Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giá trị các thang điểm dự đoán viêm màng não vi khuẩn ở trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.88 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

GIÁ TRỊ CÁC THANG ĐIỂM DỰ ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO VI KHUẨN
Ở TRẺ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 16 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Đoàn Thị Hoài Trang1, Đỗ Châu Việt2, Vũ Thị Thùy Dương2, Nguyễn An Nghĩa1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm màng não vi khuẩn (VMNVK) là một trong những nhiễm trùng nặng ở trẻ em. Chẩn
đoán phân biệt VMNVK và viêm màng não siêu vi (VMNSV) từ trước đến nay luôn là một thách thức trên thực
hành lâm sàng.
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của 5 quy tắc thang điểm Boyer, Oostenbrink, Nigrovic, Chavanet và Tokuda
trong dự đoán VMNVK ở trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mơ tả có phân tích, gồm 73 trường hợp VMNVK và
156 trường hợp VMNSV tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Kết quả: Tất cả 5 thang điểm trong nghiên cứu của chúng tơi đều có AUC >0,6. AUC của đường cong
ROC lần lượt là 0,98; 0,97; 0,94; 0,93; 0,8 tương ứng với các thang điểm Boyer, Nigrovic, Chavanet, Tokuda và
Oostenbrink. Thang điểm Nigrovic có độ nhạy cao nhất là 98,6%. Độ nhạy giảm dần theo thứ tự sau: Nigrovic >
Boyer > Tokuda > Chavanet > Oostenbrink. Khơng có thang điểm nào có độ chính xác tổng thể vượt trội so với
các quy tắc lâm sàng còn lại.
Kết luận: Khơng có thang điểm nào loại trừ chẩn đốn VMNVK với độ nhạy 100% trong nghiên cứu của
chúng tôi. Điều đó cho thấy rằng mọi thuật tốn sẽ bỏ sót một tỷ lệ bệnh nhân bị VMNVK. Việc sử dụng các
thuật tốn chẩn đốn có thể hữu ích để hướng dẫn quản lý trong từng bệnh nhân bị nghi ngờ VMNVK nhưng
đánh giá lâm sàng là chìa khóa khi xem xét có nên bắt đầu theo kinh nghiệm liệu pháp kháng sinh và các biện
pháp hỗ trợ khác.
Từ khóa: viêm màng não, viêm màng não vi khuẩn, thang điểm Boyer, thang điểm Oostenbrink, thang điểm
Nigrovic, thang điểm Chavanet, thang điểm Tokuda

ABSTRACT
CLINICAL RULES FOR PREDICTING BACTERIAL MENINGITIS IN CHILDREN


FROM 1 MONTH TO 16 YEARS OLD AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2
Doan Thi Hoai Trang, Do Chau Viet, Vu Thi Thuy Duong, Nguyen An Nghia
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 325-332
Background: Bacterial meningitis is one of the serious infections in children. The differential diagnosis of
bacterial meningitis and viral meningitis has always been a challenge in clinical practice.
Objective: The aim of this study was to remove on the value of the five rules of Boyer, Oostenbrink,
Nigrovic, Chavanet and Tokuda for predicting bacterial meningitis in children from 1 month to 16 years old.
Methods: This retrospective cross-sectional study included 73 cases of bacterial meningitis and 156 cases of
viral meningitis at the Children's hospital 2.
Results: All 5 rules in our study that were AUC >0.6. The AUC of the ROC curve was 0.98, 0.97, 0.94,
0.93, 0.8, respectively, corresponds to the Boyer, Nigrovic, Chavanet, Tokuda and Oostenbrink rule. Nigrovic
score had the highest sensitivity of 98.6%. The sensitivity decreased in the following order: Nigrovic > Boyer >
2Khoa nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2
Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn An Nghĩa ĐT: 090 319 9796
Email:
1

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

325


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

Tokuda > Chavanet > Oostenbrink. No score had an overall accuracy superior to the rest of the clinical rules.
Conclusion: There is no rule to exclude the diagnosis of bacterial meningitis with 100% sensitivity in our
study. That suggests that every algorithm will miss a proportion of children with bacterial meningitis. The use of

diagnostic algorithms can be help to guide management in individual patients with suspected bacterial
meningitis, but clinical judgment is the key when considering whether to initiate empiric or antibiotics and other
supportive treatment.
Key words: meningitis, bacterial meningitis, Boyer score, Oostenbrink score, Nigrovic score, Chavanet
score, Tokuda score
trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi tại bệnh viện Nhi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng 2” nhằm đánh giá giá trị của 5 quy tắc
Viêm màng não vi khuẩn (VMNVK) là một
thang điểm tiềm năng bao gồm: Boyer,
trong những nhiễm trùng nặng ở trẻ em, có thể
Oostenbrink, Nigrovic, Chavanet và Tokudo.
dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí
Với mục tiêu góp phần giúp cung cấp thêm bằng
có thể gây tử vong nhanh chóng. Dù đã có
chứng về tính giá trị của 5 quy tắc thang điểm
những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đốn, điều
tiềm năng này.
trị và phịng ngừa VMNVK, bệnh lý này vẫn là
Mục tiêu
nguyên nhân gây ra tỉ lệ bệnh tật và tử vong
Độ nhạy, độ đặc hiệu của 5 quy tắc thang
cao ở trẻ em, tỉ lệ tử vong dao động từ 0-15%
điểm Boyer, Oostenbrink, Nigrovic, Chavanet và
tùy báo cáo.
Tokuda dự đoán xác suất VMNVK ở trẻ viêm
Chẩn đoán phân biệt VMNVK và viêm
màng não từ 1 tháng đến 16 tuổi tại Bệnh viện
màng não siêu vi (VMNSV) từ trước đến nay
Nhi Đồng 2.

luôn là một thách thức đối với bác sĩ lâm sàng.
Khơng có bất kì một triệu chứng lâm sàng hay
xét nghiệm đơn độc nào ngoại trừ các xét
nghiệm vi sinh đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để
phân biệt VMNVK và VMNSV. Việc chẩn đốn
chính xác và nhanh chóng VMNVK đóng vai trị
quan trọng vì kết cục của bệnh phụ thuộc vào
thời điểm bắt đầu điều trị và việc lựa chọn
kháng sinh phù hợp.
Hiện có ít nhất 15 quy tắc thang điểm lâm
sàng tiềm năng đã được đưa ra để tính tốn xác
suất VMNVK, với mục đích để hạn chế số lượng
bệnh nhân được điều trị kháng sinh không cần
thiết, và cũng để đảm bảo rằng khơng bỏ sót
bệnh nhân bị VMNVK. Cho đến nay, chỉ mới có
một nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2012 nghiên cứu
về độ nhạy, độ đặc hiệu của một số thang điểm
quy tắc(1). Kết luận của nghiên cứu là khơng có
một quy tắc nào cung cấp độ đặc hiệu chấp nhận
được với độ nhạy 100%. Chính vì vậy chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát giá trị các
thang điểm dự đoán viêm màng não vi khuẩn ở

326

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi, được chẩn đoán
viêm màng não, điều trị nội trú tại bệnh viện

Nhi Đồng 2.

Tiêu chuẩn nhận vào
Tất cả các bệnh nhi từ 1 tháng đến 16 tuổi
nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
01/01/2017 đến 30/06/2021 thỏa tiêu chuẩn chẩn
đoán VMNVK và VMNSV sẽ được đưa vào
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán VMNVK
Lâm sàng gợi ý viêm màng não: sốt, hội
chứng màng não, và
DNT có >7 BC/mm3, và
Xét nghiệm vi khuẩn học dương tính:
+ Cấy dịch não tủy (DNT) dương tính với tác
nhân gây bệnh, và/hoặc
+ PCR DNT dương tính với tác nhân gây
bệnh.

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học
Tiêu chuẩn chẩn đoán VMNSV

Dấu hiệu và triệu chứng

Lâm sàng gợi ý viêm màng não: sốt, hội
chứng màng não, và

DNT có >7 BC/mm3, và
Bệnh tự thuyên giảm trong vòng 5 ngày hoặc
ngưng kháng sinh trong vịng 48 giờ đầu, và
Khơng thỏa bất kỳ tiêu chí về tiêu chuẩn vi
khuẩn học của VMNVK.
Có thể kèm PCR DNT dương tính với tác
nhân siêu vi gây bệnh.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhi có triệu chứng khởi phát bệnh
trong giai đoạn sơ sinh (nhỏ hơn 28 ngày tuổi).
DNT chạm mạch (hồng cầu trong DNT
≥10.000 hồng cầu/mm3).
Viêm màng não (VMN) do lao, và/hoặc có
tiền căn lao phổi.
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm
miễn dịch mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo
dài ít nhất 14 ngày).
Phẫu thuật thần kinh gần đây trong vịng 1
tháng trước khởi bệnh.
Có bệnh lý ác tính đi kèm.
Cha, mẹ hoặc người giám hộ của bệnh nhi từ
chối tham gia nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu

0

Điểm
1


2
Chấm xuất huyết hoặc ban
Khơng

xuất huyết
Thờ ơ/ hơn mê/ co giật/ dấu
Khơng

thần kinh khu trú
Protein trong DNT (g/L)
<0,9
0,9-1,4
>1,4
Glucose trong DNT (g/L)
>0,35
0,2-0,35 <0,2
Số lượng bạch cầu trong DNT
<1000 1000-4000 >4000
3
(tế bào/mm )
% BCĐN trong DNT
< 60
≥ 60
Số lượng bạch cầu trong máu
<15000 ≥ 15000
3
ngoại vi (tế bào/mm )

≥5 điểm: VMN vi khuẩn. điều trị kháng sinh.
3-4 điểm: Nghi ngờ. Điều trị kháng sinh hoặc

chờ kết quả cấy DNT.
≤2 điểm: VMN siêu vi. Theo dõi.
Bảng 2: Thang điểm Oostenbrink(3)

Bệnh sử
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập viện
a
(ngày)
Nơn
Khám lâm sàng
Dấu màng não
Tím
Chấm xuất huyết hoặc ban xuất huyết
Rối loạn ý thức (đáp ứng với đau hoặc không
đáp ứng)
Xét nghiệm
b
CRP huyết thanh (mỗi 10 mg/L)

Cỡ mẫu
Cơng thức tính cỡ mẫu cho độ nhạy

0,1

: CRP huyết thanh: 0-9 mg/L: 0 điểm, 1019mg/L: 0,1 điểm, v.v, tối đa 2 điểm.
b

Bảng 3: Thang điểm Nigrovic(4)

=0,1;


=0,32, ước

tính mất mẫu 10% mất mẫu, cỡ mẫu tính được là
63 trường hợp kể cả VMNVK và VMNSV.

Biến số nghiên cứu
Định nghĩa biến số chính
Bảng 1: Thang điểm Boyer(2)

Sốt

7,5
6,5
4
8

: Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập
viện được làm tròn đến 0,5 ngày, tối đa 7 điểm.

Biến số

Dấu hiệu và triệu chứng

2

Tổng điểm <9,5: nguy cơ thấp VMN.

,
=0,95;


1

a

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả, có phân tích.

Với α=0,05;

Điểm
nguy cơ

Biến số

Nhuộm Gram DNT dương tính
Protein DNT ≥ 80mg/dL
Số lượng BCĐNTT tuyệt đối ngoại vi
3
≥10000 tế bào/mm
Bệnh sử có co giật
3
Số lượng BCĐNTT DNT ≥1000 tế bào/mm

Điểm
Có Khơng
2
0
1
0

1

0

1
1

0
0

Điểm = 0: Nguy cơ rất thấp VMN vi khuẩn.
0
0
<39,5 C

Điểm
1
0
≥ 39,5 C

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Điểm = 1: Không nguy cơ rất thấp VMNVK.
2

Điểm ≥ 2: Nguy cơ cao VMN vi khuẩn.

327



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
Bảng 4: Thang điểm Chavanet(5)
Tham số
Ngưỡng
Điểm
3
Số lượng bạch cầu trong DNT ≥ 1800 tế bào/ mm
2
Tỉ lệ BCĐNTT trong DNT
>80%
3

Nghiên cứu Y học
Tham số
Protein DNT
Tỉ lệ Glucose DNT/máu

Ngưỡng
>1,2g/L
≤0,3

Điểm
3
3

Điểm ≥2: VMN vi khuẩn

Hình 1: Thang Tokuda(6)
định tính: tần số, tỷ lệ phần trăm. Kết quả được
Các bước tiến hành

trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ.
Liên hệ phịng cơng nghệ thơng tin lấy thơng
tin bệnh nhân được chẩn đốn VMNVK hoặc
VMNSV với mã ICD là G00, G02, G03 ở Bệnh
viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2017 đến 30/11/2020.
Đối với các trường hợp điều trị tại khoa
Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/12/2020 đến
30/06/2021 và thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu, chúng
tơi sẽ giải thích và cung cấp các thơng tin về
nghiên cứu. Cha/mẹ hay người giám hộ bệnh
nhi cần ký giấy đồng thuận nếu chấp nhận tham
gia nghiên cứu.
Liên hệ phòng lưu trữ hồ sơ để mượn hồ sơ
theo danh sách bệnh nhi có được. Ghi nhận gián
tiếp từ hồ sơ bệnh án các dữ liệu vào phiếu thu
thập số liệu.
Nhập và xử lí dữ liệu, tính độ nhạy, độ đặc
hiệu của 5 quy tắc thang điểm Boyer, Oostenbrink, Nigrovic, Chavanet, Tokuda.

Thu thập và xử lý số liệu
Tổng kết, phân tích và xử lí số liệu theo phần
mềm SPSS 26.0. Các biến số định lượng: trung
bình và độ lệch chuẩn hoặc trung vị. Các biến số

328

Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, số:

494/HĐĐĐ-ĐHYD và bệnh viện Nhi Đồng 2, số
1293/NDD2-CĐT.

KẾT QUẢ
Bảng 5: Đặc điểm dịch tễ học dân số nghiên cứu
Đặc điểm

VMNSV
n=156

VMNVK
n=73

Giới tính
Nam
101 (64,7)
46 (63)
Nữ
55 (35,3)
27 (37)
Tuổi (tháng)
66 (39,25-88) 7 (3,5-17)
Thời gian khởi phát bệnh (ngày)
2 (1-3)
3 (2-5)

Từ 01/01/2017 đến 30/06/2021, chúng tôi
ghi nhận 229 trường hợp VMN thỏa tiêu chuẩn
nghiên cứu, bao gồm 156 trường hợp VMNSV
và 73 trường hợp VMNVK. Trẻ ≥5 tuổi chiếm

tỉ lệ cao nhất (40,2%), trường hợp nhỏ nhất ghi
nhận là 1 tháng, lớn nhất là 173 tháng (14 tuổi
5 tháng).

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học

Bảng 6: Ngưỡng cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu của 5 quy tắc thang điểm Boyer, Oostenbrink, Nigrovic, Chavanet và
Tokuda
Ngưỡng điểm

VMNSV

0
1
2
3
4
≥5

13 (8,3)
84 (53,8)
50 (32,1)
9 (5,8)
0
0


0-4,9
5-8,4
8,5-15
15-19,9
≥20

81 (51,9)
33 (21,2)
40 (25,6)
2 (1,3)
0

0
1
2
≥3

81 (51.9)
74 (47,4)
1 (0,6)
0

0
2
3
≥5

153 (98,1)
0

3 (1,9)
0

Nguy cơ cao
Nguy cơ thấp

8 (5,1)
148 (94,9)

VMNVK
Độ nhạy (Se)
Thang điểm Boyer
0
1 (1,4)
100%
4 (5,5)
98,6%
5 (6,8)
93,2%
11 (15,1)
86,3%
52 (71,2)
71,2%
Thang điểm Oostenbrink
9 (12,3)
18 (24,7)
87,7%
26 (35,6)
63%
11(15,1)

27,4%
9 (12,3)
12,3%
Thang điểm Nigrovic
1 (1,4)
5 (6,8)
98,6%
10 (13,7)
91,8%
57 (78,1)
78,1%
Thang điểm Chavanet
8 (11)
1 (1,4)
89%
7 (9,6)
87,7%
57 (78,1)
78,1%
Thang điểm Tokuda
67 (91,8)
91,8
6 (8,2)

Độ đặc hiệu (Sp)

Chỉ số Youden

8,3%
62,1%

94,2%
100%
100%

0,083
0,607
0,874
0,863
0,712

51,9%
73,1%
98,7%
100%

0,396
0,361
0,261
0,123

51,9%
99,3%
100%

0,505
0,911
0,781

98,1%
98,1%

100%

0,871
0,858
0,781

94,9

Bảng 7: So sánh hiệu lực của các thang điểm chẩn đoán VMNVK
Thang điểm
Boyer
Oostenbrink
Nigrovic
Chavanet
Tokuda

Ngưỡng cắt
>2
≥8,5
≥1
≥2
Nguy cơ cao

AUC (KTC 95%)
0,98 (0,96-0,99)
0,8 (0,74-0,86)
0,97 (0,95-0,99)
0,94 (0,9-0,99)
0,93 (0,89-0,98)


Độ nhạy
93,2
63
98,6
89
91,8

Độ đặc hiệu
94,2
73,1
51,9
98,1
94,9

Các thang điểm đều có AUC >0,8. Nigrovic là thang điểm có độ nhạy cao nhất. Độ nhạy của các thang điểm giảm dần theo
thứ tự Boyer, Tokuda, Chavanet, Oostenbrink

Hình 2: Đường cong ROC

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

329


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
BÀN LUẬN
Thang điểm Boyer
Độ nhạy của thang điểm Boyer theo nghiên
cứu của chúng tôi là 93,1%. Đa số các nghiên cứu
trong và ngoài nước đều cho kết quả tương tự

với tỉ lệ ≥90% (1,5,7,8).

Nghiên cứu Y học
nhau. VMNVK chẩn đốn khi có tăng bạch cầu
trong DNT và ít nhất một trong các kết quả xét
nghiệm sau: (1) cấy DNT dương tính với vi
khuẩn gây bệnh, (2) phản ứng ngưng kết kháng
nguyên DNT dương tính, hoặc (3) cấy máu
dương tính với vi khuẩn gây bệnh. Các trường
hợp bệnh nhi có kết quả cấy máu dương tính và
tăng bạch cầu trong DNT có thể là tình trạng
tăng bạch cầu phản ứng trong tình trạng nhiễm
trùng huyết. Điều này dẫn đến độ đặc hiệu thấp
(65,3%) trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến
Huy(1).

Nghiên cứu của chúng tơi có độ đặc hiệu
cũng khá cao 94,2%. Kết quả này tương tự với
kết quả của các nghiên cứu thực hiện ngoài
nước(5,7,8). Tuy nhiên, kết quả này của chúng tôi
cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn
Tiến Huy(1). Có thể là do tiêu chí chọn mẫu khác
Bảng 8: Độ nhạy, độ đặc hiểu của thang điểm Boyer giữa các nghiên cứu
Độ nhạy
Độ đặc hiệu

(7)

Chúng tơi
93,1%

94,2%

Martínez AP
90%
99%

(1)

N.T.Huy
92,5% (84,4%-97,2%)
65,3% (51,2%-78,8%)

Thang điểm Oostenbrink
Hầu hết các nghiên cứu đánh giá hiệu lực
của thang điểm Oostenbrink đều dùng ngưỡng
cần CDTL là ≥8,5 điểm. Tuy nhiên ngưỡng ≥5
điểm có chỉ số Youden tương ứng là 0,396 trong
nghiên cứu của chúng tôi.

(8)

Van-de-Beek D
89%
88%

(5)

Chavanet P
89%
100%


hiệu trong nghiên cứu của chúng tôi là 73,1%,
cao hơn nghiên cứu của 2 tác giả trên là 50%.
Thang điểm Oostenbrink lại khó áp dụng trên
thực thế lâm sàng do điểm nguy cơ khác nhau
giữa các tiêu chí và gồm 7 tiêu chí.
Thang điểm Nigrovic

Hiệu lực của thang điểm này tương đối cao
Thang điểm Oostenbrink áp dụng trên dân
trong nghiên cứu của chúng tôi. Ngưỡng cắt ≥2
số nghiên cứu của chúng tơi có độ nhạy là 63%.
là điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất của
Kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu
(1)
thang điểm Nigrovic, tương tự với các nghiên
được thực hiện trước đó là Nguyễn Tiến Huy
cứu khác.
75,8%, Van-de-Beek D(8) 79%. Ngược lại độ đặc
Bảng 9: Độ nhạy, độ đặc hiểu của thang điểm Nigrovic giữa các nghiên cứu
(9)

Chúng tôi Dubos F
Độ nhạy
Độ đặc hiệu

98,6%
51,9%

100%

66%

Nigrovic LE
Nigrovic LE
(1)
N.T. Huy
(10)
(11)
2007
2012
98,3%
96,3% (91,2%-98,7%)
99,3%
61,5%
55,1% (46,9%-59%)
62,1%

Độ nhạy của thang điểm Nigrovic theo
nghiên cứu của chúng tôi là 98,6%. Đa số các
nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho kết quả
tương tự với tỉ lệ ≥96% (1,8,9,10,11,12,13). Hầu hết các
nghiên cứu trên đều có cỡ mẫu lớn, một số
nghiên cứu là nghiên cứu phân tích tổng hợp.
Thang điểm này có độ đặc hiệu là 51,9%. Kết
quả này tương tự với các nghiên cứu khác có độ
đặc hiệu dao động từ 50%-60%(1,8,9,10,11,12). Riêng
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy(13) có độ đặc
hiệu là 8,7%, thấp hơn đáng kể so với các nghiên
cứu khác, vì khác nhau về cách chọn mẫu. Chẩn


330

Filho
(12)
EM
100%
53%

N.T.
(13)
Thùy
100%
8,7%

Van-de(8)
Beek D
96%
44%

đốn xác định VMNVK khi trẻ sốt và có dấu
hiệu màng não kèm theo ít nhất một tiêu chuẩn
sau: cấy DNT có vi khuẩn gây bệnh, hoặc PCR
DNT định danh được vi khuẩn. Trong 203 bệnh
nhi, có 32% là VMNVK, cịn lại là viêm não, lao
màng não, viêm màng não không rõ căn nguyên
có tỉ lệ lần lượt là 46,3%, 6,9% và 14,8%. Trong
khi đó, nghiên cứu ban đầu của Nigrovic và các
nghiên cứu lớn sau này áp dụng thang điểm
Nigrovic để phân biệt VMNVK và viêm màng
não vô khuẩn. Viêm màng não vơ khuẩn là tình

trạng viêm màng não do nhiều nguyên nhân

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022

Nghiên cứu Y học
khác nhau không phải vi khuẩn. Thuật ngữ
VMNSV không thay thế được cho viêm màng
não vơ khuẩn. Nhưng VMNSV chiếm tỉ lệ lớn
trong nhóm viêm màng não vơ khuẩn, là dạng
bệnh lý lành tính, tự hồi phục cao. Tỉ lệ co giật và
tăng protein DNT ở VMNSV thấp hơn nhiều so
với viêm não và lao màng não. Chính vì điều
này làm tăng tỉ lệ dương tính giả, làm độ đặc
hiệu của thang điểm Nigrovic thấp đi nhiều
trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy(13).

so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Huy(1). Có
sự khác nhau đó có thể là tiêu chí chọn mẫu của
nghiên cứu Nguyễn Tiến Huy là các trường hợp
có cấy máu hoặc DNT dương tính với tác nhân
gây bệnh. Bệnh nhi có cấy máu dương tính mà
cấy DNT âm tính thì bạch cầu, protein và
glucose DNT có thể chưa thay đổi để đạt
ngưỡng theo các tiêu chí của thang điểm
Meningitest. Từ đó làm tăng âm tính giả, giảm
độ nhạy của thang điểm.


Thang
điểm
Meningitest)

Thang điểm Tokuda

Chavanet

(thang

điểm

Độ đặc hiệu là 98,1% cao hơn so với độ nhạy
(89%), nghĩa là thang điểm này có ý nghĩa chẩn
đốn bệnh hơn là bỏ sót bệnh VMNVK. Tương
tự với nghiên cứu ban đầu của Chavanet P(5),
điểm cắt bằng 2 là ngưỡng có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao nhất.
Bảng 10: Độ nhạy, độ đặc hiểu của thang điểm
Chavanet giữa các nghiên cứu
Chúng
tôi
Độ nhạy

89%

Độ đặc
hiệu

98,1%


(1)

N.T.Huy

78,5%
(66,8%-86,1%)
96%
(86,3%-99,5%)

Van-de- Chavanet
(8)
(5)
Beek D
P
79%

100%

53%

85%

Độ nhạy và độ đặc hiệu trong nghiên cứu
của Van de Beek D(8) thấp hơn hẳn so với các
nghiên cứu còn lại. Tuy nhiên chúng tơi khơng
tìm thấy dữ liệu cụ thể của 29/311 bài báo trong
nghiên cứu của Van de Beek D về lâm sàng và
cận lâm sàng của dân số nghiên cứu nên khơng
thể phân tích lý do có sự khác biệt như vậy.

Độ nhạy của thang điểm này trong nghiên
cứu ban đầu của Chavanet P(5) là 100%. Trong
dân số này, có đến 84% trẻ ở nhóm VMNVK có
bạch cầu DNT ≥1800 TB/mm3. Trong khi tại
nghiên cứu của chúng tôi bạch cầu DNT có
trung vị là 1360(449,5-3535) TB/mm3 ở nhóm
VMNVK, chỉ 42,5% thỏa tiêu chí về số lượng
bạch cầu DNT của thang điểm Meningitest.
Chính vì điều này là cho độ nhạy trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu
của Chavanet P(5).
Độ nhạy của nghiên cứu chúng tôi cao hơn

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa

Thang điểm Tokuda đầu tiên được nghiên
cứu trên dân số người lớn nên giá trị của thang
điểm này trên dân số trẻ em chưa được nghiên
cứu nhiều. Hiệu lực của thang điểm này trong
nghiên cứu của chúng tơi tương đối cao.
Thang điểm Tokuda có độ nhạy, độ đặc hiệu
trong nghiên cứu chúng tôi lần lượt là 91,8% và
94,9%. Nghiên cứu khác được thực hiện trong
nước cũng có kết quả tương tự là nghiên cứu của
Nguyễn Tiến Huy có độ nhạy, độ đặc hiệu lần
lượt là 87,5% và 88%(1). Giá trị của thang điểm
này thấp hơn về cả độ nhạy (88%) lẫn độ đặc
hiệu (88%) trong nghiên cứu Van de Beek D(8).
So sánh giá trị giữa các thang điểm chẩn đoán
viêm màng não vi khuẩn

Tất cả 5 thang điểm trong nghiên cứu của
chúng tơi đều có AUC >0,6. Trong đó thang
điểm Oostenbrink có AUC thấp nhất là 0,8,
tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, lần
lượt là 63% và 73,1%. Thêm nữa thang điểm
Oostenbrink lại khó áp dụng trên thực thế lâm
sàng do điểm nguy cơ khác nhau giữa các tiêu
chí. 5 thang điểm cịn lại đều có hiệu lực rất tốt,
AUC đều >0,9. AUC của đường cong ROC là
0,98 cho thang điểm Boyer, 0,97 cho thang điểm
Nigrovic, 0,94 cho thang điểm Chavanet và 0,93
cho thang điểm Tokuda.
Thang điểm Tokuda được nghiên cứu trên
dân số người lớn. Khi áp dụng thang điểm
trên dân số trẻ em thì cũng được đánh giá cao.
Tuy nhiên khi ứng dụng với cỡ mẫu dân số
lớn hơn thì độ nhạy và độ đặc hiệu của thang

331


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022
điểm có xu hướng giảm thấp. Chúng tơi kiến
nghị cần có nghiên cứu khác để đánh giá thêm
về giá trị của thang điểm Tokuda trong viêm
màng não ở trẻ em.

KẾT LUẬN
Thang điểm Oostenbrink có AUC thấp nhất
là 0,8, tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu

thấp, lần lượt là 63% và 73,1%. Các thang điểm
còn lại đều có AUC >0,9. AUC là 0,98 cho thang
điểm Boyer, 0,97 cho thang điểm Nigrovic, 0,94
cho thang điểm Chavanet và 0,93 cho thang
điểm Tokuda. Thang điểm Nigrovic có độ nhạy
cao nhất 98,2%, tiếp theo đến Boyer > Tokuda >
Chavanet. Tóm lại, nghiên cứu của chúng tơi cho
thấy khơng có thang điểm nào loại trừ chẩn
đoán VMNVK với độ nhạy 100%.

KIẾN NGHỊ
Thang điểm Nigrovic có AUC >0,9 và độ
nhạy tốt nhất là 98,6%. Đây là thang điểm có
hiệu lực được đánh giá cáo trong nhiều nghiên
cứu với cỡ mẫu lớn trên thế giới và là thang
điểm tiềm năng có khả năng ứng dụng lâm sàng
dễ dàng. Khơng có thang điểm vào dự đốn
VMNVK có độ nhạy 100% trong nghiên cứu của
chúng tơi. Do đó, các thang điểm này chỉ được
coi là hỗ trợ cho việc quản lý lâm sàng và không
được sử dụng như các quy tắc chính xác để ra
quyết định điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyen Tien Huy, Nguyen Thanh Hong Thao, Doan Thi Ngoc
Diep, et al (2012). Performance of thirteen clinical rules to
distinguish bacterial and presumed viral meningitis in
Vietnamese children. PLoS ONE, 7(11):50341.


332

Nghiên cứu Y học
2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

Thome J, Boyer P, Bovier-Lapierre M, et al (1980). Bacterial or
viral meningitis? Study of a numerical score permitting an early

etiologic orientation in meningitis difficult to diagnose. Pediatrie,
35(3):225-236.
Oostenbrink R, Moons KG, Donders AR, et al (2001). Prediction
of bacterial meningitis in children with meningeal signs:
reduction of lumbar punctures. Acta Paediatrica, 90:611-617.
Nigrovic LE, Kuppermann N, Malley R (2002). Development
and validation of a multivariable predictive model to
distinguish bacterial from aseptic meningitis in children in the
post–Haemophilus influenzae era. Pediatrics, pp.712-719.
Chavanet P, Schaller C, Levy C, et al (2007). Performance of a
predictive rule to distinguish bacterial and viral meningitis.
Journal of Infection, 54(4):328-336.
Tokuda Y, Koizumi M, Stein GH, et al (2009). Identifying lowrisk patients for bacterial meningitis in adult patients with acute
meningitis. Intern Med, 48(7):537-43.
Martínez AP, Cabero JCM, Calco VQ (2001). Utility of
Boyer's score modified for the differential diagnosis of bacterial
and viral meningitis. Anales Espoles de Pediatría, 55(1):15-19.
Van-de-Beek D, Cabellos C, Brouwer MC (2016). ESCMID
guideline: diagnosis and treatment of acute bacterial meningitis.
Clinical Microbiology and Infection, 22(3):37-62.
Dubos F, Lamotte B, Bibi-Triki F, et al (2006). Clinical decision
rules to distinguish between bacterial and aseptic meningitis.
Archives of Disease in Childhood, 91(8):647-650.
Nigrovic LE, Kuppermann N, Macias CG, et al (2007). Clinical
prediction rule for identifying children with cerebrospinal fluid
pleocytosis at very low risk of bacterial meningitis. JAMA
Pediatric, 297(1):52-60.
Nigrovic LE, Malley R, Kuppermann N (2012). Meta-analysis of
bacterial meningitis score validation studies. Archives of Disease
in Childhood, 97(9):799-805.

Filho EM, Horita SM, Gilio AE, et al (2013). The bacterial
meningitis score to distinguish bacterial from aseptic meningitis
in children from Sao Paulo, Brazil. Pediatric Infectious Disease
Journal, 32(9):1026-1029.
Nguyễn Thị Thùy, Phạm Nhật An, Trương Thị Mai Hồng
(2016). Nghiên cứu giá trị của thang điểm chẩn đoán viêm
màng não nhiễm khuẩn trẻ em tại bệnh viện nhi Trung Ương.
Nhi Khoa, 9(6):62-6.

Ngày nhận bài báo:

12/10/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa



×