Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân sẹo phì đại, sẹo lồi tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da của Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.8 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN SẸO PHÌ ĐẠI,
SẸO LỒI TẠI KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA
CỦA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Sở Quân1, Lê Thái Vân Thanh1, Tạ Quốc Hưng2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sẹo lồi và sẹo phì đại là hậu quả của việc quá phát mô sợi thường xảy ra sau quá trình lành
thương của da, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở bệnh nhân có sẹo phì đại, sẹo lồi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 21 bệnh nhân đến khám tại
khoa Da liễu - Thẩm mỹ da của bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020 đến tháng
10/2021 được chẩn đốn là sẹo phì đại, sẹo lồi.
Kết quả: Tuổi bệnh nhân đến khám trung bình là 32,0 ± 11,5. Tuổi trung bình khởi phát sẹo là 26,8 ± 11,6;
hơn 80% bệnh nhân có tuổi khởi phát sẹo từ 10 – 30. Trong số các bệnh nhân tham gia nghiên cứu 85,7% bệnh
nhân có type da IV và 14,3% bệnh nhân có type da III theo phân loại da của Fitzpatrick, 23,8 % bệnh nhân có tiền
sử gia đình mắc sẹo lồi. Lý do chính bị sẹo lồi là trứng cá chiếm 47,5%, do nguyên nhân phẫu thuật chiếm 18%,
bỏng chiếm 18%, chấn thương chiếm 8,2% và có 8,2% sẹo lồi tự phát. Sẹo ở ngực gặp nhiều nhất chiếm 39,3%
(trong đó trước xương ức là 29,5%, vú là 9,8%) sau đó đến bả vai, tay, chân, vú, góc hàm, bụng, cổ, mu, nách,
gối... trong đó sẹo nằm ở vị trí có lực căng da nhiều, khớp di động như trước xương ức, vú, bả vai, góc hàm,
gối… chiếm 63,9%.
Kết luận: Vị trí xuất hiện sẹo phì đại và sẹo lồi gặp nhiều nhất ở nơi có sức căng lớn và dễ bị các sang
thương như ngực gồm có phần trước xương ức và vú 2 bên, sau đó đến bả vai, tay, chân, góc hàm, bụng, cổ, mu,
nách, đầu gối. Khi hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của lực căng da cơ học lên quá trình hình thành sẹo, ta có thể sử
dụng những phương pháp làm giảm lực căng da để phòng ngừa việc hình thành sẹo phì đại, sẹo lồi.
Từ khóa: sẹo phì đại, sẹo lồi

ABSTRACT


EPIDEMIOLOGICAL AND CLINICAL CHARACTERISTICS IN PATIENTS WITH OF HYPERTROPHIC
SCARS, KELOID SCARS AT THE DEPARTMENT OF DERMATOLOGY AND SKIN AESTHETICS OF
UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN HO CHI MINH CITY
Tran So Quan, Le Thai Van Thanh, Ta Quoc Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 140-146
Background: Keloids and hypertrophic scars are the result of an overgrowth of dense fibrous tissue that
usually develops after healing of a skin injury, but they greatly affect the patient's aesthetics, psychology, and
quality of life.
Objectives: To describe the epidemiological and clinical characteristics in patients with hypertrophic and keloid scars.
Methods: A descriptive study of a series on 21 patients who were diagnosed with hypertrophic scars, keloids
Bộ môn Da Liễu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Khoa Da Liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thái Vân Thanh
ĐT: 0903774310
Email:
1
2

140

Chuyên Đề Nội Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

at the Department of Dermatology and Skin Aesthetics of University Medical Center in Ho Chi Minh City from
November 2020 to October 2021was diagnosed as hypertrophic scars, keloids.
Results: The average age of the patients was 32.0 ± 11.5. The mean age of scar onset was 26.8 ± 11.6. More

than 80% of the patients had a scar onset age between 10 and 30. Among the patients participating in the study,
85.7% of the patients had skin type IV and 14.3% of the patients had skin type III according to Fitzpatrick
classification, 23.8% of patients had a family history of keloids. For the causes of scar, acne accounts for 47.5%,
surgery accounts for 18%, burns account for 18%, trauma for 8.2%, and spontaneous keloids for 8.2%. Scars in
the chest are the most common, accounting for 39.3% (of which 29.5% in front of the sternum, 9.8% in the
breast), then on the shoulder, hands, legs, breasts, jawline, abdomen, neck, pubic armpits, knees. In which scars
are located in places with high, armpits, knees. In which scars are located in places with high tension, armpits,
knees. In which scars are located in places with high, armpits, knees. In which scars are located in places with the
high tension of the skin, movable joints such as the front of the sternum, breast, shoulder blade, jawline, knees
accounted for 63.9%.
Conclusion: The most common site of the appearance of hypertrophic and keloid scars is in places of great
tension and prone to injuries such as the chest, including the anterior sternum and bilateral breasts, then the
shoulder blades, arms, and legs, jawline, abdomen, neck, pubic, armpit, knees. With a better understanding of the
effect of mechanical tension on scar formation, methods of reducing skin tension can be used to prevent the
formation of hypertrophic and keloid scars.
Keywords: hypertrophic scars, keloid scars

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sẹo lồi (keloid) và sẹo phì đại (hypertrophic
scar) là những phản ứng quá mức của mô đối
với chấn thương và cả hai đều do sự tăng sinh
nguyên bào sợi và sản sinh quá mức của
collagen tại thương tổn của da. Tuy nhiên, giữa
chúng lại có sự khác biệt đáng kể, sẹo phì đại
khơng được vượt q vị trí tổn thương và thối
triển theo thời gian, trong khi đó sẹo lồi lại lan ra
bên ngồi ranh giới vết thương ban đầu và
khơng thối triển theo thời gian(1). Đã có các
nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền, các
cytokine tăng trưởng, nội tiết tố< trong cơ chế

bệnh sinh của sẹo lồi, tuy nhiên cho tới nay cơ
chế bệnh sinh của sẹo lồi vẫn chưa biết rõ khiến
cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn(2). Sẹo lồi
và sẹo phì đại là những bệnh lành tính nhưng có
ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ, tâm lý và chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân(2).
Hiện nay đã có rất ít đề tài trong nước đánh
giá về dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sẹo phì đại,
sẹo lồi. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
đánh giá kết quả của việc điều trị sẹo phì đại và
sẹo lồi. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí

Chuyên Đề Nội Khoa

Minh được biết đến là bệnh viện có uy tín khơng
chỉ tại khu vực Miền Nam mà cịn trên khắp Việt
Nam, do đó có lượng lớn bệnh nhân đến khám
từ các tỉnh lân cận, và các vùng miền khác trong
cả nước. Ngoài ra, các ca đến khám và điều trị
thường là những ca nặng, dai dẳng mà thất bại ở
các cơ sở tuyến dưới. Vì vậy, chúng tơi thực hiện
đề tài này để góp phần làm sáng tỏ về yếu tố
dịch tễ và đặc điểm lâm sàng trên sẹo lồi của
người Việt Nam. Kết quả thu được giúp cung
cấp một số dữ liệu cho công tác giáo dục sức
khỏe, tư vấn phịng ngừa sẹo phì đại, sẹo lồi.
Cũng như giúp các bác sĩ da liễu tiên lượng và
lên kế hoạch điều trị tốt hơn trên nhóm bệnh
nhân này.
Mục tiêu

Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng sẹo phì
đại, sẹo lồi ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại
khoa Da liễu - Thẩm mỹ da của bệnh viện Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám tại khoa Da liễu Thẩm mỹ da của bệnh viện Đại học Y Dược

141


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2020 đến
tháng 10/2021.

Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân đến khám và được chẩn đốn sẹo
phì đại, sẹo lồi tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da
của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,
theo tiêu chuẩn:
Sẹo phì đại(3): Xuất hiện sau chấn thương, vết
thương hay tự phát; Không vượt quá ranh giới
của vết thương ban đầu; Xuất hiện sau khi có vết
thương 1 - 2 tháng, phát triển nhanh đến 6 tháng
rồi thoái lui dần; Sẹo thường cao <4 mm so với
mặt da, có màu đỏ hồng, cứng, ngứa.
Sẹo lồi(4): Khối sẹo phát triển cao lên và rộng
ra, xâm lấn vào tổ chức da lành xung quanh,
vượt quá giới hạn của tổn thương da ban đầu;

Xuất hiện sau chấn thương, vết thương hay tự
phát và khơng có khuynh hướng tự thối triển
theo thời gian; Khối sẹo có màu sắc từ màu
hồng, đỏ đến tím, có nhiều mạch máu dưới lớp
biểu mơ sẹo, một số sẹo có tăng sắc tố; sẹo có thể
mềm hoặc cứng, chắc hoặc gây co kéo, ấn đau;
Vị trí: hay gặp ở vùng có sức căng da lớn như
ngực, bả vai, trước xương ức, tay, chân, quanh
các khớp vận động, một số vị trí đặc biệt như dái
tai, < Triệu chứng cơ năng: có thể ngứa và đau
tại chỗ; Tái phát cao sau điều trị phẫu thuật.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã được điều trị sẹo lồi trước đó
trong vịng <6 tháng (trừ dùng silicone gel); Sẹo
đã nhạt màu và bằng phẳng; Sẹo bị loét, chàm
hóa, chảy máu, nhiễm trùng; Bệnh nhân không
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi tiến hành lập bộ câu hỏi cho
nghiên cứu để thu thập các biến số liên quan đến
dịch tễ học. Nhóm bệnh nhân được chẩn đốn

142


Nghiên cứu Y học
xác định là sẹo phì đại, sẹo lồi dựa vào tiêu
chuẩn chẩn đốn, được ghi nhận thơng tin về
hành chính, đặc điểm lâm sàng vào bản thu thập
dữ liệu nghiên cứu.

Biến số nghiên cứu
Tuổi: Biến định lượng, tính theo năm dương
lịch (năm hiện tại trừ năm sinh).
Giới: Biến nhị giá, gồm nam và nữ.
Lý do điều trị: Biến danh định, gồm 4 giá trị:
ngứa, đau, thẩm mỹ, lo lắng bệnh tiến triển.
Tuổi khởi phát: Biến định lượng, tính theo
năm dương lịch.
Tuổi sẹo: Biến danh định, gồm 3 giá trị: <1
năm, 1-3 năm, >3 năm.
Lý do bị sẹo: Biến danh định, gồm 5 giá trị:
tự phát, chấn thương, trứng cá, sau phẫu thuật,
bệnh da khác.
Tiền sử gia đình bị sẹo lồi: Biến nhị giá, gồm
có và khơng.
Type da: Biến danh định, gồm 3 giá trị III, IV,
V.
Số lượng sẹo: Biến danh định, gồm 4 giá trị,
đơn độc, 2-5 sẹo, 5-10 sẹo, >10 sẹo.
Vị trí: Biến danh định, gồm 9 giá trị: trước
xương ức, ngực, bả vai, cơ delta, dưới hàm, dái
tai, bụng, tay chân, khác.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần

mềm Strata 13.0. Số liệu được xử lý thô trước khi
nhập liệu. Kết quả được trình bày dưới dạng
bảng và biểu đồ như tần số, tỷ lệ phần trăm.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, số: 727/HĐĐĐ-ĐHYD
ngày 20/10/2020.

KẾT QUẢ
Nghiên cứu tiến hành trên 21 người bệnh
đến khám tại khoa Da liễu - Thẩm mỹ da của
bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021, được
chẩn đốn sẹo phì đại và sẹo lồi theo tiêu chuẩn

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học
chẩn đoán với 61 sẹo. Kết quả cho thấy tuổi
trung bình của bệnh nhân là 32,0 ± 11,5. Bệnh
nhân có tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi và cao nhất là 58
tuổi (Bảng 1). Về yếu tố giới tính, có 4 bệnh nhân
nam chiếm tỷ lệ là 19%, 17 bệnh nhân nữ là 81%
(Hình 1).
Về lý do đến khám, có 71,4% bệnh nhân đến
khám bệnh vì lý do thẩm mỹ, 47,6% bệnh nhân

vì lý do ngứa, 33,3% vì lo lắng bệnh tiến triển, và
23,8% vì đau. Một bệnh nhân có thể đến khám vì
nhiều lí do (Bảng 2). Về tiền căn và phân loại da,
có 4 bệnh nhân có tiền sử gia đình bị sẹo lồi
chiếm 20%, có 18 bệnh nhân có type da IV chiếm
85%, 3 bệnh nhân có type da V chiếm 15% theo
Fitzpatrick (Bảng 3).
Về số lượng sẹo, có 19% bệnh nhân chỉ có 1
sẹo, 52,3% bệnh nhân có 2-5 sẹo, 14,3% bệnh
nhân có 6-10 sẹo, 14,3% bệnh nhân có trên 10 sẹo
(Hình 2), với tuổi trung bình khởi phát sẹo là 26,8
± 11,6, có 21,3% sẹo dưới 1 năm tuổi, 47,5% sẹo
từ 1-3 năm tuổi và 31,1% sẹo trên 3 năm tuổi
(Bảng 4).
Bảng 1. Tuổi bệnh nhân (n=21)
Tuổi

Trung bình
32.0 ± 11.5

Nhỏ nhất
17

Lớn nhất
58

Bảng 2. Đặc điểm thói quen, lối sống, tiền căn bản
thân/gia đình
Lý do đến khám
Thẩm mỹ

Ngứa
Lo lắng bệnh tiến triển
Đau

Bệnh nhân
n
%
15
71,4
10
47,6
7
33,3
23,8
5

Hình 1. Tỉ lệ giới tính của bệnh nhân (n=21)

Chuyên Đề Nội Khoa

Hình 2. Số lượng sẹo
Bảng 3. Tiền sử gia đình và type da (n=21)
Tiền sử gia đình có cơ địa sẹo
Type da
IV
III

Bệnh nhân (n; %)
5 (23,8%)
18 (85,7%)

3 (14,3%)

Bảng 4. Phân bố sẹo theo tuổi khởi phát (n=61)
Tuổi khởi phát bệnh (năm)
Tuổi sẹo
<1 năm
1-3 năm
>3 năm

Bệnh nhân (n; %)
26.8 ± 11.6
13 (21.3)
29 (47.5)
19 (31.1)

Lý do chính bị sẹo lồi là trứng cá chiếm
47,5%, do nguyên nhân phẫu thuật chiếm 18%,
bỏng chiếm 18%, chấn thương chiếm 8,2% và có
8,2% sẹo lồi tự phát (Hình 3). Sẹo ở ngực gặp
nhiều nhất chiếm 39,3% (trong đó trước xương
ức là 29,5%, vú là 9,8%) sau đó đến bả vai, tay,
chân, vú,góc hàm, bụng, cổ, mu, nách, gối<
Trong đó sẹo nằm ở vị trí có lực căng da nhiều,
khớp di động như trước xương ức, vú,bả vai,
góc hàm, gối< chiếm 63,9% (Hình4, 5).

Hình 3. Lý do bị sẹo lồi (n=61)

143



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Hình 4. Vị trí sẹo trên cơ thể (n=61)

Hình 5.Vị trí sẹo theo vị trí lực căng da (n=61)

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu, tuổi bệnh nhân đến khám
trung bình là 32,0 ± 11,5. Tuổi nhỏ nhất là 17, lớn
nhất là 58. Trong đó nhóm tuổi từ 20-30 tuổi
chiếm 43%. Đây là nhóm tuổi xuất hiện sẹo lồi
nhiều và bệnh nhân quan tâm nhiều hơn về vấn
đề thẩm mỹ so với các nhóm tuổi cịn lại.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân nam là 19% và nữ là 81% (tỷ lệ
nam/nữ gần tương đương 1:4). Tỷ lệ bệnh nhân
nữ đến khám và điều trị trong nghiên cứu của
chúng tôi nhiều hơn số bệnh nhân nam. Điều
này có thể do phụ nữ quan tâm nhiều đến thẩm
mỹ hơn nam giới. Trong một nghiên cứu ở Úc
dự đoán về tỉ lệ sẹo lồi dựa trên thang điểm
Modified Vancouver Scar Scale, phụ nữ có nguy
cơ bị sẹo lồi cao hơn sau khi tính các yếu tố liên
quan(5). Với nghiên cứu tương tự ở trẻ nhỏ,
khơng có sự khác biệt về giới tính nào được tìm
thấy. Trong các nghiên cứu trước đây sự khác
biệt về giới tính khơng được quan sát.
Kết quả nghiên cứu có 85,7% bệnh nhân có


144

Nghiên cứu Y học
type da IV và 14,3% bệnh nhân có type da III
theo phân loại da của Fitzpatrick. Loại da là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành
sẹo. Một trong những nghiên cứu đầu tiên dự
đoán về chất lượng sẹo từ năm 1983 sẹo phì đại
thường được báo cáo nhiều hơn ở bệnh nhân có
da sẫm màu hơn loại da V hoặc VI có liên quan
đến chất lượng sẹo kém hơn, dựa trên cả bệnh
nhân và người quan sát theo POSAS(6). Ngoài ra,
da sậm màu hơn (da loại IV – VI) có nguy cơ
tăng sẹo lồi, ở trẻ em chưa quan sát thấy(5). Tỷ lệ
sẹo lồi trung bình có thể được ước tính là 5–10%
ở người Châu Phi, 0–0,1% ở người Châu Á và ít
hơn 0,1% ở các quốc gia khác như hình. Giả thiết
cho rằng sự biến đổi địa lý lớn này tỷ lệ sẹo lồi
có thể phản ánh sự khác biệt chủng tộc trong sắc
tố da. Tuy nhiên, dữ liệu về tỉ lệ sẹo lồi ở các
chủng tộc khác nhau có nhiều khác biệt. Tỷ lệ da
đen/da trắng được báo cáo thay đổi từ 14:1
thành 2:1(7). Theo Louw L, người da đen và
người châu Á đều dễ bị ảnh hưởng hơn để hình
thành sẹo lồi hơn người da trắng. Tuy nhiên,
cũng có các báo cáo nói rằng người châu Á có
thể có tỷ lệ sẹo lồi thấp tương tự như người da
trắng (0,1% ở Nhật Bản so với 0,09% ở Anh)(8).
Các nghiên cứu di truyền cho thấy sự hình
thành sẹo lồi liên quan với một số đột biến gen

hoặc đa hình(9). Sẹo lồi cũng thể hiện xu hướng
gia đình(10). Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy
có 23,8 % bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc sẹo
lồi (cụ thể cha mẹ, anh chị em ruột). Trong
nghiên cứu của Abeer Shaheen (2016) tỉ lệ này là
19,3%, còn trong nghiên cứu của Gauglitz GG
(2011) là trên 50%(4,11,12). Theo Brown JJ, có mối
liên
quan
giữa
HLA-DRB1*15,
HLADQA1*0104, DQB1*0501 và DQB1*0503 với sự
phát triển của sẹo lồi(11). Các bệnh di truyền liên
quan đến tăng nguy cơ sẹo lồi bao gồm hội
chứng Rubinstein-Taybi (RSTS), hội chứng
Ehlers-Danlos, hội chứng Lowe, và hội chứng
liên kết X mới, và những hội chứng khác.
Tuổi trung bình khởi phát sẹo là 26,8 ± 11,6.
Hơn 80% bệnh nhân có tuổi khởi phát sẹo từ 10 –
30. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

Chuyên Đề Nội Khoa


Nghiên cứu Y học
nhiều tác giả trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn
phát triển nào của cơ thể, tuy nhiên thực tế cho
thấy sẹo lồi thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến
30 tuổi. Đây là lứa tuổi có sự gia tăng của nội tiết

tố tăng trưởng, dẫn đến tăng sản xuất collagen
và tạo sẹo(13). Tuổi càng cao thì càng giảm nguy
cơ hình thành sẹo lồi, nghiên cứu cho thấy nguy
cơ bị sẹo lồi giảm hơn ở người trên 45 tuổi so với
người dưới 30 tuổi(14). Trong nghiên cứu của
chúng tơi có 21,3% sẹo dưới 1 năm tuổi, 47,5%
sẹo từ 1-3 năm tuổi và 31,1% sẹo trên 3 năm tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tơi lý do chính
bị sẹo lồi là trứng cá chiếm 47,5%, do nguyên
nhân phẫu thuật chiếm 18%, bỏng chiếm 18%,
chấn thương chiếm 8,2% và có 8,2% sẹo lồi tự
phát. So với nghiên cứu của Erol (2008) có
ngun nhân chính là sau phẫu thuật chiếm hơn
50%, mụn trứng cá chỉ chiếm gần 5% lý do.
Nghiên cứu của Lê Thị Xuân (2018) có tỉ lệ sẹo
lồi do mụn trứng cá là 77% cao hơn so với
nghiên cứu của chúng tơi. Cịn nghiên cứu của
Trần Thị Thanh Tâm (2017) đối tượng nghiên
cứu là bệnh nhân có sẹo lồi, sẹo phì đại do mụn
trứng cá.
Kết quả của chúng tơi cho thấy vị trí ngực
gồm có phần trước xương ức (29,5%) và vú 2 bên
(9,8%) gặp nhiều nhất có tổng chiếm 39,3%, sau
đó đến bả vai, tay, chân, góc hàm, bụng, cổ, mu,
nách, gối< Tỉ lệ này trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Trần
Thị Thanh Tâm (2017) với 76%, và cửa Lê Thị
Xuân (2018) với 59%. Lý do khởi phát sẹo của
Trần Thị Thanh Tâm và Lê Thị Xuân chủ yếu về
sẹo lồi do trứng cá, mà vị trí chủ yếu ở ngực, góc

hàm, lưng. Trong khi đó, ngun cứu của chúng
tơi ngun nhân sau phẫu thuật, bỏng, chấn
thương cũng chiếm phần không nhỏ, và có lẽ
những điều này tạo nên sự khác biệt.
Srivastavam S (2018) cũng cho rằng vị trí sẹo lồi
hay gặp nhất là ngực và trước xương ức chiếm
32/60 (53,3%)(15). Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ
vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, thương tổn rất
thường gặp tại một số nơi có sức căng da lớn và

Chuyên Đề Nội Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
dễ bị các sang thương như ngực, bả vai, quanh
các khớp. Trong nghiên cứu của chúng tơi sẹo
nằm ở vị trí có lực căng da nhiều, khớp di động
chiếm 63,9%. Tầm quan trọng của lực căng cơ
học đã được cũng cố qua một số nghiên cứu
quan sát, trong đó có nghiên cứu chứng minh
sẹo phì đại có thể tạo ra trên các mơ hình động
vật thí nghiệm bằng tác dụng lực căng cơ học(16).
Hơn nữa, bệnh nhân châu Á cho thấy sẹo lồi có
xu hướng xảy ra ở các vị trí cụ thể (vùng trước
ngực, vai, hạ vị) liên tục hoặc thường xuyên chịu
các lực cơ học, bao gồm rạn da do chuyển động
cơ thể hàng ngày(17). Da ngực trước thường
xuyên được kéo căng theo chiều ngang của các
cử động chi trên, vai và bả vai bị kéo căng liên
tục bởi chuyển động chi trên và chuyển động
uốn cong cơ thể. Ngược lại, sẹo nặng hiếm khi

phát triển trên da đầu, mí mắt trên và mặt trước
cẳng chân, ngay cả ở bệnh nhân có sẹo lồi rộng
hoặc sẹo phì đại bao phủ phần lớn cơ thể, có thể
là do đây là những vùng da khơng căng. Vì vậy,
ngay cả trong trường hợp vết thương sâu trên da
đầu và cẳng chân trước, vết thương vẫn chịu
một lực căng da ít bởi vì da trên những vùng này
được ổn định bởi xương nằm ngay bên dưới nó.
Hơn nữa, có rất ít sự căng của mí mắt trên trong
q trình mở và nhắm mắt. Một bằng chứng
quan trọng khác cho thấy tầm quan trọng của
lực căng cơ học trong hình thành sẹo là sẹo lồi
ngày càng lớn theo phương ngang, hướng của
các lực chủ yếu lên vết thương. Điều này dẫn
đến đặc điểm hình dạng sẹo lồi trên các vị trí cụ
thể đều mang tính đặc trung riêng liên quan vị
trí cấu tạo. Ví dụ như sẹo lồi ở ngực trước phát
triển theo hình “càng cua” hoặc “bướm”, trong
khi sẹo lồi trên cánh tay phát triển thành hình
dạng giống “quả tạ” dọc theo trục dài của chi.
Các lực căng cơ học đến từ các hướng chủ yếu
dẫn đến tình trạng viêm cao tại các cạnh sẹo lồi.
Điều này là do kích thích collagen cục bộ sản
sinh, từ đó khiến sẹo lồi xâm lấn xa hơn theo
hướng căng da. Tuy nhiên, rất có thể tình trạng
viêm ở sẹo nặng cũng được định hình bởi nhiều
yếu tố nguy cơ khác, bao gồm cơ địa, di truyền

145



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
và các yếu tố toàn thân như tăng huyết áp.
Trong các nghiên cứu tạo sẹo nặng trên động vật
như trên chuột, thỏ. Những vết sẹo nặng được
gây ra bằng cách đặt một lực cơ học lên các cạnh
của vết rạch da. Phân tích mơ hình này cho thấy
rằng khi các vết sẹo bị căng, chúng ít biểu hiện
quá trình tự chết tế bào theo chương trình trong
cơ chế lành thương mà ngược lại các tế bào viêm
và lực căng cơ học thúc đẩy hiện tượng xơ hóa.
Ngồi ra, các nghiên cứu với mơ hình này cho
thấy rằng trong quá trình phát triển sẹo bệnh lý,
các con đường tín hiệu cơ học tế bào tương tác
tích cực với chất nền ngoại bào và với các con
đường thiếu oxy, viêm và hình thành mạch(16).
Khi hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của lực căng
da cơ học lên quá trình hình thành sẹo, ta có thể
sử dụng những phương pháp làm giảm lực căng
da để phòng ngừa cũng như điều trị sẹo phì đại
hoặc sẹo lồi như băng quấn, silicone gel, chỉ
khâu giúp hạn chế tối đa lực căng tác dụng lên
lớp bì, cũng như đường may Z- plasty, ghép vạt
da<

KẾT LUẬN
Sẹo lồi và sẹo phì đại ảnh hưởng nhiều đến
thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Lứa tuổi 10-30 là giai đoạn dễ phát sinh sẹo nhất
do khả năng tăng sinh collagen, cũng như có sự

hỗ trợ của các yếu tố thúc đẩy như mụn trứng
cá, chấn thương. Vị trí xuất hiện sẹo phì đại và
sẹo lồi gặp nhiều nhất ở nơi có sức căng lớn và
dễ bị các sang thương như ngực gồm có phầm
trước xương ức và vú 2 bên, sau đó đến bả vai,
tay, chân, góc hàm, bụng, cổ, mu, nách, gối... Khi
hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của lực căng da cơ
học lên q trình hình thành sẹo, ta có thể sử
dụng những phương pháp làm giảm lực căng da
để phòng ngừa việc hình thành sẹo phì đại, sẹo
lồi. Cần có nghiên cứu tiếp theo đánh giá hiệu
quả điều trị của các phương pháp điều trị để
nâng cao chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ cho
người bệnh mắc bệnh sẹo phì đại và sẹo lồi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nghiên cứu Y học

2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.
10.

11.

12.
13.
14.

15.

16.

17.

FB (2012). Formation of hypertrophic scars: evolution and
susceptibility. J Plast Surg Hand Surg, 46(2):95-101.
Al-Attar A, Mess S, Thomassen J M, Kauffman CL, et al (2006).
Keloid pathogenesis and treatment. Plast Reconstr Surg,
117(1):286-300.
Rabello FB, Souza CD, Farina Júnior JA (2014). Update on
hypertrophic scar treatment. Clinics (Sao Paulo), 69(8):565-573.
Gauglitz GG, Korting HC, Pavicic T, Ruzicka T, et al (2011).
Hypertrophic scarring and keloids: pathomechanisms and current
and emerging treatment strategies. Mol Med, 17(1-2):113-125.
Wallace HJ, Fear MW, Crowe MM, Martin LJ, et al (2017).
Identification of factors predicting scar outcome after burn in
adults: A prospective case-control study. Burns, 43(6):1271-1283.

Goei H, van der Vlies CH, Hop MJ, Tuinebreijer WE, et al
(2016). Long-term scar quality in burns with three distinct
healing potentials: A multicenter prospective cohort study.
Wound Repair Regen, 24(4):721-730.
Alhady SM, Sivanantharajah K (1969). "Keloids in various races.
A review of 175 cases. Plast Reconstr Surg, 44(6):564-566.
Louw L (2000). Keloids in rural black South Africans. Part 1:
general overview and essential fatty acid hypotheses for keloid
formation and prevention. Prostaglandins Leukot Essent Fatty
Acids, 63(5):237-245.
Shih B, Bayat A, (2010). Genetics of keloid scarring. Arch
Dermatol Res, 302(5):319-339.
Santos-Cortez RLPHY, Sun F, Benahmed-Miniuk F, Tao J,
Kanaujiya JKAS, Fadiora S, Odesina V, Nickerson, DABM,
Olaitan PB, Oluwatosin OM, Leal SMEJR (2017). Identification
of ASAH1 as a susceptibility gene for familial keloids. Eur J
Hum Genet, 25(10):1155–1161.
Brown JJ, Ollier WE, Thomson W, Bayat A (2008). Positive
association of HLA-DRB1*15 with keloid disease in Caucasians.
Int J Immunogenet, 35(4-5):303-307.
Shaheen A, Khaddam J, Kesh F (2016). Risk factors of keloids in
Syrians. BMC Dermatol, 16(1):13.
Juckett G, Hartman-Adams H (2009). Management of keloids
and hypertrophic scars". Am Fam Physician, 80(3):253-260.
van der Wal MB, Verhaegen PD, Middelkoop E, van Zuijlen PP
(2012). A clinimetric overview of scar assessment scales. J Burn
Care Res, 33(2):e79-87.
Srivastava S, Patil A, Prakash C, Kumari H (2018). Comparison
of Intralesional Triamcinolone Acetonide, 5-Fluorouracil, and
Their Combination in Treatment of Keloids". World J Plast Surg,

7(2):212-219.
Aarabi SBK, Shi Y, Paterno J, Chang EI, Loh SA, Holmes JWLM,
Yee H, Gurtner GC (2007) .Mechanical load initiates
hypertrophic scar formation through decreased cellular
apoptosis. FASEB, 21(12):3250–3261.
Ogawa ROK, Tokumura F, Mori K, Ohmori Y, Huang C,
Hyakusoku HAS (2012). The relationship between skin
stretching/contraction and pathologic scarring: the important
role of mechanical forces in keloid generation. Wound Repair
Regen, 20(2):149-157.

Ngày nhận bài báo:

08/12/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Mahdavian Delavary B, van der Veer WM, Ferreira JA, Niessen

146

Chuyên Đề Nội Khoa




×