Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

236 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội,Luận văn Thạc sỹ Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.49 KB, 112 trang )


W............................................................ ,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

_ IW

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÙI BÍCH PHƯỢNG

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÙI BÍCH PHƯỢNG

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn trung
thực và chua đuợc nghiên cứu trong các cơng trình khoa học khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015
Học viên cao học

BÙI BÍCH PHƯỢNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC VÀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..................4
1.1.


LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.........4

1.1.1. Ngân sách Nhà nước..............................................................................4
1.1.2.................................................................................................................

Thu

Ngân sách Nhà nước.................................................................................. 8
1.1.3. Chi Ngân sách Nhà nước..................................................................... 11
1.2.

QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.............................15

1.2.1. Khái niệm quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước................................ 15
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội................................................................................17
1.2.3. Nội dung cơ bản về quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước..................20
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước.............29
1.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA MỘT SỐ NƯỚC....................................................................................30
1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước của một số nước
trên thế giới ................................................................................................... 30
1.3.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................34
2.1.

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM Tự NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THỦ


ĐÔ HÀ NỘI....................................................................................................34
2.1.1.......................................................................................................Đ
điểm tự nhiên của Thành phố Hà Nội..............................................34

ặc


2.2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014..........37
2.2.1.....................................................Lập dự toán Ngân sách Nhà nước 37
2.2.2..........................................Chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước 44
2.2.3.......................................................Quyết toán Ngân sách Nhà nước 53
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH
NHÀ
NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014.................56
2.3.1....................................................................Những kết quả đạt được 56
2.3.2.......................................................................Những hạn chế, tồn tại 63
2.3.3...............................................Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.................................................................................................74
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.............74
3.1.1. Về mục tiêu tổng quát......................................................................... 74
3.1.2. Về mục tiêu cụ thể...............................................................................74
3.2.


ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................................77
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................78
3.3.1. Đ ối với cơng tác................................ lập dự tốn Ngân sách Nhà nước 78
3.3.2. Đ ối với cơng tác.....................chấp hành dự tốn Ngân sách Nhà nước 79
3.3.3. Đối với cơng tác................................. quyết tốn Ngân sách Nhà nước 84
3.3.4. Các giải pháp khác...............................................................................85


3.4. KIẾN NGHỊ............................................................................................89
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3.4.1. Đ ối với Chínhphủ...............................................................................89
3.4.2. Đ ối với các cơ quan của Thành phố Hà Nội.......................................91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................95
KẾT LUẬN....................................................................................................96
Ký hiệu
Tên đầy đủ
HDND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT - XH


Kinh tế - xã hội

Ns

Ngân sách

NSDP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTP

Ngân sách Thành phố

NSTW
TP

Ngân sách trung ương
Thành phố

XDCB
UBND

Xây dựng cơ bản
Ủy ban nhân dân




DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình thu NSNN trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012-2014......47
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện chi NSDP của TP Hà Nội năm 2012-2014 .... 50
Bảng 2.3: Tình hình chi DTPT của NSDP TP Hà Nội giai đoạn 2012-2014.51
Bảng 2.4: Tình hình chi thường xuyên của NSDP TP Hà Nội giai đoạn 20122014.................................................................................................................52
Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN của Mỹ, Dức, Canada...........................................6
Sơ đồ 1.2: Hệ thống Ngân sách Nhà nước của Việt Nam.................................8


1
MỞ ĐẦU
1. T inh cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế ở nước ta
hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng linh hoạt các cơng cụ, chính sách tài
chính - tiền tệ; đặc biệt là các chính sách về thu, chi Ngân sách Nhà nước.
Điều này góp phần khơng nhỏ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế; đảm bảo phân bổ
nguồn lực hợp lý, lành mạnh hóa tình hình tài chính quốc gia, thực hiện cơng
bằng xã hội; thúc đẩy động viên tồn bộ nguồn lực để phát triển kinh tế-xã
hội, đáp ứng địi hỏi đổi mới đất nước.
Thủ đơ Hà Nội với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa,
khoa học, giáo dục và kinh tế của cả nước; trong những năm qua đã đạt được
những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội. Qua hơn 10 năm thực hiên
Luật Ngân sách Nhà nước, cân đối ngân sách Thành phố đang ngày càng
vững chắc, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, không những cơ bản đảm
bảo được nhu cầu chi thiết yếu của Thành phố mà còn dành một phần đáng kể
cho chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác quản lý thu, chi

ngân sách của Thành phố Hà Nội vẫn còn những khiếm khuyết, tồn tại. Thu
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố vẫn xảy ra tình trạng thất thu,...
Trong khi đó cơng tác quản lý chi ngân sách Thành phố chưa thực sự hiệu
quả. Việc thất thoát, lãng phí, tham nhũng Ngân sách Nhà nước vẫn diễn ra ở
một số đơn vị gây bất bình trong dư luận xã hội. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt
ra đối với Thành phố Hà Nội là phải tìm ra những giải pháp để quản lý tốt
nguồn thu, chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, qua thời gian cơng tác tại Sở Tài
chính Hà Nội, tơi xin chọn đề tài “Giải pháp hồn thiện công tác quản lý
thu, chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận


2
văn tốt nghiệp Cao học của mình.
2 . Mụ C đích nghiên cứu
2.1Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống lý luận quản lý về thu, chi NSNN, đề tài đi sâu
phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, nêu lên những hạn chế và ngun
nhân để từ đó xây dựng giải pháp nhằm hồn thiện công tác này.
2.2Mục tiêu cụ thể
- Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận về Ngân sách Nhà nuớc và
quản lý thu, chi NSNN; đua ra quan điểm về các nhân tố ảnh huởng cũng nhu
bài học kinh nghiệm của các nuớc trên thế giới trong quản lý thu, chi NSNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn
Thành phố Hà Nội để rút ra những thành công, tồn tại và làm rõ nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng, hồn thiện cơng
tác quản lý thu, chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
Thành phố, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
3 . Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu

3.1Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nuớc.
3.2Phạm vi nghiên cứu:
* Lĩnh vực nghiên cứu:
- Vê lý luận: đề tài đã hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề cơ bản về
công tác quản lý thu, chi NSNN ở địa phuơng.
- Vê thực tiễn: đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý
thu, chi NSNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập, trên cơ sở đó
xây dựng các giải pháp nhằm hồn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách
các năm tiếp theo.
* Thời gian nghiên cứu:


3
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu, chi NSNN của
Thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến 2014.
*Khơng gian nghiên cứu:
Quy trình quản lý thu, chi NSNN gồm ba buớc: Lập dự toán NSNN,
Chấp hành dự toán NSNN và Quyết toán NSNN trên địa bàn TP Hà Nội.
4. Phương phá p nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp khác, như:
phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp so sánh và phân tích.
5. Ket cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về thu, chi Ngân sách Nhà nước và quản lý
thu, chi Ngân sách Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu, chi

NSNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước
Ngân sách là một phạm trù kinh tế gắn liền với việc tạo lập và sử dụng
quỹ tiền tệ của một chủ thể nhất định trong một thời gian nhất định. Chủ thể
sử dụng quỹ tiền tệ có thể là một cá nhân, một gia đình, một tổ chức, một địa
phương hoặc một quốc gia. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là Ngân
sách Nhà nước.
Đến nay, thuật ngữ NSNN được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế
xã hội, tuy nhiên chưa có một quan điểm thống nhất về khái niệm NSNN.
Hiện nay có 3 quan điểm phổ biến về NSNN như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng NSNN là một bản dự tốn thu chi tài
chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm). Cách quan niệm này đúng về hình thức, nhưng đó chỉ là một giai đoạn
của quá trình NSNN và cũng chưa thể hiện được vị trí của NSNN.
- Quan điểm thứ hai cho rằng NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước. Cách quan niệm này đã thực thể hóa được NSNN và cũng nêu lên được
vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ khác. Nhưng quan điểm này chưa phản
ánh được vị trí cân đối vĩ mơ của NSNN trong nền kinh tế quốc dân.
- Quan điểm thứ ba cho rằng NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế
giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và
phân phối các nguồn tài chính. Cách quan niệm này nói lên được NSNN chứa
đựng các quan hệ kinh tế - tức nói lên được bản chất của NSNN, nhưng nó lại



5
khơng nói lên được thực thể NSNN là gì.
Những quan điểm trên hoặc là phản ánh mặt cụ thể, mặt vật chất của
NSNN, hoặc là thể hiện nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, mà chưa bao
quát được hết khái niệm về NSNN.
Trong thực tế, hoạt động của NSNN nhìn bề ngồi là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước ở trên hầu hết các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ
thể kinh tế xã hội. Hoạt động này rất đa dạng và phong phú, tuy vậy, chúng
cũng có những đặc điểm chung:
- Các hoạt động thu - chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh
tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định.
- Những hoạt động thu - chi tài chính đó đều chứa đựng những nội
dung kinh tế - xã hội nhất định và chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi
ích nhất định.
Bằng quyền lực tối cao của mình Nhà nước có thể sử dụng các cơng cụ
sẵn có để bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn
lực tài chính cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nước khơng thể dựa vào quyền lực của
mình để huy động sự đóng góp của xã hội bằng mọi giá, dưới bất kỳ hình thức
nào mà phải có giới hạn hợp lý. Đó chính là việc giải quyết một cách hài hịa
giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các thành viên trong xã hội. Nếu chỉ chú
trọng đến lợi ích của Nhà nước mà khơng chú ý đến lợi ích của xã hội thì
quan hệ giữa nhà nước và xã hội trở nên căng thẳng, sản xuất đình trệ, ảnh
hưởng tới đời sống của nhân dân. Do đó, cần khẳng định NSNN đằng sau
những con số thu, chi là thể hiện các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội.
Mọi hoạt động thu - chi của NSNN đều nhằm tạo lập và sử dụng các
nguồn lực tài chính, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và
các chủ thể trong xã hội. Đó là mối quan hệ giữa phần nộp vào NSNN và
phần để lại cho các chủ thể kinh tế. Phần nộp vào NSNN tiếp tục được phân



6
phối nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và phục vụ các nhu cầu
phát triển kinh tế -xã hội nói chung.
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu NSNN một cách khái quát
như sau: NSNNphản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và
các chủ thể trong xã hội, phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện
các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
1.1.1.2. Hệ thống Ngân sách Nhà nước [13]
Hệ thống Ngân sách Nhà nước được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách
có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi
của mỗi cấp ngân sách. NSNN luôn gắn với sự ra đời của Nhà nước, phù hợp
với mơ hình tổ chức nhà nước, hiến pháp và pháp luật. Các quốc gia trên thế
giới đều có sự phân chia NSNN thành NSTW và ngân sách cấp địa phương
(cấp dưới). Sự phân định NSTW và NSDP ở một số nước như sau:
- Ở các nước Nhật, Anh, Italia ..., hệ thống NSNN được tổ chức thành
hai cấp: NSTW và ngân sách của các chính quyền địa phương.
- Ở các nước Mỹ, Dức, Canada.., hệ thống NSNN được tổ chức thành
ba cấp: Ngân sách liên bang, Ngân sách bang và Ngân sách địa phương.

Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN của Mỹ, Đức, Canada
- Hệ thống NSNN của Pháp được phân thành 4 cấp phù hợp với cơ cấu
tổ chức hành chính, bao gồm: NSTW, ngân sách vùng, ngân sách tỉnh và ngân
sách xã. Mặc dù các cấp ngân sách có tính độc lập tương đối nhưng ở giác độ


7
quản lý thu, chi ngân sách đều phải chấp hành một cơ chế thống nhất theo quy
định của pháp luật.

- Ở Trung Quốc hiện nay đang thực hiện quy định mỗi cấp chính quyền
là một cấp ngân sách, xây dựng hệ thống tổ chức NSNN gồm 5 cấp: NSTW;
ngân sách tỉnh (khu tự trị, Thành phố trực thuộc); ngân sách Thành phố thuộc
khu (châu tự trị); ngân sách huyện (huyện tự trị, Thành phố không thuộc khu,
khu trực thuộc Thành phố); ngân sách xã (xã dân tộc, thị trấn).
Trong hệ thống NSNN của các quốc gia, mỗi cấp hành chính đều có
một cấp ngân sách tuơng ứng. Mỗi quan hệ giữa các cấp ngân sách đuợc
thể hiện nhu sau: NSTW đuợc giao chi phối phần lớn các khoản thu và chi
quan trọng; NSDP đuợc giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và các
khoản chi có tính chất địa phuơng và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa
phuơng (bang, vùng, tỉnh, huyện, xã) đều đuợc phân định nguồn thu và
nhiệm vụ chi cụ thể.
Ở Việt Nam, tổ chức hệ thống NSNN cũng phù hợp với tổ chức bộ máy
nhà nuớc. Theo Hiến pháp, mỗi cấp hành chính có một cấp ngân sách riêng,
cung cấp phuơng tiện vật chất cho chính quyền đó thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Hệ thống ngân sách hiện nay bao gồm:
NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phuơng (NSDP); trong đó,
NS P bao gồm:
- Ngân sách tỉnh, Thành phố trực thuộc trung uơng (gọi chung là ngân
sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách các huyện, quận, thị xã,
Thành phố thuộc tỉnh;
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã,
phuờng, thị trấn;
- Ngân sách các xã, phuờng, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).


8

S ơ đồ 1. 2: Hệ thống Ngân s á ch Nh à nước củ a Việt Na m

Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định
nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số
bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình
thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện
nhiệm vụ đó;
- Ngồi việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi
vừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của
cấp khác.
1.1.2. Thu Ngân s á ch Nh à nước
1.1.2.1. Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước
Khi Nhà nước ra đời, để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của mình,
Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa nhằm huy động sự đóng góp của dân cư


9
để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nuớc. Lúc đầu, Nhà nuớc sử
dụng nó để ni bộ máy nhà nuớc; sau đó phạm vi sử dụng đuợc mở rộng dần
theo sự phát triển của các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nuớc. Ngày nay, Nhà
nuớc còn sử dụng NSNN để chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát
triển kinh tế. Do vậy, hệ thống thu NSNN ngày càng đuợc hoàn thiện.
Thu NSNN là hoạt động của nhà nuớc nhằm tạo lập quỹ NSNN theo
những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã đuợc
cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của nhà nuớc. [1]
Về mặt bản chất, thu NSNN là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia

giữa nhà nuớc và các chủ thể kinh tế dựa trên quyền lực nhà nuớc nhằm giải
quyết hài hoà lợi ích kinh tế. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan xuất
phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nuớc cũng nhu yêu cầu
thực hiện chức năng kinh tế-xã hội của nhà nuớc.
1.1.2.2. Đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, thu NSNN trong bất cứ xã hội nào đều gắn liền với chức
năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nuớc. Sự ra đời, tồn tại và
phát triển của Nhà nuớc là điều kiện xuất hiện các khoản thu NSNN. Nguợc
lại, các khoản thu NSNN là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nuớc.
Thứ hai, thu NSNN đuợc thực hiện theo ngun tắc hồn trả khơng trực
tiếp là chủ yếu. Đối với hầu hết các khoản thu NSNN, chủ thể nộp NSNN
khơng đuợc nhà nuớc cam kết hồn trả duới bất kỳ hình thức gì và những lợi
ích mà chủ thể đó đuợc nhận từ nhà nuớc cũng khơng so sánh về mặt giá trị
với số tiền đã nộp.
Thứ ba, thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của
các phạm trù giá trị khác nhau nhu giá cả, thu nhập, lãi suất,... trong đó, chỉ


10
tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh huởng đến quy mơ
và mức độ động viên của thu Ngân sách Nhà nuớc là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP). Sự vận động của các phạm trù giá trị này vừa tác động đến sự tăng
giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết các công cụ thu
Ngân sách Nhà nuớc.
1.1.2.3. Nội dung thu Ngân sách Nhà nước
Để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, cơng khai, minh bạch,
đảm bảo trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý của các đối tuợng thì việc
phân chia các khoản thu hết sức quan trọng. Căn cứ vào nội dung kinh tế, các
khoản thu Ngân sách Nhà nuớc ở nuớc ta gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nuớc theo luật định,
thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể
nhân và pháp nhân vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nuớc
và phục vụ cho lợi ích cơng cộng.
Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tu cung cấp các dịch vụ công
cộng không thuần tuý theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ
chức, cá nhânphải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó.
Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ
hành chính pháp lý của Nhà nuớc cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ
cho công việc quản lý Nhà nuớc theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nuớc theo quy định của
pháp luật, nhu: Tiền thu hồi vốn của Nhà nuớc tại các cơ sở kinh tế; Thu hồi
tiền vay của Nhà nuớc (cả gốc và lãi); Thu nhập từ vốn góp của Nhà nuớc vào
các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế
của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nuớc theo quy định
của Chính phủ.


11
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp: Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công
sản và đất công ích; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nuớc; Thu từ bán hoặc cho
thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nuớc.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nuớc.
- Các khoản viện trợ khơng hồn lại của chính phủ các nuớc, các tổ
chức, cá nhân ở nuớc ngồi cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và
các cơ quan, đơn vị Nhà nuớc.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di
sản nhà nuớc đuợc huởng; các khoản phạt, tịch thu; Thu hồi dự trữ nhà nuớc;

Thu chênh lệch giá, phụ thu; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển
nguồn Ngân sách Nhà nuớc từ ngân sách năm truớc chuyển sang;
Việc phân chia này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính
chất và hình thức động viên vào ngân sách; đánh giá tính cân đối, bền vững,
hợp lý về cơ cấu của các nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định
chính sách cũng nhu tổ chức điều hành ngân sách phù hợp với các mục tiêu
mà nhà nuớc theo đuổi trong từng thời kỳ. Trong cơ cấu thu ngân sách của
hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế luôn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớn nhất bởi nó đuợc trích xuất chủ yếu từ những giá trị do nền kinh tế
tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực nhà nuớc. Nền kinh tế quốc dân càng phát
triển với tốc độ cao thì nguồn thu của nhà nuớc từ thuế chiếm tỷ trọng càng
lớn trong tổng thu NSNN.
1.1.3. Chi Ngân s á ch Nh à nước
1.1.3.1. Khái niệm chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo nguyên
tắc khơng hồn trả trực tiếp nhằm trang trải cho chi phí bộ máy nhà nuớc và
thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội mà nhà nuớc đảm nhận theo những


12
nguyên tắc nhất định. [5]
Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ
NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN hình
thành các loại quỹ truớc khi đua vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình
trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách khơng trải qua việc hình
thành các loại quỹ truớc khi đua vào sử dụng.
Chi Ngân sách Nhà nuớc là nội dung của chấp hành Ngân sách Nhà
nuớc nên thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và
hành chính các cấp. Căn cứ để thực hiện chi Ngân sách Nhà nuớc là dự toán
ngân sách hàng năm, quy định của luật pháp về định mức, tiêu chuẩn chi ngân

sách. Nếu hoạt động thu Ngân sách Nhà nuớc là nhằm thu hút các nguồn vốn
tiền tệ để hình thành nên quỹ Ngân sách Nhà nuớc thì chi Ngân sách Nhà
nuớc là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã đuợc tập trung
vào quỹ tiền tệ đó. Do hoạt động thu Ngân sách Nhà nuớc vừa là tiền tệ, vừa
là cơ sở thực hiện hoạt động cho Ngân sách Nhà nuớc nên phạm vi và quy mô
của hoạt động chi Ngân sách Nhà nuớc phụ thuộc một phần vào kết quả hoạt
động thu Ngân sách Nhà nuớc.
1.1.3.2. Đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, chi NSNN gắn liền với bộ máy Nhà nuớc và những nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nuớc đảm đuơng trong từng thời kỳ. Nhà
nuớc càng đảm đuơng nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của chi NSNN
càng đuợc mở rộng và nguợc lại.
Thứ hai, chi NSNN gắn với quyền lực nhà nuớc. Chi NSNN xét về
mức độ, nội dung, cơ cấu đuợc quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất là
Quốc hội quyết định. Do đó, chi NSNN mang tính pháp lý cao làm choNSNN
trở thành cơng cụ có hiệu lực trong q trình điều hành và quản lý kinh tế xã
hội của Nhà nuớc.


13
Thứ ba, các khoản chi của NSNN mang tính chất khơng hồn trả trực
tiếp, đó là hình thức cấp phát trực tiếp của Nhà nước vào các lĩnh vực của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước. Các khoản cấp phát từ NSNN cho các ngành, các
cấp, cho hoạt động văn hóa xã hội, cho người nghèo... không phải trả lại cho
Nhà nước.
Thứ tư, chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị
khác thuộc lĩnh vực tiền tệ như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đối, tiền lương, tín
dụng, ... Mối quan hệ giữa chi NSNN với các chính sách tiền tệ, chính sách
tài chính có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh

tế vĩ mô như: tăng trưởng, công ăn việc làm, giá cả,..
1.1.3.3. Nội dung chi Ngân sách Nhà nước
Nội dung chi NSNN rất đa dạng, điều này xuất phát từ vai trị quản lý
vĩ mơ của nhà nước trong việc phát triển kinh tế -xã hội. Nó bao gồm các
khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác.
Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường
dưới một năm. Nhìn chung, đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức
năng quản lý và điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước như:
Quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hố thơng tin, thể
dục thể thao, khoa học công nghệ, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam...
Thuộc loại chi thường xuyên gồm các nhóm, mục chi sau đây:
- Chi thanh tốn cho cá nhân như tiền lương; tiền công; phụ cấp lương;
học bổng sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp như:
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn.v.v...
- Chi nghiệp vụ chun mơn: Các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ tại
các cơ quan Nhà nước như: điện nước, vệ sinh môi trường; vật tư văn phịng;
dịch vụ thơng tin; tun truyền; liên lạc, hội nghị, cơng tác phí; chi phí nghiệp


14
vụ chuyên môn của từng ngành như ấn chỉ; đồng phục trang phục.
- Chi mua sắm, sửa chữa: Các khoản chi mua đồ dùng, trang thiết bị,
phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ.
- Chi khác: Gồm những khoản chi thường xuyên không xếp vào các
nhóm trên.
Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài
thường trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo
được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước.
Các khoản chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

khơng có khả năng thu hồi vốn (chi đầu tư xây dựng cơ bản) như: các cơng
trình giao thơng, điện lực, bưu chính viễn thơng, các cơng trình văn hố, giáo
dục, y tế, phúc lợi cơng cộng...
- Chi mua hàng hố, vật tư dự trữ của Nhà nước; đầu tư hỗ trợ vốn cho
doanh nghiệp Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp
cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước; chi cho các chương trình mục
tiêu quốc gia, dự án của nhà nước.
Chi khác bao gồm những khoản chi cịn lại khơng xếp được vào nhóm
chi kể trên bao gồm như: chi trả nợ gốc và lãi; chi viện trợ; chi cho vay; chi
bổ sung quỹ dụ trữ tài chính; chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới; chi chuyển
nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
Việc phân chia các khoản chi thành chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển là rất cần thiết trong quản lý Ngân sách Nhà nước. Nó cho phép
đánh giá, so sánh các khoản chi thường xuyên phải bỏ ra cho các hoạt động
quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước làm cơ sở để xác định được hiệu quả
hoạt động của đơn vị... Đồng thời nó cũng cung cấp các thơng tin cần thiết để
nhà nước phân bổ cũng như quản lý NSNN cho các hoạt động đầu tư. Nếu


15
một quốc gia muốn tăng truởng trong dài hạn thì cần uu tiên chi NSNN cho
các chuơng trình đầu tu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.2. QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước
Quản lý thu, chi NSNN là một nội dung trọng yếu của quản lý tài
chính, do Nhà nuớc điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế - xã hội, do
đó quản lý thu, chi NSNN cần đuợc nhận thức đầy đủ.
Quản lý thu, chi NSNN được hiểu là hoạt động của các chủ thể quản
lý thu, chi NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp
quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động thu, chi

của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Chủ thể quản lý thu, chi NSNN là Nhà nuớc hoặc các cơ quan nhà
nuớc đuợc Nhà nuớc giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử
dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý thu, chi NSNN là bộ máy tài
chính trong hệ thống các cơ quan nhà nuớc.
Đối tuợng của quản lý thu, chi NSNN là các hoạt động thu, chi bằng
tiền của NSNN.
Quản lý thu, chi NSNN cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nhu sau:
- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong
quản lý thu, chi NSNN. Mọi khoản thu, chi NSNN phải đuợc ghi đầy đủ vào
dự tốn NSNN. Chỉ có dự toán NSNN đầy đủ trọn vẹn mới phản ánh đúng
mục đích chính sách và tính cơng minh của các khoản thu, chi NSNN; mọi
khoản thu, chi NSNN phải đuợc vào sổ sách kế toán và đuợc quyết toán một
cách rõ ràng, rành mạch.
- Nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu,
chi NSNN của các cấp hành chính đều phải đua vào một bản dự tốn NSNN
thống nhất theo một thể chế chính sách thống nhất. Một bản dự toán NSNN


16
gọi là thống nhất phải bao gồm tất cả các khoản thu và chi NSNN phản ánh
một các toàn diện, đầy đủ hoạt động của bộ máy chính quyền.
- Nguyên tắc cân đối thu, chi NSNN: Nguyên tắc này đòi hỏi số thu
NSNN phải bằng số chi NSNN. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi đã có
đủ các nguồn thu bù đắp. Tuy nhiên, trong thực tiễn các nước, có thể xảy ra
thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi vượt quá khả năng thu. Đây là cơ sở để
học thuyết Keynes tạo cơ sở lý luận cho nhà nước can thiệp vào nền kinh tế
thơng qua chính sách tài khoá “cởi mở” tác động vào tổng cầu của nền kinh tế
để kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, bội chi ngân sách phải ở một giới hạn
cho phép, chấp nhận được và vấn đề cơ bản là phải có biện pháp xử lý hợp lý

để hạn chế lạm phát do bội chi NSNN.
- Ngun tắc cơng khai hóa: Thu, chi NSNN phải được quản lý công
khai, minh bạch để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên
tắc công khai của thu, chi NSNN được thể hiện trong suốt chu trình NSNN
(lập dự tốn, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN) và phải được áp dụng
cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN.
- Ngun tắc rõ ràng, trung thực, chính xác: Để đảm bảo được sự thống
nhất, minh bạch, đầy đủ và trọn vẹn của Ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải
quản lý thu, chi NSNN rõ ràng, trung thực, chính xác. Tức là, dự tốn thu, chi
NSNN chính xác và được xây dựng rõ ràng, có hệ thống; khơng có quỹ ngoài
ngân sách từ các khoản thu của NSNN
Trong quản lý thu, chi NSNN, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều
phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau, như:
- Phương pháp tổ chức: được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể
quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động thu, chi của NSNN theo
những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt
hoạt động đó.


×