Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tỉ lệ các loại bệnh phổi lan tỏa tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2 từ năm 2016 đến năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ CÁC LOẠI BỆNH PHỔI LAN TỎA TẠI KHOA HÔ HẤP
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2021
Phạm Thị Minh Hồng1, Nguyễn Lê Ngọc1, Lê Thị Thanh Thảo2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh phổi lan tỏa (Diffuse Lung Disease - DLD), trước đây gọi là bệnh phổi mô kẽ (Interstitial
Lung Disease - ILD) là nhóm rối loạn đa dạng liên quan đến nhu mô phổi và cản trở sự trao đổi khí. Các rối loạn
này được phân loại cùng nhau vì có biểu hiện lâm sàng, X quang, sinh lý hoặc bệnh lý trùng lặp.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại bệnh phổi lan tỏa trên bệnh nhân điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi
Đồng 2 theo phân loại của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ năm 2015.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả các trường hợp bệnh phổi lan tỏa được điều trị tại khoa Hô
Hấp bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 5 năm 2021.
Kết quả: 103 trẻ bệnh phổi lan tỏa được đưa vào nghiên cứu. Những rối loạn của nhũ nhi chiếm 56,3%,
gồm loạn sản phế quản phổi 52,4% và thiểu sản phổi thứ phát 3,9%; những rối loạn trên trẻ miễn dịch bình
thường chiếm 34,1%, gồm viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm trùng 25,3%, nhiễm trùng do nguyên nhân
đặc hiệu 3,9%, bệnh phổi ứ hemosiderin vô căn 3,9% và viêm phổi kẽ không đặc hiệu 1%; những rối loạn trên trẻ
suy giảm miễn dịch 1%; những rối loạn mạch giống bệnh phổi mô kẽ 1% và không phân loại được 7,8%.
Kết luận: Ba loại bệnh phổi lan tỏa thường gặp nhất tại khoa Hô hấp là loạn sản phế quản phổi, viêm tiểu
phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm và bệnh phổi ứ hemosiderin.
Từ khóa: bệnh phổi lan tỏa, bệnh phổi mô kẽ, trẻ em

ABSTRACT
PREVALENCE OF DIFFUSE LUNG DISEASES IN THE RESPIRATORY DEPARTMENT OF
CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM 2016 TO 2021
Pham Thi Minh Hong, Nguyen Le Ngoc, Le Thi Thanh Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 189-196
Background: Diffuse lung disease (DLD), traditionally known as interstitial lung disease (ILD), consists of


a diverse group of disorders that involve the pulmonary parenchyma and interfere with gas exchange. These
disorders are classified together because of overlapping clinical, radiographic, physiologic, or pathologic
manifestations.
Objective: To determine the rate of diffuse lung disease (DLD) in patients treated at the Respiratory
Department of Children’s Hospital No2 based on the classification of the American Thoracic Society in 2015.
Method: case series study. Data were collected from patients diagnosed DLD at the Respiratory Department
of Children’s Hospital No2 from May 2016 to May 2021.
Results: 103 cases were enrolled in the study. Disorders of infancy accounted for 56.3%, including
bronchopulmonary dysplasia (BPD) (52.4%) and secondary pulmnary hypoplasia (3.9%); primary lung
disorders of the immunocompetent host were 34.1%, including postinfectious bronchiolitis obliterans (PIBO)
(25.3%), specific infections (3.9%), idiopathic pulmonary hemosiderosis (IPH) (3.9%), and nonspecific interstitial
pneumonia (1%); disorders of the immunocompromised host (1%); vascular disorders masquerading as
interstitial lung disease (1%); and unclassified (7.8%).
Bộ môn Nhi, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Lê Ngọc
ĐT: 0988081311
1

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Khoa Hô Hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2
Email:
2

189


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học


Conclusions: The 3 most common DLD at the Respiratory Department were BPD, PIBO, and IPH.
Key words: diffuse lung diseases (DLD), interstitial lung disease in children (chILD)
tháng 5/2021 được chẩn đốn DLD khi có 3
ĐẶT VẤN ĐỀ
trong 4 tiêu chuẩn sau, với các triệu chứng kéo
Bệnh phổi lan tỏa (Diffuse lung disease dài ít nhất 1 tháng(4,5):
DLD), trước đây gọi là bệnh phổi mô kẽ
(Interstitial Lung Disease – ILD), là nhóm các rối
loạn hiếm gặp, gây bệnh phổi mạn ở trẻ em,
thường xuất hiện sớm, và có tỉ lệ tử vong cao.
Nghiên cứu đa trung tâm ở Anh và Ireland báo
cáo năm 2002, ước tính tỉ lệ mắc DLD là 3,6/1
triệu trẻ em dưới 16 tuổi(1). Một nghiên cứu của
Đơn vị giám sát các rối loạn hiếm ở Đức do
Griese M tiến hành từ tháng 1/2005 đến tháng
12/2006 ước tính tỉ lệ mắc bệnh hàng năm là
1,32/1 triệu trẻ(2). DLD là nhóm rối loạn đa dạng
liên quan đến nhu mô phổi và cản trở sự trao đổi
khí. Các rối loạn này được phân loại cùng nhau
vì có biểu hiện lâm sàng, X quang, sinh lý hoặc
bệnh lý trùng lặp, đặc trưng bởi sự suy giảm trao
đổi khí và thâm nhiễm phổi lan tỏa trên chẩn
đốn hình ảnh. DLD thường biểu hiện với
những triệu chứng khơng đặc hiệu như ho, khị
khè, thở nhanh, khó thở, do đó chẩn đốn
thường trễ, và thường được chẩn đốn nhầm
viêm phổi nặng hoặc hen phế quản trước khi có
chẩn đốn xác định(3). Tại Việt Nam, đa số DLD
được chẩn đoán ở bệnh viện tuyến cuối, nơi có

đầy đủ các phương tiện xét nghiệm. Đã có nhiều
nghiên cứu trên thế giới về DLD, tuy nhiên tại
Việt Nam các nghiên cứu còn ít, chưa được báo
cáo theo một hệ thống phân loại hồn chỉnh.
Chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm xác định tỉ
lệ các loại DLD tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi
Đồng 2 theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ năm 2015.

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả các trẻ từ 1 tháng đến ≤15 tuổi đủ tiêu
chuẩn chẩn đốn DLD, điều trị nội trú tại khoa
Hơ hấp bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 5/2016
đến tháng 5/2021.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ từ 1 tháng đến ≤15 tuổi điều trị tại khoa
Hô Hấp trong thời gian từ tháng 5/2016 đến

190

- Triệu chứng hơ hấp: ho, thở nhanh và/hoặc
khó thở khi gắng sức.
- Triệu chứng thực thể: ran nổ và/hoặc ngón
tay dùi trống và/hoặc co rút khoảng liên sườn.
- Giảm oxy máu.
- Bất thường nhu mơ lan tỏa trên CT ngực
có độ phân giải cao trừ bệnh loạn sản phế
quản phổi.


Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh giải thích được các biểu hiện
lâm sàng trên gồm tim bẩm sinh cao áp phổi,
suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng, xơ nang, bất
thường đường thở, hội chứng hít tái diễn.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Mơ tả loạt ca.
Các bước tiến hành
Từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp, lập danh sách
tất cả bệnh nhân đã được chẩn đốn bệnh phổi
mơ kẽ, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm tiểu
phế quản tắc nghẽn và viêm phổi tổ chức hóa,
loạn sản phế quản phổi, bệnh phổi ứ
hemosiderin, xuất huyết phổi tự phát ở trẻ nhũ
nhi, bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi
quá mẫn, thiểu sản phổi, thoát vị hồnh, hội
chứng Goodpasture, bệnh mơ bào Langerhan
trong thời gian từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2021,
lấy hồ sơ bệnh án để đánh giá nếu thỏa tiêu
chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ, sẽ thu
thập thông tin vào phiếu thu thập số liệu mẫu
(Hình 1).
Chụp cắt lớp vi tính với độ phân giải cao
(HRCT) ngực được thực hiện trên tất cả các bệnh
nhân nghi DLD trừ bệnh loạn sản phế quản phổi
tùy chỉ định của bác sỹ lâm sàng, được chụp bởi
máy CT Phillips Ingenuity 64 lát cắt, với lát cắt 1
mm, do bác sỹ chẩn đốn hình ảnh có kinh


Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học
nghiệm đọc. Siêu âm tim được chỉ định trên hầu
hết các bệnh nhân, để kiểm tra dị tật tim bẩm
sinh và biến chứng tăng áp phổi. Được thực hiện
bởi bác sỹ Nhi tim mạch (Hình 1).
Các bệnh nhân được nghi ngờ bệnh DLD sẽ
được thực hiện các xét nghiệm từ không xâm lấn
đến xâm lấn để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm
Xquang phổi, HRCT ngực, siêu âm tim, xét

nghiệm máu, nội soi phế quản, phân tích dịch
rửa phế quản, và cuối cùng là sinh thiết phổi
(Hình 1).

Định nghĩa biến số chính
Phân loại DLD theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ
2015 (Bảng 1).

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu tiến cứu DLD
Bảng 1. Phân loại chILD đã cải biên theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2015(6)
I. Rối loạn ở nhũ nhi
A. Rối loạn phát triển lan tỏa
1. Rối loạn phát triển phế nang/Giảm sản phổi nguyên phát
2. Loạn sản phế nang bẩm sinh

3. Loạn sản mao mạch phế nang với bất thường tĩnh mạch phổi
B. Những bất thường tăng trưởng phổi
1. Trước sinh: giảm sản phổi thứ phát do thiểu ối, do u trong lồng ngực, rối loạn chức năng thần kinh-cơ
2. Sau sinh: bệnh phổi sơ sinh mạn
a. Bệnh phổi mạn liên quan với sinh non
b. Bệnh phổi mạn ở trẻ đủ tháng
3. Những thay đổi cấu trúc do bất thường nhiễm sắc thể:
a. Trisomy 21
b. Khác

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

191


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

4. Đi kèm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ có nhiễm sắc thể bình thường
C. Những rối loạn đặc biệt chưa rõ nguyên nhân
1. Bệnh tích trữ glycogen mơ kẽ phổi
a. Ngun phát
b. Đi kèm với bệnh lý phổi khác
2. Tăng sản tế bào thần kinh nội tiết ở nhũ nhi/thở nhanh kéo dài ở nhũ nhi
D. Những rối loạn chức năng surfactant và những bất thường liên quan
1. Rối loạn chức năng surfactant
a. Đột biến gen surfactant protein B: bệnh lắng đọng protein phế nang
b. Đột biến gen surfactant protein C: viêm phế nang mạn ở nhũ nhi
c. Đột biến gen ABCA3: bệnh lắng đọng protein phế nang

d. Thiếu hụt thụ thể GMCSF bẩm sinh: bệnh lắng đọng protein phế nang
e. Bệnh khác với mô học như rối loạn chức năng surfactant nhưng khơng tìm thấy bất thường gen
2. Bất dung nạp protein: kiểu mô học giống như bệnh lắng đọng protein phế nang
II. Những rối loạn phổi nguyên phát ở trẻ miễn dịch bình thường
A. Nhiễm trùng hay sau nhiễm trùng
1. Những thay đổi đường thở mạn tính có hoặc khơng có bệnh sử nhiễm khuẩn hô hấp do virus trước đây
2. Viêm phổi tổ chức hóa (viêm tiểu phế quản tắc nghẽn/viêm phổi tổ chức hóa)
3. Nhiễm trùng đặc hiệu do vi khuẩn, nấm, mycobacteria, virus
B. Những rối loạn liên quan đến yếu tố mơi trường
1. Viêm phổi q mẫn
2. Hít khí độc
C. Hội chứng hít
D. Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan
E. Viêm phổi kẽ cấp tính/Hội chứng Hamman-Rich/Tổn thương phế nang lan tỏa vô căn
F. Viêm phổi kẽ không đặc hiệu
G. Bệnh phổi ứ hemosiderin vô căn
H. Các bệnh khác
III. Những rối loạn liên quan đến bệnh hệ thống
A. Những rối loạn qua trung gian miễn dịch
1. Những biểu hiện phổi đặc hiệu
a. Hội chứng Goodpasteur
b. Bệnh lắng đọng protein phế nang mắc phải/ tự kháng thể của GMCSF
c. Hội chứng viêm mạch máu phổi
2. Những biểu hiện phổi không đặc hiệu
a. Viêm phổi kẽ không đặc hiệu
b. Hội chứng xuất huyết phổi
c. Bệnh tăng sinh lympho
d. Viêm phổi tổ chức hóa
e. Những thay đổi đường thở khơng đặc hiệu gồm viêm tiểu phế quản tăng lympho, tăng sản dạng lympho, và những thay
đổi co thắt nhẹ

3. Những biểu hiện khác của bệnh collagen-mạch máu
B. Bệnh tích trữ
C. Bệnh u hạt
D. Bệnh mô bào tế bào Langerhans
E. Thâm nhiễm ác tính
F. Các bệnh khác
IV. Những rối loạn trên trẻ suy giảm miễn dịch
Nhiễm trùng cơ hội: Pneumocystic jiroveci, nấm, vi khuẩn, mycobacteria, virus
Những rối loạn liên quan đến can thiệp điều trị: hóa, xạ, phối hợp, mẫn cảm thuốc
Những rối loạn liên quan đến ghép tạng đặc, phổi, tủy xương và hội chứng thải ghép: thải ghép, bệnh ghép chống chủ, rối
loạn tăng sinh lympho sau ghép
C. Những rối loạn liên quan đến bệnh hệ thống
- Những rối loạn liên quan đến miễn dịch,
- Bệnh lưu trữ, Sarcoidosis, bệnh mơ bào Langerhan, thâm nhiễm ác tính.
D. Tổn thương phế nang lan tỏa chưa rõ nguyên nhân
E. Thâm nhiễm lympho liên quan đến suy giảm miễn dịch ở trẻ không ghép tạng: tăng sinh lympho không đặc hiệu, tăng
sản dạng lympho, u hạt kém hình thành, ác tính

192

Chun Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

V. Những rối loạn mạch giống bệnh phổi mô kẽ
A. Bệnh mạch máu gây tăng áp động mạch
B. Bệnh mạch máu xung huyết và bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch

C. Rối loạn mạch bạch huyết: giãn mạch bạch huyết, u mạch bạch huyết
D. Phù phổi
E. Bệnh huyết khối
VI. Không phân loại
Gồm bệnh giai đoạn cuối, khơng chẩn đốn được, mẩu mơ khơng đủ, thiếu thơng tin.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán BPD theo NICHD
2019: khi cần FiO2 >21% trong ≥28 ngày, tại thời
điểm 36 tuần tuổi sau kinh chót đối với trẻ dưới
32 tuần tuổi thai hoặc lúc 56 ngày tuổi đối với trẻ
≥ 32 tuần tuổi thai và có lệ thuộc bất kỳ phương
pháp hỗ trợ hô hấp nào với FiO2 >21%(7).
- Tiêu chuẩn chẩn đốn PIBO có đủ 5 tiêu
chí sau(8):
(1) Bệnh sử mắc viêm tiểu phế quản hoặc
viêm phổi do virus nặng, cấp tính trong 3 năm
đầu đời ở một trẻ hồn tồn khỏe mạnh trước
đó; được điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực,
được thở máy và nằm viện kéo dài;
(2) Có bằng chứng trên lâm sàng và/hoặc
trên chức năng phổi cho thấy tắc nghẽn đường
thở kéo dài, không đáp ứng với corticosteroids
tồn thân và thuốc giãn phế quản ít nhất 2 tuần;
(3) X quang ngực có hình ảnh ứ khí, xẹp
phổi, dày thành đường thở và giãn phế quản;
(4) CT scan ngực có hình ảnh thể khảm, giãn
phế quản và nhốt khí. Hình ảnh này khơng thay
đổi khi thay đổi tư thế và thì hơ hấp; và
(5) Loại trừ các bệnh phổi mạn khác gồm lao,
xơ nang, BPD, suy giảm miễn dịch, hen nặng và

thiếu alpha-1- antitrypsin.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán IPH: bệnh sử khạc
máu kèm thiếu máu, dịch rửa phế quản-phế
nang có màu đỏ đậm dần chứa hơn 20% đại
thực bào ăn hemosiderin và khơng có hình ảnh
viêm mao mạch phổi trên mẫu sinh thiết phổi(9).

Xử lý số liệu và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
Excel, biến định tính được tính tần số và tỉ lệ
phần trăm, biến định lượng được tính trung
bình và độ lệch chuẩn đối với phân phối chuẩn,
tính trung vị và khoảng tứ phân vị đối với phân
phối không chuẩn.

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức của bệnh viện Nhi Đồng 2, số
704/NDD2-CĐT ngày 15/6/2020.

KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 5/2016 đến 5/2021
có 103 trẻ mắc DLD, gặp chủ yếu ở trẻ dưới 2
tuổi, nam/nữ; 2,2/1. Có 57,3% trẻ suy dinh
dưỡng vừa và nặng.
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Bảng 2. Đặc điểm chung dân số nghiên cứu
Đặc điểm

Tuổi

Giới
Nơi cư trú
Tình trạng
dinh dưỡng

≤ 12 tháng
12 - 24 tháng
> 24 tháng
Nam
Nữ
Tp. Hồ Chí Minh
Tỉnh thành khác
Khơng suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng vừa
Suy dinh dưỡng nặng

Tần số
(N=103)
68
24
11
71
32
12
91
44
46
13


Tỉ lệ
(%)
66
23,3
10,7
68,9
31,1
11,7
88,3
42,7
44,7
12,6

Phân loại bệnh phổi lan tỏa theo Hội Lồng
Ngực Hoa Kỳ 2015
Các trẻ trong mẫu nghiên cứu đều được
chụp CT ngực (trừ nhóm BPD tùy thuộc vào chỉ
định lâm sàng), siêu âm tim, xét nghiệm kháng
thể, tự kháng thể, huyết thanh, PCR
máu/NTA/BAL, nội soi phế quản, sinh thiết phổi
khi có chỉ định tùy bệnh cảnh lâm sàng.
Trong mẫu nghiên cứu, những rối loạn ở trẻ
nhũ nhi chiếm ưu thế (56,3%); tiếp theo là những
rối loạn ở trẻ miễn dịch bình thường (34,1%), rối
loạn ở trẻ suy giảm miễn dịch (1%) và rối loạn
mạch bạch huyết giống bệnh phổi mơ kẽ (1%).
Có 7,8% khơng thể phân loại được. Không gặp
trường hợp nào rối loạn liên quan đến bệnh hệ


193


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

thống và mô liên kết.

Hình 2. Sơ đồ tóm tắt q trình phân loại DLD trong nghiên cứu
HRCT: High resolution computed tomography-Chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải cao
NTA: Nasotracheal aspiration - Dịch hút khí quản qua mũi
BAL: Bronchoalveolar lavage - Dịch rửa phế quản phế nang
NSIP: Nonspecific interstitial pneumonia - Viêm phổi kẽ không đặc hiệu
TDMT: Tràn dịch màng tim

TDMP: Tràn dịch màng phổi

Bảng 3. Tỉ lệ các loại DLD theo phân loại của Hội
Lồng Ngực Hoa Kỳ năm 2015 (N=103)
Loại bệnh
Những rối
loạn ở nhũ nhi

Loạn sản phế quản phổi
Thiểu sản phổi

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
hậu nhiễm trùng
Nhiễm trùng do những nguyên

Những rối
nhân đặc biệt:
loạn trên trẻ
Adenovirus
miễn dịch bình
Sởi
thường
EBV
Viêm phổi mô kẽ không đặc hiệu
Bệnh ứ Hemosiderin ở phổi

194

Tần Tỉ lệ
số (%)
54 52,4
4
3,9
26
4

25,3

2
1
1
1
4

3,9


1
3,9

KT: tự Kháng thể
Loại bệnh

Những rối loạn liên quan đến bệnh hệ thống
Những rối loạn trên trẻ Bệnh phổi lan tỏa ở
suy giảm miễn dịch
trẻ nhiễm HIV
Những rối loạn mạch Tăng sinh mạch bạch
giống bệnh phổi mô kẽ
huyết lan tỏa
Không phân loại

Tần Tỉ lệ
số (%)
0
0
1

1

1

1

8


7,8

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung dân số nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, DLD gặp
chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi (66%) và chỉ gặp
10,7% ở nhóm trẻ trên 2 tuổi. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Nghiên cứu Y học
Nhân Mỹ là 67,7% và Dinwiddie R ở Anh và
Ireland là 76%(1,10). Tuổi trung vị là 7 (2; 14)
tháng, tương đồng với báo cáo của Deutsch
GH ở Bắc Mỹ với tuổi trung bình là 8,3 ± 0,6
tháng(11). Nghiên cứu của Saddi V ở Australia
và Newzeland từ năm 2003 đến 2013 ghi nhận
tuổi trung bình ở nhóm dưới 2 tuổi là 6 tháng,
nhóm trên 2 tuổi là 8,2 tuổi và 2/3 dân số
nghiên cứu là trẻ dưới 2 tuổi(12).
Nam chiếm tỉ lệ 68,9% cao hơn nữ, tương tự
như ghi nhận của Trần Thị Thùy Dung là 61,5%,
Dinwinddie R là 63%, Deutsch GH là 58,1% và
Tang X là 63,2%(1,11,13,14).
Có 57,3% trẻ DLD bị suy dinh dưỡng vừa và
nặng, cao hơn báo cáo của Trần Thị Thùy Dung
(41,5%)(13) nhưng tương đồng với ghi nhận của
Saddi V ở trẻ dưới 2 tuổi (53,1%)(12). Cần có kế

hoạch hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp cho những trẻ
DLD để bù đắp cho nhu cầu năng lượng cao hơn
do tăng công hô hấp.
Phân loại bệnh phổi lan tỏa theo Hội Lồng
Ngực Hoa Kỳ 2015
Chúng tôi phân loại được 4 nhóm gồm:
những rối loạn ở nhũ nhi (56,3%), những rối loạn
phổi nguyên phát ở trẻ miễn dịch bình thường
(34,1%), những rối loạn trên trẻ suy giảm miễn
dịch (1%), những rối loạn mạch giống bệnh phổi
mô kẽ (1%) và có 7,8% các trường hợp khơng
phân loại được. Trong nhóm những rối loạn ở
nhũ nhi, chúng tơi chỉ ghi nhận BPD và thiểu sản
phổi thứ phát. Do không có điều kiện xét
nghiệm gen và chỉ định sinh thiết phổi hạn chế
nên không thể xác định được các rối loạn chức
năng surfactant. Nhóm bệnh đứng thứ hai là
những rối loạn phổi nguyên phát ở trẻ miễn dịch
bình thường chiếm 34,1%, trong đó phổ biến là
những tổn thương phổi do nhiễm trùng và sau
nhiễm trùng. Bệnh tiêu biểu ở nhóm này là viêm
tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm trùng.
Nghiên cứu đa trung tâm của Deutsch GH
tại Bắc Mỹ từ năm 1999 đến năm 2004 ở trẻ dưới
2 tuổi cũng cho thấy rối loạn ở nhũ nhi chiếm ưu
thế với tỉ lệ 52,9%, những rối loạn trên trẻ suy
giảm miễn dịch 15%), những rối loạn phổi

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
nguyên phát ở trẻ miễn dịch bình thường 12,3%,
những rối loạn mạch giống bệnh phổi mơ kẽ
4,8%, những rối loạn liên quan đến bệnh hệ
thống 3,2% và có đến 11,8% khơng phân loại
được(11).
Chúng tơi chỉ có 1% DLD gặp ở trẻ suy giảm
miễn dịch. Đó là trường hợp nhiễm trùng cơ hội
ở trẻ nhiễm HIV. Theo hướng dẫn chẩn đốn và
xử trí DLD của Hội Lồng Ngực Mỹ 2013, việc
phân loại suy giảm miễn dịch tiên phát hay mắc
phải hoặc do thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp
đánh giá và điều trị bệnh, nhất là nhóm có liên
quan đến rối loạn chức năng miễn dịch như
viêm tiểu phế quản dạng nang, viêm phổi mô kẽ
lympho và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn(15).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, nhóm rối
loạn phổi ngun phát sau nhiễm trùng chiếm
29,2%, tương tự như ghi nhận của tác giả Trần
Thị Thùy Dung tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm
2016 (30,8%). Tuy nhiên, tỉ lệ BPD của chúng tôi
lên đến 52,4%, cao hơn rất nhiều so với tác giả
chỉ có 7,7%(13). Sự khác biệt có thể vì chúng tơi
nghiên cứu sau tác giả 5 năm, số lượng trẻ sơ
sinh cực non được cứu sống nhiều hơn do cơ sở
vật chất được trang bị đầy đủ và trình độ chun
mơn của nhân viên y tế được nâng cao, làm tăng
tỉ lệ bệnh phổi mạn ở trẻ sinh non.
Nghiên cứu đa trung tâm về DLD của Fan
LL từ năm 2001 đến năm 2004 ở Bắc Mỹ trên trẻ

từ 2 đến 18 tuổi ghi nhận 4,7% là rối loạn ở nhũ
nhi, 16,2% những rối loạn phổi nguyên phát ở
trẻ miễn dịch bình thường, 22% liên quan đến
bệnh hệ thống, 40,8% liên quan đến suy giảm
miễn dịch và 8,9% khơng phân loại(6). Trong khi
đó, kết quả nghiên cứu của Tang X tại Trung
Quốc ở trẻ trên 2 tuổi cho thấy 49,6% DLD liên
quan đến bệnh hệ thống, 20,3% là xuất huyết
phế nang lan tỏa, 3,8% là rối loạn chức năng
Surfactant, 3,8% là những rối loạn mạch giống
bệnh phổi kẽ và 6% không phân loại(14). Các kết
quả này khác với chúng tôi do đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi phần lớn ở trẻ dưới 2 tuổi. Có
thể thấy ở nhóm dưới 2 tuổi thường gặp những
rối loạn ở trẻ nhũ nhi và ở nhóm trên 2 tuổi

195


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
thường gặp rối loạn liên quan đến bệnh hệ thống
hoặc mô liên kết và suy giảm miễn dịch hơn.
Điểm hạn chế của chúng tôi là chỉ thực
hiện nghiên cứu tại khoa Hơ Hấp nên bỏ sót
lứa tuổi sơ sinh và nhóm rối loạn liên quan
đến bệnh hệ thống và mơ liên kết. Ngồi ra,
việc sinh thiết phổi được chỉ định ở một số
trường hợp giới hạn và chưa có điều kiện xét
nghiệm gen một cách hệ thống nên không thể
phân loại đầy đủ như khuyến cáo của Hội

Lồng ngực Hoa Kỳ năm 2015.

KẾT LUẬN
DLD xuất hiện sớm, gặp chủ yếu ở trẻ dưới 1
tuổi. Nhóm rối loạn ở trẻ nhũ nhi chiếm ưu thế
với tỉ lệ 56,3%. Ba nhóm bệnh thường gặp tại
khoa Hơ hấp là BPD, PIBO và IPH.

Nghiên cứu Y học
7.

8.

9.

10.

11.

12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.


6.

Dinwiddie R, Sharief N, Crawford O (2002). Idiopathic
interstitial pneumonitis in children: a national survey in the
United Kingdom and Ireland. Pediatr Pulmonol, 34(1):23-29.
Griese M, Haug M, Brasch F (2009). Incidence and classification
of pediatric diffuse parenchymal lung diseases in Germany.
Orphanet J Rare Dis, 4(1):26-37.
Fan LL, Deterding RR, Langston C (2004). Pediatric interstitial
lung disease revisited. Pediatr Pulmonol, 38(5):369-378.
Bush A, Cunningham S, de Blic J, et al (2015). European
protocols for the diagnosis and initial treatment of interstitial
lung disease in children. Thorax, 70(11):1078-1084.
Deterding R (2018). New concepts in children’s interstitial lung
disease and diffuse lung disease. In: Wilmott R (eds). Kendig’s
Disoders of The Respiratory Tract in Children, 9th ed, pp.30133028. Elservier Saunders, Philadelphia.
Fan LL, Dishop MK, Galambos C (2015). Diffuse Lung Disease
in Biopsied Children 2 to 18 Years of Age. Application of the
chILD Classification Scheme. Ann Am Thorac Soc, 12(10):14981505.

196

13.

14.

15.

Eichenwald EC, Stark AR (2021). Bronchopulmonary dysplasia:

Definition, pathogenesis, and clinical features. URL:
ptodate.com/contents/bronchopulmonary-dysplasia-definitionpathogenesis-and-clinicalfeatures#:~:text=Wilkie%2C%20MD%2C%20MS,INTRODUCTION,in%20significant%20morbidity%20and%20
mortality.
Castro-Rodriguez JA, Giubergia V, Fischer GB, et al (2014).
Postinfectious bronchiolitis obliterans in children: the South
American contribution. Acta Pædiatrica, 103:913–921.
NIH (2021). Idiopathic pulmonary hemosiderosis. URL:
/>osis%20is%20a,of%20iron%20is%20left%20behind.
Nguyễn Thị Nhân Mỹ (2014). Đặc điểm bệnh phổi mô kẽ tại
Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2. Luận Văn Thạc Sỹ Y Học,
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Deutsch GH, Young LR, Deterding RR (2007). Diffuse lung
disease in young children: application of a novel classification
scheme. Am J Respir Crit Care Med, 176(11):1120-1128.
Saddi V, Beggs S, Bennetts B (2017). Childhood interstitial lung
diseases in immunocompetent children in Australia and New
Zealand: a decade's experience. Orphanet J Rare Dis, 12(1):133143.
Trần Thị Thùy Dung (2016). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả điều trị bệnh phổi mô kẽ tại Khoa Hô hấp Bệnh viện
Nhi đồng 1 từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2016. Luận Văn Thạc Sỹ
Y Học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tang X, Li H, Liu H (2020). Etiologic spectrum of interstitial
lung diseases in Chinese children older than 2 years of age.
Orphanet J Rare Dis, 15(1):15-25.
Kurland G, Deterding RR, Hagood JS (2013). An official
American Thoracic Society clinical practice guideline:
classification, evaluation, and management of childhood
interstitial lung disease in infancy. Am J Respir Crit Care Med,
188(3):376-94.


Ngày nhận bài báo:

16/12/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa



×