Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kết cấu truyện ngắn Cứu đất cứu mường Tô Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.71 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
—————————

TIỂU LUẬN
THI PHÁP HỌC – LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI: KẾT CẤU TRUYỆN CỨU ĐẤT CỨU MƯỜNG
CỦA TÔ HỒI

Người thực hiện: Phan Băng Tuyết Trâm

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022
i


1

1. MỞ ĐẦU
Tơ Hồi là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tơ Hồi đã để lại cho nền văn học nước ta nhiều tác
phẩm lớn nhỏ khác nhau. Cách mạng tháng Tám đã đánh dấu một bước chuyển
rõ rệt trong tư tưởng và sáng tác của Tơ Hồi. Trong giai đoạn sau Cách mạng
tháng Tám ông viết nhiều về đề tài miền núi và gặt hái nhiều thành công, tiêu
biểu là tập Truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện gồm ba truyện ngắn: Cứu đất cứu
mường, Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn. Truyện ngắn Cứu đất cứu mường viết về
nỗi đau thương của người dân bị áp ức trong xã hội thực dân nửa phong kiến
nhưng họ vẫn luôn hướng tới ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Phân tích truyện
từ góc độ kết cấu truyện, ta sẽ hiểu hơn về tài năng sáng tạo của Tơ Hồi và nội
dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
2. NỘI DUNG


2.1. Kết cấu cốt truyện
Không mở đầu trực tiếp đi thẳng vào vấn đề kể về nhân vật, Tô Hồi đã
lựa chọn cách miêu tả hình ảnh con chim kỳ. Mở đầu tác phẩm tác giả đã đưa ra
hình ảnh con chim kỳ xanh biếc với tiếng hót rộn ràng “ít ai trơng thấy con chim
kỳ, chỉ nghe tiếng nó thánh thót cao thấp như tiếng kèn gọi phường săn. Nghe
tiếng người ta bảo điềm lành”, tiếng hót của chim kỳ là tiếng hót báo điềm lành.
Xuyên suốt câu chuyện hình ảnh con chim kỳ xuất hiện đi xuất hiện lại khoảng
năm lần. Mỗi lần xuất hiện là mỗi lần dự báo, là dấu hiệu cho sự thay đổi, niềm
tin, sự may mắn của cuộc đời nhân vật. Lần đầu tiên là mở đầu tác phẩm, là lần
báo niềm vui, là dấu hiệu của hi vọng, của may mắn trong kháng chiến. Lần thứ
hai là “trong sương mù lại nghe tiếng vượn vừa chạy vừa hú và tiếng chim kỳ
1


2

kêu, càng xa thăm thẳm”, lần thứ ba là lúc Nhấn đón bà Ảng lên ở với mình, bà
Ảng đồng ý ở lũng trông nương, tiếng chim kỳ xuất hiện thánh thốt “Những
đêm mưa tầm tã trên núi, tưởng khơng bao giờ dứt, cũng đã qua. Đám mấy lốm
đốm xám như đi con sóc bay quẩn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ
loáng thoáng nhạt dần, thỉnh toảng đứt quãng, đã thấy lồ lộ đằng xa một bức
vách đá trắng toát. Tiếng chim kỳ lại thánh thoát gọi mưa tạnh, trong khoảng
trời dịu xanh quang, tạnh ráo.” Tiếng chim xuất hiện là báo hiệu sự đổi mới,
thay đổi cuộc sống của bà Ảng. Từ bị xem là bà lão Ảng ăn mày giờ đây bà lại
có thể giúp đỡ mọi người, giúp giữ nương, góp phần của mình trong kháng
chiến. Lần thứ ba, tiếng chim xuất hiện khi tất cả xóm Mường, xóm Dao trong
khu du kích di chuyển đi tìm nương mới, là khi Nhấn cõng ông Sênh đi trong
mồng trăng vằng vặc sáng. Tiếng chim kêu xuất hiện trong đêm trong không
gian quanh năm trời bủa sương mịt mùng nhưng vẫn đầm ấm, giục giã, đồi hồi.
Khơng gian đó cũng chính là khơng gian tăm tối, khó khăn, bị thực dân áp bức

mà tiếng kêu thánh thót của chim kỳ là tiếng nói của niềm tin hi vọng hướng tới
ánh sáng của con người. Hình ảnh tiếng của con chim kỳ xanh biếc là hình ảnh
mở đầu tác phẩm cũng là hình ảnh kết thúc nó là dấu hiệu cho tương lai tốt đẹp.
Đây cũng là đặc điểm sáng tác của Tơ Hồi sau Cách mạng tháng Tám, dù trong
hồn cảnh nào đều ln hướng tới những điều tốt đẹp, tương lai đổi mới. Cuối
tác phẩm hình ảnh tiếng chim kỳ khơng cịn là tiếng chim kêu đêm, tiếng kêu gọi
mưa tạnh mà tiếng kêu ấy lúc này là “như kèn giục phường săn”, là tiếng kêu
của “hồn mẹ và hồn em đi đến đâu cũng vẫn đuổi theo thăm hỏi Nhấn” trên đầu
rừng. Tiếng kêu ấy là tiếng kêu giục giã, tiếng kêu niềm tin khao khát đổi đời.
Hình ảnh tiếng con chim kỳ xuất hiện nhiều lần xuyên suốt đã làm liên kết các sự
kiện trong toàn bộ tác phẩm.
2


3

Kết cấu truyện cịn kết cấu từ khơng gian nhỏ hẹp với số phận nghèo, một
mình đau khổ đến “cánh đồng đông vui”. Đây là kết cấu quen thuộc trong văn
học sau Cách mạng tháng Tám. Truyện kể về cô Ảng đẹp nức tiếng vùng Mường
Cơi nhưng lại chịu tủi cực, đau khổ, phải hầu quan từ quan lớn đến quan bé. Rồi
bà mang thai nhưng khơng có quan nào chịu nhận, cô Ảng phải nộp vạ, cô đành
bán đứa con trai và đau đớn nhìn đứa con gái phải đi vào cuộc đời giống mình.
Đến khi gần cuối cuộc đời, bà được Nhấn đón lên ở cùng và giữ nương để cung
cấp lương thực cho bộ đội, cho dân làng. Bà được góp một phần sức mình cho
kháng chiến, cho việc giữ làng, đánh bọn thực dân và chúa đất. Mặc dù cuối tác
phẩm bà Ảng chết, nhưng bà chết trong niềm vui, niềm tin tưởng vào cuộc đời
mới - cuộc đời rực rỡ hơn cuộc đời bà.
2.2. Kết cấu trần thuật
Trong truyện, người kể là nhân vật “tôi”, người biết hết mọi sự việc,
nhưng đọc hết tác phẩm ta vẫn không biết “tôi” ở đây là ai? Là tác giả tự xưng

“tôi” kể lại hay là một anh bộ đội giải phóng quân nào đó biết rõ câu chuyện “tơi
thấy đồng chí Sơn đi… đồng chí Sơn đi với mấy người đi đâu”. Trong Cứu đất
cứu mường, “tôi” chỉ xuất hiện một đoạn đầu ngắn câu chuyện rồi sau đó mất
hút, dường như câu chuyện lại được kể theo ngôi thứ ba. Nhưng đến cuối tác
phẩm người kể chuyện lúc này lại là “chúng tôi”. Việc lựa chọn ngơi kể của tác
giả vừa tạo cái nhìn khách quan vừa tạo tính chân thực cho những sự việc được
nhắc tới. Điểm nhìn trần thuật cũng có sự thay đổi linh hoạt trong suốt xuyên
suốt tác phẩm. Điểm nhìn trần thuật lần lượt thay đổi linh hoạt, là điểm nhìn của
“tôi”, “chúng tôi”, của nhân vật Nhấn, ông Sênh, bà Ảng. Theo sự thay đổi điểm
nhìn trần thuật, khơng gian thời gian cũng có sự thay đổi theo đó. Mở đầu là
nhân vật “tôi” kể cuộc gặp gỡ giữa Sơn và Nhấn rồi kể lại quá khứ của bà Ảng,
3


4

kế đến quay trở về hiện tại kể chuyện Nhấn quyết định dẫn mẹ lên ở chung, rồi
lại chuyển điểm nhìn cho ơng Sênh “Ơng q Nhấn, ơng biết nó đã lớn khơn…ừ,
tìm mẹ con bà Ảng lên đây; có một việc dễ thế mà mấy năm nay đã nhiều người
dưới làng bỏ Tây lên núi ở, sao ông chưa nghĩ ra”. Bà Ảng sau đó được việc giữ
nương cho đến khi bọn Cẩm Vàng tới, bà Ảng lại nhớ về quá khứ, lúc này điểm
nhìn trần thuật là của bà Ảng. Sau đó ta lại thấy điểm nhìn lúc này lại thay đổi về
ngôi thứ ba. Cuối cùng là chuyển điểm nhìn trần thuật cho “chúng tơi”- những
anh bộ đội. Người kể “chúng tôi” này khác với “tôi” kể trước đó vì “chúng tơi”
khơng biết Sơn là ai. Việc cuối tác phẩm sử dụng ngôi kể “chúng tôi” giúp gieo
niềm vui hi vọng cho nhân vật Nhấn, đó cũng là cái nhìn của tập thể, của cộng
đồng của sự đoàn kết, là sự đồng cảm, tin tưởng của toàn bộ nhân dân trong cuộc
kháng chiến. Dưới những điểm nhìn trần thuật này tác giả không chỉ là người
dẫn chuyện, người kể mà đôi khi sẽ đồng hiện trong suy nghĩ của nhân vật từ đó
bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm chủ quan của bản thân.

Thời gian trần thuật trong Cứu đất cứu mường cũng bị xáo trộn. Quá khứ
và hiện tại được kể xen kẽ. Người kể thường xuyên kể về quá khứ để giới thiệu,
kể về cuộc đời trước nhân vật. Sau cuộc trò chuyện với anh Sơn, Nhấn đã nhớ
mẹ và cuộc đời mình, lúc này người kể lại kể về cuộc đời của bà Ảng từ thời đẹp
nức tiếng cho đến khi bị trở thành bà lão ăn mày Ảng, rồi là cuộc đời của Nhấn
và em Nhấn. Hay đoạn bà Ảng nhớ về quá khứ để cho người đọc biết về Cẩm
Vàng là ai? Thời gian được trần thuật trong truyện như “ngót nười mấy năm đọa
đầy Ảng” hay “mười mấy năm đã qua…chẳng mấy lâu người mường Cơi đều
goi cô Ảng là bà lão Ảng, bà lão ăn mày Ảng.”, đây là lúc kể về quá khứ bà Ảng,
thời gian là mười mấy năm nhưng lại được dồn nén thời gian trần thuật lại chỉ
khoảng chừng ba giây. Mười mấy năm nay ngày nào cũng thế, cô Ảng xinh đẹp
4


5

bị đầy đọa, khổ cực và trở thành một người mà người dân gọi là bà Ảng ăn mày.
Thời gian được trần thuật trong một buổi sáng của bà lại được miêu tả chi tiết
“Trời đã tang tảng, bà kéo cái dây hạ chuồng gà trên cành cây xoan xuống. Cho
đến lúc có ánh nắng, bà Ảng mới thả đàn gà. Rồi bà dạo xem qua các giàn bí đỏ,
thấy quả nào đã già mặt, bà cắt đem phơi nắng trên các tảng đá. Sau bà sang
nương sắn để xem đêm qua có rím về đào sắn khơng. Đây là những công việc
đều đặn mỗi buổi sáng của người trông nương.”
2.3. Kết cấu hình tượng
Đối với thể loại truyện ngắn vì dung lượng nhỏ nên nhân vật ít và tập
trung ống kính vào khoảng khắc của đời người của các nhân vật chính. Trong
truyện đã đưa ra kết cấu địch – ta, kết cấu quen thuộc trong văn học Cách mạng.
Trong đó địch là nhân vật Cầm Vàng, bọn lính Tây đồn, quan, bọn chúa đất, …
(phe phi nghĩa, phe ác); bên ta là Nhấn, Sơn, bà Ảng, ông Sênh, bộ đội cách
mạng (phe chính nghĩa, phe thiện). Phe ta tuy có sự hi sinh, mất mát nhưng bên

địch vẫn bị đánh chạy tả tơi. Kết truyện là một niềm tin về tương lai chiến thắng
của ta. Nhân vật Sơn là nhân vật chức năng xuất hện giúp Nhấn có thể định
hướng được cuộc đời mình nên chỉ xuất hiện chớp nhoáng. Các nhân phụ khác
cũng thế. Trong tác phẩm, tác giả tập trung vào các nhân vật chính như bà Ảng,
Nhấn, tập trung khai thác vấn đề con người đau khổ đứng lên đấu tranh tìm ánh
sáng cho bản thân.
Các không gian cũng được phân bố, đan cài vào nhau. Khơng gian hoạt
động của bên địch “phía bên dưới đồn Tây dưới Mường Cơi cũng nhộn nhịp bắt
đầu những “công việc ngày mùa” của chúng”, được miêu tả bên cạnh không
gian bên các mường của ta “ở rừng sâu đâu đâu cũng đương tấp nập công việc,
các tổ tăng gia cứ tối tối lại họp để tính đổi cơng việc...thuốc độc mới” tạo
5


6

khơng khí chiến tranh đối đầu nhau giữa hai bên. Không gian thiên nhiên cũng
được tác giả sắp xếp xen kẽ không gian cuộc sống con người. Dường như thiên
nhiên cũng chính là đang phản ánh cuộc sống của người dân hiện tại: “Nhưng
hai bên sườn núi trong các lũng vẫn chỉ sừng sững một màu đá trắng xám ngắt,
không đâu một chút vàng của lúa chín”; “Những ngày đêm mưa tầm tã trên núi,
tưởng không bao giờ dứt, cũng đã qua. Đám mây lốm đốm xám như đuôi con sóc
bay quần sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh
toảng đứt quảng, đã thấy lồ lộ đằng xa một bức vách đá trắng toát.”, …
Thời gian trong Cứu đất cứu mường được đan xen vào nhau từ hiện tại –
quá khứ. Đang ở hiện tại nhưng Nhấn lại quay về quá khứ nhớ lại cuộc đời nhân
vật bà Ảng. Một điều ta cần thấy dung lượng, thời gian kể, giới thiệu cuộc đời
của các nhân vật là khác nhau. Kể về cuộc đời, quá khứ của nhân vật Ảng được
kể dung lượng dài hơn sao với Cẩm Vàng. Lí do dễ thấy được là Ảng là nhân vật
chính, là nhân vật ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung và tư tưởng tác phẩm, Cẩm

Vàng là nhân vật phụ và trong vai phản diện nên chỉ kể ít hơn. Lại nói, đoạn kể
về lai lịch của nhân vật Cẩm Vàng là để đẩy tâm lí của nhân vật Ảng. Đưa sự
căm giận của bà Ảng được đẩy lên cao dẫn tới những hành động những tiếp theo
của bà Ảng khi đối đầu với Cẩm Vàng.
Không gian, thời gian cũng tác động đến nhân vật. Trong truyện, không
gian Mường Cơi đã khiến bà Ảng chịu đựng đau khổ, dần đà “con mắt bà khơng
cịn lúc nào ngước trơng ra cho thấy mùa nào có con chim nào đã về”, nhưng
khi được Nhấn cõng lên lũng mới bà Ảng trở nên vui vẻ hơn và thấy mình có
ích, khơng gian ở lũng mới cũng khiến bà Ảng trở nên mạnh mẽ hơn chống lại
bọn Cẩm Vàng. Tuy nhiên cũng không thiếu phần bùi ngùi. Không chỉ bà Ảng
mà ta có thể thấy trong thời gian khơng gian mỗi lần chuyển nương tới một
6


7

nương mới mọi người đều vui vẻ, phấn khởi nhưng vẫn có lo lắng. Lo vì sợ ở lâu
giặc sẽ lên tìm tung tích. Chính vì thế mỗi năm dân làng lại chuyển nương một
lần.
2.4. Kết cấu ngôn từ - liên văn bản
Trong Cứu đất cứu mường cách phân bố các thành phần ngữ nghĩa trong
nội bộ tác phẩm cũng thật độc đáo. Như đoạn tác giả sử dụng kết cấu tăng tiến để
miêu tả sự mong đợi bộ đội, cán bộ, dân công, … đứng lên đánh Tây “Nhưng ai
cũng lặng lẽ, hồi hộp, mong đợi, mong cái gì đó khác”; để thể hiện sự thay đổi
của cơ Ảng so với trước khi, tác giả cũng sử dụng kết cấu này “Mười mấy năm
đã qua. Rách quá, ốm quá, già quá, chẳng mấy lâu là người Mường Cơi đều đã
gọi cô Ảng là bà lão Ảng…”, rồi là bà khi nhớ về quá khứ của bản thân mình khi
đã lên giữ nương cho dân làng bà Ảng cảm thấy “những cái thật quen, mới đây
thôi, mà đã thật xa, thật xa lạ”. Cuộc đời lắm những đắng cay của cô Ảng cũng
được thể hiện trong kết cấu đối sánh giữa con gái đẹp nhà quan và con gái đẹp

nhà dân “Chao ôi, những như con gái đẹp nhà quan thì càng làm đẹp cửa đẹp
nhà nhà quan hơn, cịn con cái của dân trắng mà đẹp thì chỉ sinh lo sinh bệnh
cho cha mẹ” hay giữa người ta về nhà chồng và cô Ảng về nhà chồng “Người
con gái trong mường đi lấy chồng xa trở về làng, như người ta mong ước: chồng
thì tay dắt trâu, vai gánh gà vịt, vợ thì quảnh ninh, quảnh nồi, lưng địu con nhỏ.
Nhưng cô Ảng ở nhà quan trở về làng chỉ đeo một túi quần nái và đi một mình”.
Ngơn ngữ trong truyện cũng gợi nhiều liên tưởng, miêu tả thiên nhiên nhưng
dừng như là nói đến hồn cảnh cũng thực tại con người “Nhưng hai bên sườn
núi trong các lũng vẫn chỉ sừng sững một màu đá trắng xám ngắt, khơng đâu
một chút vàng của lúa chín”. Trong khung cảnh Nhấn cõng ơng Sênh đi trong
lúc tìm lũng mới, con người hiện tại đang trong cuộc sống khổ đau “quanh năm
7


8

trời bủa sương mù”, nhưng con người lại đi trong “mồng trăng sáng vằng vặc”
trăng trong chiến tranh đại diện cho hịa bình, cho cuộc sống no đủ, và lại “có
tiếng chim kỳ kêu đêm, đầm ấm, giục giã, đồi hồi”. Trong truyện mỗi lần tiếng
chim kỳ xuất hiện là mỗi lần báo điềm lành, báo niềm tin về sự đổi đời. Giữa lúc
Nhấn đi canh lũng cho nhà phát nương thấy khe cứu nương đang bốc khói hàng
loạt câu hỏi trong đầu anh hiện ra, anh khẳng định “thế này tất có người đến
nương” rồi lại phủ định “lũng này chẳng có ai đã trở lại nương” rồi khẳng định
“chỉ một mình mẹ ta ở lại nương”. Với kết cấu phủ định – khẳng định cùng với
lời độc thoại những tự hỏi tự trả lời của mình “Bên ấy bây giờ chỉ cịn một mình
mẹ, ai đốt gì vậy? Hay là Tây lên nương?”; “Thế ư? Ai đi qua vách đá mà vượn
sợ chạy? Ai đốt khói to thế kia?” đã cho ta thấy tâm trạng lo lắng, bồn chồn
không yên của Nhấn trước sự việc trên.
Cứu đất cứu mường là một trong ba truyện tập truyện Tây Bắc, khi đọc ta
thấy cốt truyện nó có mối liên quan với Vợ chồng A Phủ và Mường Giơn. Các

nhân vật (Ảng, Mị, A Phủ, Ích, Sạ, …) ban đầu đều là những người nơng dân
chịu khó lao động nhưng lại bị bọn chúa đất, bọn thực dân phong kiến đẩy cuộc
đời vào tăm tối và chỉ khi họ tự mình đứng lên đấu tranh, nổi dậy mới tìm được
hạnh phúc, đổi mới cuộc sống, thoát khỏi khổ đau. Mở đầu tác phẩm tác giả đã
để lời đề từ bằng bài hát tiếng dân tộc Mường ở châu Phù Yên giúp người đọc có
thể nắm được bối cảnh đất nước, bối cảnh hiện tại của cuộc sống con người
Mường từ đó hiểu thêm về nhân vật cũng như gây ấn tượng ban đầu cho độc giả.

3. Kết luận
8


9

Nhìn chung, khơng thể khơng nhìn nhận tài năng của Tơ Hồi trong việc
xây dựng kết cấu, cách kể chuyện. Kết cấu truyện Cứu đất cứu mương góp phần
tạo sắc đặc sắc cho nội dung câu chuyện. Đây cũng là thế mạnh, là sở trường
trong phong cách sáng tác, khiến cho các tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu
đậm và có sức sống lâu dài trong lịng bạn đọc nhiều thế hệ. Với bảy mươi năm
cầm bút, Tô Hoài đã cống hiến cho đời nhiều tác phẩm xuất sắc. Ông xứng đáng
là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại.

9



×