Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết cục thai kỳ song thai có cổ tử cung <=28mm đặt vòng nâng cổ tử cung tại Bệnh viện Mỹ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.08 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

KẾT CỤC THAI KỲ SONG THAI CĨ CỔ TỬ CUNG 28MM
ĐẶT VỊNG NÂNG CỔ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC
Vũ Nhật Khang1, Phạm Dương Tồn2, Phạm Thanh Hồng3, Vương Thị Ngọc Lan3

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suất, tử suất ở trẻ sơ sinh. Song thai và chiều dài
cổ tử cung ngắn là các yếu tố nguy cơ cao gây sinh non. Các biện pháp dự phòng sinh non bao gồm sử dụng
progesterone, đặt vòng nâng cổ tử cung, khâu vòng cổ tử cung và phối hợp các biện pháp trên.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sinh non trước 34 tuần ở các trường hợp song thai có chiều dài cổ tử cung 28mm
được đặt vịng nâng cổ tử cung.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca trên 55 thai phụ có chiều dài cổ tử cung 28mm được chẩn đoán
ở thời điểm thai 16 0/7 tuần – 22 0/7 tuần. Bệnh nhân được thực hiện đặt vòng nâng cổ tử cung, theo dõi thai và
sinh tại bệnh viện Mỹ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Kết cục chính là tỉ lệ sinh non trước 34 tuần.
Kết quả: Tỉ lệ sinh non trước 34 tuần là 18,2%. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh: 2263,1502,3g. Kết
cục phức hợp xấu sơ sinh 26%. Tử suất sơ sinh là 1,9%. Khơng có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng sau đặt vòng
nâng cổ tử cung.
Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy vịng nâng cổ tử cung có thể có hiệu quả và an tồn trong dự phịng
sinh non ở thai phụ song thai có cổ tử cung 28mm.
Từ khóa: sinh non, song thai, vịng nâng cổ tử cung, Arabin

ABSTRACT
OUTCOMES OF TWIN PREGNANCIES WITH CERVICAL LENGTH 28MM HAVING THE
INSERTION OF ARABIN PESSARY AT MY DUC HOSPITAL
Vu Nhat Khang, Pham Duong Toan, Pham Thanh Hoang, Vuong Thi Ngoc Lan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 29-33
Background: Preterm birth is the primary cause for the increased risk of neonatal morbidity and mortality.
The preventive methods include use of progesterone, pessary, cervical circlage and combination of these methods.


Objectives: To determine the rate of preterm birth before 34 weeks of gestation after the insertion of Arabin
pessary among twin pregnant women who have cervical length of ≤28 mm.
Method: This is a case series study conducted on 55 twins pregnant women having a cervical length of
≤28mm measured at 16 weeks 0/7 to 22 weeks 6/7 at My Duc hospital. These pregnant women had the Arabin
pessary inserted after agreeing and signing for the use of this method for the prevention of preterm birth. The
primary outcome was preterm birth before 34 weeks of gestation. Secondary outcomes were the maternal and
perinatal complications.
Results: The rate of preterm birth <34 weeks was 18.2%. The mean birth weight was 2263.1502.3g. The
composite of poor perinatal outcomes was 26%. The neonatal mortality rate was 1.9% among the births. There
was no serious adverse event of using Arabin pessary.
2Trung tâm Nghiên cứu HOPE, Bệnh viện Mỹ Đức
Bệnh viện Mỹ Đức
3 Bộ Môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKI. Vũ Nhật Khang
ĐT: 0983813006
Email:
1

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

29


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Conclusions: In women with twin pregnancies who have a cervical length 28mm, the Arabin pessary may
be an effective and safe method for preventing preterm birth before 34 weeks of gestation.
Keywords: preterm birth, twin pregnancy, pessary, Arabin

nghiên cứu này, tác giả ghi nhận Arabin và
ĐẶT VẤN ĐỀ
progesterone có hiệu quả tương đương, tuy
Sinh non được tổ chức Y tế thế giới (WHO)
nhiên, khi phân tích dưới nhóm theo chiều dài
định nghĩa là trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai
cổ tử cung, tác giả ghi nhận Arabin có vẻ có kết
hoặc trước 259 ngày tính từ ngày đầy của kỳ
cục trẻ sơ sinh tốt hơn progesterone ở nhóm thai
kinh cuối. Sinh non là một gánh nặng lớn cho
phụ song thai có chiều dài cổ tử cung 28 mm.
toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Ngoài ra, mặc dù sinh non được định nghĩa là
suất, tử suất ở trẻ sơ sinh.Tại Việt Nam, một báo
cuộc sinh trước 37 tuần, tuy nhiên, sinh non
cáo cho thấy trong 1.466.6000 trẻ sinh sống có
trước 34 tuần thường có kết cục trẻ sơ sinh xấu
138.300 (9,4%) trẻ sinh non(1). Việt Nam đứng vị
nhiều hơn. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
trí 21 trên thế giới về số lượng trẻ sinh non.
nhằm khảo sát hiệu quả của vòng nâng cổ tử
Thống kê cho thấy tỉ lệ sinh non trong song thai
cung Arabin ở thai phụ song thai có cổ tử cung
có thể đạt gần 50% số trường hợp, trong đó gần
ngắn 28 mm với kết cục là tỉ lệ sinh non trước
20% sinh non trước 28 tuần và không ni sống
34 tuần ở nhóm thai phụ này.
được trẻ sơ sinh(2). Bên cạnh hậu quả tử vong,
Mục tiêu
sinh non còn có thể để lại các di chứng lâu dài

1. Xác định tỉ lệ sinh non trước 34 tuần ở các
cho trẻ như chậm phát triển tâm thần vận động
trường hợp song thai có chiều dài cổ tử cung
và tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
28mm được đặt vịng nâng cổ tử cung Arabin.
Tỉ lệ sinh non có xu hướng gia tăng do sự ra
đời và phát triển của hỗ trợ sinh sản do sự gia
tăng số trường hợp đa thai. Cơ chế sinh non vẫn
chưa được xác định, hiện tại vẫn chưa có
phương pháp phịng ngừa sinh non trong song
thai hiệu quả.
Vịng nâng cổ tử cung, trong đó thơng dụng
nhất là vịng Arabin hiện nay đang là một xu
hướng điều trị mới với nhiều thuận lợi hơn như
có thể đặt mà không cần gây mê, không gây biến
chứng như khâu cổ tử cung, có thể đặt lại nếu
vịng tuột và có thể sử dụng trong trường hợp cổ
tử cung hở dạng phễu. Vòng nâng cổ tử cung
qua một số nghiên cứu cho thấy có hiệu quả
tương đương như progesterone đặt âm đạo. Có
nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng vòng
nâng cổ tử cung Arabin trong dự phòng sinh
non cho các trường hợp đơn thai với chiều dài cổ
tử cung khác nhau. Đối với song thai, chỉ có
nghiên cứu của Đặng Quang Vinh (2019)(3) so
sánh đặt vòng nâng cổ tử cung Arabin với
progesterone đặt âm đạo để dự phịng sinh non
cho song thai có cổ tử cung ngắn 38 mm. Trong

30


2. Khảo sát tỉ lệ các biến chứng sơ sinh, tác
dụng ngoại ý của vòng nâng cổ tử cung Arabin

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả các thai phụ mang song thai được
khám thai và sinh ở bệnh viện Mỹ Đức trong
thời gian 11/2020 – 5/2021.

Tiêu chuẩn nhận
Song thai (một hoặc hai bánh nhau).
Chiều dài cổ tử cung ≤28 mm được đo ở tuổi
thai 16-22 tuần.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Một trong hai thai chết lưu hoặc bị dị tật bẩm
sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ.
Hội chứng truyền máu song thai.
Bờ dưới bánh nhau tràn qua lỗ trong cổ tử
cung.
Ra huyết âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo, rỉ
hoặc vỡ ối vào thời điểm nhận vào nghiên cứu.

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học
Phƣơng pháp nghiên cứu


Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo loạt ca.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ.
Các bước tiến hành
Bước 1: Sàng lọc đối tượng và mời đối tượng
tham gia nghiên cứu và ký đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
Bước 2: Thăm khám và đặt vòng nâng cổ tử
cung Arabin. Trước khi đặt vòng nâng cổ tử
cung, thai phụ sẽ được kiểm tra xem có đang bị
viêm nhiễm, xuất huyết, tiết dịch âm đạo hay
khơng. Vịng nâng cổ tử cung được bôi với kem
kháng khuẩn, gel hoặc kem bơi trơn để dễ đặt.
Vịng nâng cổ tử cung được bóp lại giữa ngón
cái và các ngón cịn lại và đưa vào âm đạo theo
chiều dọc. Khi vào âm đạo vịng nâng được thả
ra, đường kính trong được áp trực tiếp vào CTC.
Phần gần của vòm vòng nâng CTC được đẩy
cẩn thận vào âm đạo. Sau khi đặt xong, yêu cầu
bệnh nhân đứng dậy và đi vài bước cho đến khi
khơng cịn cảm giác vịng trong âm đạo. Thông
tin cho thai phụ sau khi đặt sẽ ra dịch âm đạo
nhiều hơn và dặn dò thai phụ các triệu chứng
cần khám ngay như khó chịu, gị tử cung, ra
huyết âm đạo hoặc nghi ngờ vỡ ối. Trường hợp
vòng nâng cổ tử cung bị tụt, thai phụ sẽ được
đặt lại. Vòng nâng cổ tử cung sẽ được lấy ra khỏi
âm đạo khi thai phụ bị các tác dụng phụ bất lợi
và muốn chấm dứt nghiên cứu. Kiểm tra lại

vòng nâng 30 phút sau đặt và hẹn tái khám vào
2 tuần sau.
Bước 3: Khám thai, theo dõi tác dụng ngoại ý
của vòng nâng và ghi nhận kết cục thai kỳ.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, số: 902/HĐĐĐĐHYDngày 26/11/2020.

KẾT QUẢ
Từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021, chúng

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
tơi sàng lọc 310 trường hợp song thai, có 240
trường hợp có chiều dài cổ tử cung >28 mm, 3
trường hợp bị viêm âm đạo, 12 trường hợp chọn
khâu vòng cổ tử cung, do đó, có 55 trường hợp
thỏa tiêu chuẩn nhận và đồng ý tham gia nghiên
cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu
khơng có sản phụ nào bị dừng hoặc bỏ nghiên
cứu. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu (n=55) được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm

Tần số (n= 55)
Nhóm tuổi thai phụ
≤ 25

6
25 – 30
15
31 - < 35
24
35 - < 40
7
≥ 40
3
Tiền căn sinh non
Khơng
54

1
Bệnh lý trong thai kỳ
Đái tháo đường
21
Xuất huyết trước sinh
11
Chiều dài cổ tử cung
≤ 15 mm
1
16 - ≤25 mm
10
26- ≤28 mm
44

Tỉ lệ %
10,9
27,3

43,6
12,7
5,5
98,2
1,8
38,2
20,0
1,8
18,2
80,0

Tỉ lệ sinh non trước 34 tuần là 18,2%. Phân
bố tuổi thai lúc sinh được trình bày trong Bảng 2.
Có 55 trường hợp sinh, trong đó, có 3 trường
hợp sinh cực non và thai lưu, cả 6 bé đều mất, do
đó, chỉ cịn 104 trẻ sinh. Kết cục trẻ sơ sinh được
trình bày trong Bảng 3.
Bảng 2. Tuổi thai lúc sinh và tác dụng ngoại ý của
vòng nâng cổ tử cung
Đặc điểm

Tần số (n= 55)
Tỉ lệ (%)
Tuổi thai lúc sinh
<24 tuần
2
3,6
24 0/7 – 27 6/7 tuần
2
3,6

28 0/7 – 33 6/7 tuần
6
10,9
34 0/7 – 36 6/7 tuần
23
41,8
>37 tuần
22
40
Tác dụng ngoại ý của vòng nâng cổ tử cung
Tiết dịch âm đạo
29
52,7
Vỡ ối
0
0
Xuất huyết âm đạo
0
0
Viêm âm đạo
0
0
Sốt
0
0

31


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022


Nghiên cứu Y học
Đặc điểm
Khó chịu
Đau
Rơi vịng

Tần số (n= 55)
14
8
0

Tỉ lệ (%)
25,5
14,5
0

Bảng 3. Kết cục trẻ sơ sinh (n=104)
Kết cục trẻ sơ sinh
Cân nặng trẻ (g)
Các biến chứng trên trẻ sơ sinh
Tỉ lệ nhập NICU
Tỉ lệ tử vong sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
Xuất huyết não thất
Viêm ruột hoại tử
Phức hợp kết cục xấu trên trẻ sơ sinh

Tần số Tỉ lệ %

2263,1502,3
33
2
7
21
1
0
27

31,7
1,9
6,7
20,2
1,0
0
26%

BÀN LUẬN
Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ sinh non trước 34
tuần ở thai phụ song thai có cổ tử cung ≤28 mm
được đặt vòng nâng cổ tử cung là 18,2%.
Các nghiên cứu về hiệu quả của vòng nâng
cổ tử cung trong dự phòng sinh non trong song
thai đều lấy các mốc tuổi thai là 28 và 34 tuần để
đánh giá thành công của phương pháp điều trị.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn mốc tuổi
thai là 34 tuần do có sự khác biệt nhau rất nhiều
về kết cục trẻ sơ sinh giữa sinh non trung bình
và sinh non muộn. Theo Martins JA(4), tuổi thai
khi sinh càng lớn thì kết cục trẻ sơ sinh sẽ tỷ lệ

thuận với tỉ lệ trẻ sinh sống và tỉ lệ nghịch với
các phức hợp sơ sinh.
Tỉ lệ sinh non trước 34 tuần trong nghiên
cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên
cứu của Goya M (2016)(5), và Đặng Quang Vinh
(2019)(3) với tỉ lệ 18,2%. Tỉ lệ sinh non trước 34
tuần trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
so với nghiên cứu của tác giả Nicolaides KH
(2016)(6) và Berghella V (2017)(7) với tỉ lệ lần
lượt là 31,1% và 39%, có thể do chiều dài cổ tử
cung khi nhận vào nghiên cứu của tác giả
Berghella V ngắn hơn nhiều so với chúng tôi,
với chiều dài cổ tử cung 16,7 mm. Ngồi ra, kỹ
thuật đặt vịng nâng cổ tử cung cũng là yếu tố
có thể liên quan đến hiệu quả của vịng nâng.
Chúng tơi huấn luyện nhân sự thực hiện đặt
vịng nâng cổ tử cung. Goya M (2016)(5), Đặng

32

Quang Vinh (2019)(3) cũng thực hiện huấn
luyện kỹ thuật đặt vòng nâng cổ tử cung.
Trong khi đó, Inghiên cứu của Nicolaides KH
(2016)(6) được thực hiện tại nhiều nơi, một vài
địa điểm có thể có ít kinh nghiệm và việc theo
dõi gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể lý
giải cho sự khác biệt về hiệu quả của vòng
nâng cổ tử cung giữa các nghiên cứu.
Có 104 trẻ sơ sinh được sinh ra từ nghiên
cứu và có 6 trường hợp sẩy thai to/thai lưu. Cân

nặng trung bình của trẻ là 2263g. Tỉ lệ trẻ nhập
NICU trong nghiên cứu có 33 trường hợp chiếm
tỷ lệ 31,7%, khi so với tác giả Đặng Quang Vinh
(2019)(3), thì tỷ lệ chúng tôi cao hơn. Chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ sinh mổ và tỉ lệ nhập NICU khá
cao so với các nghiên cứu khác. Phức hợp kết
cục xấu sơ sinh trong nghiên cứu chúng tôi cao
hơn so với tác giả Đặng Quang Vinh (2019)(3),
khác biệt này có thể do có khác biệt về độ dài cổ
tử cung của đối tượng nghiên cứu. Khi cổ tử
cung dài hơn thì khả năng sinh non ít hơn và tỉ lệ
các biến chứng sơ sinh và các kết cục xấu trên trẻ
cũng ít hơn.
Tác dụng ngoại ý thường gặp nhất của vòng
nâng cổ tử cung là tình trạng tiết dịch âm đạo.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tình trạng này
chiếm tỉ lệ khá cao 52,7%, cao hơn so với nghiên
cứu của Liem S (2013)(8) với tỉ lệ 26%. Sự tiết dịch
âm đạo gây ra cảm giác cho người phụ nữ khó
chịu, chiếm tỉ lệ 25,5% trong nghiên cứu. Tình
trạng đau do vịng là vật lạ gây ra ở 14,5% bệnh
nhân tuy nhiên cảm giác này chỉ kéo dài trong
thời gian ngắn, khơng có thai phụ nào than
phiền triệu chứng đau hoặc khó chịu trong
những lần tái khám sau đó.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy ở thai
phụ song thai có chiều dài cổ tử cung 28mm,
vịng nâng cổ tử cung có thể là một trong các

phương pháp được sử dụng nhằm dự phòng
sinh non và cải thiện kết cục sơ sinh. Cần mở
rộng ra các hướng nghiên cứu với cỡ mẫu lớn
hơn và thiết kế chặt chẽ nhằm có kết luận xác
đáng về vai trò của vòng nâng cổ tử cung trong

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học
dự phòng sinh non cho các thai phụ song thai có
cổ tử cung ngắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Blencowe H, Cousens S, Oestergaard MZ, Chou D, Moller AB,
Narwal R, Adler A, Garcia CV, Rohde S, Say L, Lawn JE (2012).
National, regional, and worldwide estimates of preterm birth
rates in the year 2010 with time trends since 1990 for selected
countries: a systematic analysis and implications. Lancet,
379(9832):2162-2172.
Ravelli AC, Schaaf JM, Tamminga P, van der Post J, Mol BW,
Hanna AA (2011). Antenatal prediction of neonatal mortality

after very preterm birth at 25-31 weeks of gestation. American
Journal of Obstetrics & Gynecology, 204(1):S184-S5.
Dang VQ, Nguyen LK, Pham TD, He YT, Vu KN, Phan MT, Le
TQ, Le CH, Vuong LN, Mol BW. Pessary compared with
vaginal progesterone for the prevention of preterm birth in
women with twin pregnancies and cervical length less than 38
mm: a randomized controlled trial. Obstetrics and Gynecology.
2019;133(3):459-467.
Martin JA, Hamilton BE, Osterman MJK, Driscoll AK, Drake P
(2018). Births: Final data for 2017. National Vital Statistics
Reports, 67(8):1-50.

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
5.

6.

7.

8.

Goya M, Cabero L (2016). Cervical pessary placement for
prevention of preterm birth in unselected twin pregnancies: a
randomized controlled trial. American Journal of Obstetrics and
Gynecology, 214(2):301-302.
Nicolaides KH, Syngelaki A, Poon LC, de Paco Matallana C,
Plasencia W, Molina FS, Picciarelli G, Tul N, Celik E, Lau TK,
Conturso R (2016). Cervical pessary placement for prevention

of preterm birth in unselected twin pregnancies: a randomized
controlled trial. American Journal of Obstetrics and Gynecology,
214(1):3. e1-3.e9.
Berghella V, Dugoff L, Ludmir J (2017). Prevention of preterm
birth with pessary in twins (PoPPT): a randomized controlled
trial. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 49(5):567-572.
Liem S, Schuit E, Hegeman M, Bais J, De Boer K,
Bloemenkamp K, Brons J, Duvekot H, Bijvank BN, Franssen M,
Gaugler I, de Graaf I, Oudijk M, Papatsonis D, Pernet P, Porath
M, Scheepers L, Sikkema M, Sporken J, Viser J, van
Wijngaarden W, Woiski M, van Pampus M, Mol BW, Bekedam
D (2013). Cervical pessaries for prevention of preterm birth in
women with a multiple pregnancy (ProTWIN): a multicentre,
open-label randomised controlled trial. Lancet, 382(9901):13419.

Ngày nhận bài báo:

16/12/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

33




×