Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quan niệm của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 76 (04/2021)
No. 76 (04/2021)
Email: ; Website: />
QUAN NIỆM CỦA TRẦN ĐỨC THẢO VỀ NGUỒN GỐC
CỦA NGÔN NGỮ VÀ Ý THỨC
Trần Đức Thảo’s view on the origin of language and consciousness
TS. Bùi Lan Hương
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
TÓM TẮT
Bài viết đã khảo cứu và trình bày một cách tồn diện, có hệ thống quan niệm của Trần Đức Thảo về
nguồn gốc của ngơn ngữ và ý thức, góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta về vấn đề mà
triết gia của Việt Nam hằng trăn trở. Trần Đức Thảo đã tìm hiểu q trình hình thành ngơn ngữ và ý
thức ở giai đoạn dự thành nhân của loài người bằng cách sử dụng tư liệu về người tiền sử. Ơng chỉ ra
rằng, động tác chỉ dẫn chính là hình thức đầu tiên của ngôn ngữ biểu đạt ý thức con người.
Từ khóa: động tác chỉ dẫn, lao động sản xuất, ngôn ngữ, ý thức khởi nguyên
ABSTRACT
The article has studied and presented, in a comprehensive and systematic manner, Trần Đức Thảo’s
view on the origin of language and consciousness, contributing to enriching our understanding of the
problem that the Vietnamese philosopher is constantly concerned. Trần Đức Thảo studied the process of
forming language and consciousness in the human formations by using documents about prehistoric
people. He points out that instructional gestures are the first form of language to express human
consciousness.
Keywords: instructional gestures, productive labor, language, original consciousness

nhận và đánh giá cao của giới trí thức trong


và ngoài nước. Từ điển triết gia thế giới đã
dành cho Trần Đức Thảo gần 3 trang viết.
Nhiều học giả có uy tín trong nước khi
nghiên cứu về tư tưởng của ông đã không
khỏi cúi đầu thán phục, coi “Trần Đức
Thảo là nhà triết học lỗi lạc của Việt Nam
và thế giới” (Vũ Khiêu), là “người tư duy
không biết mệt” (Hà Xn Trường). Những
cơng trình nghiên cứu của Trần Đức Thảo
là di sản khoa học có giá trị của dân tộc cần
phải được khai thác. Trong hội thảo khoa
học quốc tế: “Tư tưởng triết học và giáo

1. Đặt vấn đề
Trần Đức Thảo là một trong những
nhà tư tưởng Việt Nam được giới triết học
nhiều nước mến mộ. Ông đã có những
cống hiến độc đáo cho sự phát triển của
triết học Việt Nam cũng như cho sự phát
triển của tư tưởng triết học thế giới. Những
cơng trình nghiên cứu của ông đề cập đến
nhiều vấn đề quan trọng của triết học và
đối với mỗi lĩnh vực ông đều để lại những
dấu ấn độc đáo trong nhiều quan niệm có ý
nghĩa triết học sâu sắc. Với những đóng
góp của mình, ơng đã nhận được sự công
Email:

20



BÙI LAN HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

dục của Trần Đức Thảo”, Giáo sư Nguyễn
Đình Chú khi cho rằng: “Một đất nước
muốn bề thế, phát triển bền vững, phải có
một nền tảng triết học với hệ thống tư duy
riêng của dân tộc” (Phạm Mỹ, 2013) đã
đồng thời khẳng định: Nghiên cứu, khám
phá toàn diện và thấu đáo giá trị tư tưởng
triết học Trần Đức Thảo, là việc làm cần
thiết nhằm thúc đẩy triết học Việt Nam
phát triển.
Con người là thực thể sinh học - xã hội
ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự
nhiên, dấu hiệu căn bản để phân biệt con
người với tất cả các loài động vật khác
chính là thuộc tính có ý thức. Nhưng ý thức
bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ đó là một
điều băn khoăn lớn của nhân loại và cũng
là câu hỏi mà Trần Đức Thảo muốn trả lời
trong cuốn Tìm cội nguồn của ngơn ngữ và
ý thức. Việc khảo cứu một cách toàn diện
nội dung cùng những giá trị trong quan
điểm của ông về nguồn gốc của ngôn ngữ
và ý thức sẽ góp phần làm phong phú thêm
những hiểu biết của chúng ta về vấn đề mà
ông hằng trăn trở.

2. Nội dung
2.1. Động tác chỉ dẫn - hình thức đầu
tiên của ngơn ngữ
Một trong những khó khăn chính của
vấn đề tìm cội nguồn của ý thức là biết tìm
chính xác những bước khởi đầu của nó ở
đâu. “Hẳn sẽ là tự nhiên khi định niên đại
của ý thức ngay ở chính bước đầu của nhân
loại với sự xuất hiện của những công cụ
(outils) đầu tiên mà sự sản xuất chúng đã
bao hàm sự biểu hiện tiên dự hình dạng
chúng trong đầu óc chủ thể đã sản xuất nên
chúng” (Trần Đức Thảo, 1996, tr.19). Như
vậy, những người đầu tiên xuất hiện ở thời
tiền sử với hoạt động sản xuất đã có một
hình thức sơ đẳng của ý thức. Tuy nhiên,
theo Trần Đức Thảo đó khơng phải là hình

thức sơ đẳng nhất mà phải tìm bước khởi
đầu của ý thức trong một giai đoạn trung
gian trước khi xuất hiện con người cổ xưa
nhất - giai đoạn dự thành nhân (chuẩn bị
tiến hóa thành người). Đó là giai đoạn mà
chủ thể đã được nâng một cách đúng nghĩa
lên trên tính thú vật, bằng cách có thói quen
lao động thích nghi, nhưng vẫn chưa đạt tới
hình thức sản xuất đặc thù như ở xã hội
người sau này. Theo ông, nhà nghiên cứu
phải tìm hình thức nguyên thủy của ý thức
ở trình độ đó như nó nảy sinh lúc khởi đầu

sự phát triển của hoạt động lao động có sự
hỗ trợ của cơng cụ, là cái vốn đã có gốc rễ
trong sự tiến hóa động vật, và được cải biến
trong q trình chuyển sang lồi người.
Theo Trần Đức Thảo, hình thức ngơn
ngữ đầu tiên được con người sử dụng là
ngôn ngữ cử chỉ. Ngôn ngữ cử chỉ được tạo
thành ngay trên bản thân động tác lao động
thích nghi bắt đầu từ trình độ Người vượn.
Khi đi nghiên cứu sự phát sinh của ý
thức, ông đã quy giản (so sánh) những giai
đoạn đầu tiên hình thành ý thức của lồi
người về giai đoạn phát triển trí óc của trẻ
em hiện đại. Từ đó, Trần Đức Thảo đi tìm
nguồn gốc của ý thức thơng qua việc
nghiên cứu về cử chỉ và ngôn ngữ ở trẻ em
kết hợp với những tư liệu về người tiền sử.
Triết gia cho rằng có thể làm được như vậy
là vì ông đã dựa vào tính quy luật về sự
trùng lặp: sự phát sinh cá thể luôn luôn lặp
lại sự phát sinh loài dưới dạng kết tinh, rút
gọn trên những nét lớn, chính yếu nhất.
Trần Đức Thảo cho rằng, sự thơng
minh của động vật khơng thể đạt tới trình
độ của ý thức. Nhận định này thống nhất
với quan điểm của các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác - Lênin, mặc dù, ở một số lồi
động vật bậc cao đã bước đầu có trí khơn
và trí nhớ, nhưng theo triết học Mác Lênin đó mới chỉ là trình độ phản ánh tâm
21



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

lý động vật, mang tính bản năng, ví dụ nổi
tiếng của C. Mác về sự khác nhau giữa một
con ong khéo léo nhất với một người kiến
trúc sư tồi nhất đã nói lên điều đó. Để
chứng minh cho sự khác biệt căn bản giữa
tâm lý động vật và ý thức sơ khai của
người tiền sử, Trần Đức Thảo đã chọn xuất
phát điểm nghiên cứu là “cử chỉ chỉ dẫn”
bởi theo ông đây là hoạt động đánh dấu
quan hệ sơ đẳng nhất của ý thức chủ thể
với đối tượng bên ngồi. Ơng phân tích,
cùng một động tác chỉ trỏ song sự khác
nhau giữa con người và con vật là ở chỗ, ở
con người động tác chỉ dẫn có thể được xác
định trong hình thức ngun thủy của nó
như là một sự hướng dẫn từ xa bao hàm ít
nhất hai chủ thể, một hướng dẫn và một
chịu hướng dẫn tách rời nhau bởi một
khoảng cách nào đó, song ở Vượn người
vẫn là sự hướng dẫn bằng tiếp xúc. Khi
hành động chỉ trỏ giả thiết nhất định phải
có khoảng cách, vậy khoảng cách là bản
chất của hành động chỉ trỏ và khoảng cách
của con người với đối tượng được chỉ là ở

ngoài con người. Con vật tuy tri giác sự vật
là ở bên ngoài, nhưng đối tượng với nó là
cái có thể đụng tới, trực tiếp hay qua một
trung gian, nếu như “con khỉ đột cầm bàn
tay người đặt vào chỗ thịt nó muốn” (Trần
Đức Thảo, 1996, tr.25) tức phải có tiếp xúc
trực tiếp vào đối tượng thì cử chỉ chỉ dẫn
ở con người được biểu hiện ra với hình
thức kép, bao gồm hành động chỉ tay và
hướng dẫn bằng ánh mắt nhưng ở khoảng
cách xa, không cần chạm vào người được
hướng dẫn.
Ơng đưa ra một ví dụ:
Đứa trẻ chỉ vào lọ mứt với mẹ nó, nó
có thể hoặc lấy ngón trỏ chỉ thẳng vào đối
tượng, hoặc làm một động tác hình cánh
cung, trước tiên bàn tay giơ về phía mẹ sau
đó chỉ vào đối tượng. Ở người lớn, cử chỉ

được thực hiện hoàn toàn theo đường
thẳng, nhưng hình thức đường cánh cung
cũng có thể diễn ra trong những lúc xúc
động. Như khi tôi chỉ cho ai cái cửa, cố
nhiên ngón tay tơi sẽ rọi vào cái cửa. Song
khi tơi đang tức giận có thể tơi bắt đầu
bằng chỉ ngón tay vào người đương sự, sau
đó chỉ ra cửa. Chúng ta biết rằng những
hình thức sơ khai của ứng xử tái xuất hiện
trong xúc động nên ta có thể nghĩ là động
tác hình cánh cung ấy đã xuất hiện trước

tiên trong sự phát sinh loài. Mặt khác, hình
thức ấy tiếp tục đóng vai trị của nó phối
hợp với cử chỉ đường thẳng. Khi tơi chỉ
thẳng ngón tay trỏ vào đối tượng cái nhìn
của tơi thường nhằm vào người mà tôi đặt
sự chỉ dẫn ấy. Nếu khi làm động tác trong
hình thức hồn tất của nó mắt ta phải nhằm
vào đối tượng được chỉ bằng cách lướt qua
khoảng khơng gian đến nó. Đó chính là
“chỉ dẫn bằng mắt” (Trần Đức Thảo, 1996,
tr.18).
Khi xác định nhân tố dẫn tới sự phát
triển của động tác chỉ dẫn từ tiếp giáp ở
Vượn người sang hướng dẫn từ xa ở Người
vượn, Trần Đức Thảo khẳng định sự phát
triển của lao động giữ vai trị quyết định.
Sự tiến hóa diễn ra khi những con
Vượn người sống thành nhóm và lao động
tập thể, điều đó địi hỏi một sự phối hợp tối
thiểu hướng vào đối tượng lao động. Trong
quá trình lao động, do sử dụng công cụ nên
mỗi chủ thể lao động phải cách nhau một
khoảng cách để không gây trở ngại lẫn
nhau. Cho nên sự tiếp giáp bị phá vỡ và
động tác hướng dẫn tất yếu phải được thực
hiện từ xa. Ban đầu sự phối hợp không tốt,
những cử chỉ hướng dẫn được thực hiện ở
khoảng cách nhỏ, rồi động tác bàn tay mở
rộng dần. Cử chỉ dài rộng hình cánh cung
nảy sinh như thế trong đó ta đã nhận biết

hình thức sơ khai của động tác chỉ dẫn.
22


BÙI LAN HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

“Một hoạch đắc như thế tạo thành một tiến
bộ về chất, chắc là đã được thực hiện trong
bước chuyển tiếp từ Vượn người sang
Người vượn” (Trần Đức Thảo, 1996, tr.26).
Như vậy, cử chỉ chỉ dẫn từ xa với tư
cách là kết quả của sự tiến hóa động tác
hướng dẫn bằng tiếp giáp trực tiếp đã bắt
đầu hình thành từ trình độ Người vượn. Ở
giai đoạn này, xuất phát từ hình thức khách
quan của sự chỉ dẫn đã hình thành mà hình
thức chủ quan mới được cấu thành, hình
thức chủ quan sẽ xác định quan hệ định ý
đầu tiên giữa chủ thể với đối tượng, với tư
cách là ý thức nguyên thủy về đối tượng.
Như vậy, với tư cách là phương thức tồn
tại cơ bản của con người, lao động mang
tính xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu giao
tiếp giữa các thành viên. Từ nhu cầu đó,
ngơn ngữ của con người mới được hình
thành và hồn thiện dần, với hình thức ban
đầu là cử chỉ chỉ dẫn.
Động tác chỉ dẫn ở trình độ người

nguyên thuỷ (tương ứng đứa trẻ dưới 1
tuổi) theo ông bao hàm hai yếu tố: yếu tố
cử chỉ và yếu tố cảm thán, và khi lao động
tập thể những người lao động gọi nhau vào
đối tượng của lao động bằng cử chỉ và
thanh âm, và mỗi người tự nhìn thấy chính
mình như trong một tấm gương và tự nghe
chính mình trong những người khác như
trong một dội hưởng. Con người, C. Mác
viết: soi mình và tự nhận ra mình thoạt tiên
chỉ trong một người khác.
Theo Trần Đức Thảo, khi mỗi chủ thể
vẫn chỉ làm công việc trao đổi dấu hiệu cho
nhau, mà chưa trao dấu hiệu cho chính bản
thân mình thì vẫn chưa đạt tới bình diện
của ý thức. Ý thức được biểu hiện ra đồng
thời là ý thức về đối tượng và ý thức về
chính mình. “Là ý thức về đối tượng, nó là
hình ảnh của đối tượng được đặt như là ở
bên ngồi nó. Như là ý thức về mình, nó là

hình ảnh của hình ảnh ấy hoặc hình ảnh
của chính nó trong chính nó” (Trần Đức
Thảo, 1996, tr.34-35). Giống như C. Mác
đã từng nói, ý thức khơng bao giờ có thể là
gì khác cái tồn tại được ý thức và tồn tại
của người là quá trình đời sống hiện thực
của họ. Mà quá trình đời sống hiện thực
của người chỉ có thể là ứng xử vật chất của
họ: không thể chia tách tư tưởng với cái

chất liệu đang suy nghĩ. Nó là chủ thể của
mọi biến đổi.
Động tác chỉ dẫn - hình thức đầu tiên
biểu hiện ý thức của con người, theo Trần
Đức Thảo, không chỉ thể hiện qua hoạt
động của tay mà cịn có sự kết hợp với
động tác nhìn của mắt. Mắt người có một
sự diễn đạt mà ta khơng thấy ở con vật, con
vật hướng mắt nó vào đối tượng, cịn cái
nhìn của người chỉ dẫn: nó tự chỉ dẫn
khách thể cho chính nó cũng như cho
những người khác.
Sự hướng dẫn từ xa được thực hiện
bằng liên hiệp động tác của mắt nhìn và cử
chỉ của bàn tay, khơng chỉ nhằm truyền tải
thơng tin tới khách thể mà cịn là sự cảm
thán ở bên trong với chính mình của chủ
thể: chủ thể có cảm giác về nó trong động
tác phác thảo của cổ họng và lưỡi: “A!”,
hay “Thế đấy”. Chính về điều này, C. Mác
cũng viết: “nhờ hoạt động phối hợp của bàn
tay, của các khí quan phát âm và của bộ óc,
chẳng những ở mỗi cá nhân mà cả trong xã
hội nữa, lồi người đã có đủ những khả
năng hồn thành những cơng việc ngày
càng phức tạp, có đủ khả năng tự đề ra
những mục đích ngày càng cao hơn” (C.
Mác & Ph. Ăngghen, 2004, tập 20, tr.646).
Sự có ý thức bắt đầu từ động tác rời
rạc sau đó phát triển thành một sự có ý

thức tập thể trong đó tất cả các cá nhân của
nhóm, người này tự nhận ra mình trong
người khác. Sự hình thành ý thức sẽ hồn
23


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

tất khi hành vi của nhóm có thể được quy
giản thành chính hình ảnh dư tồn của nhóm
trong cá nhân, khiến cho dấu hiệu được
nhập vào bên trong cho bản thân cá nhân,
với tư cách cá nhân, cá thể người sẽ thu
nhận vào chính bản thân mình hình thức
đồng nhất hóa của tính tương hỗ xã hội.
Trần Đức Thảo chỉ ra rằng, sự có ý
thức trong vận động nguyên thủy của nó
được thực hiện trong ba dịp. Kỳ thủy, trong
một tình thế chậm chạp, đột hiện sự có ý
thức rời rạc như một lóe sáng ý thức. Nó có
nhiệm vụ kích thích chủ thể vượt khỏi sự
chậm trễ của mình để đặt mình vào trình độ
của động tác xã hội. Rồi đến sự hình thành
ý thức tập thể, cho phép sự phổ thơng hóa
lần đầu tiên dấu hiệu bằng cách làm nó trở
thành khả dụng đối với nhóm ngồi những
tình thế lao động khẩn cấp. Cuối cùng là sự
có ý thức cá thể, nó hồn tất sự phổ thơng

hóa dấu hiệu bằng cách làm cho dấu hiệu là
khả dụng thường xuyên đối với cá nhân.
Tóm lại, ý thức được hình thành trên
cở sở của hành vi, cử chỉ chỉ dẫn của chủ
thể bước đầu cho việc ngôn ngữ ra đời,
đánh dấu sự phát triển vượt bậc của con
người khác hẳn với động vật. Ý thức ở đây
ra đời trên cơ sở phát triển của chủ thể
nhận thức và sự phát triển của cử chỉ chỉ
dẫn của mỗi chủ thể và tạo tiền đề cho việc
hình thành ngơn ngữ hiện thực.
2.2. Ngơn ngữ của đời sống hiện thực
và ý thức khởi nguyên
Thông qua cử chỉ chỉ dẫn, chúng ta
thấy ngôn ngữ đã dần xuất hiện trong quá
trình con người phản ánh hiện thực cuộc
sống của họ, đặc biệt là sự tác động với đối
tượng xung quanh. Chính cái ngơn ngữ ban
đầu - hành vi cử chỉ đó, trong khi đảm bảo
mối liên hệ giữa người lao động và cộng
đồng đã đồng thời sinh ra ngôn ngữ khởi
nguyên cho cộng đồng người. Tồn tại của

cộng đồng hiển nhiên là hệ thống các mối
quan hệ giữa chủ thể với cộng đồng mà
trước hết cũng như chủ yếu là trong lao
động chung: “Trong sự vận động của sản
xuất thành nhóm cử chỉ của mỗi người lao
động hiệp tác với nhau dựa trực tiếp vào
lao động cùng những người khác với bản

thân mình, với chính mình” (Trần Đức
Thảo, 2004, tr.52).
Ban đầu khi sự tồn tại của các cá nhân
chưa mang tính xã hội (tức là khi hoạt động
của con người chưa phải là lao động sản
xuất) thì nhu cầu khẳng định sự tồn tại của
mình thơng qua các cá thể khác chưa được
đặt ra và vì thế ngơn ngữ khởi nguyên nhất
theo nghĩa là các cử chỉ tự bản thân nó
khơng có ý nghĩa gì cả. Dần dần thơng qua
hoạt động sản xuất vật chất (hoạt động căn
bản nhất của con người), tính xã hội của con
người phát sinh thông qua các quan hệ xã
hội được tạo lập trên cơ sở của lao động,
làm nảy sinh nhu cầu của sự hợp tác, trao
đổi giữa các quá trình và quan hệ vật chất
của tập thể những người lao động, sự vận
động sản xuất có tính xã hội chung đó tự nó
đã thành ngơn ngữ của đời sống hiện thực.
Đây là thứ ngôn ngữ: “tạo nên hành vi vật
chất của con người” (Trần Đức Thảo, 2004,
tr.53). Quan điểm này chính là sự kế thừa
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về nguồn gốc xã hội của ý thức,
trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.
Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với
các lồi vật, người ta sẽ thấy rõ ràng ngơn
ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát
triển với lao động, đó là cách giải thích duy
nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ” (C.

Mác & Ph. Ăngghen, 2004, tr.645). Thứ
ngôn ngữ này vừa là công cụ để con người
tiến hành giao tiếp vừa là cái để con người
thể hiện chính mình và sự hiện hữu của
mình. Chính sự ra đời và tồn tại thứ ngôn
24


BÙI LAN HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

ngữ đặc thù này trong quá trình lao động mà
ý thức của con người về hiện thực trước hết
được hiện ra như một sự “tốt tỏa trực tiếp”,
chưa hề thơng qua những khâu trung gian
hay những quy ước chủ quan của con người
trong hoạt động nhận thức. Nói cách khác,
đây chính là ý thức hiện thực với tư cách là
sản phẩm xã hội khi nó tồn tại cho những
người khác đồng thời là tồn tại cho chính cá
thể sử dụng nó. Vậy là bản chất xã hội của ý
thức con người ở giai đoạn đầu tiên được
thể hiện thông qua ngôn ngữ cử chỉ.
Hành vi, cử chỉ chỉ dẫn với tư cách là
dấu hiệu ngun thủy của ngơn ngữ, trình
ra đặc điểm hồn tồn đơn lẻ là nó sản sinh
ra ý nghĩa riêng của nó bằng chính bản
thân nó, bằng những hình thức đơn lẻ của
nó, chủ thể bằng cử chỉ hình cung, truyền

thơng tin cho người khác bằng một vận
động dưới hình thức một hình ảnh điều
khiển người ấy về phía đối tượng: “điệu bộ
làm thành hình ảnh”. Hình ảnh ấy xác định
ngay ý nghĩa của cử chỉ chỉ dẫn, với tư
cách là sự hướng dẫn từ xa, hàm chứa một
thiên hướng của chủ thể là đi tới tận nơi kẻ
khác để hướng dẫn hắn đến đối tượng.
Ngôn ngữ của đời sống hiện thực được
Trần Đức Thảo trình bày như là vận động
vật chất của sản xuất xã hội khi nó làm
trung gian cho ý thức, ở đây chứa đựng hình
thức tiếng gọi. Hoạt động vật chất và các
quan hệ vật chất của mỗi người lao động
kêu gọi những người khác có quan hệ với
nhau; họ đã gọi nhau cùng lao động, cùng
hợp tác theo phương hướng được chỉ ra và
do tình hình lao động địi hỏi trong q trình
hình thành nhiệm vụ xã hội chung.
Sự phát triển của ngôn ngữ khơng chỉ
là sự phát triển đơn độc của nó mà cịn có
sự tác động của rất nhiều yếu tố liên quan
trong đó có sự đóng góp của cả xã hội mà
Trần Đức Thảo gọi là “chất xã hội của

ngôn ngữ”. Trần Đức Thảo xác định “chất
xã hội của ngôn ngữ” là toàn thể những
hành vi biểu đạt, cử chỉ và âm thanh trong
cấu trúc của sự tương tác qua lại. Cấu trúc
này được biểu hiện ra trong dòng chảy của

lịch sử bằng những hình thức vơ cùng đa
dạng và tính phức tạp ln tăng thêm,
nhưng tất cả chúng đều được cấu thành
trên nền của hình thức cơ bản của sự lặp lại
hay hình thức của dội hưởng, mà Trần Đức
Thảo đã miêu tả ở sự vận động chỉ dẫn.
Thông qua quá trình hoạt động thực
tiễn trong cộng đồng, những hình ảnh về
cử chỉ và âm thanh tiếng nói của người
khác đã được phản ánh vào trong bộ não
của mỗi cá nhân, được cá nhân sử dụng và
tiếp tục hoàn thiện trong q trình tự nói và
tự làm dấu hiệu với chính mình. Sau đó, cá
nhân tiếp tục sử dụng để giao tiếp với tập
thể, ngôn ngữ lại tiếp tục phát triển và
được phổ thơng hóa. Q trình phát triển
ngơn ngữ của loài người cứ diễn ra như
vậy trong sự tác động qua lại giữa cá nhân
và tập thể đã làm nên bản chất xã hội của
ngôn ngữ và ý thức.
Trần Đức Thảo đã đưa ra những lý giải
độc đáo về q trình vận hành của ngơn
ngữ đời sống hiện thực. Ở quá trình thứ
nhất, khi bản thân các thao tác lao động tự
nó phát sinh ra ý nghĩa riêng của hoạt động
khi chủ thể tác động vào đối tượng lao
động sẽ đồng thời làm phát sinh hai biểu
tượng. Một mặt: “ký hiệu ấy được truyền
đạt tới nhóm cùng tương tác của chủ thể
người lao động”; mặt khác “cũng ký hiệu

ấy biểu hiện trước hết dưới hình thức hình
ảnh bên trong” (Trần Đức Thảo, 2004,
tr.54) của chính chủ thể lao động với đối
tượng. Tức là trong q trình lao động,
khơng chỉ có đối tượng được con người tác
động bộc lộ các thuộc tính của nó mà bản
thân con người cũng bộc lộ chính mình
25


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

trong q trình đó. Cho nên con người
không chỉ nhận thức được về đối tượng và
cịn nhận thức được về chính mình. Ở q
trình thứ hai, trong giao tiếp với nhóm
cùng hợp tác, cái hình ảnh bên trong đó
được kéo ra bên ngồi và được phóng
chiếu tới những người khác thể hiện qua
những động tác lao động của họ sao cho
chủ thể lao động đầu tiên tự nhận thấy
mình trong lao động của những người cùng
hợp tác. Sự hợp tác lao động chỉ có thể
thực hiện được thơng qua sự đối chiếu như
một hình ảnh điển hình vào chính thời
điểm chủ thể có thể chiếm hữu được đối
tượng cũng là lúc ý thức khởi ngun được
hình thành, hay theo cách nói của Trần

Đức Thảo đó là ý thức sống trải.
Như vậy, ngơn ngữ của đời sống hiện
thực ra đời như là sự tín hiệu hoá các cử
chỉ lao động của mỗi người và của tất cả
mọi người nhằm phối hợp sự tham gia khác
nhau của người lao động trong q trình
sản xuất. Nó là sự phản ánh mới ở dạng sơ
khai chưa qua những tầng bậc trung gian
gián tiếp. Nhưng nó là sự phản ánh có chủ
định về đối tượng; là hình ảnh của cá nhân
con người trong quá trình tác động vào đối
tượng lao động và giao tiếp với những
người khác.
Ngôn ngữ của đời sống hiện thực ra
đời chứng tỏ rằng loài người đã bước sang
nấc thang mới có một ngơn ngữ thơng
dụng trong hoạt động thực tiễn để trao đổi
những kinh nghiệm, lối sống, phong tục
cũng như góp phần vào việc hồn thiện ý
thức của mỗi chủ thể trong hoạt động và
cải tạo thực tiễn xã hội. Tư tưởng này của
Trần Đức Thảo giống với tư tưởng của
những nhà kinh điển Mác - Lênin, ngơn
ngữ là tín hiệu thứ hai cho việc hồn thiện
ý thức của con người, nó phân biệt giữa
con người và động vật ở chỗ con người có

ý thức và ngôn ngữ đã làm cho sự phát
triển của con người trong việc cải tạo và
phát triển xã hội ngày càng phong phú và

đa dạng hơn.
2.3. Giá trị tư tưởng trong quan niệm
của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của
ngôn ngữ và ý thức
Trước hết cần phải thấy rằng, Trần
Đức Thảo là một chuyên gia nghiên cứu về
hiện tượng học vì vậy rất dễ hiểu khi trong
quan niệm triết học của Trần Đức Thảo, ý
thức luôn là đề tài được ông quan tâm và
trăn trở nhiều hơn cả. Vì khi Trần Đức
Thảo xác định nhiệm vụ của nghiên cứu
triết học là: phải phát triển nhận thức của
con người và tái thực hiện sự thống nhất
biện chứng giữa lý thuyết và thực tiễn
trong một sự hiểu biết toàn cầu về lịch sử
thế giới, phải có mối liên hệ gắn bó với
cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng với
mặt tích cực của quan hệ xã hội cũ, và các
yêu cầu của sự tiến bộ con người; triết học
chỉ có ý nghĩa khi nó hướng vào thực tiễn,
vì mục đích đem lại tự do và hạnh phúc
cho con người nên Trần Đức Thảo đã
hướng suy tư của mình vào nghiên cứu lý
luận về con người, mà trước hết là vấn đề ý
thức. Chính vì thế, ý thức đã trở thành xuất
phát điểm, trọng tâm trong suy tư triết học
của ông.
Là một nhà triết học Việt Nam được
đào tạo có hệ thống về triết học phương
Tây, tác phẩm của ông giải quyết vấn đề ý

thức trên cơ sở kế thừa những thành tựu
của triết học phương Tây thế kỷ XX. Các
nghiên cứu của Trần Đức Thảo về nguồn
gốc của ngôn ngữ và ý thức được trình bày
tập trung trong cuốn Tìm cội nguồn của
ngôn ngữ và ý thức.
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: “Tư
tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức
Thảo” diễn ra ngày 7/5/2013 tại Đại học Sư
26


BÙI LAN HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

phạm Hà Nội, nhiều học giả đã nhắc lại lời
của Giáo sư Trần Văn Giàu lúc sinh thời:
“Trên đất nước này nếu có một triết gia thì
đó chính là Trần Đức Thảo. Giàu này chỉ là
người nghiên cứu triết học. Triết gia là
người kiến tạo ra một hệ thống riêng và tạo
tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Hệ thống
triết học Trần Đức Thảo đã làm được điều
đó” (Trần Văn Giàu, 1993). Có thể nói tư
tưởng của Trần Đức Thảo về nguồn gốc
của ngơn ngữ và ý thức cũng góp phần làm
nên tên tuổi của ông.
Với quan niệm duy vật biện chứng về
ngôn ngữ và ý thức, Trần Đức Thảo đã

khẳng định nguồn gốc của ý thức và ngôn
ngữ của đời sống hiện thực được hình
thành đầu tiên dựa vào sự phát triển hành
vi cử chỉ chỉ dẫn của con người thông qua
hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ và ý thức
của con người các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chỉ ra nguồn gốc, bản chất,
kết cấu của ngôn ngữ và ý thức, tuy nhiên
q trình tiến hóa từ tâm lý động vật sang ý
thức của con người chưa được các nhà
sáng lập đề cập trong các tác phẩm của
mình. Với tư cách là nhà triết học mác xít
trung kiên, ơng đã sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng kết hợp với tư liệu
khoa học về người tiền sử để vạch ra q
trình hình thành ngơn ngữ và ý thức ở
những bước tiến hóa đầu tiên từ Vượn
người thành Người vượn. Kết quả của
nghiên cứu này góp phần bổ sung, phát
triển và khẳng định tính đúng đắn của quan
niệm triết học Mác - Lênin về nguồn gốc
của ngôn ngữ và ý thức. Qua đó chúng ta
thấy, sự xuất hiện của ý thức trải qua một
quá trình lâu dài và phức tạp của con người
từ thời nguyên thủy thông qua cử chỉ chỉ
dẫn - dấu hiệu đầu tiên cho việc hình thành
ngơn ngữ đã tạo bước tiến cho sự hình

thành ý thức của con người gắn liền với sự

phát triển của hoạt động sản xuất vật chất.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thúy Vân đã
từng nhận xét: “… xuất phát từ một luận
điểm rất căn bản của triết học Mác: ngôn
ngữ là ý thức về hiện thực, về thực tiễn,
Trần Đức Thảo đã đưa ra những cách lý
giải rất độc đáo và đầy hình tượng thơng
qua ngơn ngữ triết học của mình những vấn
đề liên quan đến nguồn gốc và quá trình
hình thành ngơn ngữ cũng như sự thể hiện
nó trong mối quan hệ với khách thể.
Những lập luận đưa ra mặc dù rất trừu
tượng và khó xác định tính hệ thống,
nhưng lấp lánh trong nó là những tư tưởng
hàn lâm sâu sắc trong sự suy tư đến tận
cùng với một sự trung thành phương pháp
luận của Mác để chỉ ra những cơ sở khoa
học nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển các ưu thế trong quan điểm duy vật
của triết học C. Mác trước sự tấn công của
triết học phương Tây hiện đại đồng thời
vạch mở theo hướng những suy tư triết học
rất độc đáo: sử dụng phương pháp luận của
Mác để chứng minh tính đúng đắn của
chính nội dung của nó thơng qua kết quả
phát triển của các khoa học cụ thể”
(Nguyễn Thúy Vân, 2009, tr.46).
3. Kết luận
Triết học Trần Đức Thảo là một di sản
lớn của tinh hoa trí tuệ dân tộc. Việc tiến

hành nghiên cứu tư tưởng của ơng có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
tư duy triết học nói riêng và tư tưởng
người Việt nói chung. Ý thức, ngơn ngữ là
chủ đề chính của triết học Trần Đức Thảo.
Với quan niệm duy vật về nguồn gốc của
ngôn ngữ và ý thức triết gia đã khẳng định
tính đúng đắn của triết học Mác - Lênin
trong quan niệm về nguồn gốc xã hội của ý
thức, đồng thời bổ sung cho học thuyết
này về giai đoạn chuyển biến từ Vượn
27


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

người thành Người vượn thơng qua cử chỉ
chỉ dẫn được hình thành trong q trình

con người bắt đầu tiến hành lao động và
giao tiếp xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Văn Giàu (2013, ngày 7 tháng 5). Trần Đức Thảo - nhà triết học. Truy xuất từ
/>C. Mác & Ph. Ăngghen (2004). Toàn tập, tập 20. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Phạm Mỹ (2013, ngày 8 tháng 5). Hội thảo về GS Trần Đức Thảo: Triết gia giữa núi rừng
Việt Bắc. Truy xuất từ />Trần Đức Thảo (1996). Tìm cội nguồn của ngơn ngữ và ý thức. Hà Nội: NXB Văn hóa
Thơng tin.

Trần Đức Thảo (2004). Sự hình thành con người. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thúy Vân (2009). Vấn đề ngôn ngữ của tư duy theo quan niệm của Trần Đức
Thảo. Tạp chí Giáo dục lý luận, số 148, tr.41-46.
Ngày nhận bài: 15/6/2020

Biên tập xong: 15/4/2021

28

Duyệt đăng: 20/4/2021



×