Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đa dạng thân mềm chân bụng (Mollusca: Gastropoda) ở vùng biển Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.33 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 77 (06/2021)
No. 77 (06/2021)
Email: ; Website: />
ĐA DẠNG THÂN MỀM CHÂN BỤNG (MOLLUSCA: GASTROPODA)
Ở VÙNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
Diversity of Mollusca (Gastropoda) in the sea of Thừa Thiên Huế
Phạm Thanh Hậu(1), Nguyễn Thanh Thiện(2), TS. Nguyễn Thanh Bình(3)
ThS. Trần Thụy Cẩm Hà(4), TS. Trần Văn Giang(5)
Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế
Đại học Nông lâm, Đại học Huế
(3)Viện Nghiên cứu Biển và Hài đảo, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam
(4)Trường Cao đẳng Sư phạm Huế
(1),(5)

(2)Trường

TĨM TẮT
Những dẫn liệu bước đầu, nhóm tác giả đã xác định hiện trạng thành phần loài động vật thân mềm chân
bụng (TMCB) (Gastropoda) phân bố ở vùng biển Thừa Thiên Huế. Qua nghiên cứu, tác giả đã xác định
được 10 loài. Các loài động vật TMCB (Gastropoda) được tìm thấy ở vùng biển Thừa Thiên Huế có
hình dạng và kích thước đa dạng, lồi Melo melo có kích thước lớn nhất và lồi ốc tháp Tê rê có kích
thước nhỏ nhất. Sự phân bố số lượng lồi khơng đồng đều, phần lớn các lồi phân bố chủ yếu ở các rạn
san hơ với 6 lồi, số ít phân bố ở nền đất cát pha bùn với 4 lồi.
Từ khóa: Thành phần lồi, Thân mềm chân bụng, Ốc biển
ABSTRACT


The preliminary data identify the current status of mollusca (Gastropoda) in Thua Thien Hue. In the
study, 10 species have been identified. Gastropoda species found in Thua Thien Hue's sea have diverse
shapes and sizes; Melo melo species have the largest size and the Snail Pyramid has the smallest one.
The distribution of species is uneven. Most of the species are distributed mainly on coral reefs with 6
species; few are distributed in sandy soils with 4 species.
Keywords: Species composition, Gastropod mollusk, Sea snail

tương đối sâu, từ 8m đến 50m [1]. Sự đa
dạng về mặt sinh học trong các loài động
vật TMCB (Gastropoda) ở biển là rất lớn.
Ở nước ta, động vật TMCB (Gastropoda)
ở biển là một trong những nguồn lợi hải
sản có mức độ phong phú về thành phần
loài và được phân bố khá rộng rãi, có vai
trị trong hệ sinh thái và có giá trị thực
phẩm và kinh tế cao. Nhiều lồi đã trở
thành những món hải sản ngon bổ trong
những chuyến đi du lịch biển bởi hương vị

1. Mở đầu
Động vật thân mềm chân bụng
(TMCB) là một nhóm lồi nhuyễn thể có
vỏ. Nhóm lồi này chủ yếu là các lồi ốc
biển và bào ngư. Một số loài ốc nhỏ như ốc
mút, ốc đĩa... chúng thường sống trong đáy
bùn cát hoặc cát sỏi, vùng hạ triều, độ sâu
1 – 2m nước. Những lồi khác có kích
thước lớn hơn như bào ngư (Haliotis), ốc
xà cừ (Turbo), ốc hương (Babylonia
areolata), .v.v. thường sống ở vùng biển

Email:

69


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 77 (06/2021)

thơm ngon mà nó mang đến, nhiều lồi có
giá trị cao trong y học như: ốc vú nàng, ốc
bàn tay, ốc kèn,v.v. Một số lồi có giá trị
thực phẩm được khai thác và sử dụng
thường ngày và là những đối tượng xuất
khẩu có giá trị cao. Song những năm gần
đây, tình trạng khai thác khơng có kế hoạch
cộng với sự ơ nhiễm mơi trường đang làm
cho nguồn lợi động vật TMCB
(Gastropoda) biển có chiều hướng suy
giảm nghiêm trọng. Nhiều lồi có giá trị
cao đang trong tình trạng bị đe dọa, có
nguy cơ tuyệt chủng, đã được liệt kê trong
danh mục những loài cần được bảo tồn như
ốc tù và, ốc đụn, ốc bàn tay, trai tai tượng,
ốc vú nàng. Chính vì vậy, việc thường
xun nghiên cứu, đánh giá hiện trạng
nguồn lợi động vật TMCB là rất cần thiết
là cơ sở để phục hồi và phát triển nguồn lợi
tự nhiên, phục vụ phát triển bền vững [1].
Những nghiên cứu trên thế giới cũng

như ở Việt Nam về việc quản lí, bảo tồn
động vật đáy ở Việt Nam đã xác định
“Tiềm năng, hiện trạng và phương hướng
quản lí nguồn lợi động vật ở rừng ngập
mặn Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Cần Giờ -

TP. HCM”, trong đó tiêu biểu là: Tác giả
Đỗ Văn Nhượng (1996) đã công bố ở rừng
ngập mặn Việt Nam có 77 lồi Bivalvia
(20 họ) và 75 loài Gastropoda (25 họ).
Thái Thanh Dương (2005), đã tập hợp
được 170 loài thuộc 58 họ trong 3 lớp (Hai
mảnh vỏ, Chân bụng và lớp Chân đầu) [2],
[3]. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy
thành phần loài động vật thân mềm nói
chung cũng như thành phần lồi động vật
TMCB (Gastropoda) nói riêng chiếm số
lượng rất lớn ở vùng biển Việt Nam.
Vùng biển Thừa Thiên Huế có khá
nhiều rạn san hơ đó là nơi cư trú của nhiều
lồi động vật TMCB (Gastropoda), ở đây
sự đa dạng về thành phần lồi này khá cao,
phải kể đến vịnh Lăng Cơ, biển Tân Cảnh
Dương,v.v. [4]. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có nghiên cứu nào đề cập đến dẫn liệu
về thân mềm chân bụng ở vùng biển. Chính
vì thế, để mở đầu cho hướng nghiên cứu
này cũng như bổ sung thêm những dẫn liệu
về nhóm TMCB (Gastropoda) ở biển nên
chúng tơi tiến hành điều tra thành phần loài

và phân bố các loài TMCB (Gastropoda) ở
vùng biển Thừa Thiên Huế.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Các loài động vật TMCB
(Gastropoda) được thu mẫu bằng 2 cách:
+ Tiến hành khảo sát và thu mẫu
trực tiếp từ các rạn san hô khi thủy triều
xuống (thường vào những ngày trăng
tròn) vào tháng 7 và tháng 8 năm 2017.
+ Tiến hành thu thập bổ sung tại các
cảng cá, thuyền đánh bắt của ngư dân
khai thác trực tiếp từ các khu vực nghiên
cứu và tại nhà hàng, các chợ vào tháng 9
và tháng 10 năm 2017.

Hình 1. Địa điểm nghiên cứu ( ) động vật TMCB
(Gastropoda) ở vùng biển Thừa Thiên Huế
70


PHẠM THANH HẬU và cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

- Khảo sát tổng quát vùng triều trong
vùng rạn san hô.
2.2.2. Phương pháp bảo quản mẫu
Các mẫu được cố định trong formol

4% ngay sau khi thu mẫu. Mẫu sau khi thu
về được phân tách thành các nhóm sinh
vật, đánh mã số và chuyển sang bảo quản
trong cồn 70o ghi đầy đủ thơng tin (kí hiệu
mẫu, địa điểm, thời gian thu mẫu, sinh thái
phân bố...) đưa về phịng thí nghiệm phân
tích.
2.2.3. Phương pháp định loại
Các mẫu được cố định trong formol
4% ngay sau khi thu mẫu. Mẫu sau khi thu
về được phân tách thành các nhóm sinh
vật, đánh mã số, được định hình và bảo
quản trong dung dịch cồn 70º, sau đó tiến
hành định loại bằng phương pháp hình thái
so sánh (hình thái ngồi), dựa theo phương
pháp của các tác giả: Cernohorsky (1972,
1978) [6 ̶ 7]; Abbott và Dance (1986) [8];
Abbott (1991) [9]; Gosliner và cộng sự
(1996) [10]; Okutani T (2017) [11];
Hylleberg và Kilburn (2003) [12].
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đa dạng thành phần loài thân
mềm chân bụng (Gastropoda)
Qua thời gian nhiên cứu trong 6 tháng,
các mẫu thu được tại vùng biển Thừa
Thiên Huế được phân tích, định loại, xác
định được 10 lồi và phân lồi (Bảng 1).

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngồi

thực địa
Điều tra vùng triều trong vùng rạn san
hơ theo tài liệu hướng dẫn của English và
Baker (1997) [5]. Số liệu được ghi trực tiếp
vào biểu phân tích đã được chuẩn bị sẵn.
Trong quá trình khảo sát, kết hợp đồng thời
với quay phim và chụp ảnh để làm tư liệu.
Phương pháp điều tra vùng triều trong
vùng rạn san hô:
- Vận chuyển máy móc, thiết bị đến vị
trí điều tra khảo sát;
- Sử dụng thiết bị GPS để xác định vị
trí điểm khảo sát;
- Khoanh vùng phạm vi điểm nghiên
cứu dựa trên các mặt cắt được đặt vng
góc với đường bờ (bờ biển hoặc bờ đảo) bắt đầu từ bờ (mép nước vào thời điểm
khảo sát) cho đến hết chiều rộng của rạn
san hô và theo các mặt cắt ngang, dọc trên
các bãi cạn, đồi ngầm. Độ sâu địa hình đáy
được đo bằng thiết bị đo sâu và theo từng
mét trên dây mặt cắt, đồng thời mô tả đặc
điểm cảnh quan hình thái trong phạm vi 10
m chiều rộng dọc theo mặt cắt;
- Quan trắc, xác định và ghi vào sổ
nhật ký điều tra, khảo sát các yếu tố cơ bản
về thời gian, địa điểm, điều kiện khí tượng,
thời tiết, điều kiện hải văn tại vị trí và khu
vực điều tra, khảo sát;

Bảng 1: Thành phần loài động vật thân mềm chân bụng (Gastropoda) ở vùng biển

Thừa Thiên Huế
Tên khoa học

STT

Tên Việt Nam

Họ Tegulidae
Giống Tectus
1

Tectus niloticus (Linneus, 1767)

Ốc Đụn cái

2

Tectus pyramis (Born, 1778)

Ốc Đụn đực
71


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 77 (06/2021)

Họ Cassidae
Giống Phalium
3


Phalium flammiferum (Roding, 1798)

Ốc Phali vằn

Họ Tonnidae
Giống Tonna
4

Ốc Suncô

Tonna sulcosa (Born, 1778)
Họ Potamididae
Giống Cerithidea

5

Ốc Len

Cerithidea obtusa Lamarck, 1822
Họ Babyloniidae
Giống Babylonia

6

Ốc Hương

Babylonia areolata (Link, 1807)
Họ Volutidae
Giống Melo


7

Ốc Bù giác

Melo melo (Lightfoot, 1786)
Họ Turritellidae
Giống Turritella

8

Ốc Tháp Têrê

Turritella terebra (Linneus, 1758)
Họ Strombidae
Giống Lambis

9

Ốc bàn tay

Lambis chiragra (Linnaeus ,1785)
Họ Cypraeoidea
Giống Leporicypraea

10

Ốc bản đồ (Ốc sứ bản đồ)

Cypraea mappa (Linneus, 1758)


Thành phần lồi động vật TMCB
(Gastropoda) có kích thước lớn tương đối
phong phú, có giá trị làm thực phẩm và
kinh tế, đã xác định được 10 loài và phân
loài thuộc 9 họ, 9 chi (Bảng 1). Số loài
thuộc Họ Tegulidae và giống Tectus chiếm
ưu thế với 2 lồi, cịn các họ và các chi
khác chỉ có 1 lồi. Nhìn chung, các lồi
thân mềm chân bụng (Gastropoda) bắt gặp

đều có kích thước lớn. Đặc biệt lồi Melo
melo có kích thước lớn nhất với chiều cao
trên 250 mm và rộng 170 mm, lồi
Cerithidea obtusa có kích thước nhỏ với
chiều cao 50 mm và rộng 20 mm.
Đỗ Thanh An và cộng sự (2014) [13],
nghiên cứu thành phần loài động vật
TMCB tại 19 đảo thuộc vùng biển Việt
Nam đã xác định được 163 loài. Đối chiếu
72


PHẠM THANH HẬU và cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

với kết quả này, kết quả của nghiên cứu
này là cịn khá thấp chỉ xác định được 10
lồi thuộc 9 họ và 9 chi. Kết quả này cho

thấy, độ đa dạng thành phần loài động vật
TMCB ở vùng biển Thừa thiên Huế không
nhiều như các vùng đã công bố. Sỡ dĩ kết
quả nghiên cứu của chúng tôi chưa phát
hiện được nhiều lồi cũng có thể là q
trình nghiên cứu, thu mẫu là ngẫu nhiên

theo khu vực, thời tiết bất lợi, do hoạt động
khai thác quá mức của các ngư dân tại
vùng biển miền Trung để phục vụ du lịch.
Vì vậy nên số lượng lồi thu được cịn ít,
cũng cần được nghiên cứu trong phạm vi
thời gian dài hơn, số lần thu mẫu nhiều hơn
thì kết quả thu được sẽ phản ánh càng
chính xác hiện trạng của quần thể ốc biển
trong vùng nghiên cứu.

3.2. Đặc điểm hình thái và phân bố
3.2.1. Đặc điểm hình thái
Ốc bàn tay (Lambis chiragra): Vỏ
lớn, dày chắc dạng hình bầu dục dài. Một
phần tháp vỏ bị tầng thân che kín miệng
vỏ hẹp dài, xung quanh có 6 gai thơ đầu
uốn cong và biến thành mương thông với
miệng vỏ. Nắp vỏ dạng lá liễu, một bên có
rãnh cưa, ở cá thể lớn vỏ cao 245 mm
(hình 2).
Phân bố ở Việt Nam: Phân bố rất
nhiều nơi, nhất là ven biển miền Trung và
các đảo lớn từ tuyến hạ triều đến 20 - 30m,

nơi có đáy sỏi, đá, san hơ [4].

Hình 2. Ốc bàn tay (Lambis chiragra)

Ốc bản đồ (Cypraea mappa): Vỏ có
dạng hình trứng chắc nặng. Mặt vỏ trơn
láng màu nâu nhạt và xen vào đó những
phiến vân hình trịn màu lớn nhỏ khơng
đều. Mặt lưng vỏ lệch về bên phải có 1
phiến vân màu trắng kéo dài từ trước ra
sau và phân nhánh hai bên. Chiều cao 70 80 mm (hình 3).
Phân bố ở Việt Nam: Quảng Ngãi
(Đảo Lý Sơn), Khánh Hòa (vịnh Văn
Phong - Bến Gói), Bà Rịa-Vũng Tàu (Cơn
Đảo), Kiên Giang (Đảo Phú Quốc) [4].

Hình 3. Ốc bản đồ (Cypraea mappa)

73


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 77 (06/2021)

Ốc Tháp Têrê (Turritella terebra):
Vỏ chắc chắn, dạng tháp xoắn ốc cao. Số
tầng xoắn ốc 29, đỉnh vỏ nhọn nhưng ít khi
thu được nguyên vẹn. Các tầng xoắn tăng
trưởng chiều cao và chiều rộng đều đặc.

Đường gờ sâu, mỗi tầng xoắn ốc có 5 - 6
gờ xoắn ốc mịn. Miệng vỏ trịn, mép ngồi
miệng vỏ mỏng sắc. Chiều cao vỏ có thể
đến 170 mm, chiều rộng 35 mm (hình 4).
Phân bố ở Việt Nam: Dọc biển Việt
Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Nam (Cù Lao Chàm),
Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu,
Kiên Giang (Phú Quốc) [4].

Hình 4. Ốc Tháp Têrê (Turritella terebra)
Ốc Đụn đực (Tectus pyramis): Vỏ
hình tháp, chắc nặng. Sự tăng trưởng chiều
rộng vỏ từ đỉnh đến đáy không đều nên
các tầng giữa vỏ hơi lõm vào. Mỗi tầng
xoắn ốc có 4 vịng hạt xoắn ốc, vịng hạt
dưới cùng của tầng xoắn ốc gần đường gờ
thô nhất. Vỏ cá thể trưởng thành chiều cao
trên dưới 76 mm, rộng 69 mm (hình 5).
Phân bố ở Việt Nam: Từ Bắc
Nam (Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát
Bạch Long Vĩ), Quảng Nam (Cù
Chàm), Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng
(Cơn Đảo)) [4].

đến
Bà,
Lao
Tàu


Hình 5. Ốc Đụn đực (Tectus pyramis)
74


PHẠM THANH HẬU và cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Ốc Đụn cái (Tectus niloticus): Vỏ
lớn có dạng tháp xoắn ốc. Đường gờ sâu,
số tầng xoắn ốc 9, các tầng xoắn ốc từ
đỉnh vỏ tới tầng thân sinh trưởng đều đặn.
Phần trên mỗi tầng xoắn ốc thường có 3 4 vòng vân xoắn ốc. Mặt vỏ màu xám tro
và có xen lẫn vân gợn sóng màu đỏ. Đáy
vỏ bằng, miệng vỏ thoi dốc có dạng vết in
của móng chân ngựa. Cá thể lớn hơn có
thể cao 120 mm, rộng 130 mm (hình 6).
Phân bố ở Việt Nam: Hầu hết các
vùng biển nước ta có đáy đá, sỏi, san hơ
đều có phân bố, nhất là các vùng đảo
Trung Bộ, Nam Bộ và Trường Sa. Phân bố
theo độ sâu từ tuyến hạ triều đến trên dưới
20 m [4].

Hình 6. Ốc Đụn cái (Tectus niloticus)
Ốc Bù giác (Melo melo): Vỏ lớn,
mỏng dạng bầu dục. Ở cá thể cịn non tháp
vỏ nhơ cao hình nón, cá thể trưởng thành
tháp vỏ vùi lấp trong tầng thân. Da vỏ màu
nâu xám, khi da vỏ mất đi, mặt ngồi vỏ

màu vàng có các phiến vân hình chữ nhật
màu tím đen, sắp xếp thành vịng xoắn ốc,
ở những cá thể lớn các phiến vân này
không rõ ràng. Trục vỏ có 4 nếp uốn vân,
khơng có nắp vỏ. Chân là một khối thịt lớn
trên mặt có vân hoa. Nhiều cá thể có vỏ
cao trên 250 mm, rộng 170 mm (hình 7).
Hình 7. Ốc Bù giác (Melo melo)

Phân bố ở Việt Nam: Từ Bắc đến
Nam đều có phân bố, nơi đáy bùn cát, ở độ
sâu trên dưới 10 m [4].

75


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 77 (06/2021)

Ốc Len (Cerithidea obtusa): Vỏ chắc
chắn, có khoảng 10 tầng xoắn ốc, 3 - 4
tầng trên thường bị gãy. Trên mặt vỏ gở
xoắn ốc và gờ phóng xạ cắt nhau dạng mặt
vải thơ. Da vỏ màu nâu đen, phân trên
cùng của mỗi tầng xoắn ốc màu vàng sẫm.
Mép ngoài miệng vỏ rộng bẻ ngược ra
ngoài. Mương trước miệng vỏ ngắn chỉ là
một chỗ lõm. Nắp vỏ tròn mỏng ở giữa.
Vỏ cá thể trưởng thành cao 50 mm, rộng

20 mm (hình 8).
Phân bố ở Việt Nam: Sống ở vùng
triều gần cửa sơng nơi có rừng ngập mặn.
Có thể sống trên khơ nhiều ngày, ở Việt
Nam là lồi phổ biến [4].

Hình 8. Ốc Len (Cerithidea obtusa)

Ốc Hương (Babylonia areolata): Vỏ
chắc, dạng hình tháp bậc thang, số tầng
xoắn ốc 8. Tháp vỏ cao bằng 1/3 chiều
cao. Da vỏ mỏng màu vàng nâu, khi da vỏ
mất đi để lộ mặt ngồi vỏ màu trắng và
những phiến vân hình chữ nhật màu nâu
vàng. Những phiến vân này ở tầng thân có
3 hàng, hàng trên cùng các phiến vân có
diện tích lớn. Miệng vỏ hình bán nguyệt,
mặt trong màu trắng sứ. Lỗ trục rất sâu.
Vỏ cao trên dưới 80 mm, rộng 45 mm
(hình 9).
Phân bố ở Việt Nam: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam (Cù Lao Chàm,
Hội An), Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu (Vũng Tàu,
Long Hải), biển Tây Nam Bộ [4].

Hình 9. Ốc Hương (Babylonia areolata)
76



PHẠM THANH HẬU và cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Ốc Suncơ (Tonna sulcosa): Vỏ lớn,
dày vừa phải, dễ vỡ. Số tầng xoắn ốc 7,
đường gờ rộng sâu. Tháp vỏ thấp bằng 1/4
chiều cao vỏ. Tầng thân phình to, trên mỗi
tầng xoắn ốc của tháp cỏ có 5 gờ xoắn ốc
thô, tầng thân 16 - 17 gờ, tầng thân có 5
phiến vân xoắn ốc màu nâu. Miệng vỏ
hình bán nguyệt, ở giữa rộng, mương
trước miệng vỏ ngắn rộng, mép ngoài
miệng vỏ dày bẻ ngược ra ngoài dạng răng
cưa. Vỏ cá thể trưởng thành cao xấp xỉ 130
mm, rộng 85 mm (hình 10).

Hình 10. Ốc Suncơ (Tonna sulcosa)

Phân bố ở Việt Nam: Ven biển
Quảng Ngãi, Khánh Hịa, Ninh Thuận,
Bình Thuận [4].
Ốc Phali vằn (Phalium flammiferum):
Vỏ có dạng hình trứng, chắc chắn. Tháp
vỏ cao bằng 1/3 chiều cao vỏ. Phần trên
cùng của mỗi tầng xoắn ốc có một gờ xoắn
nhơ cao lên mặt vỏ. Mặt ngồi vỏ trơn,
trên đó có nhiều phiến vân không thẳng
kéo dài từ tháp vỏ đến hết tầng thân. Phần

trước mép trong miệng vỏ rộng, trên đó có
nhiều gờ răng cưa dài cắt ngang. Mép
ngồi miệng vỏ dày, mặt trong dạng răng Hình 11. Ốc Phali vằn (Phalium flammiferum)
cưa dài cắt ngang. Mép ngoài miệng vỏ
dày, mặt trong dạng răng cưa. Chiều cao
trên dưới 90 mm (hình 11).
Phân bố ở Việt Nam: Phân bố nhiều
dọc ven biển miền Trung, từ tuyến hạ triều
đến vùng biển nông, chất đáy sạn cát, san
hô [4].

3.2.2. Phân bố
Bước đầu ghi nhận sự phân bố số
lượng loài động vật TMCB (Gastropoda) ở
vùng biển Thừa Thiên Huế là không đồng
đều. Sự phân bố này phụ thuộc vào vị trí

từng khu vực, khu vực nào có nhiều rạn
san hơ, có nguồn thức ăn phong phú thì nơi
đó sẽ có số lượng lồi cao, cịn những khu
vực có ít rạn san hơ thì số lượng loài kém
đa dạng.
77


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 77 (06/2021)

Bảng 2: Phân bố của thân mềm chân bụng (Gastropoda) ở vùng biển Thừa Thiên Huế

STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Sinh cảnh

1

Tectus niloticus (Linneus, 1767)

Ốc Đụn cái

Đáy sỏi, đá, san hô

2

Tectus pyramis (Born, 1778)

Ốc Đụn đực

Đáy sỏi, đá, san hô

3

Phalium flammiferum (Roding, 1798) Ốc Phali vằn

Đáy sỏi, đá, san hô


4

Tonna sulcosa (Born, 1778)

Ốc Suncô

Đáy nền đất cát pha bùn

5

Cerithidea obtusa Lamarck, 1822

Ốc Len

Đáy nền đất cát pha bùn

6

Babylonia areolata (Link, 1807)

Ốc Hương

Đáy nền đất cát pha bùn

7

Melo melo (Lightfoot, 1786)

Ốc Bù giác


Đáy sỏi, đá, san hô

8

Turritella terebra (Linneus, 1758)

Ốc Tháp Têrê

Đáy nền đất cát pha bùn

9

Lambis chiragra ( Linnaeus ,1785)

Ốc bàn tay

Đáy sỏi, đá, san hô

10

Cypraea mappa (Linneus, 1758)

Ốc bản đồ (Ốc Đáy sỏi, đá, san hô
sứ bản đồ)

Cụ thể trong các lần thu mẫu, ở những
vị trí có đáy sỏi, đá, san hơ thì đã phát hiện
được 6 loài: Lambis chiragra, Cypraea
mappa, Tectus pyramis, Tectus niloticus,
Melo melo, Phalium flammiferum; những

vị trí khơng có rạn san hơ mà chỉ có nền
đáy cát pha bùn thì phát hiện được 4 loài:
Turritella terebra, Cerithidea obtuse,
Babylonia areolate, Tonna sulcosa (Bảng
2). Về phân bố của các loài ốc biển cần
được tiếp tục nghiên cứu và lặp lại nhiều
lần để đi đến kết luận đầy đủ nhất.
4. Kết luận
Bước đầu xác định hiện trạng thành phần

loài động vật TMCB (Gastropoda) phân bố
ở vùng biển Thừa Thiên Huế. Tổng số loài
được xác định 10 lồi, trong đó họ Tegulidae
và giống Tectus chiếm ưu thế với 2 lồi, cịn
các họ và các chi khác chỉ có 1 lồi.
Các lồi động vật TMCB (Gastropoda)
được tìm thấy ở vùng biển Thừa Thiên Huế
có hình dạng và kích thước rất đa dạng,
lồi Melo melo có kích thước lớn nhất với
chiều cao trên 250 mm và rộng 170 mm.
Sự phân bố số lượng lồi khơng đồng đều,
phần lớn các loài phân bố chủ yếu ở các
rạn san hơ với 6 lồi, số ít phân bố ở nền
đất cát pha bùn với 4 loài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

V. S. Tuấn và H. T. Tuyến, “Nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi động vật
thân mềm ở biển của viện Hải Dương học”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo

Động vật thân mềm toàn quốc, lần thứ nhất - Bộ thủy sản, 70 - 78, 2001.

[2]

D. V. Nhượng, “Tiềm năng, hiện trạng khai thác và phương hướng quản lý nguồn lợi
động vật đáy ở vùng rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Cần Giờ - Thành phố Hồ
Chí Minh”, Hội thảo quốc gia: Các yếu tố kinh tế, xã hội , 124, 1998.
78


PHẠM THANH HẬU và cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

[3]

N. Chính, “Động vật thủy sản thân mềm thường gặp ở Việt Nam”, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.

[4]

Đ. V. Tứ, T. Sasaki và L. H. Anh, “Những loài ốc (Mollusca: Gastropoda) phổ biến
ở ven biển, ven đảo Việt Nam”, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2019.

[5]

S. English, C. Wilkinson và V. Baker, “Survey Manual for Tropical Marine
Resources”, Australian Institute of Marine Science Publisher, 1997.


[6]

W. O. Cernohorsky, Marine shells of the Pacific, Pacific publications, 1972.

[7]

W. O. Cernohorsky, Tropical Pacific marine shells, Pacific Publications, 1978.

[8]

R. T. Abbott and S. P. Dance, “Compendium of seashells. A full-colour guide to
more than 4,200 of the world’s marine shells”, Amer Malacologists, 2000.

[9]

R. T. Abbott, “Seashells of South East Asia”, Tynron Press, Scotland, 1991.

[10] T. Gosliner, D. W. Behrens và G. C. Williams, “Coral reef animals of the IndoPacific: animal life from Africa to Hawaii exclusive of the vertebrates”, Monterey,
California: Sea Challengers, 1996.
[11] T. Okutani, Marine mollusks in Japan, Tokai University Press, 2017.
[12] J. Hylleberg và R. N. Kilburn, “Marine molluscs of Vietnam. Annotations, voucher
material, and species in need of verification”, Phuket Marine Biological Center, 28,
1-300, 2003.
[13] Đ. T. An, Đ. V. Khương và Đ. A. Duy, “Thành phần loài, phân bố, sinh khối động
vật thân mềm (lớp: Gastropoda, Bivalvia, cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo
khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Biển, 14(4),
358 - 367, 2014.
Ngày nhận bài: 17/6/2020

Biên tập xong: 15/6/2021


79

Duyệt đăng: 20/6/2021



×