Bài tiểu luận
Phòng chống trục lợi
bảo hiểm phi nhân thọ
1 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
I. Khái niệm, nguyên nhân, hình thức và một số hậu quả của trục lợi bảo
hiểm phi nhân thọ
1. Khái niệm :
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,
trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm
Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm
thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và
giải quyết khiếu nại bảo hiểm”
Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân
được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo
hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao
gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm
thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi
bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo
hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng
nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này
cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Dưới đây là biểu đồ số liệu thống kê của Liên Hiệp Phòng Chống Trục Lợi
Bảo hiểm
2 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Thống kê số vụ gian lận bảo hiểm
Biểu đồ số vụ bắt giữ do gian lận bảo hiểm
3 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
2. Nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm:
Ngoài nguyên nhân chủ quan liên quan đến quyền lợi thì ngoài ra còn có một
số nguyên nhân khách quan sau:
Theo quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ thương
mại nói chung đó là, tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin
cậy lẫn nhau. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là các bên khi tham gia vào các hoạt
động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa
đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các
khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo
hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra những câu trả lời trung thực.
Chính vì vậy, những khiếm khuyết của sản phẩm, cũng như thông tin trong hợp
đồng bảo hiểm sẽ không chính xác, dẫn đến việc bồi thường hợp đồng cũng không
chính xác với thực tế.
Điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm cũng như từ ngữ sử dụng trong hợp đồng
bảo hiểm mang tính kỷ thuật và chuyên ngành bảo hiểm ,nên người mua bảo hiểm
thường không hiểu , nhưng vì không muốn thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình thì
bên mua thường không hỏi kĩ, chính vì điều này khi xảy ra tranh chấp hợp đồng
thì bên mua thường bị thua thiệt.
Sự nghiêm minh của pháp luật cũng là điều đáng nói.
Với nguyên tắc bảo hiểm dưới giá thì Điều 46 như sau: Số tiền bồi thường mà
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ
sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại
thực tế và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm.Nhưng lại rất khó xác định giá thị trường vì
tài sản thường đã qua sử dụng, công tác giám định nhiều khi cũng mang tính chủ
quan, hơn nữa cũng trong điều này thì luật cũng quy định là trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, điều này vô hình trung đã làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật,
và nếu nhân viên công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm cấu kết để trục lợi thì
trong trường hợp này sự nghiêm minh của pháp luật không có điều kiên để trừng
trị.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác, chẳng hạn chi phí cho việc phòng
chống trục lợi bảo hiểm thường quá lớn so với khả năng cân đối tài chính của
doanh nghiệp bảo hiểm .Việc so sánh tổn thất do việc trục lợi bảo hiểm gây ra và
chi phí cho việc phòng chống là cơ sở cho việc quyết định có nên chi tiền ra chống
lại việc trục lợi bảo hiểm hay không. Không một doanh nghiệp kinh doanh vì lợi
nhuận nào mà làm một việc mà biết chắc mình sẽ tổn thất hơn. Rõ ràng đây cũng
4 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
là một nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc không mặn mà lắm cho việc phòng
chống trục lợi bảo hiểm.
3. Các hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến
a. Khai tăng trị giá tổn thất
Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm
hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc
làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá
lớn hơn.
b. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy
móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra,
bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc
được trả tiền bảo hiểm.
c. Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai
doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều
kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này , theo Luật Kinh doanh bảo hiểm
thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm
bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo
hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi
thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của
tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo
hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp
bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã mua bảo hiểm nhiều công ty khác
nhau nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường
gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: một chiếc xe có giá trị 1 tỷ và được bảo hiểm 1
tỷ, nhưng nếu chủ xe bảo hiểm ở 3 công ty, nếu thiệt hại thì nhận được 3 tỷ, thực
tế thì 3 công ty chỉ trả tổng cộng là 1 tỷ.
d. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về
bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra
hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là
tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Đây là
hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm,
được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra
được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách
hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật.
e. Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng
5 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Trong hợp đồng bảo hiểm thì một phần quan trọng của hợp đồng là thời hạn
hợp đồng. Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian mà nếu bên mua bảo hiểm xảy
ra tổn thất, ngược lại thì không. Trong thực tế có nhiều sự kiện tổn thất xảy ra khi
mà đã hết thời hạn bảo hiểm, để kiếm lợi trong trường hợp này các đối tượng
thường khai thời gian xảy ra tổn thất cong trong thời hạn hợp đồng. Các đối tượng
này có khả năng làm giả giấy tờ , bằng chứng và liên kết với nhân viên công ty để
cùng trục lợi.
f. Lập hồ sơ giả
Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và
“bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện
vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo
hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ
tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự
thật” là… giả.
g. Tạo dựng hiện trường giả
Đây cũng là một trường hợp trục lợi bảo hiểm khá phổ biến trong đời sống,
bằng cách hợp thức hóa các tổn thất mà không được bồi thường trong hợp đồng
bảo hiểm để được bồi thường, các đối tượng này thường hiểu rõ các điều khoản
trong hợp đồng cũng như có mối quan hệ lớn trong xã hội, những người này có
khả năng làm giấy tờ chứng thực giả một cách dễ dàng.
4. Một số hậu quả của việc trục lợi bảo hiểm
Giảm khả năng cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp đặt các yêu cầu cao hơn khi khai thác
bảo hiểm và thu hẹp phạm vi bảo hiểm để giảm bớt thiệt hại do gian lận bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm thường từ chối bảo hiểm đối với những lĩnh vực khó
chống lại gian lận bảo hiểm. Điều này làm thị trường bảo hiểm bị thu hẹp, giảm
khả năng huy động một nguồn vốn cho xã hội. Hơn nữa, công việc giám định cũng
khó khăn hơn đòi hỏi nhân viên có trình độ cao, điều này làm cho chi phí tăng cao.
Số tiền phí này trong ngắn hạn sẽ tính vào chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm,
nhưng trong dài hạn, số phí này sẽ chuyển vào tính phí bảo hiểm. Rõ ràng khi phí
bảo hiểm cao thì sẽ có một bộ phận khách hàng không có khả năng chi trả, và thị
trường bảo hiểm giá rẻ sẽ bị bỏ qua .
Việc thanh toán những yêu cầu đòi bồi thường chính đáng sẽ chậm lại
Các doanh nghiệp bảo hiểm thường cảnh giác với những hành vi gian lận bảo
hiểm, do đó sẽ điều tra rất kỹ khi họ nghi ngờ có hành vi gian lận. Quy trình giải
quyết bồi thường rất chặt chẽ sẽ được áp dụng để hạn chế gian lận bảo hiểm, chắc
chắn sẽ làm cho việc giải quyết bồi thường những yêu cầu đòi bồi thường chính
6 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
đáng bị chậm lại. Thời gian và chi phí điều tra này sẽ gây ra lãng phí cho các
doanh nghiệp bảo hiểm, và số phí này cũng kết chuyển vào chi phí doanh nghiệp
bảo hiểm làm phí bảo hiểm cũng tăng cao.
Gây ra sự bất công cho xã hội.
Những người trục lợi bảo hiểm thường không tăng giá trị cho xã hội nhưng lại
cướp đi thành quả của xã hội, và những đối tượng này lại có thu nhập cao. Những
đối tượng trục lợi bảo hiểm cũng làm suy đồi gia trị đạo đức.
II. Thực trạng trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam:
Ngày 31/08/1858, thực dân Pháp và Tây Ban Nha đã nổ tiếng súng đầu tiền
đánh vào Đà Nẵng, bắt đầu một giai đoạn đô hộ tại Việt Nam. Khoảng 22 năm
sau, tức 1880, Bảo hiểm đã được du nhập vào nước ta thông qua các Hội bảo hiểm
ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ và bất cứ nước nào có
triển khai bảo hiểm thương mại, là ở đó có hành vi trục lợi bảo hiểm. Có thể nói
trục lợi bảo hiểm đã tồn tại ở nước ta khoảng 130 năm.
Tới nay, hiện tượng trục lợi bảo hiểm hay gian lận bảo hiểm được biết đến như
là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cũng
như trên toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền
để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian
và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Chính ở Mỹ, hiện tượng trục lợi cũng khá phổ biến, nên hàng năm họ đều
thống kê về tình trạng trục lợi cũng như trao đổi các thông tin, tổ chức các buổi
hội thảo thường kỳ liên quan đến chống gian lận bảo hiểm. Theo số liệu thống kê
tại Mỹ:
Trên 1/3 khiếu nại về xe cơ giới có yếu tố trục lợi; ¼ số vụ hoả hoạn là có yếu
tố tự đốt xe để trục lợi bảo hiểm; hàng năm các hộ gia đình trục lợi khoảng 30 tỷ
đô la Mỹ, trục lợi bồi thường trong bảo hiểm y tế khoảng 54 tỷ đô la Mỹ. 84 tỷ đô
là tổng thiệt hại từ việc trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ mỗi năm tại Mỹ, bằng với
chi phí trung bình Mỹ bỏ ra trong 1 năm chiến tranh tại Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, trục lợi bảo hiểm diễn ra
cả trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Sau hơn 15 năm mở cửa thị
trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh, có đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất
kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng
cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội…
Trong 7 tháng đầu nằm 2011, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 20.194
tỷ đồng, tăng 18.8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó tổng doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ ước đạt 11.647 tỷ đồng, tăng 21%
7 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Song, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức từ
nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn
về tài chính của Nhà nước.
Trên thực tế, trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo
hiểm, không những có tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của
doanh nghiệp bảo hiểm mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành
bảo hiểm .
Rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm được thực hiện do hành vi cán bộ bảo hiểm cấu kết
với khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo
hiểm.
Doanh nghiệp bất lợi, khách hàng chịu thiệt
Những vụ trục lợi xảy ra trong ngành bảo hiểm thời gian gần đây đã khiến
công luận càng lo ngại hơn về khả năng cấu kết ăn chia giữa khách hàng và người
của công ty bảo hiểm để lập hồ sơ khống nhận tiền bồi thường .
“Hành vi gian dối trong quá trình làm hồ sơ bảo hiểm không phải là mới,
mà thường xuyên xảy ra vì liên quan đến quyền lợi của cả 2 bên: khách hàng và
người làm thủ tục bồi thường với cơ chế bảo hiểm thì trong một số trường hợp
cũng dễ xảy ra chuyện ăn chia khi nhận tiền”, một chuyên gia bảo hiểm nhận xét
Theo các chuyên gia ngành bảo hiểm, hành vi này trước mắt gây bất lợi cho
các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến người mua bảo
hiểm vì phải chịu khoản phí cao hơn từ các nhà kinh doanh bảo hiểm.
Thủ đoạn trục lợi ngày càng đa dạng phức tạp .
Chủ tàu sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cho con tàu của mình, đã cấu kết
bắt tay với chủ tàu khác tháo dỡ trang thiết bị máy móc trên tàu chuyển đi nơi
khác, hoặc tổ chức vứt máy của tàu ra giữa biển rồi đánh chìm tàu để khai báo tàu
gặp nạn và/hoặc bị chìm để đòi công ty bảo hiểm bồi thường. Có lái xe tự đẩy xe
xuống vực hoặc đốt cháy xe để đòi bồi thường .
Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm
cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn và số
tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn .
Nếu những hành vi trên bị phát hiện và được chứng minh thì doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ không phải chi trả bồi thường và ngược lại nếu không có bằng chứng về
hành vi gian lận kia thì chắc chắn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đền bù cho
8 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
những thiệt hại được coi là “hợp pháp” đó .
Một số hành vi thường gặp là: tổn thất thiệt hại xảy ra rồi mới mua bảo
hiểm, hay là tự gây ra tổn thất để đòi bồi thường (ở cả lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa,
bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm xe cơ giới) .
Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham
gia bảo hiểm có xu hướng muốn trục lợi bảo hiểm. Do vô tình hay cố ý của các
nhân viên bảo hiểm ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ
trầm trọng của rủi ro .
Cũng có thể nhân viên hoặc đại lý bảo hiểm thông đồng với khách hàng
trục lợi bảo hiểm. Họ có thể đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc vạch
“đường đi nước bước” cho khách hàng lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám
định để trục lợi .
Thêm vào đó, hiện tượng kê khai sức khỏe không đầy đủ hay khai sai của
khách hàng, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm bằng việc thông
đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người
liên quan như: y, bác sĩ, những người làm chứng trong các vụ tổn thất đang khá
phổ biến ở Việt Nam. Từ đó làm nảy sinh những vấn đề không lành mạnh trong
đánh giá rủi ro, giám định bồi thường .
Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm tại
cùng một thời điểm để trục lợi cũng không phải là hiếm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của 6 DNBH PNT – Bảo Việt, PVI, PJICO,
ABIC, MIC, PTI thì mấy năm gần dây số lượng trục lợi diễn ra ngày càng nhiều,
quy mô ngày càng tăng, số tiền ngày càng lớn và tình trạng trục lợi diễn ra chủ yếu
ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (Trong bảo hiểm Phi nhân thọ), cụ thể như bảng
sau:
9 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số vụ
phát hiện
Số tiền
(Tr.đ)
Số vụ phát
hiện
Số tiền
(Tr.đ)
Số vụ phát
hiện
Số tiền
(Tr.đ)
8.095 75.400 10.688
Tăng 32%
năm 2007
257.988
Tăng 242%
năm 2007
8.775
Giảm 22%
năm 2008
86.792
Giảm 197%
năm 2008
Bảng số liệu về tình hình trục lợi bảo hiểm ở VN giai đoạn 2007 -2009
(Bản tin bảo hiểm toàn cầu)
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mà đạo đức con người thì không tốt hơn
điều này dẫn đến các hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng nhiều hơn, đa dạng và tinh vi
hơn. Vì thế đòi hỏi nhà nước, các doanh nghiệp và hiệp hội bảo hiểm luôn phát triển các
kỹ thuật để chống trục lợi bảo hiểm có hiệu quả nhất. và thiết nghĩ, những người làm bảo
hiểm cũng cần trung thực tuyệt đối với khách hàng, từ đó khách hàng cũng đáp lại ta
bằng sự trung thực. đây là điều mà các bậc tiền bối trong ngành bảo hiểm đã dạy, một
khẩu hiệu của ngành bảo hiểm, đúng cho ngành bảo hiểm và còn đúng cho cả khách hàng
mua bảo hiểm: honesty is the best policy – trung thực là chính sách tốt nhất.
10 GVHD : TRẦN NGUYÊN
ĐÁN