Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.84 KB, 1 trang )
Như vậy, tấm lòng thờ phụng của con cái đối với cha mẹ được gọi
là hiếu còn lòng hiếu thảo của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du thể hiện ở chỗ nàng hi sinh tình yêu để giữ trọn chữ
hiếu ( hành động bán mình chuộc cha )
Ngày xưa có ba mốì quan hệ trong xã hội rất được đề cao và tôn trọng. Ba mối quan hệ ấy thuộc
phạm vi đạo đức, lối sống (đạo) và gói gọn trong ba chữ quân, sư, phụ. Quân là đạo của bề tôi đối với
vua. Sư là đạo của học trò đối với thầy dạy học, phụ là đạo của con cái đối với cha mẹ. Theo Giản yếu
Hán Việt từ điển cùa Đào Duy Anh, đạo hiếu là đạo phụng dưỡng cha mẹ. Như vậy, tấm lòng thờ phụng
của con cái đối với cha mẹ được gọi là hiếu. Trái với điều này bị gọi là bất hiếu. Trong Nhị thập tứ hiếu
(hai mươi bốn câu chuyện về hiếu) có chuyện Quách Cự vì giữ hiếu với cha mẹ mà đem con đi chôn để
dành phần lương thực nuôi cha mẹ lúc đói khát. Xin không bình luận tính phi nhân bản của câu chuyện,
chỉ nêu ra như thế để thấy sự đề cao chữ hiếu của người xưa.
Thúy Kiều hi sinh tình yêu để giữ trọn chữ hiếu. Nhưng Thúy Kiều không thanh thản như Quách cự
trong Nhị thập tứ hiếu, Kiều không đơn thuần bị biến thành mẫu người nêu gương đạo hiếu, chỉ nghĩ đến
bổn phận làm con mà nàng còn là một người con gái tha thiết với tình yêu tức là tha thiết với cuộc sống
riêng tư. Đó là điểm rất mới của Nguyễn Du so với quan niệm sáng tác để giáo huấn của các nhà Nho
xưa.
Trích: loigiaihay.com