Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Truyện ngắn các nhà văn nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 76 (04/2021)
No. 76 (04/2021)
Email: ; Website: />
TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ TRONG BỐI CẢNH
VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Female writers’ short stories in the context of
Vietnamese contemporary literature
ThS.NCS. Trần Thị Hồng Nhung
Trường Đại học Sài Gịn
TĨM TẮT
Bài viết tập trung làm rõ sự vận động, phát triển, vai trị và những đóng góp quan trọng của các tác giả
truyện ngắn nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Những yếu tố nội sinh và ngoại sinh
vận động mau lẹ, quyết liệt đã góp phần tạo nên thực thể văn học nữ mà trọng tâm là truyện ngắn của
các tác giả nữ mang những đặc trưng nổi bật của quá trình đổi mới nền văn học dân tộc. Nhận diện quá
trình đổi mới của truyện ngắn các nhà văn nữ sẽ cho thấy một trong những mạch nguồn quan trọng của
đời sống văn chương, văn hóa đương đại.
Từ khố: truyện ngắn các nhà văn nữ, văn học đương đại, văn học Việt Nam
ABSTRACT
The article focuses on clarifying the movement, the development, the role and important contributions
of female short story writer in the literary context of Vietnam after 1975. The rapid and drastic
movement of endogenous and exogenous factors contributed to the creation of female literary entities,
with the focus on short stories by female writers with outstanding features of the national literary
renewal process. Identifying the renewal process of female writers’ short stories will reveal one of the
important sources of contemporary literary and cultural life.
Keywords: female writers’ short stories, contemporary literature, Vietnamese literature



học đương đại Việt Nam. Trong những
bước chuyển bộn bề của đổi mới, truyện
ngắn các nhà văn nữ đã nổi lên như một
hiện tượng văn hóa, xã hội và thẩm mĩ độc
đáo. Với sự lớn mạnh về lực lượng, sự
quyết liệt, bản lĩnh trong sáng tạo, các cây
bút truyện ngắn nữ đã khẳng định được
tiếng nói và vị thế quan trọng, không thể
thay thế trong văn học đương đại. Sự độc
đáo và đóng góp của truyện ngắn các nhà
văn nữ đương đại không chỉ thể hiện ở số

1. Mở đầu
Sau năm 1975, đất nước hịa bình,
thống nhất, văn học bước sang thời kỳ phát
triển mới theo quy luật thời bình, nối tiếp
dòng mạch đổi mới đầu thế kỷ, từng bước
hòa chung vào dòng chảy của văn học hiện
đại thế giới. Trong hành trình đổi mới
mạnh mẽ về ý thức văn hóa và hệ hình tư
duy, truyện ngắn với ưu thế đặc biệt của
thể loại đã đóng vai trị then chốt, cùng với
tiểu thuyết tạo dựng trụ cột của nền văn
Email:

110


TRẦN THỊ HỒNG NHUNG


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

lượng tác giả, tác phẩm và sự chú ý, đón
đợi nồng nhiệt của độc giả mà chiều sâu
còn thể hiện ở sự trỗi dậy của một thực thể
văn hóa nữ. Trong bài viết này, chúng tôi
tập trung xác định vị trí của truyện ngắn
các nhà văn nữ trong đời sống văn học Việt
Nam đương đại.
2. Nội dung
2.1. Sự lớn mạnh về lực lượng và vai
trò của các nhà văn nữ trong văn học Việt
Nam đương đại
Trước tiên cần khẳng định, sự trở lại
ấn tượng của truyện ngắn các nhà văn nữ
Việt Nam đương đại là hành trình đầy trắc
trở cùng những khúc quanh của lịch sử,
đồng thời là hiện tượng phù hợp quy luật.
Thời trung đại, trong không gian văn hóa
phương Đơng, các tác giả nữ hồn tồn lép
vế trước nam giới. Không chỉ biểu hiện ở
sự áp đảo gần như tuyệt đối của lực lượng
các tác giả nam giới mà điều quan trọng
hơn, số lượng ít ỏi các tác giả nữ cũng
khơng có được tiếng nói mang bản sắc của
giới mình. Chúng tơi đồng tình với Trần
Thiện Khanh khi nhận định: “Sự mất tiếng
nói của người nữ trong văn học không phải
chỉ ở chỗ: không được cất lời mà cịn là

khơng có ngơn ngữ thế giới quan riêng,
cách định nghĩa, giải thích riêng, lời nói
khơng có giá trị”(Trần Thiện Khanh, 2016,
tr.172). Bởi vậy, hầu hết các tác giả nữ
trong văn học trung đại như Lý Ngọc Kiều,
Ỷ Lan, Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm,
Phạm Lam Anh, Lê Ngọc Hân, Trương Thị
Trong, Nguyễn Trinh Thận, Bà Huyện
Thanh Quan, Nguyễn Tĩnh Hịa, Nguyễn
Thị Nhược Bích đều nói bằng ngơn ngữ
của giới nam, trong khuôn khổ vận hành
của diễn ngôn văn học trung đại. Đó là lý
do mà Phan Khơi đã khẳng định 10 thế kỷ
văn học trung đại, vị thế của các tác giả nữ
là “rỗng” và “lép”. Đến đầu thế kỷ XX, với

sự tiếp xúc mạnh mẽ, tương đối toàn diện
với phương Tây, nền văn học dân tộc bước
vào quá trình hiện đại hóa. Cùng với q
trình đấu tranh và giải phóng nữ giới trong
cuộc sống khỏi những trói buộc hàng trăm
năm của tư tưởng Khổng Mạnh, ở địa hạt
văn học, vị thế của các tác giả nữ đã có
những thay đổi nhất định cả về lượng và
chất. Dù chưa hội tụ đủ các yếu tố cần thiết
cho một cuộc cách mạng triệt để trong văn
học của giới nữ, nhưng rõ ràng, sự xuất
hiện của Tương Phố, Thụy An, Anh Thơ,
Đạm Phương, Phan Thị Nga, Nguyễn Thị
Kiêm… với phổ rộng khắp từ thơ, truyện

ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học, với
tâm thế của loại hình tác giả khác biệt so
với truyền thống là bước tiến đáng kể trong
hành trình khẳng định mình của các tác giả
nữ. Tiếng nói nữ giới trong văn học giai
đoạn này tuy chưa trở thành tư trào đánh
dấu và khẳng định nhân vị giới trong công
cuộc khởi đầu của tiến trình hiện đại hóa
nhưng đã có những đổi mới tự thân quan
trọng so với truyền thống. Những vấn đề
con người cá nhân mang bản sắc giới nữ
cũng đã bắt đầu được khai thác, hướng tới
khát vọng giải phóng con người khỏi
những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
Đó là những nền móng đầu tiên quan trọng
cho sự vận động, phát triển và khẳng định
vai trò của văn học nữ trong tiến trình hiện
đại hóa nền văn học Việt Nam. Từ năm
1945 đến năm 1975, văn học đồng hành
cùng dân tộc trong cuộc trường chinh lịch
sử, đấu tranh giải phóng dân tộc. Q trình
hiện đại hóa văn học được tiếp tục với sự
hợp lưu của các khuynh hướng trong giai
đoạn trước đó. Các nhà văn nữ đã bước
tiếp con đường của các bậc tiền bối trong
giai đoạn trước, vươn lên trưởng thành và
có những đóng góp tích cực cho đời sống
văn học dân tộc. Những cây bút trưởng
111



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

thành cùng cuộc chiến như Vũ Thị
Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Dương Thị
Xuân Quý, Nguyễn Thị Như Trang, Lê
Minh Khuê… đã khẳng định được tên tuổi,
phong cách và có những đóng góp đáng
trân trọng cho nền văn học. Tuy nhiên,
trong bối cảnh “bầu khí quyển sử thi” bao
trùm đời sống văn học, dễ hiểu khi đội ngũ
tác giả nữ vừa “lép vế” về số lượng so với
đội ngũ tác giả nam, đồng thời cũng khơng
thể trực diện cất tiếng nói và phát huy hết
sở trường mang đặc trưng giới nữ. Dịng
chảy mới khai thơng của nỗ lực khẳng định
nhân vị giới trong giai đoạn trước, ở một
khía cạnh nào đó, đã khơng được thúc đẩy
trong giai đoạn này. Những quan niệm và
thể nghiệm nghệ thuật vốn là đặc trưng và
ưu thế của giới nữ đã tạm gác lại để hòa
chung vào dòng chảy văn học trực tiếp
tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước. Như vậy, việc từng
bước khẳng định đóng góp của những cây
bút nữ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975
song hành cùng q trình hiện đại hóa nền
văn học, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt. Dù

chưa có những bứt phá thực sự mạnh mẽ
để khẳng định vị thế nhưng đây là những
tiền đề quan trọng cho sự phát triển ở giai
đoạn sau.
Từ sau năm 1975, đặc biệt là sau năm
1986, trong bối cảnh lịch sử, văn hóa mới,
lực lượng sáng tác của các cây bút nữ có
bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng với sự bổ sung, nối tiếp của các
thế hệ. Ở hầu hết các lĩnh vực, từ sáng tác
đến lý luận, phê bình, dịch thuật, các nhà
văn nữ đều có những đóng góp quan trọng,
trực tiếp tạo nên diện mạo của văn học Việt
Nam thời kỳ đổi mới. Trong lĩnh vực lý
luận, phê bình, dịch thuật, các cây bút nữ
đã nhanh chóng chiếm lĩnh và khẳng định
vị trí của mình với lực lượng đông đảo như

Thiếu Mai, Ngọc Trai, Đặng Anh Đào,
Vân Thanh, Lê Thị Đức Hạnh, Lộc Phương
Thủy, Mai Hương, Nguyễn Bích Thu, Tơn
Phương Lan, Tơn Thảo Miên, Trần Thị
Hồng Vân, Nguyễn Thị Huế, Lê Phong
Tuyết, Lê Dục Tú, Trần Thị An, Đặng Thị
Hảo, Nguyễn Thị Bình, Phạm Thị Tú
Châu, Trần Thị Băng Thanh, Phan Diễm
Phương, Trần Huyền Sâm, Bùi Thị Thiên
Thai, Đỗ Hải Ninh, Lê Thị Hương Thủy,
Cao Kim Lan, Hồ Khánh Vân, Tái Phan
Vàng Anh, Trần Lê Hoa Tranh, Đoàn Thị

Thu Vân, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Hoàng
Cẩm Giang, Nguyễn Thị Như Trang.v.v.
Trong sáng tác, ở tất cả các thể loại, các
nhà văn nữ đều lưu lại những tiếng nói
quan trọng, đột phá trên hành trình đổi
mới. Trong thơ, các nhà thơ nữ đã thể
nghiệm những cách tân quan trọng theo
nhiều khuynh hướng, tạo được bản sắc
riêng với các tên tuổi như Phan Thị Thanh
Nhàn, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị
Mây, Dư Thị Hoàn, Đinh Thị Thu Vân,
Đoàn Thị Lam Luyến, Bùi Kim Anh, Thảo
Phương, Thúy Nga, Phạm Thị Ngọc Liên,
Anh Hồng, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh,
Phan Huyền Thư, Đinh Thị Như Thúy,
Bình Nguyên Trang, Đoàn Ngọc Thu,
Khương Hà, Nguyễn Thị Đạo Tỉnh,
Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Ngô Thị Hạnh,
Nguyễn Ngọc Minh Châu, Đào Phong Lan,
Lê Thùy Vân, Phạm Phong Lan, Đinh Thu
Thủy, v.v. Tuy nhiên, những dấu ấn đậm
nét nhất của các nhà văn nữ được khẳng
định ở địa hạt văn xuôi mà tiêu biểu là tiểu
thuyết và truyện ngắn. Có nhiều tác giả thử
sức mình ở cả hai thể loại và đều đạt được
những thành tựu quan trọng như Đoàn Lê,
Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Trần Thùy
Mai, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, v.v.
Và trong tương quan tổng thể, truyện ngắn
chính là địa hạt phát huy được tối đa sở

112


TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

trường, sức mạnh và những đóng góp của
các tác giả nữ. Đây có thể xem là sự gặp gỡ
đầy cơ duyên giữa những yếu tố khách
quan và sự vận động nội tại của văn học nữ
Việt Nam đương đại.
Ở thể loại truyện ngắn, những cây bút
đã thành danh trong giai đoạn trước đã
mạnh dạn đổi mới tư duy và lối viết, trở
thành những người mở đường của đổi mới,
như Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị
Như Trang, Lê Minh Khuê, v.v. Ngay sau
giải phóng, ở “đêm trước” của đổi mới,
một số cây bút truyện ngắn nữ đã xuất hiện
và ghi dấu ấn, trở thành một trong những
mũi nhọn xung kích đổi mới như Phạm Thị
Minh Thư, Dương Thu Hương, Ngô Thị
Kim Cúc, Dạ Ngân, v.v. Những dấu hiệu
tích cực và dự báo về một giai đoạn đổi
mới sôi động, quyết liệt của các nhà văn nữ
đã sớm trở thành hiện thực với sự tiếp sức
của các thế hệ tiếp nối.
Từ sau năm 1986 đến những năm cuối
thế kỷ XX, hàng loạt các cây bút truyện

ngắn nữ đã ghi dấu ấn đậm nét với những
tiếng nói mang âm sắc độc đáo. Các nhà
văn Phạm Thị Minh Thư, Dạ Ngân, Phạm
Thị Hoài, Trần Thị Trường, Ngơ Thị Kim
Cúc, Nguyễn Thị Ấm, Đồn Lê, Y Ban,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,
Lý Lan, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy
Mai… đã mang đến những đóng góp quan
trọng, khơng hề kém so với các nhà văn
nam trong hành trình đổi mới thể loại
truyện ngắn. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay,
các cây bút truyện ngắn nữ đã kịp thời
được bổ sung bởi lực lượng hùng hậu của
các cây bút trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến
tranh như Đỗ Hồng Diệu, Nguyễn Ngọc
Tư, Đỗ Bích Thúy, Di Li, Phan Hồn Nhiên,
Dương Thụy, Lynh Bacardi, Nguyễn Thúy
Hằng, Ngọc Cầm Dương, Nguyễn Quỳnh
Trang, v.v. Chỉ xét riêng về mặt số lượng,

trong nghiên cứu trường hợp của tác giả
Bùi Việt Thắng, khi khảo sát hơn 100 cây
bút truyện ngắn trẻ trong 100 số báo Văn
nghệ Trẻ, đã cho ra kết luận thú vị: “Đã
hình thành một tỉ lệ giữa “phái yếu” và
“phái mày râu” là 2/3 - một tỉ lệ đáng gờm
bởi nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ
hơm nay và văn chương nói chung” mang
gương mặt nữ” (Bùi Việt Thắng, 1999,
tr.206). Sự hợp thành của đông đảo, nhiều

thế hệ nối tiếp đã tạo thành lực lượng hùng
hậu các cây bút truyện ngắn nữ, làm nên
diện mạo chưa từng có trong lịch sử, là cơ
sở trực tiếp tạo nên tư trào văn học nữ
trong văn học Việt Nam đương đại.
2.2. Vị thế của truyện ngắn các nhà
văn nữ trong văn học Việt Nam đương
đại
Cùng với sự lớn mạnh về lực lượng,
các cây bút truyện ngắn nữ giai đoạn này
đã từng bước xác lập được tư duy nghệ
thuật và lối viết riêng, hoàn toàn chủ động
và độc lập. Đây là một bước tiến dài, là sự
khẳng định lần đầu tiên trong lịch sử văn
học nữ Việt Nam nói chung, truyện ngắn
nữ nói riêng. Hầu hết các cây bút truyện
ngắn nữ đều thể hiện tun ngơn nghệ
thuật của mình, cho thấy sự tiếp cận và nỗ
lực xóa bỏ hồn toàn ranh giới, rào cản để
khẳng định vị thế tương xứng trên văn đàn.
Dù mỗi người có quan niệm riêng, nhưng
điểm chung giữa họ là tinh thần khẳng định
nhân vị giới, ý thức đầy đủ về sở trường và
những đóng góp của giới nữ cho cách tân
truyện ngắn. Họ hiểu rõ sứ mệnh và thế
mạnh của mình khi cầm bút, quyết liệt,
kiên trì sáng tạo bằng cái nhìn nội cảm
bằng những trải nghiệm sống riêng có, đặc
sắc so với các đồng nghiệp nam. Điều đó
cho thấy tinh thần chủ động, sẵn sàng nhập

cuộc, chấp nhận thử thách đồng thời cũng
là sự tự ý thức đầy đủ về điểm mạnh, giới
113


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

hạn của các tác giả truyện ngắn nữ. Đây là
tiền đề quan trọng để những nỗ lực cách
tân, khẳng định vị thế của các cây bút
truyện ngắn nữ trong dòng chảy của nền
văn học Việt Nam đương đại.
Với sự lớn mạnh về lực lượng sáng tác,
truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại đã
dần từng bước khẳng định được vị trí, vai
trị quan trọng, không thể thay thế, trực tiếp
kiến tạo diện mạo thể loại truyện ngắn nói
riêng, văn học Việt Nam đương đại nói
chung. Từ những tác động nhiều chiều của
bối cảnh lịch sử, văn hóa, thẩm mĩ, truyện
ngắn trở thành xu hướng lựa chọn của cả
nền văn học. Và trong sự phát triển bề bộn,
với những bước chuyển phức tạp, đan xen
ấy, truyện ngắn các nhà văn nữ đã nhanh
chóng phát huy, cụ thể hóa những ưu thế
của mình. Thực tiễn đã chứng minh, từ
trong những đặc trưng về giới trong sáng
tạo, truyện ngắn chính là thể loại phù hợp,

là sở trường của các cây bút nữ. Ở đó, họ
phát huy được ưu thế của sự nhạy cảm khi
nắm bắt những cái “lỉnh kỉnh, dở dang” của
đời sống cũng như đặc trưng vốn có của thể
loại truyện ngắn. Bùi Việt Thắng đã nhận
định: “Với đặc tính của cách nhìn, cách cảm
thụ đời sống cũng như cách kiến tạo tác
phẩm, phụ nữ có lẽ hợp hơn với những sự
vật vừa tầm, nhỏ nhắn, xinh đẹp. Tất cả
những phẩm tính đó phù hợp với thể loại
“nhỏ” (Bùi Việt Thắng, 2000, tr.218).
Những ưu thế từ phẩm tính sáng tạo của
giới nữ đã có sự cộng hưởng đặc biệt với
hồn cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại và
đặc trưng riêng có của thể loại truyện ngắn,
tạo ra cuộc bứt phá ngoạn mục của truyện
ngắn nữ trong văn học Việt Nam đương đại.
Trên cơ sở những động lực mạnh mẽ,
với lực lượng đông đảo về số lượng và
những đặc sắc về phong cách, truyện ngắn
các nhà văn nữ từ sau năm 1975 đã trở

thành “phần tinh túy làm nên bản lai diện
mục” của văn học Việt Nam đương đại nói
chung, thể loại truyện ngắn nói riêng. Mặc
dù các tác giả nữ thời kỳ này ít nhiều đã
mang đến làn gió mới với cách nhìn mang
đặc trưng giới nhưng một số tác phẩm nổi
bật như Hoa rừng của Dương Thị Xuân
Quý, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh

Khuê, Bám biển của Nguyễn Thị Cẩm
Thạch, Cái hom giỏ của Vũ Thị Thường...
vẫn nằm hoàn toàn trong tư duy sử thi,
chưa tạo được những cách tân tư duy và lối
viết. Để rồi khi bước sang thời kỳ mới, khi
những điều kiện hội tụ đủ, truyện ngắn các
nhà văn nữ đã bứt phá ngoạn mục, ghi dấu
vị thế quan trọng của mình. Bên cạnh số
lượng tác phẩm đồ sộ, vị thế đặc biệt của
truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam
đương đại thể hiện ở những tác phẩm nổi
bật, quan trọng ở những bước chuyển động
đổi mới thể loại. Trong giai đoạn 19751985, Dương Thu Hương với Những bông
bần ly (1981), Lê Minh Khuê với Đoạn kết
(1983), Phạm Thị Minh Thư với Có một
đêm như thế (1981)... đã trở thành những
hiện tượng đột khởi, là sự bung ra trong
bầu khơng khí bị trì níu bởi dịng mạch
thẩm mĩ của giai đoạn văn học trước đó.
Rõ ràng, với sự nhạy cảm thiên phú, trong
giai đoạn này, truyện ngắn của các tác giả
nữ đã có bước chuyển mạnh mẽ, trở thành
“hiện tượng” trong những nỗ lực cách tân
khó nhọc của cả văn giới. Những tác phẩm
này được nhắc đến với vị trí quan trọng
khơng chỉ trong tương quan với tác phẩm
của nam giới cùng thời mà cịn trong cả
hành trình chuyển hướng và đổi mới của
văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975.
Bước sang thời kỳ đổi mới, sự bền bỉ

sáng tạo đã mang đến những đột khởi mới
cho truyện ngắn các nhà văn nữ. Những
hiện tượng phá cách trong sáng tạo, trở
114


TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

thành những hiện tượng tiêu biểu trong
dịng chảy văn học Việt Nam đương đại
đều có sự góp mặt của các tác giả truyện
ngắn nữ. Nhìn lại những sự kiện thu hút sự
quan tâm đặc biệt của giới phê bình và độc
giả từ sau năm 1986 đến nay, chúng ta thấy
các nhà văn nữ chiếm vị trí quan trọng.
Những hiện tượng văn chương như Phạm
Thị Hoài, Dương Thu Hương, Y Ban, Võ
Thị Hảo, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thị
Ngọc Tư… đã tạo ra sự va chạm quyết liệt
giữa các xu hướng thẩm mĩ trong cơng
chúng tiếp nhận, tạo ra sự phân hóa sâu sắc
trong các quan điểm phê bình, qua đó thúc
đẩy sự vận động và phát triển của đời sống
văn học nói chung, thể loại truyện ngắn nói
riêng. Chẳng hạn, đối với Phạm Thị Hoài,
sau khi tác giả xuất bản tiểu thuyết ngắn
Thiên sứ tạo sự đồng thuận đánh giá cao
trong cả giới phê bình và độc giả, xem như

là một luồng gió mới lạ với nhãn quan trẻ
trung, lối viết hiện đại. Tuy nhiên, khi tập
truyện ngắn Mê lộ (1989) và Man nương
(1993) xuất hiện thì sự phân hóa tiếp nhận
Phạm Thị Hoài trở nên gay gắt. Sự tranh
cãi kịch liệt giữa xu hướng cho rằng đây là
những tìm tịi độc đáo, giá trị và xu hướng
cho rằng đó là sự dung tục hóa văn
chương. Trong trường hợp của Nguyễn
Ngọc Tư, khi Ngọn đèn khơng tắt trình
làng, ý kiến tiếp nhận tương đối thống nhất
khi đánh giá và ghi nhận một tiếng nói giàu
bản sắc văn hóa Nam Bộ. Thế nhưng khi
Cánh đồng bất tận đăng trên báo Văn nghệ
(2005), dư luận và giới phê bình lập tức có
sự phân hóa gay gắt, với một bên là luồng
ý kiến khẳng định sự sắc sảo, chân thực
đến trần trụi nhưng đầy tinh thần nhân văn
và một bên là luồng ý kiến phê phán, cho
rằng nhà văn đã thể hiện cái nhìn u ám về
cuộc đời, bi quan về con người. Còn đối
với Đỗ Hồng Diệu, khi Bóng đè đến tay

bạn đọc thì một cuộc tranh luận sơi nổi,
quyết liệt đã nổ ra, giữa một bên đánh giá
cao cả về nội dung tư tưởng và sự tìm tịi
hình thức biểu hiện với một bên hết lời phê
phán, cho rằng đó là sự dung tục hóa của
văn chương rẻ tiền, thậm chí cịn cả những
tiếng nói ngồi văn chương mang tính thóa

mạ, mạt sát, v.v. Điểm qua những hiện
tượng truyện ngắn nữ tiêu biểu thu hút sự
quan tâm đặc biệt của tiếp nhận, bao gồm
cả cơng chúng phổ thơng và các nhà phê
bình, có thể khẳng định truyện ngắn nữ
thực sự đóng vai trị quan trọng trong hành
trình cách tân thể loại truyện ngắn. Sở dĩ
truyện ngắn của tác giả này trở thành “hiện
tượng” gây hấn là bởi nó trực tiếp thách
thức các mơ hình tiếp nhận thẩm mĩ truyền
thống vốn đã định hình vững chắc từ lâu.
Suy cho cùng, mọi sự cách tân, sáng tạo
nghiêm túc đều là sự lạ hóa, vượt trước đầy
khó khăn đối với thói quen và tầm đón
nhận của số đông công chúng. Sẵn sàng
dấn thân và khẳng định vị thế bằng sự tìm
tịi và sáng tạo khơng mệt mỏi, các cây
bút truyện ngắn nữ đã trực tiếp tạo nên
diện mạo đổi mới của văn học Việt Nam
đương đại.
Với số lượng tác phẩm đồ sộ, góp mặt
ở tâm điểm của đời sống văn học, các cây
bút truyện ngắn nữ đã có những đóng góp
quan trọng trong hành trình đổi mới tư duy
và lối viết, dần định hình vị thế vững chắc,
không thể thay thế ở thể loại truyện ngắn
Việt Nam đương đại. Có thể thấy rõ điều
này qua hệ thống các giải thưởng dành cho
hạng mục truyện ngắn cả ở trong và ngồi
nước. Có thể kể đến giải nhất của báo Văn

nghệ Quân đội dành cho Y Ban với hai
truyện Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện
một người đàn bà (năm 1989-1990);
Nguyễn Thị Thu Huệ với hai truyện Hậu
thiên đường và Mùa đông ấm áp (năm
115


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 76 (04/2021)

mạnh mang đặc trưng giới, bằng ý thức chủ
động và sự lao động nghề nghiệp nghiêm
túc, các cây bút truyện ngắn nữ đã có bước
vươn mình mạnh mẽ để thực sự chiếm lĩnh
văn đàn, cất lên những tiếng nói quan
trọng, giàu bản sắc trong đời sống văn học
đương đại. Trong suốt lịch sử phát triển
của văn học nữ Việt Nam, chưa bao giờ
các tác giả nữ lại khẳng định được vị thế và
những đóng góp lớn như vậy. Đây là sự
vận động, phát triển và thay đổi về chất
mang tính đột phá. Đặt sự phát triển của
lực lượng các tác giả nữ mấy chục năm qua
trong dòng chảy của lịch sử văn học dân
tộc, chúng ta càng thấy những thành tựu
mà họ đạt được là hết sức to lớn và quan
trọng. Đây là cơ sở để chúng ta chờ đợi và
hi vọng vào những bước đột phá tiếp theo

của những “người đàn bà viết” trên hành
trình đưa nền văn học nước nhà vươn mình
ra biển lớn trong thời gian tới.

1992-1994); Trần Thanh Hà với ba truyện
Miền cỏ hoang, Bà Thỏn và Sơng có dài
(năm 1996); Đỗ Bích Thúy với giải nhất
cuộc thi sáng tác “Hướng tới giao thừa
thiên niên kỷ” với ba truyện Đêm cá nổi,
Ngải đắng ở trên núi và Sau những mùa
trăng (năm 1999); Thùy Linh với truyện
ngắn Gió mưa gửi lại (năm 2001-2002);
Nguyễn Thị Kim Hịa với ba truyện Hương
thơn dã, Đỉnh khói và Thơi mùa cỏ cháy
(năm 2013-2014), v.v. Bên cạnh đó, các
giải thưởng quốc tế về văn học, giải thưởng
thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam,
của các các tờ báo ngành uy tín; tần xuất
hiện diện trong hệ thống diễn ngơn nghiên
cứu, phê bình và đặc biệt là sự đón đợi của
độc giả đã cho thấy vị thế và những đóng
góp lớn của các cây bút truyện ngắn nữ
trong văn học Việt Nam đương đại.
3. Kết luận
Như vậy, có thể khẳng định, với thế
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Đăng Điệp (2016). Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt
Nam đương đại. Văn học và nữ giới (một số vấn đề lý luận và lịch sử). Hà Nội: NXB
Thế giới.

Trần Đình Hượu (1995). Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Hà Nội: NXB Văn
hóa Thơng tin.
Trần Thiện Khanh (2016). Kháng cự tình trạng mất tiếng nói: Tiếng nói như một thân phận
và như một hành động. Văn học và giới nữ (một số vấn đề lý luận và lịch sử). Hà
Nội: NXB Thế giới.
Bùi Việt Thắng (1999). Bình luận truyện ngắn. Hà Nội: NXB Văn học.
Bùi Việt Thắng (2000). Truyện ngắn, những vấn đề lý luận và thực tiễn thể loại. Hà Nội:
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày nhận bài: 22/01/2021

Biên tập xong: 15/4/2021

116

Duyệt đăng: 20/4/2021



×