)............................................................................................ 58
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của bộ dnnn (Indonesia)...........................................60
Hình 2.5: Mơ hình đầu tư và quản lý vốn đầu tư nhà nước tại DNCVNN
(Pháp)...................................................................................................... 63
Hình 2.6: Quản lý đầu tư vốn nhà nước của chính phủ MA-LAI-XI-A đối
với các LCS.............................................................................................66
Hình 2.7: Mơ hình giám sát của canada đối với vốn nhà nước đầu tư vào
DNCVNN................................................................................................68
Hình 2.8 : mơ hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước ở một số
nước Bắc Âu............................................................................................70
Hình 3.2: Mơ hình chủ sở hữu nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước........94
Hình 3.3: Mơ hình của tổng cơng ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC)..................................................................................................... 99
Hình 3.4: Mơ hình tổ chức bộ máy của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước........104
Hình 4.1: Sơ đồ mơ hình quỹ đầu tư quốc gia...............................................135
Hình 4.2: Sơ đồ mơ hình tập đồn đầu tư quốc gia......................................138
Hình 4.3: Sơ đồ mơ hình cơ quan quản lý nhà nước (ủy ban quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp) từ tháng 9/2018 đến nay............................. 142
Hình 4.4: Sơ đồ mơ hình cơ quan quản lý nhà nước (ủy ban) giai đoạn 1....146
Hình 4.5: Đề xuất mơ hình cơ quan chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp
ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2030 (giai đoạn 2).............................148


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đồ thị về mức độ tăng tổng tài sản..............................................83
Biểu đồ 3.2: Đồ thị về mức độ tăng tổng tài sản 2012 - 2019 so với GDP......84
Biểu đồ 3.3: Đồ thị về mức độ đóng góp vào gdp của DNCVNN từ 20122019 ......................................................................................................... 84

Biểu đồ 3.4: Đồ thị về tỷ trọng dncvnn đóng góp vào NSNN từ 2012-2019
................................................................................................................. 85
Biểu đồ 3.5: Đồ thị về tỷ trọng vốn chủ sở hữu của dncvnn so với GDP từ
2012-2019................................................................................................ 85
Biểu đồ 3.6: Đồ thị về tỷ trọng vốn đầu tư của dncvnn trong tổng vốn đầu
tư toàn xã hội từ 2012-2019.....................................................................86
Biểu đồ 3.7: Đồ thị về doanh thu DNCVNN từ 2012-2019.............................86
Biểu đồ 3.8: Đồ thị về số lượng DNCVNN từ 2012-2019...............................87
Biểu đồ 3.9: Đồ thị về lợi nhuận của dncvnn từ 2012-2019.............................87
Biểu đồ 3.10: Đồ thị về nợ phải trả của DNCVNN so với GDP từ 2012-2019. .88


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận án
Trong suốt 30 năm đổi mới ở nước ta, doanh nghiệp có vốn nhà nước
(DNCVNN) vẫn duy trì được vai trị quan trọng, đồng thời từng bước đổi mới
phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng là,
cho đến nay DNCVNN là lực lượng hỗ trợ Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp lớn vào các thành tựu phát
triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm và thu ngân sách lớn cho
nhà nước. Nhiều tập đồn, tổng cơng ty nhà nước cịn tham gia thực hiện các
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc
phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc
phục hậu quả thiên tai…
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, có thể thấy, so với những nguồn
lực nắm giữ, DNCVNN chưa thực hiện đầy đủ vai trò mà Nhà nước kỳ vọng.
Những hạn chế rõ thấy nhất là một số DNCVNN có tiến độ thực hiện chủ
trương, giải pháp cơ cấu lại DNCVNN của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội

còn chậm, việc sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa đạt
yêu cầu, tỉ lệ vốn được cổ phần hoá thấp; quản trị doanh nghiệp nhà nước còn
nhiều yếu kém, đầu tư của DNCVNN kém hiệu quả,… Kết cục là, nhiều
DNCVNN năng lực cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
DNCVNN bị giảm sút, thất thốt, tham nhũng, lãng phí làm giảm uy tín sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và xói mịn lịng tin của nhân dân. Nếu
DNCVNN khơng khắc phục được các yếu kém này, thì với việc nắm giữ 33%
tổng vốn đầu tư tồn xã hội, đóng góp gần 30% GDP, DNCVNN sẽ làm cho
nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực tìm các biện
pháp cơ cấu lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN. Tuy nhiên,


những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Đi sâu nghiên cứu, có thể thấy,
nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém nêu trên còn chưa được khắc
phục, nên tái cơ cấu DNCVNN không đạt mục tiêu đề ra. Một trong những
ngun nhân đó là mơ hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các
DNCVNN hiện nay cịn chưa hồn thiện, hoạt động chưa hiệu quả và chưa
thực hiện tốt chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trên các mặt: Thực hiện
quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN; trên
cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, chủ sở
hữu nhà nước phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan có liên quan
thực hiện các quy định về công tác tổ chức - cán bộ tại doanh nghiệp. Chức
năng quản lý nhà nước về DNCVNN còn hạn chế nhất là thể chế quản lý
DNCVNN chưa đủ sức kích thích doanh nghiệp bảo tồn và sử dụng vốn nhà
nước hiệu quả; cơ chế giao quyền tự chủ và kiểm soát cho các cá nhân, doanh
nghiệp sử dụng vốn nhà nước còn nhiều cấp trung gian, không rõ ràng, thiếu
phối hợp, đùn đẩy trách nhiệm, nhiệm vụ giữa các cơ quan chức năng đối với
hậu quả hoạt động của DNCVNN…

Từ năm 2001, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tách bạch chức
năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên gần 20 năm sau, chủ trương này chưa thực hiện được hoàn toàn
việc tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà
nước, mới cơ bản được thực hiện bằng việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp vào năm 2018, vẫn còn DNCVNN trực thuộc một số
bộ ngành (Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính)
và địa phương (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh); một trong những nguyên nhân
của sự chậm trễ đó là quyết tâm chính trị và lợi ích của các tổ chức, cá nhân
trong quản lý DNCVNN. Đến khi lựa chọn mơ hình chủ sở hữu mới cơ bản
tập trung thống nhất (mơ hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
được thành lập


năm 2018) thì hoạt động của mơ hình này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập
cả chủ quan và khách quan như chậm chễ, lúng túng trong ra quyết định đầu
tư, xây dựng chiến lược phát triển, thiếu nguồn nhân lực điều hành doanh
nghiệp, tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu, thối vốn diễn ra chậm…, nếu
khơng có những điều chỉnh kịp thời mơ hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại
DNCVNN thì sự thất bại trong quản lý nhà nước đối với DNCVNN sẽ lại
diễn ra. Bên cạnh đó, những vấn đề lý luận, luận cứ khoa học của mơ hình
chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN chưa được đề cập, nghiên cứu thấu đáo
về mơ hình được xác lập trên cơ sở khoa học nào; những nhân tố ảnh hưởng
đến mơ hình chủ sở hữu nhà nước; những kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài
học cho Việt Nam khi lựa chọn mơ hình chủ sơ hữu nhà nước phù hợp với
thực tiễn về quy mô, sứ mệnh của DNCVNN ở Việt Nam cho từng giai đoạn
cụ thể.
Bối cảnh nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu toàn diện cơ
sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
DNCVNN ở nước ta hiện nay để đưa ra những quan điểm, giải pháp hồn

thiện mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với DNCVNN và hiệu quả hoạt động của DNCVNN
nhất là giai đoạn từ nay đến 2030, tạo sự đột phá trong cơ cấu lại, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đó là lý do
luận án: “Mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu trong luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN; trên cơ sở đó phân tích, đánh
giá thực trạng mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
ở Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện mơ
hình chủ


sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam từ nay đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục tiêu nêu trên, q trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án dự kiến phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích và hệ thống hóa, bổ sung làm sáng tỏ một số vấn đề
cơ sở lý luận về mơ hình chủ sở hữu nhà nước;
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn nhà nước của một số nước trên thế giới, làm rõ những
mặt được và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của từng mơ hình và rút ra bài
học kinh nghiệm;
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, rút ra những ưu điểm, hạn chế;
Thứ tư, đề xuất quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện mơ hình
chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam từ nay
đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam. Tập trung vào cơ quan đại diện
chủ sở hữu nhà nước là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện
quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà
nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu mơ hình chủ
sở hữu nhà nước tại DNCVNN từ nay đến năm 2030 trên các nội dung: Mơ
hình tổ chức, thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước và cơ chế phối hợp,
con người vận hành tổ chức bộ máy để thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn nhà
nước tại doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Về phạm vi doanh nghiệp có vốn nhà nước: Phần vốn nhà nước trong
DNCVNN là rất khác nhau, đa dạng, từ 100% vốn nhà nước đến nhỏ 100% vốn.


Trong phạm vi của luận án sẽ tập trung nghiên cứu doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước và doanh nghiệp có phần vốn nhà nước chi phối (trên 50% vốn nhà nước).
Về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu chủ yếu là các cơ quan
chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN hiện nay: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, các bộ ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước, các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành và địa phương.
Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu mơ hình chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện từ 1995 đến nay. Các
giải pháp và khuyến nghị được đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2030. Về số
liệu DNCVNN từ 2012 đến 2020. Q trình nghiên cứu có đề cập và tham khảo
tài liệu trước năm 2012 và sau năm 2020 để phục vụ cho công tác so sánh,
đánh giá.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu
quả DNCVNN, kết hợp với các tri thức hiện đại của khoa học quản lý và kinh
tế học, có tính đến đặc thù của DNCVNN tại Việt Nam. Đồng thời kế thừa có
phê phán những thành tựu khoa học đã đạt được trong các cơng trình khoa
học đã công bố.
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi xem xét các sự vật, hiện
tượng đặt trong mối quan hệ tác động qua lại nhau và thường xuyên vận động.
Quá trình nghiên cứu luận án tiến hành dựa trên các luận điểm cơ bản khung
lý thuyết về tổ chức bộ máy, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
Quản lý nhà nước đối với DNCVNN tại Việt Nam sử dụng trong luận án được
xây dựng trên nền tảng khoa học quản lý kinh tế.


4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu luận án
4.2.1 Cách tiếp cận và khung phân tích
Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn nhà nước đặt trong khung khổ nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam.
Hình 1.1. Khung phân tích
Nghiên cứu lý luận về chủ
sở hữu, tổ
chức về mơ hình tổ chức
chủ sở hữu
Khung lý thuyết về mơ
hình chủ sở hữu nhà
nước tại DNCVNN


Các mơ hình chủ sở
hữu nhà nước tại
DNCVNN

Khảo sát, thu thập
thơng tin, số liệu, tổng
hợp, phân tích, đánh giá

Phân tích, đánh
giá thực trạng
mơ hình chủ sở
hữu nhà nước
tại DNCVNN tại
VN

Nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế về
mơ hình chủ sở hữu
nhà nước tại
DNCVNN
Bài học kinh nghiệm

Đánh giá các mô hình chủ sở hữu nhà nước
tại DNCVNN

Đề xuất giải pháp, kiến nghị

4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
Số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm cả số liệu thứ cấp và số

liệu sơ cấp.
Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được khai thác qua các
kênh như: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các xuất bản phẩm đã có, các cơng trình
khoa học đã được cơng bố, các báo cáo hàng năm về tình hình hoạt động
DNCVNN


của Bộ Tài chính, thơng tin số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan
nghiên cứu, các cơ quan có liên quan của Trung ương Đảng, các cơ quan quản
lý nhà nước, các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, bài
viết của các chuyên gia nghiên cứu về hoạt động DNCVNN, qua báo chí, qua
internet, đài, truyền hình, các Đề án, tọa đàm, hội thảo khoa học liên quan đến
luận án …Tuy nhiên, nghiên cứu sinh sẽ xử lý, phân tích lại các số liệu thứ cấp
cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.
Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng trong luận án chủ yếu được tiến hành thu
thập thông quan việc điều tra xã hội học bằng cách phỏng vấn một số Lãnh đạo
DNCVNN, chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà quản lý chuyên sâu
về DNCVNN (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số bộ ngành, tập đồn,
tổng cơng ty nhà nước, một số chuyên gia, nhà khoa học). Thu thập từ điều tra
chọn mẫu với hai đối tương (thông qua bảng hỏi): doanh nghiệp và chuyên gia.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng, phân tích, xử lý số liệu điều tra;
tổng hợp dữ liệu thứ cấp theo chuyên đề. Thu thập thơng tin và kết quả nghiên
cứu trong và ngồi nước, đánh giá, phân tích.
Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin, số liệu: Cách thức tiến hành
lấy thơng tin là sự kết hợp giữa việc tự lấy phiếu, lấy phiếu thông qua gửi
email, trao đổi điện thoại, thảo luận với chuyên gia về số liệu và thông tin trao
đổi. Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, xử lý tổng hợp
lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong luận án.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát, cụ thể:
Điều tra bằng bảng hỏi (phụ lục 2) đối với một số tập đoàn, tổng công ty nhà

nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tiến hành khảo sát
thực tế hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đánh giá
thực trạng, tổng hợp các vấn đề hạn chế, tồn tại của Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp, các giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện mơ hình chủ sở
hữu nhà nước tại


doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Các số liệu sơ cấp sử dụng trong luận án chủ yếu được tiến hành thu thập
thông quan việc điều tra xã hội học, giúp luận án có được thơng tin chính xác,
mang tính hệ thống, các nhận định xác thực nhằm đưa ra các giải pháp khả thi
trong thực tiễn.
Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và điều tra dưới hình thức bảng hỏi
(phụ lục 2) với các nhà quản lý, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực
QLNN đối với các DNCVNN nhằm thấy được kết quả, tồn tại, hạn chế trong
công tác QLNN đối với mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cũng như
nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Qua đó tổng hợp ý kiến để đưa ra các giải
pháp hồn thiện mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN giai đoạn từ nay
đến 2030.
Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, so sánh: Luận án thực
hiện phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra
được từ các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu, tư liệu đã có, kết hợp với phân
tích các số liệu thống kê, các báo cáo của các bộ, ngành Trung ương, tọa đàm,
hội thảo khoa học, kết hợp với tổng kết, khái quát các hoạt động thực tiễn
thông qua kinh nghiệm cá nhân của NCS, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng
và đưa ra giải pháp hồn thiện mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã làm rõ thêm khái niệm DNCVNN, củng cố thêm
khung lý thuyết về mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN như định hình
mơ hình chủ sở hữu nhà nước có hai loại hình (tổ chức hành chính nhà nước

và dưới dạng doanh nghiệp). Thiết lập mơ hình gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế
vận hành, nguồn lực thực hiện xác định mục tiêu thiết lập mô hình, các nhân
tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình.
Thứ hai, từ khung lý thuyết được xây dựng, luận án giúp cho việc nhận
dạng các mơ hình chủ sở hữu nhà nước ở trong nước cũng như trên thế giới
thuộc loại mơ hình nào, dựa vào kinh nghiệm quốc tế rút ra bài học kinh
nghiệm để xây


dựng tiêu chí, ngun tắc để lựa chọn được mơ hình cho phù hợp; .
Thứ ba, luận án đã đi sâu nghiên cứu, phân tích đánh giá xác định vị trí,
sứ mệnh, quy mơ, đóng góp của DNCVNN đối với nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Để từ đó định hình cho việc áp dụng mơ hình
chủ sở hữu nhà nước cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Thứ tư, luận án cũng chỉ ra những điểm hợp lý, chưa hợp lý và nguyên
nhân tồn tại hạn chế của mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt
Nam hiện nay để đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện mơ
hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN từ nay đến năm 2030 như: (1) Hồn
thiện mơ hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (2) Hoàn thiện
mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của các bộ ngành, địa phương.
Nhằm thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, tiếp tục
nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới, cơ cấu lại DNCVNN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về lý luận, luận án góp phần bổ sung thêm nhận thức về mơ hình chủ
sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Những phân tích, luận giải về khái niệm, nội
dung, mục tiêu, những nhân tố ảnh hưởng đến mơ hình chủ sở hữu nhà nước
góp phần tạo lập luận cứ khoa học cho các nghiên cứu cụ thể về mơ hình chủ
sở hữu nhà nước tại DNCVNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Về thực tiễn, những vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần thiết

thực vào việc luận giải, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện mơ
hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam trong những năm tới.
Luận án được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho Trung ương
Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, địa phương,
doanh nghiệp có vốn nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học; cung cấp luận
cứ khoa học và thực tiễn cho quá trình đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả
DNCVNN từ nay đến 2030. Đồng thời, luận án cung cấp tài liệu hữu ích cho
đào tạo sau đại học


chuyên ngành kinh tế về nghiên cứu, giảng dậy liên quan đến mơ hình chủ sở hữu
nhà nước tại DNCVNN.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần: Mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu,
danh mục các hình, danh mục các hộp, danh mục các cơng trình nghiên cứu
của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục…, nội dung chính của luận
án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mơ hình chủ sở
hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
Chương 3: Thực trạng mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hồn thiện mơ hình chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam.


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay, ở trong nước và
nước ngoài, đã có rất nhiều cơng trình và đề tài nghiên cứu về DNCVNN và
quản lý DNCVNN. Qua quá trình tổng hợp tư liệu, tìm hiểu các cơng trình
nghiên cứu khoa học đã thu thập được trong lĩnh vực DNCVNN và quản lý
DNCVNN có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu như sau:
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

Trong nội dung mục này sẽ tổng quan kết quả nghiên cứu thể hiện qua
các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến Mơ hình chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp trên các khía cạnh sau: Kết quả nghiên cứu về vị trí,
vai trị, bản chất của DNCVNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Kết quả nghiên cứu liên quan đến mơ hình lý thuyết
và kinh nghiệm quốc tế về các mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp
(mơ hình tập trung, mơ hình phân tán, mơ hình vừa tập trung vừa phân tán).
Kết quả nghiên cứu về thực trạng Mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh
nghiệp ở Việt Nam từ 1993 đến nay.
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về vị trí, vai trò, bản chất của doanh
nghiệp có vốn nhà nước
Bài viết “tái cấu trúc DNCVNN, một số vấn đề nguyên tắc và phương
pháp tiếp cận” của tác giả Nguyễn Mạnh Quân, đã nêu hai quan điểm về vai
trị của DNCVNN “DNCVNN cần loại bỏ vì hoạt động kém hiệu quả, nhưng
không không thể bác bỏ được vai trị khơng thể phủ nhận của DNCVNN đối
với sự phát triển kinh tế của quốc gia, sự chuyển đổi cơ chế kinh tế dẫn đến
những thay đổi về vai trò, chức năng của DNCVNN”[103], bài viết cũng làm
rõ thêm về nhận thức theo quan điểm quản lý đối với DNCVNN trong cơ chế
kinh tế thị trường,


cũng như đề xuất một số phương hướng giải pháp cho quá trình tái cấu trúc
DNCVNN ở Việt Nam.

Bài viết “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước” của tác giả Phạm Việt Dũng cũng khẳng định
trong thành phần kinh tế nhà nước, DNCVNN giữ vị trí cơ bản và rất to lớn
[89].
Bài viết “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay” của tác
giả Ngô Quang Minh, đã nêu rõ mối quan hệ về chế độ sở hữu giữa toàn dân
với Nhà nước và quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước chưa
rõ ràng, nên có tình trạng tài sản cơng trở thành “vơ chủ”, hoạt động kém hiệu
quả. Để đổi mới, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, cần có
những thay đổi trong nhận thức và thực tiễn, nhất là nhận thức lại vai trị đích
thực của DNCVNN theo đúng tinh thần của các văn kiện của Đảng [98].
Có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí, vai trị của DNCVNN trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thậm chí một số quan
điểm trái ngược nhau. Như trong bài viết của tác giả Trần Thị Minh Châu về
“Tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN ở Việt Nam”,
đã đưa ra quan điểm DNCVNN phải giữ vị trí, vai trị đủ để giúp thành phần
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bởi đây là điều kiện để Nhà nước ta giữ
được định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngược lại với quan điểm này là bài viết về
“Đổi mới Mơ hình tăng trưởng kinh tế và nhiệm vu tái cơ cấu khu vực
DNCVNN” của tác giả Trần Đình Thiên, tác giả này cho rằng nên coi
DNCVNN như các doanh nghiệp khác, có hiệu quả thì tồn tại, khơng hiệu quả
thì thối vốn nhà nước, không nên coi DNCVNN là công cụ điều tiết vĩ mơ
của nhà nước vì làm như vậy là sai chức năng của DNCVNN.
Về vai trò của DNCVNN trên các diễn đàn, hội thảo khoa học cũng có
ý kiến cho rằng: (1) Thu hẹp phạm vi và đóng góp của DNCVNN: DNCVNN
tiếp tục tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: An
ninh, quốc phòng; độc quyền tự nhiên; cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết
yếu; và



một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn, là lực
lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế,
ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước như các nghị quyết của Trung ương Đảng. Về bản chất là thu hẹp và
giảm sự đóng góp của DNCVNN trong nền kinh tế. Cũng có ý kiến cho rằng:
(2) Phát triển DNCVNN theo hướng thực hiện chiến lược quốc gia và mang
lại lợi ích quốc gia: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tập trung vào
những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: An ninh, quốc phòng; độc
quyền tự nhiên; cung cấp hàng hóa dịch vụ cơng thiết yếu; và một số ngành
công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn, những ngành và lĩnh
vực mang lại lợi ích quốc gia với số lượng ít nhưng quy mơ lớn, quản trị hiện
đại, bình đẳng với các thành phần kinh tế ngồi nhà nước, có khả năng cạnh
tranh trong khu vực và quốc tế.
Về vấn đề vai trò của DNCVNN, tác giả Nguyễn Kế Tuấn cũng có quan
điểm rằng “Các tập đồn kinh tế nhà nước khơng đạt được mục tiêu, kỳ vọng;
thậm chí một số hoạt động của chúng còn tạo nên gánh nặng và mối lo ngại của
cả xã hội” [116].
Cuốn sách Thành công và bài học đắt giá của doanh nghiệp nhà nước
của tác giả Lê Quốc Lý chủ biên [96], nhiều bài viết trong cuốn sách của các
tác giả đã nêu bật những vấn đề được, chưa được của DNNN và những vấn đề
cần phải đổi mới, cải cách DNNN. Trong đó đã tập trung đi sâu vào những bất
cập về thể chế đối với DNNN, vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam
dần thu hẹp về phạm vi; hoạt động của DNNN khơng hiệu quả bằng khu vực
ngồi nhà nước; lúng túng trong việc lựa chọn mơ hình chủ sở hữu nhà nước
tại DNCVNN. Các tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau liên quan đến
vấn đề mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, song những nội dung này
thực sự có ý nghĩa khi triển khai nghiên cứu mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
DNCVNN ở Việt Nam.



1.1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến mơ hình lý thuyết và kinh
nghiệm quốc tế về mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước.
Đề tài khoa học cấp quốc gia KX04.09/06-10, giai đoạn 2006-2010:
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do tác giả Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm Đề tài. Tác giả đã làm rõ bản
chất của sở hữu và thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế và các
loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đề tài có
ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết trong việc
xác định mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN để thực hiện quyền của
chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.
Bài viết “Mơ hình hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước:
Kinh nghiệm của Trung quốc, Singapo và bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam” của tác giả Trần Tiến Cường, tác giả đã chỉ ra kinh nghiệm của Trung
quốc và Xing-ga-po trong việc hình thành và quản lý các tập đoàn kinh tế nhà
nước, cũng như mơ hình cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền của chủ
sở hữu nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tác giả cũng rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc lựa chọn mơ hình chủ sở
hữu nhà nước tại DNCVNN: cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và
chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN[74].
Cuốn sách “Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước- pháp luật điều
chỉnh và mơ hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Trần Tiến
Cường
[72] đã nêu kinh nghiệm quốc tế về mơ hình chủ sở hữu nhà nước tại
DNCVNN ở một số nước Châu Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Niu-di-lân), các
nền kinh tế mới ở Châu Á (Hàn Quốc, Sing-ga-po), Đơng Âu (Hung-ga-ri),
nước có điều kiện kinh tế xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
(Trung Quốc). Nhằm lý giải các vấn đề về mục tiêu và phương thức đầu tư
của Nhà nước,



quyền của chủ sở hữu nhà nước, người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền chủ sở hữu
nhà nước và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu về “Mơ hình Uỷ ban giám sát và quản lý tài sản
nhà nước (Sasac) ở Trung quốc” của tác giả Hoàng Văn Hải và tác giả Trần
Thị Hồng Liên, nhóm tác giả đã nêu cơ sở pháp lý để hình thành Sasac, cũng
như chức năng, nhiệm vụ, mơ hình tổ chức của Sasac từ Trung ương đến địa
phương[92].
Cuốn sách “Đổi mới mơ hình đại diện đại diện chủ sở hữu nhà nước
đối với doanh nghiệp nhà nước: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dung
vào Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Cung, Bùi Văn Dũng [71] đã cung
cấp những thông tin về cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới mơ hình
tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN theo hướng
tách chức năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của
một số quốc gia và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đăng trên
website www.duthaoonline.quochoi.vn đã nêu kinh nghiệm giám sát và quản
lý vốn tại DNCVNN của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước của các nước như: Cơ quan Tư vấn giám sát doanh nghiệp nhà nước
(DNCVNN) của New Zealand, Hội đồng Đánh giá quản lý DNCVNN của
Hàn Quốc, Văn phịng Kiểm tốn nhà nước ở Phần Lan, Văn phịng Kiểm
tốn doanh nghiệp (DN) ở Hungary và Xing-ga-po, Vụ DN cơng và tư nhân
hóa Maroc hoặc Uỷ ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước (SASAC) của
Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tách bạch chức năng quản lý
nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DN, tập trung đầu mối thực
hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước.



Dự án Luật Quản lý, sử dung vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIII [133], bao gồm: Báo cáo kinh
nghiệm quốc tế về đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Báo cáo
phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách và hoạt động của DNNN;
Báo cáo đánh giá tác động Dự án luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp,… là nguồn tư liệu tham khảo phong phú cho Luận án.
1.1.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng mơ hình chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cần phân tách rõ giữa
chức năng quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước” của tác giả
Phan Thị Hồng Nhung. Bài viết nêu quan điểm: có q nhiều cơ quan nhà
nước ln thực hiện song hành, vừa là chủ thể quản lý nhà nước, vừa là chủ
thể đại diện sở hữu DNCVNN hoặc đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp; quá trình đẩy mạnh tái cấu trúc DNCVNN nhất định phải giải quyết
vấn đề này bằng công cụ luật pháp [100].
Bài viết “tái cấu trúc DNCVNN và vấn đề phân tách chức năng chủ sở
hữu và chức năng quản lý nhà nước đối với DNCVNN” của tác giả Trần Tiến
Cường, tác giả đã nêu cách tiếp cận trong tái cấu trúc DNCVNN, cũng như
yêu cầu của việc phân tách chức năng đại diện chủ sở hữu và đề xuất một số
giải pháp phân tách chức năng đại diện chủ sở hữu [76].
Bài viết “Mơ hình tập đồn kinh tế ở Việt Nam và khung pháp lý cho
hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước” của tác giả Trần Văn Tá. Tác giả
đã nêu mơ hình tập đồn kinh tế ở nước ta, cũng như những hạn chế, bất cập
lớn nhất đó là hành lang pháp lý cho hoạt động của các Tập đồn kinh tế qua
6 năm thí điểm mơ hình tập đồn kinh tế Nhà nước kể từ khi tập đoàn kinh tế
Nhà nước đầu tiên được thành lập vào năm 2005 và đến nay với 12 tập đoàn
kinh tế hoạt động theo mơ hình này [113].


Bài viết “Tái cơ cấu DNCVNN các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy”

của tác giả Trần Đình Thiên và các cộng sự, đã nghiên cứu việc thực hiện
chương trình tái cấu trúc khu vực DNCVNN: đẩy mạnh cổ phần hóa để thu
hẹp khu vực DNCVNN, các DNCVNN thối vốn khỏi các lĩnh vực kinh
doanh mà DNCVNN không cần nắm giữ và nâng cao năng lực quản trị tại các
DNCVNN. Bài viết cũng đánh giá các cải tiến Mơ hình quản trị DNCVNN và
mơ hình cơ quan chủ sở hữu nhà nước trong thời gian vừa qua chưa thực sự
mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét [117].
Bài viết “Tổng quan tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng
tại Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Bá đã nêu đổi mới sâu sắc, toàn diện cơ
cấu và cơ chế quản lý DNCVNN, nâng cao hiệu quả hoạt động DNCVNN,
trước hết là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bài viết đã đưa ra các giải
pháp cơ bản để đổi mới cơ cấu lại và quản lý DNCVNN trong đó có giải pháp
tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước
và chức năng giám sát độc quyền trong kinh doanh của các cơ quan hành
chính nhà nước [97].
Luận án “Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Phương [102], đã làm rõ những
vấn đề về lý luận về những nội dung, nhiệm vụ thực hiện cơ chế đại diện chủ
sở hữu, thực trạng thực hiện cơ chế đại diện chủ sở hữu từ các cơ quan nhà
nước đến người đại diện thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp ở Việt Nam. Tác giả cũng luận giải và làm rõ việc cần thiết phải
tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và chức
năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước, khuyến nghị việc
lựa chọn cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tập trung thống nhất, nâng cao
vai trò trách nhiệm, kiểm soát người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh
nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động của DNNN tập trung vào những lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế. Tăng cường kiểm tra giám sát doanh nghiệp, chống
thất thốt, lãng phí, tham nhũng.



Các bài viết trong kỷ yếu hội thảo “Mơ hình quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp trong tiến trình tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam” do Trường đại
học Kinh doanh và Cơng nghệ và Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức tháng 4
năm 2017. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học nêu các
vấn đề như “Kinh nghiệm quốc tế về mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp và bài học cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Viết Lợi Viện trưởng Viện
Chiến lược và chính sách tài chính, tác giả cũng chỉ ra những mơ hình tập trung,
mơ hình phân tán, mơ hình hỗn hợp, loại hình tổ chức là doanh nghiệp hay cơ
quan quản lý nhà nước mà các nước trên thế giới đang áp dụng; “Đề án thành
lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn
Đình Cung Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, trong đề án thành lập cũng lý giải mơ hình phân tán, mơ hình tập trung, mơ
hình hỗn hợp, mơ hình được thành lập là doanh nghiệp hay cơ quan quản lý nhà
nước và đề xuất thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là mơ
hình hỗn hợp với loại hình là cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều bài viết trong kỷ
yếu Hội thảo nêu nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn mơ hình, như
bài viết “Quản lý và đầu tư kinh doanh vốn nhà nước của SCIC thực trạng và
những vấn đề đặt ra” mơ hình lựa chọn là mơ hình tập trung với loại hình là
doanh nghiệp khơng cơ quan quản lý nhà nước.
Cuốn sách tham khảo “Tách chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức
năng quản lý nhà nước đối với DNNN: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng
dung vào Việt Nam” của nhóm tác giả, chủ biên Bùi Văn Dũng (CIEM, 2013)
[88] đã lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về việc tách
chức năng sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN,
đồng thời cũng nêu lên thực trạng việc chưa tách bạch chức năng chủ sở hữu
với chức năng quản lý nhà nước ở Việt Nam, nhiều cơ quan nhà nước tham
gia thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước khiến cho hiệu lực và hiệu quả
quản lý của chủ sở hữu nhà nước còn thấp, là một trong những nguyên nhân
làm DNNN ở Việt Nam hoạt động kém hiệu quả không tương xứng với nguồn
lực nắm giữ,



×