Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TỔNG hợp các câu hỏi LỊCH sử TRONG đề THI ĐÁNH GIÁ NĂNG lực 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.31 KB, 7 trang )

BỘ CÂU HỎI KHOA HỌC LỊCH SỬ- 202
Câu 1:

Đâu là tác phẩm đầu tiên Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp?
Đáp án: Tờ báo “Người cùng khổ” (1921)
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 82
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước ở Angieri, Maroc,...thành lập Hội Liên
hiệp thuộc địa ở Pari. Báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan
ngôn luận của hội. Người còn viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân,...đặc biệt là
viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản 1925 tại Pari)

Câu 2:

Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam chính thức hồn tồn giải phóng?
Đáp án: Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975
Tư duy:
Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân hoàn thành trong cả nước

Câu 3:

Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?
Đáp án: Mĩ
Tư duy:
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng
nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật
Bản phải “mở cửa”. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó,
Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mơ-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán

Câu 4:



Thành tựu nổi bật của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ở Liên Xô (1945 - 1950):
Đáp án: Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 10: Công cuộc khôi phục về kinh tế (1945-1950)
Với tinh thần tự lực tự cường nhân dân Liên Xô đã dành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục
kinh tế (1945-1950) trong thời hạn 4 năm 3 tháng.

Câu 5:

Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào dưới đây?
Đáp án: giai đoạn từ 1960-1973 (hoặc những năm 70 của thế kỉ XX)
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 54:
Từ năm 1952-1960 nền kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến
năm 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây phản ánh tính chất của Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955)?
Đáp án: Là liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Châu Âu
Tư duy:
Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Cộng hòa
Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh
chính trị - qn sự mang tính chất phịng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Câu 7:

Nguyên tắc nào dưới đây được Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ
(6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954)?



Đáp án: Không vi phạm chủ quyền quốc gia
- Đối với Hiệp định Sơ bộ: mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân
Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều
khoản của các hiệp định khơng có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi
Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi
về kinh tế, văn hóa chứ khơng có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Đối với Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương: Việt Nam đã có q trình đấu tranh lâu dài và
bên bỉ mới có chiến thắng ngày hơm này, nếu có điều khoản nào vi phạm đến chủ quyền quốc
gia thì khác nào thành quả đó cũng bằng khơng. Ngun tắc khơng vị phạm chủ quyền quốc gia
luôn được giữ vững. Hiệp định này được kí kết là hiệp định đầu tiên Pháp và các nước công
nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ.
Câu 8:

Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), 3 nước ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
những nước nào dưới đây?
Đáp án: Indonexia, Việt Nam, Lào
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 25:
Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), nhân dân Đông Nam Á đứng lên
đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.
Trong đó có 3 quốc gia tuyên bố giành độc lập sớm nhất là Indonexia (17-8-1945), Việt Nam
(2-9-1945) và Lào (12-10-1945)

Câu 9:

Mở đầu cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta tấn công vào khu vực nào?
Đáp án: Quảng Trị


Tư duy:
Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm
hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp toàn chiến trường miền Nam. 6-1973 chọc
thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
(hoặc: đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào cộng sản,...)
(hoặc: khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ)
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 44
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với mưu đồ làm bá chủ thế
giới. Chiến lược toàn cầu được thực hiện qua nhiều đời Tổng thống và duy trì 3 mục tiêu: ngăn
chặn tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội; đàn áp phong trào giải phóng dân tốc, phong trào dân
chủ,...; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh chống lại Liên Xơ
Câu 11: Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày nào?
Đáp án: 19-5-1941
Tư duy:
Đầu năm 1941 Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. Người
đã triệu tập Hội nghị BCH Trung ương 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 1941.


Hội nghị Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh hội (19 - 5 - 1941) (Mặt
trận Việt Minh) thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Câu 12: Pháp khai thác thuộc địa lần 2 nhằm mục đích gì?
Đáp án: Bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Tư duy:
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh
tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều

ngành sản xuất cơng nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn,
nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng.
– Trong hồn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khơi phục nền kinh tế,
chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai
thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.
=> Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là để bù đắp thiệt hại do chiến
tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 13: Chủ trương đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập là con đường của phong trào nào?
Đáp án: Phong trào Đông Du
Tư duy:
SGK Lịch sử 11, trang 141:
Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ơng thành lập Hội duy tân, chủ trương đánh
đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Hội Duy
tân tổ chức Phong trào Đông Du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản
Câu 14: Cuộc cải cách ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách của tầng lớp nào?
Đáp án: Samurai (võ sĩ)
Tư duy:
Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới q tộc hạng trung và nhỏ, khơng có ruộng đất, chỉ phục
vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một
thời gian dài khơng có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời
sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng
thủ công,… dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Câu 15: Cộng đồng châu Âu ra đời là sự hợp nhất của những cộng đồng nào?
Đáp án: Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng
đồng Kinh tế Châu Âu
Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 51
Câu 16: Năm 1929, Đảng Tân Việt được chia làm hai đó là?
Đáp án: Một số Đảng viên tiên tiến ra nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, số còn lại
thành lập Đơng Dương Cộng sản Liên đồn

Tư duy:
SGK Lịch sử 12, trang 85
Câu 17: Đâu là 2 trong 6 nước đầu tiên thành lập EU?
Tư duy: SGK Lịch sử 12 trang 50-51.
“ Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu( Pháp, Cộng hóa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan,
Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than- thép châu Âu”. Ngày 25-3-1957, sáu nước này kí


Hiệp ước Rôma, thành lập “ Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “ Cộng đồng kinh
tế châu Âu”(EEC). Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “ Cộng đồng châu
Âu”( EC). Ngày 7-12-1991, các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich ( Hà Lan), có hiệu lực
từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu(EU) với 15 nước thành viên”
Do vậy, 6 nước thành lập đầu tiên của EU là Pháp, Cộng hóa Liên bang Đứcm Bỉ, Hà Lan, Lúc
xăm bua.
Câu 18: Chiến lược chiến tranh Mỹ sử dụng tại miền Nam từ 1961-1973 giống với chiến lược nào dưới
đây?
A. Đánh nhanh thắng nhanh
B. Đánh chắc tiến chắc
C. Bẻ gãy xương sống người Việt Nam
D. Dùng người Việt đánh người Việt
Tư duy:
Từ năm 1961-1965, Mỹ sử dụng chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt
Nam.
Âm mưu:
Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn,
dưới sự chỉ huy của hệ thống “ cố vấn” Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân
dân ta.
Âm mưu cơ bản: “ dùng người Việt đánh người Việt”
Từ năm 1965-1968, Mỹ sử dụng chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Âm mưu:

Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ, quân
một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gịn.
Mở hàng loạt cuộc hành qn “tìm diệt” và “ bình định miền Nam.
Từ năm 1969-1973 Mỹ sử dụng chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “ Đơng Dương
hóa chiến tranh”
Âm mưu:
Đây là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gịn là chủ
yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mĩ, do cố vẫn Mỹ chỉ huy.
Thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu” Dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương
máu của người Mỹ trên chiến trường. Mở rộng sang xâm lược Lào và Campuchia
Từ đó suy ra, chiến lược xuyên suốt Mỹ sử dụng là’ Dùng người Việt đánh người Việt”
Chọn D
Câu 19: “ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi
nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến
những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích.”
Nội dung nào phản ánh chỉ đạo đúng đắn của ĐCSĐD với Mặt trận Việt Minh trong phong trào
kháng Nhật cứu nước?
A. Kết hợp nhiều khẩu hiệu nêu lên hành động cần làm và tuyên truyền cho nhân dân
B. Xác định thời cơ để tiến đến giành chính quyền một cách nhanh gọn
C. Sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng để giành chính quyền
D. Chống lại Nhật ngay từ khi chúng chúng tiến vào Đông Dương
Tư duy:
Từ đoạn tư liệu ta thấy được, ngay khi nghe tin Nhật đảo chính Pháp ở Đơng Dương, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “ Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”


phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Điều đó thể hiện sự nhạy bén, xác định đúng thời cơ để khởi nghĩa giành chính quyền.
Chọn B
Câu 20: Mục đích của Pháp trong lần khai thác thuộc địa lần thứ hai là?

A. Thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế Việt Nam
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh Thế giới thứ Nhất gây ra
C. Tăng cường sức mạnh của Pháp ở Đông Dương trước nguy cơ từ quân phiệt Nhật Bản
D. Bù đắp thiệt hại của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Tư duy:
SGK Lịch sử 12 trang 76
“ Cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu. Nước
Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên gần 200 tỉ
phrang,...”
Do vậy thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 với mục đích bù đắp những
thiệt dại do chiến tranh thế giới thứ Nhất gây ra.
Chọn B
Câu 21: Cho đến trước năm 1953, trước tình thế sa lầy của tư bản Pháp, thái độ của Mý đối với chiến
tranh Đông Dương biến đổi như thế nào?
A. Dừng can thiệp
B. Bắt đầu can thiệp
C. Không can thiệp
D. Bắt đầu can thiệp
Tư duy:
SGK Lịch sử 12 trang 139
“Từ tháng 5- 1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phịng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định
viện trợ quân sự, kinh tế- tài chính của Mĩ do Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân
Pháp ở Đơng Dương....”
Chọn B
Câu 22: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Suy thoái kéo dài
B. Tăng trưởng ở tốc độ cao
C. Kinh tế phát triển nhất
D. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền cơng nghiệp mới

Tư duy:
SGK Lịch Sử 12 trang 56-57
“ Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thối, nhưng Nhật Bản vẫn là một
trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới”
Chọn A
Câu 23: Vào năm 1904, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào?
A. Việt Nam Quang Phục Hội
B. Hội Phục Việt
C. Hội Duy Tân
D. Việt Nam Quốc Dân Đảng
Tư duy:
SGK Lịch sử 11 trang 268


“ Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Nguyễn Hàm và một số người khác thành lập Hội
Duy Tân nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở
Việt Nam.”
Chọn C
Câu 24: Sau sự kiện kinh thành Huế 1985, ai đứng đầu phe chủ chiến trong kinh thành?
A. Trương Định
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Tôn Thất Thuyết
D. Nguyễn Trung Trực
Tư duy: SGK Lịch sử 11 trang 244-245
“ Tuy vậy, phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thât Thuyết, vẫn nuôi hi vọng khơi phục lại chủ
quyền nếu có cơ hội. Hành động của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng....”
Chọn C
Câu 25: Dấu hiệu nào biểu hiện chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh 4/1975?
A. Bộ binh tiến vào Dinh Độc Lập, xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
B. Lá cờ bay phấp phới trên nóc Dinh Độc Lập

C. Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống, chính phủ Sài Gịn
D. Chính quyền Sài Gịn cử Dương Văn Minh làm tổng thống
Tư duy: SGK Lịch sử 12 trang 195
“ Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự
tồn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.”
Chọn B
Câu 26: Nhận xét nào không đúng về ý nghĩa lịch sử của chiến dịch biên giới thu đông 1950?
A. Mở ra bước phát triển của kháng chiến chống Pháp
B. Chứng tỏ sự trưởng thành về lực lượng và cách đánh của chủ lực
C. Đánh dấu lực lượng kháng chiến chủ động trên chiến trường chung
D. Là trận quyết chiến chiến lược, kết thúc thắng lợi kháng chiến
Tư duy:
- Con đường liên lạc của ta với các nước Xã hội chủ nghĩa được khai thông.
- Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.
- Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến:
+ Quân đội trưởng thành,
+ Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ
Chọn D
Câu 27: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc phong trào yêu nước dân chủ công khai từ 1919-1926 thất
bại?
A. Tư tưởng dân chủ tư sản lỗi thời
B. Thực dân Pháp còn rất mạnh đàn áp phong trào
C. Tư sản dân tộc lãnh đạo còn yếu kém.
D. Tư tưởng Mác- Lênin chưa được truyền bá vào nước ta.
Tư duy:
Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tư sản do điều
kiện kinh tế bấp bênh không thể lãnh đạo phong trào cách mạng là nguyên nhân chủ quan làm
cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) cuối cùng thất bại.
Chọn C



Câu 28: Thành phần chính tham gia vào phong trào Cần Vương?
Tư duy: SGK Lịch sử 12 trang 248
“ Ngay sau khi chiếu Cần Vương được phát ra, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi
hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và
tay sai, trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.”
Do vậy nên thành phần chính tham gia phong trào Cần Vương là văn thân, sĩ phu yêu nước.
Câu 29: Sau khi kết thúc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại những giai cấp
nào?
Tư duy:
Sau khi kết thúc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc,
xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới. Các giai- tầng đó là: nơng dân, cơng nhân, địa chủ
phong kiến( phân hóa thành đại địa chủ- trung và tiểu địa chủ), tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp
tiểu tư sản.
Câu 30: Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu hướng tới mục tiêu gì?
Tư duy:
SGK Lịch sử 11 trang 268
“ Sau khi Cách mạng Tân Hợi( Trung Quốc) thắng lợi(1911), Phan Bội Châu và các đồng chí
của mình thành lâph Việt Nam Quang phục hội(6-1912) với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp,
khơi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Việt Nam Quang
phục hội đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực, nên đã thành lập Quang phục quân”
Câu 31: Năm 1960, quốc gia ở châu lục nào giành độc lập?
Tư duy:
SGK Lịch sử 12 trang 36
“ Đặc biệt lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.”



×