Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

TRUYEN NGAN HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.86 KB, 105 trang )

NHỮNG TRUYỆN NGẮN CẢM ĐỘNG
MẸ TƠI
Mẹ tần tảo cho tơi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học.
Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà
rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tơi có biết tơi nói gì với Mẹ đâu.
Mẹ tơi khơng biết chữ!
(Vương Thị Vân Anh)
LÒNG MẸ
Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như
cách duy nhứt để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng
phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để
nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống
trong mơ. Đêm. Chỉ có mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi mẹ lại sụt sùi. Thanh
nghẹn ngào khi nghe mẹ nói: “Dối mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà
sung sướng được hở con!”.
(Kangtakhoa)
NGHỊCH LÍ
Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ mẹ, anh Hai nói:
– Tơi góp một phần.
– Tơi một phần.
– Tơi cũng một phần.
Thím Tư chen vào, như đùa như thật:
– Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu ?!
Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với mẹ. Đêm, muỗi vào mùng cắn
mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muỗi cắn mẹ no rồi sẽ không cắn các con. Ơi!
Tình u của mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!
(Văn Triều, theo ,nguồn:quehuongonline.vn)
LỜI CỦA CHA
Giờ cha tôi tuổi đã ngồi 70. Đã lâu, tơi khơng cịn thấy cha nói những lời gắt
như xưa nữa, thay vì thế là vẻ bình thản, vui tươi. Tơi định cư ở một nơi gần biển


và những lần nghe sóng biển ầm ì tơi lại như có cảm giác tiếng sóng như tiếng cha
mình vỗ về. Tơi thấy mình dường như lại giống cha năm nào, lại muốn nói nhiều
hơn cho các con nghe, nhất là những khi con mắc lỗi…
Hồi còn nhỏ, anh em tơi thường được mấy cơ bác hàng xóm trêu “hơm nay bị
tịa xử mấy trận rồi?”. Bị trêu như vậy là bởi gần như anh em tôi ngày nào cũng bị
cha la ngầy. Ông bao giờ cũng mắng con với giọng cao rõ và sang sảng, vẻ mặt thì
nghiêm nghị. Chỉ cần nghe cha cao giọng là biết có chuyện. Ngày cịn bé anh em
tơi ai cũng hãi cái tông giọng này nhưng không bao giờ quên và điều bất ngờ là
càng nhiều tuổi bỗng nhiên sự nhớ lại càng dày thêm, còn nhớ ra cả những chuyện
mấy năm trước đã quên bẵng...
1


Buổi sáng đến với anh em tơi hồi đó thường rất sớm. Cũng vì, khi trời chưa
sáng rõ, lúc anh em tơi cịn ngái ngủ, cha đã đứng nơi đầu giường gọi dồn: “Dậy lo
vệ sinh, quét dọn đi để còn kịp ăn uống mà đi học, đi làm!”. Nghe tiếng cha gọi,
mấy anh em dù đang mắt nhắm mắt mở cũng lo cuống cuồng xuống giường, ra
giếng rửa mặt rồi ai vào việc nấy. Anh em tơi cịn thuộc lòng lời cha cắt đặt việc
nhà cho từng đứa mỗi khi cha chuẩn bị đi làm; lời cha lớn tiếng mỗi khi đi làm về
thấy cửa nhà bề bộn, việc nhà chưa được mấy anh em thực hiện; nhất là những lời
giảng giải, hỏi tội, phán xử trong những trận địn của cha mỗi khi anh em tơi phạm
lỗi…
Nhớ những lần cha lớn tiếng tức giận, khơng khí gia đình tơi như trì ngợp,
chẳng ai dám hé nửa lời khiến cả sự im lặng càng thêm nặng nề. Lại có những câu
nói của cha tháng ngày cứ lặp đi lặp lại, đơn điệu đến khó chịu. Có lúc, tơi đã thầm
trách sao cha khó tính đến thế, từ lời ăn tiếng nói đến học hành, làm việc… nhất
nhất đều phải thế này thế kia. Những việc người đã dặn dò kỹ lưỡng rủi quên một
hai lần sẽ được giáo hóa nghiêm khắc, đến lần thứ ba thì đích thân cha sẽ cầm roi
kể tội và mỗi tội là một roi. Roi của cha tơi khơng nặng tay nhưng rít nhanh và đứa
nào cũng nhớ mãi đến giờ, nhớ mãi cái cảm giác vun vút trước khi nhát roi phóng

lên lịng bàn tay! Cha tôi chưa bao giờ phạt roi con cái ở chỗ nào khác ngồi lịng
bàn tay. Chỉ đến thế thôi nhưng hồi bé tôi thường giấu đi ánh mắt của mình mỗi
khi đối diện với cha, thậm chí tơi từng băn khoăn “Khơng biết ơng ấy có phải cha
mình khơng? Cha mình thì sao lại ác thế?”.
Lớn lên theo khuôn nếp được cha uốn nắn từ nhỏ, anh em tơi nổi tiếng là
ngoan, có kỷ luật, được nhiều người trong xã lấy đó làm gương cho con cái. Bà nội
mất khi cha mới tròn 4 tuổi. Tuổi thơ cha là những tháng ngày đói cơm rách áo, ăn
nhờ ở đậu. Lớn lên trong tình thương của ơng nội và sự bao bọc của xóm giềng,
cha sớm tham gia nhập ngũ và may mắn trở về sau kháng chiến chống Mỹ. Rồi
cha mẹ đến với nhau bằng hai bàn tay trắng, cảnh nhà nghèo khó, đơng con, cha
phải bươn chải cực nhọc để mong các con được nên người. Có lẽ vì thế mà cha
mới q đỗi nghiêm khắc với con cái.
Khi đã trưởng thành, đã có gia đình, phải tự lập nơi đất khách quê người, dần
dần thấm thía hơn tình cha, thực sự trân q những lời của cha năm xưa, mới nhận
ra chính cha chứ khơng phải ai khác đã là người thầy đầu tiên của đời mình! Và
trong ký ức của mình khơng biết tự bao giờ “ấn tượng về giọng cao rõ và sang
sảng của cha bỗng chuyển thành ấm áp yêu thương”. Những lời cha dạy, dù có lặp
lại đến đơn điệu nhưng đó đều là lẽ phải ở đời, phải biết sống sao cho xứng đáng.
Những lời nói đó, dù có khó nghe nhưng lại là những kinh nghiệm thực tế quý báu
để ta vững bước vào đời, sẵn sàng đối diện với những khó khăn, thử thách… Và
hơn hết, đó đều là những lời gan ruột, xuất phát từ mong muốn tốt đẹp của cha
dành cho các con.
Giờ cha tôi tuổi đã ngồi 70. Đã lâu, tơi khơng cịn thấy cha nói những lời gắt
như xưa nữa, thay vì thế là vẻ bình thản, vui tươi. Tơi định cư ở một nơi gần biển
và những lần nghe sóng biển ầm ì tơi lại như có cảm giác tiếng sóng như tiếng cha
mình vỗ về. Tơi thấy mình dường như lại giống cha năm nào, lại muốn nói nhiều
hơn cho các con nghe, nhất là những khi con mắc lỗi…
(Nguyễn Đình Thu, theo baobinhdinh.vn)

2



MẶN MÀ VỊ MẮM CỦA MẸ
Thu đã ngoảnh mặt, đông lại chợt về. Đơng khốc chiếc áo mỏng tanh, hờ
hững khiến ai cũng phải giật mình e sợ. Cái lạnh se se của ngày đông mơn man
khắp da thịt, len lỏi vào từng ngã đường, hàng cây như đánh thức bao xúc cảm ùa
về. Trong mớ cảm xúc ấy, tôi chợt nhớ về những ngày đông thuở nào được ăn cơm
với mắm. Mắm! Chỉ một từ thôi nhưng đủ chưng cất và lắng đọng bao kỷ niệm
ngọt ngào, chát đắng của tuổi thơ tôi.
Theo từ điển Tiếng Việt của GS. Trần Quốc Vượng thì “Mắm có nền tảng từ
thủy sản, để nguyên con hay giã nhỏ, muối mặn và để một q trình lên men bằng
gạo thính, có khi cho thêm ít rượu để “thơm” và thúc đẩy q trình lên men”. Mắm
là món ăn vơ cùng quen thuộc và dân dã đối với nhiều gia đình. Từ thuở ơng bà-bố
mẹ tôi, mắm được coi là cách tốt nhất để họ bảo quản các loại thủy sản. Mắm gồm
có hai loại chính: Mắm nước và mắm con. Nếu như mắm nước được chế biến khá
đơn giản thì mắm con kỳ công hơn với nhiều thao tác, công đoạn như: Làm cá,
trộn muối, làm thính, dang nắng…
Mắm đơn giản và thuần túy vậy đó nhưng khơng phải ai cũng làm được nếu
khơng có chút khéo tay và sự cẩn trọng. Trong gia đình tơi, chẳng ai có thể làm
được mắm, ngoại trừ mẹ. Từ ngày còn bé đến giờ, bao nhiêu mùa đông trôi qua là
bấy nhiêu thời gian tôi được thưởng thức vị mắm do chính tay mẹ làm. Mẹ tơi làm
mắm ngon lắm. Tơi thầm nghĩ “sẽ chẳng có ai làm mắm ngon bằng mẹ”.
Những ngày mưa gió dầm dề mà được hít hà vị mắm chua ngọt, cay cay của
mẹ thôi cũng đủ ấm nồng suốt cả mùa đơng. Tơi nhớ hồi cịn học tiểu học, chừng
khoảng lớp hai lớp ba gì đó, tơi thường lẻn mẹ lấy mắm hấp lên cơm. Ngày đó mẹ
tơi thường làm mắm cá con. Những con cá được mẹ chọn làm mắm thường phải
cịn tươi. Mẹ bảo “cá càng tươi thì làm mắm càng ngon”. Thế là những lần ba thả
cá trong hồ về nhiều mẹ tôi đều tranh thủ làm mắm chưng cất để dành mùa đông
ăn. Những thẩu mắm cá được mẹ đậy đằn và bưng che cẩn thận bằng lớp vỉ bằng
tre và những tấm vải màn trắng tinh.

Theo kinh nghiệm của mẹ thì cơng đoạn bảo quản cá vơ cùng quan trọng. Nếu
che đậy khơng kĩ thì mắm rất dễ bị đắng. Có lẽ vì thế mà mẹ bưng bịt rất cẩn thận.
Mỗi khi tháo lớp vải màn để lấy mắm ra chế biến mẹ đều che chắn lại ngay, tránh
hơi gió lộng vào làm ảnh hưởng chất lượng và mùi vị của mắm. Công đoạn khổ
nhất của q trình làm mắm là thính. Thính mắm được mẹ tôi làm rất công phu và
tốn khá nhiều thời gian. Tơi thường thấy mẹ làm thính bằng gạo đã rang thành
cốm, bột ngơ và một ít lương khơ. Các thứ này được mẹ xay nhuyễn và trộn lại
thành thứ hỗn hợp đặc biệt. Chỉ cần ngửi thấy mùi vị của thính thơi là đủ đánh
thức vị giác và muốn lấy mắm ra dùng ngay.
Mùa đông này cũng như những mùa đông trước mẹ tôi vẫn làm mắm. Nhưng
không phải từ những con cá mà ba tôi cất công thức khuya dậy sớm đi thả lưới
trong hồ đem về. Giữa tháng chín vừa rồi, được mùa nước lớn nên cá tràu, cá
mương nhiều và rẻ nên mẹ tôi mua về gần cả chục cân. Vẫn là đôi bàn tay ấy!
Bàn tay của mẹ âm thầm và tỉ mỉ làm từng con cá cho vào từng hũ mắm. Đến
lúc mắm đã thấm thính và chín tới, một mùi thơm rạo rực xơng lên tận mũi đánh
thức mọi kỷ niệm trong tơi. Đó là kỷ niệm về ngày cịn thơ bé lục tìm mắm của mẹ
để hấp trên cơm, là những ngày mưa gió cả mấy mẹ con hóng ba đi thả lưới về, là
những lần say sưa nhìn mẹ làm mắm… Những kỷ niệm êm dịu đó đã và sẽ theo tơi
suốt cả cuộc đời này.
3


Mấy hôm nay mẹ tôi thường lấy mắm ra ăn. Những khúc mắm cá tràu đỏ ửng
được mẹ kho cùng thịt ba chỉ, thêm chút gia vị và nén lá vào nữa làm lịng tơi “rối
rít” cả lên. Nhìn nồi mắm được đun liu riu trên lửa, tôi đã thấy đầu lưỡi của mình
tê dại. Lúc đó dạ dày tơi réo rắt như tiếng đàn bị ngắt quãng giữa chừng. Đầu giờ
ăn cơm tôi không quên dùng đũa xé nửa khúc mắm cho vào bát. Đúng là hương vị
mắm của mẹ làm: Thơm lựng và thấm thía thấu ruột gan. Chẳng thể lẫn với bất kỳ
thứ mùi vị nào.
Tôi từng gửi vài lạng mắm cho một vài người bạn thân ăn thử. Đứa nào cũng

tấm tắc khen ngon, và đại khái bảo rằng “Mắm mẹ bà làm ngon lắm! Tui ăn tốn
cơm bà ạ!”. Những lúc vậy tôi thường kể lại với mẹ. Thấy mắt mẹ ánh lên niềm
vui và sự mãn nguyện. Tơi thấy lịng vui lây. Và tơi hiểu rằng, sở dĩ mắm của mẹ
ngon vậy bởi những con mắm ấy không chỉ được làm từ những con cá tươi ngon,
mà cịn được “chưng cất” từ tình u thương, sự chu tồn của mẹ dành cho gia
đình.
(Lê Hương, theo baoquangbinh.vn)
ĐƠNG VỀ NHỚ MẸ
Chiều nay gió mùa đột ngột về mang theo mưa và giá rét, đứng trước cửa sổ
trong căn phịng ấm nhìn những hàng cây bị gió quật tơi bời, lịng tơi bỗng nhiên
chững lại. Bao niềm thương nỗi nhớ trong chiều đông lạnh đổ nghiêng về phía mẹ
tơi.
“Ngồi kia trời trở gió Đơng. Liêu xiêu dáng mẹ gánh gồng đường trơn. Thời
gian manh áo đã sờn. Tình thương của mẹ đầy hơn tháng ngày”… Chiều nay gió
mùa đột ngột về mang theo mưa và giá rét, đứng trước cửa sổ trong căn phịng ấm
nhìn những hàng cây bị gió quật tơi bời, lịng tơi bỗng nhiên chững lại. Bao niềm
thương nỗi nhớ trong chiều đông lạnh đổ nghiêng về phía mẹ tơi. Tơi lại nhớ
những chiều đơng dơng gió sầm sập thổi nghiêng vai mẹ tất tả chạy mưa từ đồng
về nhà. Mơi tím tái, vừa đến cổng, chưa kịp rửa tay chân, thấy con đứng ở hè
ngóng mẹ đuổi vội, vào nhà ngay, đứng ngồi làm chi cho lạnh con.
Đêm đầu tiên của mùa đông, cuộn tròn trong chăn ấm lại nhớ dáng vẻ mẹ lúi
húi lôi trong rương ra mấy bộ quần áo ấm đã khơng cịn mới nhưng được gìn giữ
cẩn thận “phân phát” cho từng người trong nhà. Đây là áo bông chần của bà, đây
là mũ lơng của ơng. Cịn có áo bông chần và mấy đôi tất của bố, một cái khăn len
màu xanh của mẹ. Đến món đồ mà mẹ quý giá nhất, 2 chiếc áo len, một chiếc màu
vàng, một chiếc màu đỏ chính tay mẹ đan cho anh em tơi cất riêng một góc để
khơng bị quần áo của người lớn đè. Mẹ cầm lên, mặt rạng ngời ướm vào người
chúng tơi cười xịa, vẫn vừa như in nhá, lớn lên tý nữa mẹ sẽ đan cho áo khác. Tơi
thì nửa muốn nửa khơng vì chờ đợi một cái áo mẹ đan lâu lắm. Chỉ khi mọi công
việc đồng áng, dọn dẹp trong nhà đã xong mẹ mới có thời gian ngồi đan. Có hơm

mơ màng tỉnh dậy giữa đêm khuya tôi thấy mẹ gục đầu bên chiếc đèn dầu vàng
vọt, lòe nhòe vừa đan vừa ngủ gật. Thậm chí từ người mẹ cịn có mùi khen khét,
thì ra, tóc mẹ lịa xịa, rơi xuống bóng đèn, bị lửa bắt cháy. Tơi khơng dám nhìn
lâu, chỉ sợ sẽ tức giận mà quát lên, mẹ đi ngủ đi, con không cần áo... Đông về, mặc
kệ cảnh nhà nghèo túng, trong căn nhà của mẹ bếp củi luôn đỏ lửa. Khi thì củ sắn,
lúc củ khoai, lúc vài quả chuối xanh nướng, mẹ luôn chu đáo từng bữa ăn vặt cho
anh em tơi. Miệng ln cười xịa khi tơi hỏi mẹ ăn chưa, mẹ đáp ngay, mẹ đang no
4


căng bụng đây này. Để rồi có khi cả ngày mẹ chỉ qua quýt vài ba củ khoai cho qua
bữa, không thiếu những đêm đông dài nằm ôm tôi mà bụng mẹ sôi réo rắt.
Thương mẹ nhiều hơn, bao nhiêu là đủ? Tôi không biết. Nhưng cũng đã hơn
mười năm tôi xa quê, thi thoảng mới về thăm nhà, vội vã về rồi lại tất tưởi đi, thi
thoảng mới được ăn một bữa cơm mẹ nấu với bấy yêu thương. Cứ vài ngày tôi lại
gọi điện về nhà, lúc gặp được mẹ, lúc thì bố bảo, mẹ đang bận dọn dẹp. Những lúc
như vậy tôi phát cáu, càu nhàu bố, bố bảo mẹ đi, già rồi, nghỉ ngơi thôi, suốt ngày
dọn dẹp. Rồi tôi chuyển qua những câu chuyện khác, đôi khi quên gọi lại cho mẹ.
Mùa đông này cũng như những mùa đơng khác, trời lộng gió, lạnh lẽo. Đêm đơng,
chạnh lịng nhớ mẹ, nhớ nhà, buồn thương thêm tha thiết. Mẹ cho tơi hình hài, mẹ
cho tơi một trái tim, mẹ cho tôi một cuộc đời và mẹ cho tôi cả những nỗi niềm
không dám gọi thành tên./.
(Hoa Xuân, báo Nam Định, www.quehuongnline.vn)
GÁNH NGÔ NƯỚNG CỦA MẸ
Sớm nay, khi đi ngang qua một con phố gần nhà, trông thấy ngườ phụ nữ ở
tỉnh đang mải miết quẩy gánh ngô cùng chậu than hoa đỏ lửa, hai hàng nước mắt
tơi cứ trào dâng chan chứa, bởi tơi tìm thấy dáng hình tảo tần vất vả của mẹ mình
suốt bao năm lên phố quạt ngơ mưu sinh ở trong đó...
Q tôi nằm cách Hà Nội chỉ dăm chục cây số, và người dân trong vùng đều
sinh sống bằng nghề nông. Gia đình tơi cũng vậy, khi cha mẹ nhận khốn gần mẫu

ruộng của hợp tác xã với các loại cây trồng là lúa, khoai, ngô... quanh năm trồng
cấy. Hầu hết người dân quê tôi, sau khi đã đảm đương vãn bớt công việc đồng áng
là họ lại đổ lên thành phố để kiếm việc lao động mưu sinh kiếm tiền để phụ giúp
cho cuộc sống của gia đình đỡ phần thiếu thốn, vất vả.
Mẹ tôi cũng không phải là ngoại lệ, khi hễ cứ cấy, gặt xong mấy thửa ruộng,
hay vun xới xong vài đám ngô, khoai, đậu đỗ..., là mẹ lại tất tưởi lên phố kiếm
tiền. Ngày tơi cịn nhỏ, mẹ thường không lên phố kiếm tiền quanh năm như nhiều
người khác trong làng, mà mẹ chỉ đợi tới mùa đông mới đi kiếm tiền bằng công
việc quạt nướng ngơ bán!
Năm nào cũng vậy, khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về mang
theo cái lạnh tê tái xâm chiếm da thịt là mẹ cũng bắt xe lên thành phố để bắt đầu
công việc mưu sinh, bởi mẹ nói mùa đơng người ta ăn q vặt bằng ngơ nướng rất
đơng, vì vậy nghề này bán chạy hàng và kiếm được, nên khi đã có gió lạnh rồi mà
mẹ chưa lên được thành phố là bao giờ mẹ cũng tiếc hùi hụi. Chẳng vậy, dù việc
nhà nơng có cịn đang dang dở thì mẹ cũng giao phó cho cha tôi, cũng như các con
để vội vàng lên phố kiếm tiền.
Tôi đã từng rất nhiều lần được cha đưa lên thăm, chơi với mẹ ở thành phố vào
những ngày nghỉ học cuối tuần. Trong những lần ngồi sau xe đạp của cha trên
đường lên thành phố, cảm giác hồi hộp, vui sướng luôn xâm chiếm trong tâm hồn
tôi, bởi khi đó tơi biết chắc là lúc lên gặp mẹ, bao giờ tôi cũng được đi theo mẹ
bán ngô, ngồi trên hè phố nhìn ngắm vơ vàn những chiếc ơ tô, xe máy chạy qua
đông như mắc cửi mà ở q chẳng bao giờ có cảnh tượng ấy. Rồi thì, chắc chắn
sau khi bán hết gánh ngô, mẹ sẽ dẫn tơi và cha vào qn ăn phở với thịt bị tuyệt
ngon. Cũng có khi mẹ cịn dẫn tơi đi cơng viên chơi nữa... Ơi, chỉ nghĩ tới những
điều đó thơi, lần nào trước khi cùng cha lên thành phố tôi cũng gần như khơng ngủ
cả đêm hơm trước vì mong đợi, háo hức...
5


Bao năm hành nghề quạt nướng ngô trên thành phố, hành trang kiếm tiền của

mẹ để phụ giúp cùng cha nuôi anh chị em chúng tôi học hành, lớn khôn chỉ là đôi
quang gánh, chậu than hoa, cùng một chút tiền làm vốn liếng. Mẹ tơi th trọ tại
một xóm dành cho người ngoại tỉnh lên thành phố mưu sinh ở gần mé sông Hồng,
với giá rất rẻ. Cứ sáng sớm mỗi ngày, khi hơi sương cùng khơng khí lạnh còn rét
căm căm, mẹ đã trở giấc để đi bộ từ nhà ra khu chợ bán buôn ngô nếp ở gần cầu
Long Biên để mua hàng. Ở chợ ngô, mẹ thận trọng lựa từng bắp một, khi mà ngô
dùng để nướng sẽ chỉ là những bắp có hạt đơng sữa đã đạt độ cứng, chứ không
phải là ngô non dành cho bán luộc. Vì vậy, mười bắp như cả mười, không bao giờ
mẹ mua những bắp ngô quá non, bởi ngô non khi nướng sẽ bị quắt lại, ăn không có
vị dẻo và thơm, khách sẽ chê... Mua được hàng, quẩy gánh ngơ về nhà trọ, sau khi
bóc bớt lớp bẹ (lớp áo bên ngoài bắp), mẹ phân loại để bắp to, bắp nhỏ riêng biệt,
rồi chuẩn bị than củi là đi ngay... lên phố bán hàng.
Thường là công việc bán hàng của mẹ là đi rong ruổi khắp các nẻo phố
phường, khi chỗ nào có khách, đơng người mua, người ăn ngô là mẹ hạ gánh để
bán. Thế nhưng, việc bán rong thường chỉ diễn ra ban ngày, còn buổi tối, về đêm
nơi mẹ tôi hay ngồi cố định bán ở một chỗ. Chỗ đó là gốc một cây đa cổ thụ bên
vỉa hè gần cổng đền Ngọc Sơn. Khách mua ngô nướng của mẹ chủ yếu là người
qua đường, khi họ ngửi thấy mùi ngô nướng thơm lừng ấm nóng, nhiều người đã
tạt vào để mua vài bắp ăn chơi. Cũng có khơng ít khách du lịch, thậm chí cả khách
nước ngồi đi dạo phố buổi tối ở Hồ Gươm, khi nhìn thấy hàng ngơ nướng, họ đã
sà vào ngồi quây quần quanh chậu than hoa đỏ lửa của mẹ để sưởi ấm và đợi mua
ngô nướng ăn.
Tôi còn nhớ, những lần cha đưa lên chơi với mẹ, theo mẹ đi bán ngô, bao giờ
mỗi buổi mẹ cũng mua đầy hai thúng ngô, và bán ngày, bán tối đến khi nào cho kỳ
hết mẹ mới quẩy gánh về nhà trọ. Có những khi, đồng hồ trên nóc nhà bưu điện
thành phố điểm duy nhất một hồi báo hiệu thời khắc của 1 giờ đêm, vậy mà trong
thúng vẫn cịn dăm bắp ngơ nữa mới hết. Vậy nhưng mẹ vẫn cố ngồi để bán với hi
vọng khách qua đường thấy lạnh, hoặc có ai đó thương tình ghé vào sưởi ấm mua
ngô ăn nốt giúp.
Mẹ tôi là người phụ nữ chăm chỉ, tảo tần, vì vậy mà khi đã lên thành phố mưu

sinh, mẹ thường bán suốt mấy tháng mùa đông, đến tận áp tết mới chịu về quê, bởi
như mẹ nói thì nghỉ buổi nào tiếc buổi đó, ở thành phố kiếm đồng tiền dẫu gì cũng
dễ dàng hơn ở quê, vì vậy nên bao giờ mẹ cũng cố. Mẹ tôi kiếm được tiền lãi hàng
ngày từ công việc bán ngơ là vậy, nhưng với bản tính tiết kiệm, thương chồng, vì
con cái nên có bao giờ mẹ dám tự thưởng cho mình một chiếc áo len ấm áp để
chống chọi với cái lạnh của mùa đông khắc nghiệt đâu, khi hàng ngày vẫn chỉ vài
tấm áo mỏng manh phất phơ trong gió lạnh. Hơm nào rét q, nhiệt độ hạ thấp thì
trên người mẹ cũng chỉ quàng thêm một tấm nilon mỏng. Nhiều khi thương cho
mẹ, nói mẹ phải mua áo len, khăn ấm để bảo vệ sức khỏe, thì mẹ bảo: mẹ bán ngơ
có chậu than để sưởi rồi nên không thấy lạnh! Hơn nữa, nếu rét q qng thêm
mảnh nilon bí hơi là ấm nóng lên rồi...
Bao năm rong ruổi vào những tháng mùa đông buốt giá trên khắp các nẻo phố
phường nơi thành phố với sức nặng của hàng trăm, hàng ngàn gánh ngô trĩu nặng
đôi vai gầy yếu, và với mồ hôi công sức bỏ ra, mẹ tôi đã chắt chiu từng đồng bạc
lẻ thu được để mang về nhà nuôi 4 anh chị em chúng tôi khôn lớn, ăn học nên
người. Giờ đây, cả 4 anh chị em chúng tơi đều có công ăn việc làm và cuộc sống
6


tạm ổn nơi thành phố. Dẫu vậy, mẹ tôi đã là người thiên cổ từ mấy năm nay rồi!
Nghĩ mà thương mẹ quá chừng...
Sớm nay, khi đi ngang qua một con phố gần nhà, trông thấy ngườ phụ nữ ở
tỉnh đang mải miết quẩy gánh ngô cùng chậu than hoa đỏ lửa, hai hàng nước mắt
tôi cứ trào dâng chan chứa, bởi tơi tìm thấy dáng hình tảo tần vất vả của mẹ mình
suốt bao năm lên phố quạt ngơ mưu sinh ở trong đó...
(Nguyễn Thị Hải, theo baobinhthuan.com.vn)
CƠN MƯA TRÁI MÙA
.
Trời trở nóng hầm, khơng chỉ đi ngồi đường mà ngồi trong nhà cũng nóng.
Tiếng quạt máy vù vù cũng chỉ kéo những luồng hơi nóng vào nhà. Mọi người

nháo nhác, ai cũng hy vọng đây là sự trở chứng của trời đất trong cơn động cựa
chuyển mùa. Họ cố chịu chỉ mong một sự thay đổi thời tiết. Những đụn mây đen
xuất hiện cuối chân trời làm người quê nôn nao hy vọng.
Năm tháng ruộng vườn như chảo lửa. Bây giờ rải rác từng vùng bắt đầu có
những cơn mưa trái mùa. Mưa làm vợi đi cái nóng cong người, nhưng cái quan
trọng nó làm cho nỗi lo, sự thắc thỏm về thất bát cũng vơi đi. Trong lịng người
phấn chấn, đây đó đã có những nụ cười. Khơng khí bề bộn khẩn trương chuẩn bị
một vụ mùa mới. Mưa trái mùa xoay vòng vòng mà vẫn chưa xoay hết lượt. Cả cái
khu rẫy ngã ba Cây Cầy vẫn khơng có lấy một giọt mưa. Mụ Rạng đứng dạng chân
nhìn quanh quất bốn hướng rồi phán:
- Chiều nay lại vẫn khơng mưa phía rẫy nhà mình.
Ơng Rạng cui cút buộc can xăng bà vợ vừa mua vào xe. Nhìn chồng, mụ Rạng
thở dài. Cả mùa nắng này chi phí tưới lên đến cả trăm triệu vậy mà nỗi lo tiêu chết
vẫn nơm nớp. Trời cứ chuyển vòng quanh mà 2 ha tiêu khơng có lấy một giọt. Hai
cha con ơng Rạng gần như phải ăn, ngủ ngồi rẫy. 3 cái giếng khoan cũng kiệt. Cái
máy xịch xịch được 15 phút là khục khục hắt hơi vì giếng cạn. Tiêu thiếu nước hạt
cứ nhẹ bẩng trên tay. Giá mà có đất nhiều trồng điều như nhà lão Hiếng bên hàng
xóm kia lại trúng. Hơm qua nhìn mụ Hiếng hoa chân múa tay ngồi chợ mà ấm ức:
- Trơng trời khoan mưa, em còn thu vụ điều ra muộn. Mưa là em chết. Năm
ngối sơ sơ cũng mất mấy chục.
Nói mấy chục là mụ Hiếng muốn nói mấy chục triệu. Mụ Hiếng đang trúng
điều, mụ có quyền ăn, quyền nói. Nhìn cái cách săm soi đi tiệm làm tóc, làm móng
tay. Mụ ta cịn toe toe trong đám cưới:
- Ơng Hiếng nhà em bận với mấy cái rẫy điều bắt em thay mặt. Nói rồi cịn xin
đăng ký hát một bài. Hát xong một bài lại nói sẵn đây cho em xin bài nữa. Ghét.
Ông Rạng cùng mấy đứa con đi rồi, mụ Rạng loay hoay cào cào mấy tạ tiêu
đang phơi, lau mồ hơi rồi ngó ngó bốn phương trời đất…
Đúng ngọ, trời đang nắng bỗng dưng mây vần vũ. Lộp độp, lộp độp. Tiếng
mưa gõ mái tôn như ném đá vào lịng mụ Hiếng. Phần vì sợ mưa làm hỏng lứa hoa
điều ra muộn, phần thì cả 2, 3 tấn hạt điều đang phơi dọc hai bên đường sợ không

đưa vào kịp, lão chồng chưa thấy về. Tim mụ như có lửa.
- Thằng Tùng, con Tiến mau mau ra phụ mẹ một tay.
Ào ào gió, giơng nổ đùng đùng, tiếp sau ào ào mưa. Hạt mưa to như hạt đậu
rơi trúng đầu đau như trúng đá.
7


Bên kia nhà mụ Rạng tiếng la như la giặc:
- Nhanh lên, nhanh lên.
- Ớ bà con ai rảnh giúp một tay. Nghe tiếng la mụ Hiếng sững sốt. Ai như tiếng
lão Hiếng nhà mình. Sao khơng về lo bên này mà hò hét bên kia! Thằng chả e
khùng. Đang lom khom cùng hai đứa con dồn các múi tấm phơi mụ vội thả ra.
- Thằng cha mày không lo cho nhà này mà lo cho hàng xóm kìa. Tức muốn
điên. Thằng con xoay trở buộc các múi tấm phơi:
- Má phụ con đi, chuyện nào ra chuyên đó. Ba về rồi nói với ba sau…
Gần cả tiếng đồng hồ lăn lộn với mưa, ông Hiếng ướt như chuột lột. Vừa bước
vào nhà mụ Hiếng đã như súng thần công phát hỏa:
- Chuyện nhà không lo lại lo chuyện hàng xóm. Má con tui khơng kịp đưa điều
vào đang vất lủ khủ ngồi đường kia kìa, giữa sân cịn để nguyên chưa gom kịp.
Ông Hiếng trước khi vào nhà đã nhìn ngó và rất hiểu sự tình.
- Thơi bà. Bà không thấy nhà người ta năm nay đang khổ sở vì tiêu khơng?
Mưa mà khơng kịp đưa vào trơi mất. Thơng cảm với người ta đi.
- Nhưng nhà mình ai thơng cảm?
- Điều nhà mình phơi ngồi đường chỉ cần bà buộc túm lại. Cịn trên sân cứ để
đó có trôi đi đâu mà sợ. Hạt điều mới hái mai phơi khơng ảnh hưởng gì cả. Tơi biết
má con nhà bà lo được.
Ông Hiếng tắm xong, thay đồ, lau lau đầu cho khô. Thằng con bưng ấm trà vừa
pha, hơi nghi ngút đưa cho ông Hiếng một ly, bà Hiếng một ly.
- Ba nói đúng đó má. Bên ấy bác trai và mấy anh vào rẫy hết chỉ cịn mình bác
gái làm sao xoay sở. Nói rồi nó nhìn bà Hiếng thăm dị:

- Năm nay bên đó mất mùa nặng. Hạn khơ khổ sở vì tưới. Thu hoạch được ít
thì giá không bằng nửa mọi năm.
Đang ngồi quay lưng, bà Hiếng xoay người trở lại:
- Vậy các năm trước thu bảy, tám trăm triệu đồng mặt cứ hếch hếch, bây chừ
khơng kiêu nữa đi.
- Má thì má thấy thế chứ tụi con thấy bác ấy bình thường. Với xóm giềng vẫn
vui vẻ mà. Nhà mình khơng trúng lớn, nhưng 3 năm nay trời thương cũng đều đều
thế là mừng rồi má. Má nhớ cái năm mưa nhiều, điều mất. Hai bác ấy cịn vào rẫy
nhà mình giúp. Bác ấy cịn khun con chịu khó hạt lép thì lép thu về được đồng
nào hay đồng đó…
Cơn mưa kéo dài gần 2 tiếng. Mụ Hiếng ngồi lo hoa điều gặp mưa rụng hết.
Tức là lứa này hoa dày kín cả cây. Mụ tức vì hàng xóm của mụ lúc nào cũng một
trơng mưa, hai trông mưa…
Tiếng xe máy bành bạch hai chiếc dừng vội. Tiếng ông Rạng vọng sang:
- Tiêu đưa vào nhà hết rồi hả bà!
- May có bà con hàng xóm.
- Cha con tui ngồi rẫy lo q phải đội mưa mà về. Mấy người can trời đang
giông nguy hiểm. Nhưng sợ bà ở nhà một mình khơng kịp đưa tiêu vào. May quá.
Gần tối, bà Rạng sang nhà bà Hiếng nhìn cảnh tượng hạt điều đang nằm xếp
đống giữa sân, xúc động:
- Ông nhà tui vào rẫy xếp lại ống giây, máy tưới đang về. Tui nấu nồi cháo mời
cơ chú sang chơi, uống ly rượu giải cảm.
Có tiếng bước chân người vội bước vào. Ông Rạng:
8


- Cơ chú sang ln đi. May mà có cơ chú giúp một tay… Tui hơi chủ quan cứ
nghĩ là không mưa.
- Anh chị về đi rồi vợ chồng tui sang.
Nhìn cái dáng vất vả của mụ Rạng, mụ Hiếng bây giờ mới nao nao. Mình cứ

hay nhịm ngó ganh ghét bóng gió người ta. Mọi chuyện cứ ép hiểu theo cái lý của
mình. Ơng nhà mình nói đúng, mình phải mở lòng với mọi người.
Mụ Rạng bước đến nắm tay mụ Hiếng:
- Tui khơng biết nói sao. Nhìn cái sân vun đống hạt điều đang phơi giữa sân,
tôi hiểu được cái lịng cơ chú.
Những người đàn bà thơn q ít khi nắm tay nhau trong bồi hồi cảm xúc, mụ
Hiếng cũng khơng biết nói gì chỉ nắm tay người hàng xóm lắc lắc thật mạnh. Ở
quê chuyện làm ăn nhờ cả vào trời, khi may của người này nhưng lại thành rủi của
người kia. Chỉ có sự cảm thơng, sẻ chia mới là điều vĩnh cửu. Hai người đàn bà
nhà quê lờ mờ hiểu ra như thế.
- Mưa tạnh. Khơng khí sau mưa mát mẻ. Vườn tiêu sẽ khơng chết dù hoa điều
nhà mình có rụng đi chút ít cũng khơng sao.
Mụ Hiếng nghĩ thế.
(Đình Đình Chiến, theo baobinhthuan.com.vn)
NHỚ NỘI
Nhói lịng hắt hiu. Lâu rồi khơng nghe lại những câu vọng cổ, những tuồng cải
lương mà tuổi thơ chìm đắm trong thứ tình yêu kỳ lạ này nhờ người đàn bà chỉ biết
đọc dăm ba chữ to trên mấy tờ báo phổ thơng. Nhớ mỗi lần huyện nghèo có đồn
hát nào về, hai bà cháu ln được ba tìm sẵn mấy cái vé mời, rồi sẵn sàng dắt nhau
đi trong đêm. Thời đó khơng có điện đường sáng trưng như bây giờ, phải cầm theo
đèn để dò đường đến rạp hát, đứng, ngồi xổm dưới đất nghe hết tuồng mới v ề. Dù
trời mưa gió cũng khơng bỏ qua cơ hội đi nghe hát.
Những lúc thong thả ở nhà, mở chiếc cassette nhỏ, cùng với những chiếc băng
thâu đủ loại tuồng phong phú, luôn được nội xếp đặt, cất giữ cẩn thận, nâng niu…
nội như ở trong một thế giới khác. Thỉnh thoảng, nội lại nhờ tôi hoặc đứa cháu nào
đó viết đi viết lại tên các vở tuồng trên miếng dán, viết phải nắn nót, phải ngay
ngắn to rõ để nội cịn đọc được. Tơi nhớ nhiều khi nghe đi nghe lại rồi tua đi tua
lại đoạn mình thích nghe, nhiều quá băng bị nhão rối nùi. Ngồi gỡ băng, dán băng
phát khùng mà vẫn kiên nhẫn lắm.
Những tuồng cổ trong băng thì nội nghe đi nghe lại từ năm tháng này qua năm

tháng khác theo thời gian, theo tuổi tác. Sau này, đời sống khá hơn chút, ba sắm
cái đầu video cho nội xem và nghe tuồng có hình ảnh. Lúc này thì những đồn hát
lớn hay nhỏ cũng hiếm khi về huyện. Nội vẫn say mê với các loại tuồng. Bộ sưu
tập của nội có thêm những cuốn băng hình đồ sộ nặng túi mỗi lần rời quê đi thăm
con cháu xa, mà nội hay nói đùa - tau đi lang bạt giang hồ mươi bữa - nội cũng
mang theo.
Chồng mất sớm, nội không đi bước nữa, ở vậy buôn bán đường gần đường xa
các loại mắm, muối khô cá, nuôi con xuyên suốt những chuyến xe dài rong ruổi
vào nam rồi ra Huế. Hình như với người đàn bà miền biển, xứ chài lưới, niềm vui
tinh thần chỉ có những câu ca vọng cổ làm bước đệm cho nội trên đường đời.
Năm nội 99 tuổi nội vẫn còn đọc báo, xâu kim xỏ chỉ được. Nhưng chỉ mới
thêm một tuổi trịn trăm, nội đã khơng nghe rõ con cháu nói gì nữa, mắt đã đục mờ
9


hơn. Nội vẫn cất giữ những cuộn băng thâu và băng hình một số tuồng cải lương
như vật báu. Nhưng lâu rồi tơi khơng thấy nội mang nó ra lục lọi chỉ vào từng cái
nhan đề nói đây là tuồng gì tuồng gì, tuồng này có nghệ sĩ nào đóng. Nội nhớ hết
từng cái tên, từng khuôn mặt của các nghệ sĩ cải lương một thời, Út Bạch Lan,
Thanh Sang, Minh Vương, Lệ Thủy, Vũ Linh, Minh Phụng. Hẳn là nội khơng cịn
đủ sức. Thay vào đó, tuổi hơn trăm có lẻ, nội nhặt nhạnh những thứ mà người ta
gọi là rác cất giấu bên mình. Người đàn bà một thời tung hoành ngang dọc, mê cải
lương, ngồi vui giữa chốn đơng người vẫn thường cất câu hị đó có thể đã từng là
một doanh nhân, mỗi lần thò tay vào túi áo thế nào cũng có dăm ba đồng cho con
cháu khi thiếu thốn, nay chỉ là một cái cây khô giữa cánh đồng thời gian vậy.
Một đời người chẳng mấy chốc mà trăm năm. Cả tuổi thơ tôi gắn với những
câu vọng cổ buồn, gắn với nội và miền quê xứ xa xăm bên kia Phá Tam Giang của
xứ sở mưa dầm buồn ảo nảo. Thời sinh viên, mỗi lần lịng buồn, cơ độc, tơi lại lần
mị một mình về với quê biển, với nội. Chỉ cần được chui vào cái nhà nhỏ của nội
nằm nghe gió biển thổi, được nội tay quạt cho giấc ngủ trưa hè là thấy lịng bay

bay khơng cịn phiền muộn vơ vẩn nữa.
Trưởng thành rồi, cơm áo phiêu bạt xa xứ, ngồi nghe vọng cổ buồn chợt nhớ
cả một khoảng trời thơ. Thỉnh thoảng nhớ nội có hị mấy lời trong đêm bằng giọng
Huế với làng với xóm: “Cầu trường tiền sáu vài mười hai nhịp/ em qua không kịp
tội lắm anh ơi/ mấy lâu ni mang tiếng chịu lời/ có xa nhau chăng nữa, cũng tại ông
trời mà xa”. Giờ ngồi nghe vọng cổ hồi nhớ tuổi thơ của mình và của biết bao thân
phận con người nơi xứ sở ấy.
(Trần Băng Khê, theo baobinhdinh.com.vn)
LỊNG BAO DUNGPhản hồi
Chị họ tơi, chồng mất sớm, chị chỉ có thằng Quát là con trai duy nhất, nhà
nghèo nhưng nó học rất giỏi. Chị đặt nhiều hy vọng vào con và luôn lấy tôi ra làm
gương để khuyên nhủ, bởi lẽ tôi là thầy giáo dạy cấp ba. Thi thoảng chị đưa con
trai sang nhà nhờ tôi kèm cặp hoặc mượn sách báo về cho con đọc. Thấy cháu như
vậy tôi cũng giúp đỡ rất nhiệt tình. Cũng bởi thế mà chúng tơi càng trở nên gắn bó
thân thiết.

Bỗng một buổi trưa, khi tơi đang nằm nghỉ thì nghe tiếng chị gọi vẻ gấp gáp:
- Cậu Bảo có nhà khơng, ra tơi nhờ chút việc!
Tơi chạy ra, chị đang một tay kéo thằng Quát, một tay cầm chiếc hộp giấy màu
hồng. Thấy tơi chị nói luôn:
10


- Thằng Quát hư quá thể, chị xin lỗi cậu!
Tôi nghe chị nói vậy chưa hiểu chuyện gì liền hỏi:
- Có việc gì thế chị? Chị bình tĩnh đưa cháu vao nhà đã rồi hãy nói.
Thằng Qt nhìn tơi khi ấy mặt nó tái mét, nó để kệ cho mẹ lôi đi xềnh xệch.
Khi đã vào nhà, chị ngồi xuống ghế mà tay vẫn giữ chặt thằng Quát vì sợ nó bỏ
chạy. Ngược lại, thằng Qt khơng hề có phản ứng gì, nó đứng ngây ra đó, nước
mắt lã chã. Chị đặt chiệc hộp giấy lên bàn rồi thuật lại câu chuyện:

- Mong cậu thông cảm cho, tôi đã không dậy được con để nó táy máy thế này,
tơi thấy xấu hổ q, thật uổng phí cơng lao cậu đã giúp nó bấy lâu. Sáng nay tơi đi
làm đồng về, ngó vào góc học của nó thấy có chiệc hộp này trong ngăn bàn, tôi
thấy lạ không biết là thứ gì liền mở ra xem thì ra là chiếc đồng hồ, tôi ngạc nhiên
và nghĩ ngay chắc thằng này lại lấy của ai chứ nó đào đâu ra tiền mà mua chiếc
đồng hồ này? Tơi chờ nó về hỏi cho ra nhẽ, xem nó lấy của ai thì đem trả. Nãy nó
đi học về, tơi đem hộp này ra hỏi, ban đầu nó bảo nó nhặt được ngồi đường,
nhưng tơi gặng mãi nó mới khai nó lấy của cậu. Hơm kia khi nó sang trả cho cậu
mấy quyển truyện, cậu khơng có nhà, mợ đang bận nấu cơm nó vào cất sách cho
cậu, thấy cái hộp đẹp để trên tủ, nó mở ra xem và biết là chiếc đồng hồ nên đem về
cất trong ngăn bàn.
Tôi hiểu ra mọi chuyện. Nhìn thằng Quát đang run cầm cập, mặt tái xanh, tơi
muốn cứu nó, vì tơi biết nó xưa nay vẫn là một cậu bé ngoan, lễ phép, lịng tham
của nó chỉ là tức thời, nếu làm căng hẳn sẽ gây cho nó sự tổn hại về tinh thần. Đã
có nhiều đứa trẻ chỉ vì một sai lầm nhỏ mà người lớn đã khiến chúng bị tổn thương
trầm trọng vể tâm lý, mất thể diện với bạn bè và luôn chịu sự mặc cảm, để rồi
khơng có cơ hội làm lại. Nghĩ vậy tơi liền kéo nó ngồi xuống bên rồi bình tĩnh nói
với chị:
- Chị đã hiểu lầm cháu nó rồi, không phải thế đâu.
- Cậu bảo sao? Tang chứng, vật chứng sờ sờ ra đây, nó cũng đã nhận. Cậu
đừng bênh nó thế, nó sinh hư, vài tuổi nữa thì khơng thể dậy nổi đâu!
Vừa nói chị vừa dấm dứt khóc. Thằng Qt ngồi cạnh tơi mà tơi thấy nó run
lên bần bật khi thấy mẹ nó khóc. Tơi biết lúc này nó cũng rất hối hận về việc làm
dại dột của mình! Lúc này nó cần được tha thứ, bao dung, bởi nó biết danh dự của
nó sẽ khơng cịn gì một khi sự việc bị phanh phui nó là kẻ ăn cắp… bạn bè rồi xóm
làng biết chuyện sẽ xa lánh nó. Là giáo viên đã nhiều năm, trực tiếp giải quyết
nhiều sự vụ xảy ra trong lớp mình chủ nhiệm nên tơi bình tĩnh nghĩ cách giải quyết
sao cho danh dự của thằng Quát không bị tổn thương mà nó sẽ coi đây là một bài
học. Nhìn nó tơi biết nó rất ăn năn và hối hận. Tơi nghĩ ra cách liền nói ln:
- Qt nó khơng lấy trộm, chuyện là thế này, tuần trước nó sang khoe với em

vừa làm bài kiểm tra toán 1 tiết đúng hết và chắc chắn được điểm 10. Em đã bảo
nếu được 10 cậu sẽ thưởng cháu một món q. Mấy hơm sau nó đem bài kiểm tra
được điểm 10 kèm theo lời phê của cô giáo là: “Bài giải thơng minh và rất sáng
tạo!” nên em thưởng nó chiếc đồng hồ này. Đây là chiếc đồng hồ vợ em tặng nhân
Ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng em chưa dùng vì cái cũ vẫn cịn tốt… Hơm ấy vui
chuyện nên nó qn khơng cầm về em cất trên tủ định lúc nào mang sang đưa cho
cháu và bảo chị nhưng chưa kịp. Hơm kia nó sang trả sách thấy đồng hồ để tủ, nó
tiện cầm về ln thơi mà. Đó là quà em đã thưởng cháu. Cũng là do em chưa kịp
nói với chị để chị hiểu lầm. Chuyện là thế chứ không phải Quát lấy trộm đâu.
11


Nói đến đây tơi ơm chặt nó vào lịng, như ngầm bảo nó hãy im lặng, lúc đó nó
cảm nhận là mình đã được cứu thốt khỏi một tội tày đình, nó hiểu ý vội ơm lấy tơi
ịa khóc. Mẹ nó thấy tơi nói vậy khơng nói được điều gì, chị khẽ khàng lau nước
mắt bảo tôi:
- Nếu đúng thế chị cảm ơn cậu đã giúp đỡ cháu suốt thời gian qua.
Nói vậy rồi chị bảo tơi:
- Thơi chiếc đồng hồ là quà mợ tặng cho cậu, cậu giữ lại dùng, cháu nó cũng
khơng cần thiết lắm. Chị cảm ơn cậu rất nhiều.
- Em đã hứa với cháu rồi không thể thất hứa được. Tôi cầm hộp đồng hồ đưa
cho thằng Qt. Nó ngượng ngùng khơng dám nhận, nhưng tơi nhét vào tay nó, nó
cầm lấy mà khơng khỏi ngỡ ngàng. Có lẽ nó rất ngạc nhiên khơng hiểu vì sao tơi
khơng trừng phạt nó mà lại cịn tặng ln nó chiếc đồng hồ vốn nó đã lấy trộm.
- Thơi thế cậu nói vậy thì chị xin cho cháu. Quay sang nó chị bảo:
- Lần sau ai cho gì con phải bảo mẹ nhé, cảm ơn cậu đi chứ!
Thằng Quát cầm chiếc hộp lí nhí:
- Con xin cậu! Con cảm ơn cậu!
- Ừ, cố gắng học giỏi, cần gì cứ bảo cậu?
Câu chuyện đó chỉ tơi và thằng Qt biết và được giữ kín.

…Sau lần ấy thằng Quát chăm chỉ học hành và rồi nó đã giành học bổng tồn
phần đi du học tại Mỹ. Sau đó nó về nước thành lập công ty DLE chuyên kinh
doanh và phát triển phần mềm cơng nghệ. Mới đây nó về q và ủng hộ địa
phương một tỷ đồng xây dựng trường học.
Gặp tơi nó rối rít cảm ơn và hễ về là lại dành cả buổi đưa tôi đi chơi.
Trẻ thơ cần lắm lòng bao dung, tha thứ của cha mẹ, thầy cô và người lớn trước
những va vấp của cuộc đời.
(Bùi Nhật Lai, theo baothainguyen.vn, Tạp chí “Quê hương” trên intơnét)
NGƯỜI BỐ CÂM ĐIẾC
Trong phố chợ công nhân ở Thiết Lĩnh, hầu như mỗi ngày vào sáng tinh mơ hay
chiều tối, bạn đều có thể nhìn thấy một ơng lão đẩy xe đậu hũ bước đi chậm rãi, cái
loa sạc điện trên xe phát ra một giọng nữ lảnh lót: “Bán đậu hũ đây, đậu hũ chính
tơng đây! Đậu hũ đây”. Giọng nói đó là của tơi. Ơng lão ấy là bố tôi. Bố là một
người câm điếc. Cho đến hôm nay khi đã hai mươi mấy tuổi đầu, tôi mới có đủ
dũng khí đem giọng nói của mình đặt vào chiếc xe đậu hũ của bố, thay cho cái
chuông đồng mà bố đã lắc suốt mấy chục năm.
Khi mới hai, ba tuổi, tơi đã hiểu được có một người bố câm điếc là một sự tủi
nhục biết bao, vì vậy, từ nhỏ tơi đã ghét ơng ấy. Có lúc tơi thấy thằng nhỏ bị mẹ nó
sai đi mua đậu hũ nhưng khi cầm đậu hũ rồi lại không trả tiền mà chạy đi mất, bố cứ
rướn cổ về trước mà khơng phát ra được tiếng nào. Lúc đó tơi khơng đuổi bắt thằng
nhỏ để đấm cho nó vài cú, tơi đau lịng nhìn cảnh tượng ấy, khơng nói tiếng nào, tôi
không ghét thằng nhỏ, chỉ ghét bố là một người câm điếc. Cho dù hai người anh của
tôi mỗi lần chải đầu cho tôi đều khiến tôi đau đến méo miệng, nhưng tơi vẫn kiên
quyết khơng cho bố tết bím tóc cho tơi. Lúc mẹ qua đời khơng để lại một bức chân
dung lớn nào, chỉ có một bức ảnh chụp chung với người cơ hàng xóm trước khi xuất
giá. Khi bố bị tơi lạnh nhạt, ơng xem hình của mẹ, cho đến khi thấy cần phải làm
việc mới lặng lẽ rời khỏi.
12



Điều đáng giận nhất là những đứa trẻ khác gọi tôi là “nhỏ ba câm” (trong nhà tôi
xếp thứ ba), lúc chửi không lại chúng, tôi chạy về nhà, đứng trước bố tôi đang mài
đậu hũ vẽ lên đất một vòng tròn, bên trong nhổ một bãi nước bọt. Mặc dù tơi khơng
rõ điều này rốt cục có ý gì, nhưng khi những đứa trẻ khác chửi tôi thường làm như
thế. Tơi nghĩ đây có lẽ là cách thể hiện độc ác nhất để mắng kẻ câm.
Khi lần đầu tiên tôi mắng bố như vậy, bố đang làm bèn ngưng tay, đứng lặng
nhìn tơi rất lâu, nước mắt rơi xuống thành dịng. Tơi rất ít khi nhìn thấy bố khóc,
nhưng ngày hơm đó ơng đã trốn trong xóm làm đậu hũ khóc suốt một đêm. Đó là
một thứ nước mắt đau đớn không thốt thành lời. Tôi phải chăm chỉ học hành, lên đại
học để rời khỏi cái làng mà mọi người đều biết bố tôi là một người câm! Đây là
nguyện vọng lớn nhất lúc ấy của tôi.
Tôi không biết các anh mình đã tiếp tục trưởng thành như thế nào, khơng biết
xóm đậu hũ của bố đã thay mấy cái cán mài mới, không biết đông đi hạ đến cái
chng đồng lắc đến mịn ấy đang vang khắp bao nhiêu thôn làng… Chỉ biết đối với
bản thân tôi như thù như hận, lao vào học điên cuồng.
Cuối cùng tôi đã thi vào đại học. Lần đầu tiên bố tôi mặc chiếc áo dài màu xanh
lam mà cô tôi đã may cho ông từ lâu, ông ngồi dưới ánh đèn đầu thu bày tỏ niềm
vui sướng và lấy một đống bạc giấy còn vương mùi đậu hũ nhét vào tay tơi, miệng ê
a ê a “nói” khơng ngừng. Tơi đứng thất thần lắng nghe niềm tự hào và cháy bỏng
của ơng, đứng thất thần nhìn ơng với gương mặt tràn đầy nụ cười đi thông báo cho
bà con hàng xóm. Khi tơi nhìn thấy ơng dẫn hai người chú và các anh tôi lôi con lợn
béo tốt mà ông đã chăm chút nuôi hai năm nay ra giết làm thịt, đãi bà con thân
thuộc ăn mừng tôi thi đậu đại học, khơng biết cái gì đã đập vỡ trái tim sắt đá của tơi,
tơi đã khóc.
Lúc ăn cơm, tơi gắp cho bố mấy miếng thịt lợn trước mặt mọi người, tôi rơi
nước mắt gọi: “Bố, bố ơi, bố ăn thịt đi”. Bố không nghe thấy nhưng ông hiểu được ý
của tơi, ánh mắt ơng lóe lên tia sáng chưa từng có, uống cạn một hơi rượu nếp hịa
cùng nước mắt, ăn thêm những miếng thịt do con gái gắp cho mình. Bố của tơi, ơng
đã thật sự say, mặt ông đỏ bừng, sống lưng thẳng đơ, nói bằng thứ ngôn ngữ khua
chân múa tay! Phải biết rằng, 18 năm rồi, đã 18 năm, ơng khơng hề nhìn thấy khẩu

hình miệng tôi gọi ông một tiếng “bố”!
Bố tiếp tục vất vả làm đậu hũ, dùng những tờ giấy bạc thấm mùi đậu hũ nuôi tôi
học xong đại học. Năm 1996, tôi tốt nghiệp được phân công về Thiết Lĩnh cách q
tơi 20km.
Sau khi ổn định, tơi đón người bố sống đơn chiếc một mình vào thành phố để
con gái bù đắp lại những thân tình muộn màng. Thế nhưng trên đường tôi ngồi taxi
về quê, xe đã gặp tai nạn.
Tôi được biết mọi chuyện sau tai nạn từ chị dâu tơi - trong số những người qua
đường có người nhận ra tôi là con ông bán đậu hũ, họ đi báo tin. Thế là hai anh trai
và hai chị dâu của tôi nhanh chân chạy đến, trông thấy tôi cả người đầy máu bất tỉnh
nhân sự họ đều khóc, cuống cuồng chạy ngược chạy xuôi. Bố đến sau cùng đẩy đám
đông ra, ôm lấy đứa con mà mọi người đều chắc rằng sẽ chết là tôi. Chặn một chiếc
xe hơi lớn bên đường, ông dùng chân đỡ lấy thân tôi, thị tay vào túi áo móc ra một
mớ tiền lẻ bán đậu hũ nhét vào tay tài xế, sau đó khơng ngừng vẽ hình chữ thập,
khẩn cầu người tài xế đưa tơi đến bệnh viện cấp cứu. Chị dâu nói, người bố cả đời
đau yếu, lúc ấy lại toát lên một sức mạnh và sự kiên cường vô hạn!
13


Sau khi đã xử lý vết thương cẩn thận, bác sĩ cho tôi chuyển viện và ám chỉ với
các anh tơi rằng tơi khơng cịn cách nào để cứu được. Bởi vì tơi lúc đó gần như
khơng đo được huyết áp, não bị va đập móp lại như cái hồ lô.
Bố xé nát chiếc áo tang mà anh cả mua chuẩn bị cho đám tang của tơi. Ơng chỉ
vào mắt mình, đưa ngón tay cái ra, diễn tả huyệt thái dương của mình, rồi lại đưa
hai ngón tay ra chỉ tơi, lại đưa ngón tay cái ra, lắc tay một cái, nhắm mắt một cái,
những điều này ý nói: “Các con khơng được khóc, cả bố cũng khơng khóc. Em gái
con sẽ khơng chết đâu, nó mới hơn 20 tuổi, nó nhất định sẽ sống, chúng ta nhất định
sẽ cứu sống nó!”.
Bác sĩ vẫn thể hiện sự bất lực, ơng ta bảo anh cả “nói” với bố rằng: “Cơ gái này
hết cách cứu chữa rồi, cho dù muốn cứu cũng phải tốn rất nhiều rất nhiều tiền, cứ

cho là tốn nhiều tiền đi cũng chưa hẳn là cứu được”.
Bỗng nhiên bố quỳ xuống đất, rồi lập tức đứng dậy, chỉ vào tôi một cái, giơ tay
cao lên, lại làm tư thế trồng trọt, cho lợn ăn, cắt cỏ, đẩy cán mài đậu, sau đó móc ra
túi áo trống khơng, lại đưa hai tay ra úp úp ngửa ngửa ra điệu diễn tả, ý nói: “Xin
các ơng hãy cứu con gái tơi, con gái tơi cịn có hi vọng, đừng xem nhẹ, các ơng nhất
định phải cứu nó. Tơi sẽ kiếm tiền nộp tiền thuốc cho bệnh viện, tôi sẽ cho lợn ăn,
trồng trọt, làm đậu hũ, tơi có tiền, bây giờ tơi có 4.000 đồng”. Bác sĩ nắm tay ơng
ấy, lắc lắc đầu, thể hiện rằng 4.000 này quá ít ỏi. Bố sốt ruột, ông chỉ anh và chị dâu
tôi, nắm chặt nắm tay lại, biểu thị: “Tơi cịn có chúng nó, chúng tơi cùng nhau cố
gắng, chúng tơi có thể làm được”. Thấy bác sĩ khơng nói gì, ơng lại chỉ chỉ lên trần
nhà, cúi đầu giậm giậm chân, chắp hai tay đặt ở bên phải đầu, nhắm mắt lại, biểu
thị: “Tơi có nhà, có thể bán, tơi có thể ngủ trên đất, cứ xem như khuynh gia bại sản,
tôi cũng phải cứu con gái tôi sống lại”. Bố lại chỉ chỉ vào trái tim bác sĩ, hai tay đặt
vng góc, biểu thị: “Bác sĩ, xin ơng n tâm, chúng tôi sẽ không giựt nợ. Tiền,
chúng tôi sẽ nghĩ cách”.
Anh cả vừa khóc vừa dịch ngơn ngữ tay của bố cho bác sĩ nghe, chưa đợi dịch
hết lời, vị bác sĩ đã quen nhìn sự sống và cái chết đã nước mắt đầm đìa.
Bác sĩ lại nói: “Cho dù làm phẫu thuật cũng chưa chắc có thể cứu được, lỡ như
ca mổ thất bại…”. Bố vỗ túi áo khẳng định, rồi đưa tay ngang đầu, ý nói: “Các ơng
cứu hết sức, cho dù khơng được, tiền có tốn bao nhiêu đi nữa, tơi cũng khơng một
lời ốn trách”.
Tình u vĩ đại của người bố không chỉ đang chống đỡ cho sinh mệnh của tơi
mà cịn đang chống đỡ cho lịng tin và quyết tâm để bác sĩ cứu tơi. Tơi được đưa
vào phịng mổ. Bố ngồi giữ bên ngồi phịng mổ, ơng đi tới đi lui bất an ngồi hành
lang, đi đến mịn cả đế giày! Ơng khơng hề rơi một giọt nước mắt nào, cứ ngồi chờ
suốt mười mấy tiếng đồng hồ đến nỗi miệng phồng rộp cả lên! Ơng khơng ngừng
cầu Phật trong hỗn loạn, cầu xin sự ban ơn của Chúa, khẩn cầu ban cho con gái ơng
sinh mệnh!
Trời cũng động lịng người! Tơi đã sống lại. Nhưng trong thời gian nửa tháng tôi
vẫn hôn mê, khơng hề có cảm ứng gì đối với tình u của bố. Đối diện với “người

thực vật” như tôi, mọi người đều mất đi lịng tin. Chỉ có bố, ơng túc trực bên giường
tôi, kiên định chờ tôi tỉnh lại! Bàn tay thô ráp của ông cẩn thận mátxa cho tôi, cổ
họng không thể phát ra âm thanh của ông liên tục a…a… gọi tôi, ông đang gọi:
“Con gái yêu, con tỉnh lại đi, con gái yêu, bố đang chờ con ăn đậu tương mới làm ra
đây!”.
14


Trong thời gian ấy, để kiếm cho đủ viện phí, bố đi khắp các ngôi làng mà ông
từng bán đậu hũ, bằng sự trung hậu và lương thiện của nửa cuộc đời, ông đã nhận
được sự ủng hộ đủ để con gái ông bước qua sợi dây sinh tử. Bà con cùng nhau góp
tiền và bố cũng khơng hề làm lơ với điều đó, ơng dùng bút bi ghi vào sổ bán đậu hũ
với nét chữ xiêu vẹo, chân thật: anh Trương Tam 20 đồng, Lý Cương 100 đồng,
thím Vương 65 đồng…
Vào một buổi sáng sau nửa tháng ấy, cuối cùng tơi cũng mở mắt ra. Tơi nhìn
thấy một ơng già gầy đến rút dạng, ơng mở to miệng, vì nhìn thấy tơi tỉnh lại mà vui
mừng đến a…a… gọi to lên, mái tóc bạc phút chốc bị những giọt mồ hôi xúc động
thấm đẫm. Bố, người bố mà trước đây nửa tháng tóc vẫn cịn đen, vậy mà chỉ trong
nửa tháng đã già đi như 20 năm!
Cái đầu bị cạo trọc của tơi dần dần mọc tóc, bố vuốt ve đầu tôi, cười dịu dàng.
Đợi đến nửa năm sau, khi tóc của tơi có thể tết thành lọn, tơi nắm tay bố, bảo ông
chải đầu cho tôi. Bố trở nên vụng về vơ cùng, ơng chải từng lọn tóc, suốt cả buổi
cũng khơng tết tóc được hình dáng mà ơng hài lịng. Tơi với đầu tóc được tết rối
bời, ngồi trên chiếc xe đẩy nhỏ được làm từ chiếc xe đậu hũ của bố. Có một lần bố
dừng xe lại, đến trước mặt tôi, làm tư thế ôm tôi, rồi làm một động tác ném đi, sau
đó vân vê ngón tay diễn tả đếm tiền, thì ra ơng muốn lấy tơi làm đậu hũ rao bán! Tơi
cố tình che mặt khóc, bố khơng nói gì bật cười lên, tơi nhìn qua khe hở ngón tay,
ơng cười đến ngồi xổm trên đất. Trò chơi ấy, cứ chơi cho đến khi tôi đứng dậy đi lại
được mới thôi.
Chúng tôi cùng nhau cố gắng trả hết nợ, bố cũng chuyển vào thành phố sống với

tơi, có điều ơng chăm chỉ cả đời rồi, thực sự không thể ngồi không được, tôi thuê
cho ông một gian nhà nhỏ làm đậu hũ ở gần đó. Đậu hũ mà bố làm rất thơm rất
mềm, miếng lại to nên mọi người đều rất thích ăn. Tơi lắp trên xe đậu hũ của ông
một cái loa bằng điện, mặc dù bố không nghe thấy âm thanh rao bán lanh lảnh của
tôi, nhưng ông hiểu được rằng, mỗi khi ông ấn vào cái nút phát trên loa ông sẽ
ngẩng đầu lên, niềm hạnh phúc và mãn nguyện tràn ngập trên gương mặt ông.
(Nguồn: />4113953.htm)
*****
LAO ĐỘNG CUỐI TUẦN
Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khơ
VŨ THỊ HUYỀN TRANG - Chủ nhật, 09/10/2022 08:00 (GMT+7)
Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm
bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phịng,
đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm khơng có thời gian ngẩng
mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè
ngay đầu ngõ. Liên ngt chồng:
Một xóm trọ của cơng nhân lao động. Ảnh: LĐ
- Liệu hồn. Lại ra đó mà đề đóm.
- Chỉ được cái ăn nói linh tinh. Lấy đâu ra tiền mà đề đóm. Anh em cả tuần làm
việc vất vả cũng phải để cho người ta giao lưu tí chứ.

15


- Em cịn lạ gì mấy người. Con sắp vào năm học mới rồi đấy, đủ thứ cần mua
sắm chi tiêu. Bà vừa đi viện về cũng cần có thêm tiền thuốc thang, tẩm bổ. Anh
làm gì thì làm, phải nghĩ đến mẹ già con thơ.
- Em nói nhiều thế, đau hết cả đầu.
Vài tấm lưng trần bóng nhẫy đi lướt qua mặt Liên. Một trong số đó cất giọng
ngân nga khàn đặc:

- Con gì ăn lắm nói nhiều, nhanh già lâu chết miệng kêu tiền tiền?
- Con vợ! Cả lũ đàn ông đồng thanh đáp rồi cười ha hả.
Liên ngồi trước cửa phòng thò tay vào với cuốn sổ chi tiêu để trên bàn, mở ra
xem. Những đậu, mắm, thịt, gạo chi chít trên cuốn sổ. Vài cái gạch đầu dòng ghi
riêng bằng bút đỏ là những khoản tiền tấm món dành gửi về quê trang trải. Cuối
tháng trong túi áo cơng nhân chỉ cịn vài đồng lẻ, nhiều hôm không biết phải xoay
xở thế nào. Dạo này công ty ít việc, có tuần chỉ làm ba buổi. Chẳng riêng gì cơng
ty của chị mà cả khu cơng nghiệp đều gặp khó khăn. Sau đại dịch, mọi thứ vẫn
chưa kịp ổn định lại. Đơn hàng khơng có, nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng.
Khó khăn là thế mà chồng chị còn chẳng chịu chỉn chu mà làm ăn. Cứ đi làm thì
thơi về đến nhà là tụ tập bài bạc, đề đóm. Giờ việc ít, càng nhàn cư vi bất thiện.
Liên càng nghĩ càng thấy rầu lòng. Bỗng tiếng xe máy đỗ xịch ngay bên cạnh, Vy
vừa thả bịch đồ xuống sân vừa than:
- Khiếp thật. Đi chợ thời buổi lạm phát cứ như mất cắp chị ạ. Cầm nửa triệu
bạc mà mua sắm chẳng đâu với đâu, cái gì cũng tăng giá. Ngày xưa mua hai nghìn
hành lá, giờ phải năm nghìn. Chưa nói đến gạo, thịt, rau củ quả. Cứ thế này thì
chết.
- Sắp năm học mới rồi. Chị lo quá.
- Ừm, lớn lo lớn, bé lo bé. Con nhà em thì sữa bỉm, thuốc thang. Tháng vừa rồi
ốm đôi lần mà đi tong nửa tháng lương chị ạ.
Hai người đàn bà bng tiếng thở dài nhìn ra bãi đất trống trước nhà. Ở đó cỏ
đã mọc um tùm, sau vài cơn mưa ngập nước đám rau muống thi nhau vươn dài leo
lên tận sân xóm trọ. Mấy năm trước bà chủ định xây thêm phòng trọ ở đó nhưng
sau dịch bệnh mọi thứ vẫn bỏ khơng. Xóm trọ hơn chục phịng được xây đấu lưng
vào nhau cho cơng nhân của khu cơng nghiệp cảng th. Phịng nhỏ, nóng nhưng
được cái mấy năm chưa tăng giá nên mọi người gắn bó lâu dài. Những chiếc xe
container chạy ầm ầm cảm tưởng như rung cả tường nhà, thường khiến Liên lên
cơn chóng mặt. Chị chống cằm ngó đăm đăm vào đống rác thải ngồi cổng xóm
trọ. Nhìn vào đó người ta có thể thấy được đời sống của những người cơng nhân.
Tồn vỏ mì tơm đủ loại, vỏ sữa, vài mẩu bánh mì mốc meo ruồi muỗi khơng thèm

đậu. Xóm trọ cứ thêm một đứa trẻ con là nhiều thêm vỏ thuốc ngoài bãi rác. Hết
thuốc bệnh đến thuốc bổ. Hết bịch to đến bịch nhỏ. Tuyệt nhiên người ta khơng
bao giờ nhìn thấy trong đống rác của xóm cơng nhân có bơng hoa nào. Ngay cả
sau những ngày lễ tình nhân, ngày mồng tám tháng ba, hai mươi tháng mười.
Người ta chỉ thấy vỏ lon bia và đầu thuốc lá...
Mùa mưa. Cứ tầm bốn, năm giờ chiều là cơn giơng ập đến. Có hơm mưa dai
dẳng cho đến tận đêm. Chớp nhống nhồng, sấm uỳnh uỳnh cộng thêm tiếng xe
container chạy ngoài đường khiến mọi thứ ầm ĩ đến khó chịu. Mấy chị em Liên tan
ca, nhìn ngoài trời mưa bão mà ngán ngẩm. Liên bảo:
- Hay là chờ một lúc nữa ngớt mưa thì về?
16


- Nhưng biết bao giờ mới tạnh. Con em có khi đang thức đợi mẹ về. Mà tự
nhiên em thấy nóng ruột q.
- Khơng sao đâu. Ở nhà đã có bố nó.
Nói xong câu đó chính Liên cũng cảm thấy bất an. “Mưa ở xứ này biết bao giờ
mới tạnh. Em phải về đây”, Vy nói vậy trước khi phóng xe ra ngoài trời. Suốt đoạn
đường chạy dọc bến cảng gió biển thổi rin rít bên tai. Đã có lúc tưởng như gió quật
ngã cả người lẫn xe. Mưa xối vào mắt, cay xè, loạng choạng khơng nhìn thấy
đường đi. “Chết rồi” Liên tự nhủ khi xung quanh không một bóng nhà để trú tạm.
Cả đoạn đường dài là bãi container và kho bãi hàng hóa. Bóng Vy vẫn loạng
choạng phía trước, Liên cố gắng bám theo. Chị chợt nhớ tới lời mẹ dặn, bất cứ lúc
nào cảm thấy nguy hiểm và sợ hãi thì hãy niệm Phật. “Nam Mơ A Di Đà Phật”.
Miệng Liên niệm liên hồi, nước mưa mằn mặn trên mơi. Cuối cùng xóm trọ cũng
hiện ra trước mắt. “Thêm một chút nữa thôi”, Liên tự nhủ. Cho đến khi xe chui tọt
vào cổng xóm trọ Liên mới biết là mình cịn sống. Chưa kịp hồn hồn thì tiếng trẻ
con gào khóc lẫn trong tiếng mưa gió khiến Liên chột dạ. “Con ơi! Mẹ đây”- Vy đã
kịp mở chốt cửa lao nhanh vào phòng. Thằng bé ngã nhào xuống đất tự bao giờ,
đang bò lồm ngồm gào khóc vì sợ hãi. Trán nó nổi một cục sưng vù. Xung quanh

thằng bé mớ dây điện nhì nhằng nối với dàn máy tính vẫn đang bật bài hát ru. Vy
lao đến ơm con khóc nghẹn. Liên vỗ về Vy, nước mắt cũng ứa ra. Lao ra khỏi
phòng Vy, Liên tức giận đập cửa từng phịng trong xóm trọ. Căn phịng cuối cùng
dãy nhà phía sau bật mở. Bảy gã đàn ơng đang chúi đầu vào bộ bài giật mình
ngoảnh ra nhìn. Liên khơng nhớ mình gào lên những gì. Chị khơng nghe thấy tiếng
của chính mình vì tiếng mưa dội rào rào trên mái tôn, tiếng sấm chớp ầm ầm. Đám
đàn ơng tản ra ai về phịng ấy.
Bữa cơm chiều hơm đó khó nuốt hơn hẳn mọi khi. Bởi lúc nãy thôi đã không
ai trong số họ lôi được Vy ở lại. Trời còn chưa ngớt mưa, cũng tối muộn rồi, khơng
biết ra bến xe có cịn chuyến nào về quê Vy không nữa. Tự nhiên Liên ân hận vì
vừa nãy khơng cùng lên taxi theo mẹ con Vy. Nhỡ mà con bé nghĩ quẩn làm điều
gì dại dột thì sao...
Trời tạnh mưa, như thường lệ mọi người ra cửa phịng ngồi. Mấy gã đàn ơng ra
bộ bàn ghế đá ngoài sân ngồi pha trà. Thúc - chồng Vy thở dài bảo:
- Tại mưa to quá, con khóc mà em khơng nghe thấy.
- Thơi đừng có đổ tại trời. Con cịn bé bỏng như thế, nó phải được ẵm bồng,
nâng niu, nựng nịu. Mưa bão, sấm chớp đến người lớn cịn sợ mà em bỏ con ở một
mình. Vy nó q thiệt thịi vì ơng bà nội, ngoại hai bên mất sớm khơng có ai đỡ
đần. Em là chồng, là cha mà khơng biết thương lấy vợ con mình. Lần này Vy nó
địi ly hơn bọn chị cũng chẳng khuyên can. Nếu nhìn thấy cái dáng siêu vẹo của vợ
mình đi giữa trời bão gió để về nhà với con, em mới thấy xót thương chăng? Liên
nói mà nước mắt ứa ra. Mấy chị em phụ nữ khác mặt rầu rĩ, góp lời.
- Cịn mấy anh nữa. Đi làm bạc mặt được mấy đồng lương công nhân rồi
nướng vào đề đóm, bài bạc. Cầm những đồng tiền sát phạt nhau ăn có thấy ngon
miệng hay khơng? Đó là tiền sữa của lũ trẻ con. Tiền thuốc của bố mẹ già. Đồng
tiền mồ hôi nước mắt của những người vợ như em. Mấy năm nay em còn chưa
dám mua bộ quần áo mới nào. Chưa từng biết ra quán gội đầu. Ra chợ mua cái cặp
tóc cịn cầm lên đặt xuống.

17



- Các anh cứ thế thì xác định tan cửa nát nhà. Chẳng ai chịu đựng được mãi,
rồi cũng như cái Vy ôm con mà đi. Đời công nhân đã vất vả lắm rồi mà không biết
thương nhau...
- Thằng nhỏ ngã sưng đầu khơng biết có sao khơng các chị? Em gọi mãi mà Vy
không nghe máy.
- Bây giờ chú mới thấy xót thấy sợ à?
- Chắc mai em phải về quê sớm xem mẹ con nó thế nào.
Ấm trà đã cạn. Từng ấy con người ngồi im lặng, không ai nói với ai câu gì nữa.
Ngồi đường đã thưa vắng dần người. Gió thổi vào từ biển mặn chát vành mơi.
Tiếng điện thoại của ai đó reo vang:
- Cái Vy gọi à?
- Không! Nhà máy gặp sự cố, sếp gọi vào tăng cường cùng anh em. Suốt đêm
chẳng biết có xong khơng? Mấy lần trước cũng trắng đêm rồi.
- Sao dạo này công ty anh hay gặp sự cố thế nhỉ?
- Trước đốt than. Nhưng để tiết kiệm các sếp mua vỏ điều về trộn đốt cùng.
Nhưng đốt thế lớp sơi trong lị khơng ổn định nên mới hay sự cố. Mệt lắm, cứ đốt
vỏ điều thế này khéo anh xin nghỉ việc. Nhìn người ngợm xem lúc nào cũng đen
thui. Lắm hơm chui từ lị ra cảm tưởng như cơ thể mình bị vắt cạn nước rồi.
- Thơi cố gắng anh ạ. Sau dịch bệnh nhà máy khó khăn nên mới xoay xở đủ
đường để anh em công nhân mình có việc làm, thế là tốt rồi.
- Ừ, thì biết làm sao...
***
Một hơm, lúc mọi người trong xóm trọ đang chuẩn bị cơm chiều thì bà chủ dẫn
theo một người đến th phịng. Đó là một cậu thanh niên trẻ măng, trơng sáng
sủa, cao ráo, tính tình có vẻ cởi mở, dễ gần gặp ai cũng tươi cười chào hỏi. Căn
phịng trọ cuối dãy bị bỏ khơng từ sau dịch. Khi cánh cửa mở ra mùi ẩm mốc xộc
thẳng ra ngoài. Bản lề cánh cửa bung vài mảng vơi trắng hếu. Trên tường cịn dán
mấy bức ảnh trẻ con cười tươi như hoa. Đôi vợ chồng thuê trọ cũ khăn gói về quê

trong đợt dịch, chắc nghĩ sẽ quay trở lại nên vẫn cịn vài món đồ đạc trong phịng.
Ngay cả những bức ảnh gia đình cũng cịn để lại ngun vị trí. Cơ chủ khơng lỡ
dọn đi, cứ để phịng chờ đợi mãi. Lúc cơ định với tay gỡ mấy bức ảnh con nít
xuống, cậu thanh niên ngăn lại:
- Cứ để đấy cô ạ. Trẻ con cười là đáng u nhất.
Cậu ta nhìn quanh thấy đâu dó bóng dáng một đứa trẻ tinh nghịch trên những
hình vẽ nguệch ngoạc trên tường. Trên bông hoa gặp bằng giấy màu xanh, đỏ.
Trên vài thông điệp yêu thương ghi nắn nót trong cuốn sổ con con. Cơ chủ bảo
mọi người:
- Thằng bé tên Trung, quê ở Yên Bái, làm công nhân nhà máy phân lân. Em nó
ít tuổi, nên có gì các anh chị bảo ban, giúp đỡ em nó nhé.
- Cô khỏi lo. Cùng cảnh xa quê phải thương nhau chứ.
Từ hồi Trung về ở, xóm trọ vui hẳn lên. Thằng nhỏ thích chơi đàn guitar nên
tối đến thường trải chiếu ra ngồi sân đàn ca hát hị. Cuối tuần mấy anh chị em rủ
nhau nấu nướng chung, ai có gì góp nấy. Có khi chỉ là nồi lẩu ấm cúng cũng đủ để
mọi người vui vẻ, gắn kết với nhau hơn. Trung là người hoạt bát, lại có tay nghề
sửa chữa điện tử điện lạnh nên ngoài giờ làm ở nhà máy cậu bàn với anh em tính
chuyện kiếm thêm tiền. Mỗi người mỗi việc, ai giỏi cái gì phát huy cái đó. Bên
ngồi xóm trọ có thêm tấm biển nhận sửa chữa, điện nước, điện lạnh. Người lo
18


đăng tin quảng cáo trên các trang tin của khu công nghiệp. Người lo kiếm đơn
hàng ở các nhà xưởng, cơng trình. Cơng việc làm thêm bận rộn dần kéo cánh
người đàn ơng trong xóm trọ khỏi bộ bài và những trị đỏ đen, may rủi.
Bọn trẻ con thích mê chú Trung. Gì chứ mấy trị chơi dân gian là chú Trung
biết tuốt. Vặt lá mít ngồi vườn làm thành con ghé ọ. Cầm viên phấn vẽ ô quan ở
giữa sân, nhặt thêm vài nắm sỏi cũng đủ để mấy đứa nhỏ rời mắt khỏi màn hình
điện thoại, ti vi. Ống phốc, con quay, diều giấy toàn là chú Trung làm. Mấy chị em
trong xóm bảo nhau nhất định phải tìm cơ nào thật xinh, thật ngoan mới chịu “gả”

chú Trung đi lấy vợ.
Phố cảng sau mùa mưa dài lại đến những ngày nắng chang chang. Chui ra khỏi
nhà máy, cơng xưởng là mồ hơi đầm đìa lưng áo. “Khổ tận cam lai” qua những
ngày khó khăn vất vả nhiều công ty đã làm ăn khởi sắc. Đời sống của anh chị em
cơng nhân cũng vì thế mà tốt lên. Trước kia từng có những ngày chị em Liên sợ
phải trở về nhà. Sợ đối mặt với cơm, áo, gạo tiền và ông chồng lúc nào cũng đàn
đúm rượu chè, bài bạc. Sợ khơng khí ngột ngạt hiện trên khn mặt những người
đàn bà khắc khổ, quanh năm chiu chắt, vá víu. Nhưng giờ thì khác, hơm nào
khơng tăng ca là mấy chị em Liên đều gắng trở về thật nhanh. Để tạt qua chợ mua
ít đồ tươi ngon nấu cho chồng con ăn. Mấy ơng chồng có khi bận việc ở nhà máy,
rồi lại việc làm thêm bên ngoài đến tối muộn mới về. Đâu đó tiếng giục chồng tắm
nhanh cho mát cịn ăn cơm. Tiếng người chồng nói “có mấy trăm tiền cơng sửa
điều hịa anh để trong túi áo. Em cầm mai mua cho con bộ quần áo mới”. Tiếng vợ
chồng bàn với nhau: “Tháng tới lĩnh lương phải cho con đi học thêm Tiếng Anh ở
trung tâm. Thời buổi này phải có ngoại ngữ mai này mới dễ phát triển được”.
Những âm thanh thường nhật ấy vang lên cùng tiếng bát đũa lao xao cho một mâm
cơm chiều đầm ấm...
Một buổi chiều cuối tuần, ráng đỏ hồng hơn bng xuống thành phố biển.
Lúc cả xóm đang tắm giặt, nấu nướng thì có tiếng xe taxi dừng ở cổng. Liên dừng
nhặt rau ngẩng mặt lên ngỡ ngàng thấy bóng dáng phụ nữ thân quen đang bế theo
đứa nhỏ bước xuống xe. “Vy đấy à?”, tiếng reo của Liên khiến những cái đầu thò
ra khắp các cửa phòng. “Thúc ơi! Vợ con em xuống kìa”. Thúc chạy ra ngồi, trên
tay vẫn cịn cầm đơi đũa đang xào nấu dở. Lưng trần lấm tấm mồ hôi, Thúc lao ra
ôm lấy vợ con mình. “Hai mẹ con xuống sao khơng nói để anh đón. Để bố bế Thóc
xem có lớn khơng nào? Thóc có nhớ bố khơng?”. Tay bế con, tay xách đồ, Thúc
như quên hết mọi thứ xung quanh. Mấy chị em chạy lại nắm níu lấy Vy. Người
khen “về quê trắng trẻo, xinh hơn hẳn”. Người nói “Thúc dạo này khác xưa rồi,
chỉn chu làm ăn lắm”. Người giục “đi đường xa chắc mệt, vào nhà tắm giặt nghỉ
ngơi cứ để bố con nó ơm ấp lấy nhau cho đỡ nhớ”.
Vy tắm gội xong cảm giác dễ chịu quá. Cũng đã gần bốn tháng kể từ ngày ôm

con rời xóm trọ. Bốn tháng đủ để vợ chồng nhìn lại, xem có cịn cần nhau nữa hay
khơng. Cũng đủ để vì nhau mà cố gắng sửa sang lại bản thân. Hơm nay trở lại xóm
trọ lịng Vy nhẹ nhõm q chừng. Lúc đứng ngồi sân lau cho khơ tóc, Vy chợt
nhìn thấy những bơng hoa hồng khơ vứt ngồi bãi rác trước cửa xóm trọ. Vy ngạc
nhiên hỏi chị Liên:
- Ủa! Xóm mình giờ cịn có người thích cắm hoa nữa sao?
- À! Hoa ngày phụ nữ Việt Nam của các ơng chồng đó? Ai bảo em vắng mặt,
lần sau nhận bù nha!
- Mà sao tự nhiên mấy ông ấy lại trở nên lãng mạn vậy?
19


- Là tại em khơng chịu cập nhật tình hình đấy. Xóm có cậu Trung mới về, biết
quan tâm đến mọi người lắm. Nghe cậu ấy “chỉnh đốn” mấy ông mới chịu sửa sai
đấy.
Xe rác đỗ xịch trước ngay cửa xóm. Chẳng mấy chốc những bơng hồng khơ đã
được hót đi. Nhưng nó đọng lại trong kí ức của Vy một thứ gì mới lạ và lấp lánh.
Ngay cả lúc ngồi ăn bữa cơm sum họp cùng chồng, những bông hoa ấy cứ hồi sinh
tươi thắm, bung từng cánh mỏng, thoang thoảng tỏa hương trong suy nghĩ của
Vy...
Bà tôi- Xuân Quỳnh
Bà tơi vẫn thường hay nói với tơi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người
già như ngọn đèn trước gió, khơng biết tắt lúc nào”.
Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới. Bà xới cho
bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi. Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn
sau. Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo bà phải nghỉ
một tí cho đỡ mệt rồi bà mới ăn. Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng
cơm, một miếng cháy. Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tơi, nếu tơi có vẻ thích ăn
món gì thì bà lại ít ăn món ấy. Có khi bà cần chan một ít nước dưa hoặc ăn với một
vài quả cà pháo là xong bữa.

Lại còn chỗ nằm của bà thì rất đơn giản: một miếng ván hay một cái chõng nhỏ
cũng đủ để bà ngủ ngon (mặc dù bà rất tỉnh ngủ).

20


Suốt những năm thơ ấu, tôi thường ngủ cạnh bà. Tơi cịn nhớ là bà nằm rất ít chỗ,
có khi bà chỉ nằm nghiêng suốt đêm bên lề cái phản hẹp, cịn tơi thì vùng vẫy xoay
xở gần hết cả phản. Khi ấy tôi cũng không hiểu là do bà tôi bé nhỏ hay là bà quen
nằm hẹp như vậy.
Bố mẹ tơi đi làm cả ngày, chỉ có bữa ăn, sáng sớm và chiều tối là đầy đủ cả gia
đình. Trong bữa ăn, mẹ tôi thường trao đổi với bà về giá cả chợ búa, cịn bố tơi thì
thỉnh thoảng kể chuyện về cơ quan của bố tôi v.v… Hàng ngày chỉ có tơi và bà tơi
là ở gần nhau và hay chuyện trị với nhau nhiều nhất. Tơi đi học một buổi, về lại
quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo. Khi ngồi khâu,
bà hay kể cho tôi nghe bao nhiêu là truyện: Truyện Kiều, truyện Nhị Độ Mai…
những truyện vần, bà thường thuộc từ đầu đến cuối. Có lúc bà lại kể chuyện về bố
tơi, hồi bố tơi cịn bé hay đau ốm như thế nào, bà đã phải nuôi bố tôi vất vả như thế
nào v.v… Bà kể đi kể lại những chuyện như vậy làm tôi cũng thuộc làu đến nỗi
nếu như bà kể câu trước là tơi có thể tiếp câu sau được.
Mấy lần bố tôi bắt gặp bà đang kể chuyện cho tôi nghe, bố tôi nhăn nhó gắt bà:
“Bà chỉ lẩm cẩm”. Bà tơi mỉm cười và thơi khơng nói nữa.
Có hơm tơi nghe thấy bố tôi phàn nàn với mẹ tôi là: “Bà độ này lẩm cẩm q,
nói nhiều mà lại hay qn!”. Mẹ tơi công nhận: “Đúng đấy, ai lại hôm nọ bà vừa
rửa bát mà qn khơng khố máy nước! Ở nhà tập thể, chung đụng với nhau,
người ta nói cho rát cả mặt!”
21


Gia đình tơi ngày càng thêm va chạm giữa bố mẹ tôi với bà tôi. Đầu tiên là

những chuyện vặt rồi qua đi, rồi lặp lại. Mỗi lần lặp lại thì chuyện càng to và càng
nặng nề hơn. Đấy là một lần bà đi chợ, bị mất cắp cái phiếu thực phẩm. Mẹ tơi nói
bâng quơ:
– Thế là tháng này nhịn! Nước mắm chẳng có, thịt cá cũng chẳng có! Lấy tiền
đâu ra mà mua thực phẩm chợ đen!
– Tôi đâu muốn thế, – bà tơi nói một cách ăn năn – chẳng may thôi. Thực ra tôi
cũng đã đề phịng kẻ cắp rồi, tơi vẫn giữ khư khư lấy cái túi áo để tem phiếu, ai
biết đâu lúc đưa tay ra trả tiền hàng rau thì nó rút mất. Phòng kẻ ngay chứ phòng
thế nào được kẻ gian.
– Đề phịng gì! – Bố tơi day diết. – Bà thì cần giữ gìn gì cho gia đình. Bà có
làm ra tiền đâu mà bà biết xót.
Nghe vậy, bà tơi tái mặt đi rồi bỗng nổi cáu lên đùng đùng:
– A, ra là bây giờ anh cậy làm ra tiền nên anh có quyền mắng tơi! Phải, bây giờ
tơi già rồi, tôi không làm được ra tiền nữa nên anh khinh tơi. Anh có biết đâu ngày
xưa tơi đã ở vậy ni dạy anh nên người. Biết bao nhiêu là khó nhọc.
– Ai đẻ con ra mà chả phải nuôi. – Bố tôi cãi.
– Trời cao đất dày ơi, – bà tơi khóc, – tơi khơng ngờ anh lại bạc như thế. Có
con như thế này cịn khổ tâm hơn là khơng có con! Thơi, từ nay anh hãy coi như
anh khơng có mẹ. Để tơi đi đằng nào tơi đi…
Tơi nhìn bà, nhìn bố mẹ, lịng thấy sợ hãi khổ sở mà khơng biết làm thế nào.
Tơi khóc ồ lên. Cả nhà im dần. Bà ơm tơi vào lịng, lau nước mắt cho tơi, nước
mắt bà lại càng rịng rịng.
Tối hôm ấy bà trằn trọc không ngủ, tôi biết hết nhưng cứ nằm yên giả vờ ngủ.
Rồi bà dậy xếp dọn đồ đạc của bà: vài bộ quần áo, một cái khăn len đã cũ mà thỉnh
thoảng bà mới chít, một hộp đồ khâu (trong đó có ba cái kim, hai cuộn chỉ và
nhiều vụn vá các màu), hai cái lược – một lược thưa, một lược bí. Bà xếp tất cả
những thứ đó vào trong một cái túi du lịch đã cũ. Nhìn những đồ đạc ít ỏi và tầm
thường của bà, tơi cứ tấm tức khóc thầm. Tơi nghẹn ngào bật dậy nói:
– Bà ơi, bà thu xếp đồ đạc để làm gì thế bà?
– À, bà về Vĩnh Tuy chơi vài hôm con ạ. Bà về nhà bà Hai Tuất, em gái bà ấy.

– Bà đừng đi đâu, đừng đi đâu, – tôi chạy lại nắm chặt cánh tay bà, – bà ở đây
với cháu kia.
Bà ôm tôi an ủi:
– Con đi ngủ đi. Bà chỉ đi vài hơm cho nó khy khoả rồi lại về. Con đừng lo.
Sáng hôm sau, bà vẫn dậy sớm nấu cơm như thường lệ. Cả nhà ngồi im lặng
lẽ, chẳng ai nói với ai câu gì. Ăn xong, bố mẹ tơi đi làm, cịn tơi thì đi học. Trong
khi học tơi rất sốt ruột, chỉ mong chóng hết giờ để về nhà sớm, may ra còn gặp bà.
Nhưng khi về tới nhà thì bà tơi đã đi rồi. Cửa phịng đã khố. Tơi đứng trước cánh
cửa im lìm mà muốn gào lên khóc. Vừa lúc đó có bác Tồn hàng xóm gọi tôi vào
bảo:
– Bà cháu xuống Vĩnh Tuy chơi rồi, chìa khố bà gửi bác đây này.
Tơi mở khố vào nhà, thấy trên bàn học của tơi có một quả trứng gà và hai múi
bưởi, bên cạnh là một tờ giấy có ghi dịng chữ rất to và nắn nót của bà: “Bưởi và
trứng gà bà phần con. Cơm bà ủ ở trong chăn và canh ở ngồi chạn”. Tơi gục mặt
xuống bàn khóc nức nở, tơi cảm thấy bà tôi chẳng muốn về đây nữa.
22


Chiều. Bố mẹ tôi về, tôi kể lại mọi chuyện rồi lại khóc. Mẹ tơi bực mình mắng
tơi:
– Đồ dở hơi! Bà đi chơi thì việc gì mà phải khóc.
– Con sợ bà không muốn ở đây nữa.
– Bà muốn ở đâu mặc bà! – Bố tôi quát: – Câm ngay, khơng tao cho mấy roi
vào đít bây giờ.
*
Từ hơm ấy bố mẹ tôi phải dậy sớm, bố xách nước cịn mẹ thì nấu cơm. Khi đi
làm, mẹ mang theo tem phiếu để đi chợ. Những ngày ấy bố mẹ tôi hay gắt gỏng
với nhau y như mỗi người ở một “phe” ấy. Mọi khi có bà tơi ở nhà thì mình bà một
“phe”, cịn bố mẹ tơi ở một “phe”.
Vài hơm sau khi đi, bà tơi có về thăm tơi, mang quà cho tôi rồi lại đi ngay. Bà

bảo bà cịn đang bận bóc lạc th cùng với bà Hai Tuất. Có việc làm cũng đỡ
buồn, lại kiếm được tiền để sinh sống. Từ đó thỉnh thoảng bà lại lên thăm tôi và
lần nào cũng mang quà cho tôi, khi thì nắm táo, khi thì mấy quả ổi hoặc chùm dâu
gia v.v…
Có lần bà mang về bao nhiêu là bánh bỏng xếp trong túi ni-lông, mà không
hiểu sao, bà chỉ lấy ra cho tôi hai cái. Bà hỏi về học hành, về ăn uống của tơi. Bà
dặn dị tơi phải để ý đến thời tiết nóng lạnh mà mặc quần áo đề phịng bị cảm. Tơi
vâng dạ cho qua rồi lại mải đi chơi.
Dần dần tôi cũng quen biết nếp sống trong gia đình khơng có bà. Thỉnh thoảng
tơi cũng nhớ đến bà nhưng khơng cịn cảm thấy khổ sở như ngày bà mới đi nữa.
Một đêm trời nóng, tơi lên sân thượng chơi (những đêm trời nóng, hầu hết ở
nhà tập thể này đều lên sân thượng cho mát). Tơi nghe thấy bác Thái nói nhỏ với
cơ Nghĩa:
– Này, cơ có biết khơng, hơm nọ tơi nhìn thấy bà thằng Minh đi bán bỏng ở tàu
điện đấy.
– Đời nào có chuyện ấy, – cơ Nghĩa nói, – hay chị trơng nhầm. Bà cụ ấy là
đàng hồng lắm. Con giai, con dâu đều là cán bộ cả, gia đình hồ thuận. Cụ ấy
thương con quý cháu. Vả lại ông con giai duy nhất, bố thằng Minh ấy, đời nào để
cho bà cụ đi bán bỏng như vậy. Cụ gần tám mươi tuổi rồi cịn gì.
– Thì chính mắt tơi trơng thấy mà lại. – Bác Thái nói quả quyết. – Tơi nhìn rất
gần và lại nghe rõ cả tiếng nói của cụ nữa. Khi tàu đỗ, cụ đi dọc theo thành tàu,
cầm gói bỏng giơ lên và chào mời: “Các ông, các bà ơi, mua bỏng cho tôi. Ông ơi
mua hộ tôi, bà ơi mua hộ tôi đi!” Mà trông cụ hồi này tiều tuỵ thật, lưng cịng thêm
nhiều, tóc bạc trắng xố và nước da thì xấu xấu là! Nhìn người già quả thực khơng
ai lại hình dung được người ấy ngày xưa lại có nhan sắc! Thế mà ngày cịn trẻ cụ
là người có nhan sắc và nết na lắm đấy. Tội nghiệp! Biết đâu bây giờ lại khổ! Cũng
may là hơm đó cụ khơng nhìn thấy tơi, vả lại tơi cũng có ý lánh mặt, sợ cụ gặp
người quen, cụ tủi.
Thì ra bà tơi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi,
cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà khơng? Lúc này bà

làm gì, ở đâu? Sao bà khơng về với cháu đi bà!
Ơi, tơi như nhìn thấy bà tơi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên
trước mặt hành khách nài nỉ: “Ơng ơi, bà ơi mua bỏng giúp tơi đi!”. Nhưng con tàu
vơ hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tơi tóc bạc, lưng cịng, đứng
chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tơi, tơi cũng vơ tình như con tàu, tơi chẳng
23


để ý gì đến bà tơi, tơi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tơi thơi!
Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tơi đã vội bỏ đi với những
trị chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi,
tơi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy
ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, cịn bố tơi đang xách nước lên.
– Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói
với bố mẹ.
– Thằng này hơm nay lạ thật. – Bố tơi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?
– Thì con cứ nói đi, – mẹ tơi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.
– Không , cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.
Mẹ tơi vào, nhìn tơi lo lắng:
– Hay con có chuyện gì ở lớp?
– Khơng.
– Hay con đánh nhau với bạn nào?
– Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?
– Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà
thương?
– Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ
có biết khơng?
– Biết, – bố tơi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.
– Cịn sao nữa! – Tơi nghẹn ngào: – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ
thân bà!

– Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.
– Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng
hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ
nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi
bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tơi ồ lên khóc. – Ước gì
bây giờ con đã lớn để con ni được bà!
Bố mẹ tơi lặng lẽ nhìn tơi rồi lại nhìn nhau. Bố tơi đặt một bàn tay lên vai tơi
rồi nói:
– Thơi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!
Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng
sang vai tơi. Mẹ tơi cũng nghẹn ngào:
– Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống
Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.
Tơi ngoan ngỗn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt
được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được
sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, khơng hiểu sáng mai bà tơi có cịn gặp
được tơi khơng? Bà tơi vẫn thường hay nói với tơi: “Bà sống được ngày nào hay
ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, khơng biết tắt lúc nào”.
Nguồn: Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005
Văn học trẻ sưu tầm tổng hợp
TÌM BỐ - XUÂN QUỲNH

24


Trước kia tơi cũng có một người bố, tơi thường gọi rõ cả tên bố tơi là “bố Hải”. Vì
tơi yêu bố tôi, tôi gọi thế để phân biệt rõ bố tôi với bố các bạn khác.
Năm ấy tôi mới lên bảy tuổi, tôi rất hay leo trèo nghịch ngợm, làm bố tơi vất
vả vì tơi nhiều. Có lần nhà tôi mới làm gác xép xong, cầu thang gỗ mới đặt gá vào
chưa chằng buộc gì, tơi khơng biết liền nhảy phóc lên rất mạnh, thế là cả cái cầu

thang trượt đi, đổ sập xuống sàn đá hoa, đập lên hai bàn chân tôi. Tôi ngất lịm đi.
Khi tỉnh dậy tơi thấy mình đang nằm trong bệnh viện, hai bàn chân quấn đầy băng
và đau ghê gớm. Bên cạnh tôi là bố Hải và mẹ tơi đang ngồi nhìn tơi lo lắng.
- Con có đau lắm khơng? Bố tơi hỏi.
- Con q rồi – tơi khóc – Khơng đi được nữa rồi.
- Không què được đâu – bố an ủi – Con chịu khó nằm yên rồi sẽ khỏi.
- Con nghịch quá! - Mẹ tôi bảo, giập nát cả mười đầu ngón chân, bố Hải phải
bế con chạy ngay đến bệnh viện.
Khi khỏi chân, ra viện được một thời gian, tôi lại gây ra một vụ rắc rối khác.
Tôi sang chơi hàng xóm, vật nhau với bạn Minh, ngã vào cái phích thế là vừa bị
bỏng vừa làm vỡ ruột phích. Lần ấy bố Hải phải mang cái phích nhà tôi sang đền
nhà bạn Minh. Lại phải thuốc thang, chăm sóc tơi hàng tuần tơi mới khỏi.
Biết tính tơi hay nghịch ngợm, bố Hải mua tre về rào chắn thêm ở các lan can
gác. Các loại thuốc uống bố cất vào trong tủ khóa lại vì sợ tơi hay bắt chước người
lớn uống lung tung, mà tính tơi lại tham, uống thuốc cũng uống nhiều và chọn viên
to. Bố còn dặn mẹ là khi nấu nướng phải hết sức chú ý, đừng cho tôi xông vào bếp,
quai chảo đang đun phải quay vào phía trong đề phịng tơi bất thình lình với vào
chảo. Các tai xoong và quai ấm đều được quấn bọc bằng dây điện bọc ni lông để
lỡ tơi có cầm vào thì khơng bị bỏng…
Bố Hải tơi cẩn thận và tháo vát, các việc chính trong nhà thường do bố tơi lo
liệu vì mẹ tơi thì vụng lại bị yếu tim. Thỉnh thoảng mẹ tôi thường bị xây xẩm mặt
mày. Nghe người ta nói là khi sinh tơi mẹ cũng st chết. May nhờ có ơng bác sĩ
giỏi mổ cho và nhờ bố tơi chăm sóc hết lịng mới qua khỏi.
Trong khu tập thể nhà tơi, bố Hải nổi tiếng là người chăm sóc gia đình rất chu
đáo. Ai cũng bảo mẹ tôi là:
- Chị thật là hạnh phúc. Có người chồng thương yêu, chăm sóc vợ con hết ý
đấy.
Mỗi lần nghe vậy mẹ tôi chỉ mỉm cười, lặng lẽ mà nét mặt mẹ vẫn có gì như là
buồn buồn thế nào ấy. Đúng là bố Hải tôi rất chăm chỉ, thương yêu tôi và chả bao
giờ to tiếng với mẹ tơi, nhưng hai người rất ít chuyện trò vui vẻ với nhau, thường

chỉ trao đổi với nhau về những việc cần thiết trong gia đình. Hình như đêm khuya
hai người thường rì rầm nói chuyện gì với nhau nhưng mà tơi khơng để ý – vì lúc
đó tơi đã buồn ngủ q rồi.
Có một đêm tơi chợt tỉnh dậy, vẫn thấy bố mẹ tơi rì rầm trị chuyện. Tự nhiên
tơi nảy ý tị mị lắng nghe xem hai người nói gì. Lúc ấy tơi đã tỉnh ngủ hẳn nhưng
vẫn giả vờ như đang ngủ say lắm.
- Anh đã cố gắng quên đi tất cả – bố tơi nói – Vì em vì đứa trẻ, sáu bảy năm
trời nay, mà hình như em vẫn chưa quên mọi điều, hơn nữa hắn ta vẫn còn liên hệ
với em, hắn không cho anh sống yên được nữa.
- Anh tha lỗi cho em – mẹ tơi nói – và hiểu cho em khơng phải là như thế. Đó
chỉ là sai lầm trong chốc lát. Hồi ấy em thật là khổ sở về mọi điều. Anh thì đi bộ
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×