Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

triết học hy lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.21 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được tạo nên từ thế kỷ VI trước
CN đến thế kỷ VI sau CN, là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo
nên cơ sở xuất phát của văn hoá châu Âu. Thuật ngữ “triết học” xuất hiện ở
đây: Nhà triết học là người yêu chân lý, muốn tìm đến sự thông thái nhờ sử
dụng tư duy thuần lý trên cơ sở kinh nghiệm cũng như lôgich khái niệm, đó là
sự nhận thức với tinh thần tự do đối với chân lý và sự thật.
Là quê hương thứ hai của nền triết học Phương Tây, được hình thành
trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt
tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên,ít bị chi
phối bởi tôn giáo. Ngay từ xa xưa, người Hy Lạp đã sản sinh ra những tư
tưởng triết học với các hình thái, xu hướng khác nhau, phản ánh các những
quan điểm của các giai cấp với các khuynh hướng kinh tế và chính trị khác
nhau. Trong xã hội chiếm nô, Hy Lạp đồng thời cũng phản ánh cuộc xung đột
gay gắt, quyết liệt giữa các giai đoạn này.
Trong những điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt đó, triết học cổ đại Hy
Lạp ra đời với những đặc điểm mang tính thời đại nhưng cũng thể hiện được
bước đột phá trong nhận thức và suy luận. Triết học cổ đại Hy Lạp là một quả
núi đồ sộ trong thế giới triết học của loài người.
1
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Trong điều kiện xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển cao độ, ở người Hy
Lạp đã nảy sinh những tư tưởng triết học đủ các màu sắc, các hình thái, các
xu hướng. Cuộc đấu tranh giữa quý tộc bình dân và nô lệ, cuộc xung đột giữa
tầng lớp qúy tộc công thương và lớp quý tộc ruộng đất trong nội bộ giai cấp
chủ nô đều được phản ánh một cách khá trung thực trong lĩnh vực triết học.Vì
thế, ngay từ đầu các tư tưởng triết học đã mang nặng tính giai cấp sâu sắc.
Dưới con mắt của các nhà triết hoc Hy Lạp cổ đại, triết học ra đời từ nhu cầu
hiểu biết của con người. Quan niệm này mặc dù thể hiện dưới hình thức ngây
thơ, phù hợp với nhận thức của con người thời cổ, nhưng nó đề cập tới môt
khía cạnh rất sâu sắc về cơ sở nhận thức luận của việc hình thành triết học Hy


Lạp cổ đại. Chính sự xuất hiện các tri thức sơ khai như việc phát minh một
năm có mười hai tháng, ba trăm sáu mươi lăm ngày của Talet…,hình học của
Ơclit…, đã tạo điều kiện lớn thúc đẩy sự hình thành triết học. Những khám
phá khoa học đầu tiên của các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã cho thấy
sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của các tôn giáo và
thần thoại,đòi hỏi con người phải có cách lý giải mới về thế giới xung quanh
và cuộc sống của mình.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP
Trên thực tế, mặc dù triết học duy vật Hy Lạp ra đời trên nền tảng thần
thoại và tôn giáo nhưng thế giới quan lại hoàn toàn mới lạ dựa trên cơ sở trí
tuệ sâu sắc. Đã đem lại cho con người giải quyết đúng đắn những vấn đề do
cuộc sống con người đặt ra, giúp họ có cách sống hợp lý trong xã hội. Triết
học Hy Lạp ra đời với những đặc điểm:
1.Thể hiện tính giai cấp sâu sắc
Triết học Hy Lạp đã thể hiện nó là thế giới quan và ý thức hệ của giai
cấp chủ nô thống trị trong xã hội bấy giờ. Vì thế dễ hiểu tại sao phần lớn các
nhà triết học thời kì này đều coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là công
cụ biết nói.
2
Như vậy ngay từ đầu nó đã mang tính giai cấp sâu sắc. Bất chấp mọi
bất công và tệ nạn xã hội thời đó, triết học cổ Hy Lạp vẫn là một công cụ lý
luận nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ sự thống trị
của giai cấp chủ nô. Vì thế dễ hiểu tại sao phần lớn các nhà triết học thời kỳ
này đều coi nô lệ không phải là con ngươì mà chỉ là công cụ biết nói. Chẳng
hạn Platôn coi nông dân và thợ thủ công là hạng người thấp nhất trong "Nhà
nước lý tưởng" của ông.
Tính giai cấp của một học thuyết triết học, theo các nhà nghiên cứu,
không chỉ thể hiện ở chỗ học thuyết đó biểu hiện lập trường của một giai cấp
hay đảng phái nào đó, mà còn là ở chỗ nó thể hiện tư tưởng của một khuynh
hướng, trào lưu triết học nhất định. Những mâu thuẫn trong xã hội cổ đại

được thể hiện trong sự xung đột về tư tưởng của các nhà triết học cổ Hy Lạp
tiêu biểu nhất là sự xung đột giữa "đường lối Đêmôcrit" và đường lối Platôn".
Triết học Hy Lạp và la Mã cổ đại như Ph.Ăngghen chỉ rõ đã chứa đựng dưới
dạng mầm mống mọi dạng thế giới quan sau này.
2.Thể hiện tính bao trùm của nó về mọi lĩnh vực trong thế giới quan
của con người
2.1. Giá trị về thế giới quan
Ra đời trong điều kiện còn quá ít và sơ khai nên trình độ phát triển tư
tưởng văn hóa của nhân loại thời kì này nói chung còn thấp.Triết học thời kì
này đã đề cập tới những vấn đề thế giới quan cơ bản của con người.Tuy nhiên
do sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay quá lớn,nên nhìn
chung các quan niệm triết học còn mang nặng tính tự biện.
Trước hết chúng ta phải hiểu thế giới quan là như thế nào?Triết học có
vai trò như thế nào đối với thế giới quan?
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới,về
bản thân con người,về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới
đó.Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình cũng cố và phát triển thế
giới quan của mỗi cá nhân,mỗi cộng đồng trong lịch sử.Thế giới quan đóng
3
vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người và xã hội loài
người.Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và
trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành
của mổi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.Sự hòa nhập
giũa tri thức và niềm tin tạo thành thế giới quan.
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại không dừng lại ở sự nhận xét muôn
hình muôn vẻ của thế giới,họ đã đi tìm cơ sở của nó với cách quy nó về một
nguyên nhân phổ biến,sâu sắc hơn về một nguyên thể đầu tiên.Các nhà triết
học duy vật thời kỳ này đã cố tình”xây dựng nên mặt lý luận về thế giới,thế
giới gồm có cái gì,và tác động như thế nào vào các khái niệm trong đời sống
và lao động hằng ngày”.Công lao của các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại là đã xây

dựng được giả thiết về cơ cấu nguyên tử của vật chất.Nét nổi bật của triết học
duy vật là các nhà triết học đều cho rằng thế giới là do vật chất tạo thành,có
vận động và có biến đổi,tuy rằng quan niệm vật chất tạo thành thế giới của
mỗi nhà triết học có khác nhau:
Theo Talet thì nước là bản chất của vạn vật, nước luôn thay đổi hình
thái và vì thế chính nước đã sản sinh ra các vật thể khác nhau. Talet đã mở ra
một thời đại tư duy mới ,sự tìm tòi cái mới của ông xoay quanh bản chất sự
vật.Mọi sự vật được làm bằng gì? hay loại "chất liệu" tạo nên sự vật là gì?
Điều mà Talet muốn đạt được khi nêu những câu hỏi này là tìm một cách nào
đó cắt nghĩa được sự kiện này rằng có nhiều loại sự vật như đát,mây và đại
dương, và một số những sự vật này thay đổi từ lúc này qua lúc khác để trở
thành một cái gì khác và chúng cũng giống nhau ở một số cách thức nào đó.
Đóng góp độc đáo của Talet cho tư duy chính là ông quan niệm rằng, mặc dù
có những sự khác biệt trong các sự vật khác nhau, nhưng vẫn có một sự giống
nhau cơ bản giữa tất cả các sự vật ấy, và cái nhiều nhưng tương quan với nhau
nhờ cái một. Ông giả thiết rằng có một yếu tố duy nhất nào đó, một ”chất
liệu” nào đó chứa đựng nguyên lý hành động hay biến đổi của chính nó và là
nền tảng cho mọi thực tại vật lý. Arixtôt viết rằng Talet đã đạt tới kết luận đó
4
nhờ quan sát các sự kiện đơn sơ ”có lẽ từ việc ông thấy rằng mọi vật được
nuôi từ chất ẩm,nhiệt phát sinh từ chất ẩm và được duy trì từ chất ẩm…sự
kiện hạt giống của mọi vật đều có bản chất ẩm, nước là nguồn gốc của bản
chất ẩm ướt của các sự vật”. Tính chính xác trong sự phân tích của Talet về
thành phần của sự vật không quan trọng bao nhiêu so với việc ông nêu lên câu
hỏi về bản tính của thế giới. Câu hỏi của ông đã đặt ra bối cảnh cho một loại
tìm tòi mới, một loại tìm tòi có thể được đem ra tranh luận về giá trị của chính
nó. Talet đã chuyển đổi cơ sở tư duy từ một nền móng thần thoại sang một
nền móng có tính chất tìm tòi, khoa học hơn. Hơn nữa,từ điểm khởi hành sơ
khai của ông những người khác sẽ nối tiếp ông với những giải pháp khác,
nhưng họ luôn luôn đặt vấn đề của ông trước mắt họ.

Anaximăng lại cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực, vô cùng rối ren
và phức tạp, luôn chia thành những mặt đối lập nhau như khô và ướt, nóng và
lạnh, chính các mặt đối lập này lại kết hợp với nhau và tạo ra vạn vật. Ông
đồng ý với thầy của mình (Talet) rằng có một chất liệu nào đó là nền tảng cấu
tạo nên mọi vật. Nhưng khác với Talet, thực thể sơ đẳng mà từ đó mọi sự vật
đặc thù này phát sinh là một lĩnh vực vô định hay vô hạn. Các sự vật cụ thể
thì đặc thù, còn nguồn gốc của chúng thì vô định, các sự vật cụ thể thì hữu
hạn, còn chất liệu nguyên thủy thì vô biên, vô hạn. Không những Anaximăng
cống hiến một ý niệm mới về thực thể nguyên thủy của sự vật ông còn đẩy xa
công trình triết học bằng cách cố gắng tìm ra một giải thích nào đó cho ý niệm
mới của ông. Anaximăng đã tự đặt cho mình câu hỏi làm sao chất liệu sơ đẳng
hóa thành nhiều sự vật khác nhau mà chúng ta thấy trên thế giới.
Anaximen là nhà triết học thứ ba và cuối cùng của phái Milê, ông hài
lòng với khái niệm cái vô hạn là nguồn gốc của mọi vật. Ông cho rằng nguồn
gốc của vạn vật bắt đầu từ không khí, nhờ không khí và sự chuyển động của
nó, vạn vật trong vũ trụ được tạo ra và sau đó lại quay về dạng không khí.
Anaximen xác định khí là thực thể sơ dẳng từ đó phát sinh mọi vật, ông đã
chạm tới được những khái niệm rất có giá trị về sự ”loãng khí” và ”tụ khí”
5
như là những hình thái đặc thù của chuyển động dẫn tới sự thay đổi trong
không khí mà ta có thể thay đổi được. Anaximen đã có nhiều tiên đoán khoa
học, coi không khí là nguồn gốc và bản chất chung của tất thảy mọi vật, vì thế
người ta không thể sống nếu như không thở. Ông coi mưa đá là kêt quả kết
băng của các tia nước trên cao và khi băng đá bị không khí làm tan ra thì tạo
thành tuyết. Anaximen đã đề ra một ý niệm mới rất quan trọng, đó là những
khác biệt về ”chất “ được tạo thành do những khác biệt về ”lượng”. Sự giãn
nở và co tụ của khí diễn ra những thay đổi về lượng, và những thay đổi này
khi xảy ra trong một thực thể duy nhất, sẽ cắt nghĩa cho sự phát sinh nhiều vật
thể khác nhau. Ông cũng là người đưa ra giả thuyết giải thích về các hiện
tượng nhật thực và nguyệt thực.

Anaximan là một nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại. Ông là người
đầu tiên đưa ra khái niệm về khởi nguồn hay sự hình thành vật thể trong vũ
trụ. Ông coi vật chất là vô tận, không có giới hạn,tạo ra sự đa dạng trong thế
giới. Ông cho rằng nguồn gốc và cơ sở của của mọi sự vât là apeirôn (là một
cái vô định hình, vô cùng tận, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt). Theo ông, mọi sự
vật không chỉ có bản chất chung apeirôn, mà còn xuất hiện từ nó. Tự bản thân
apeirôn sinh ra mọi cái đồng thời là cơ sở vận động của chúng.Toàn bộ vũ trụ
được cấu từ apeirôn tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Ở
học thuyết vũ trụ của ông thì trái đất nằm ở trung tâm vũ trụ,có hình dang một
hình trụ bẹt. Chung quanh trái đất có ba cái vòng tròn tự quay: vòng mặt trời,
vòng mặt trăng và vòng sao.
Anaxagô là người đã làm cho triết hoc có môt phát biểu quan trọng khi
đưa ra một giải thích mới về quá trình mà vật chất mang hình thức của những
sự vật cụ thể. Đóng góp quan trọng của ông là khái niệm về tinh thần mà ông
phân biệt với vật chất. Ông thấy thế giới và vật thể trong đó có một cấu trúc
trật tự và phức tạp, đòi hỏi một cái tồn tại có tri thức và năng lực làm nguyên
lý giải thích.
Ampêđôc cho rằng vạn vậtđược sinh ra không phải do đơn tố, mà do cả
6
bốn yếu tố vật chất cấu thành, đó là đất, nước, lửa và không khí. Ông đồng ý
cái hiện hữu là tự có và không thể hủy diệt, đơn giản là nó tồn tại, và ông nói
rằng ”từ cái gì hoàn toàn không có thì không thể có ,cái gì trở nên hiện hữu và
hiện hữu mà hoàn toàn bị hũy diệt thì không thể hoàn thành được và không
thể hiểu được, vì nó sẽ luôn luôn tồn tại ở nơi đó, bất kể người ta đặt nó ở đâu
trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Anaxago là người làm cho triết học có một phát biểu quan trọng khi
đưa ra một giải thích mới về quá trình mà vật chất mang hình thức của những
sự vật cụ thể. Đóng góp quan trọng của ông là khái niệm về tinh thần mà ông
phân biệt với vật chất. Ông thấy thế giới và mọi vật thể trong đó có một cấu
trúc trật tự và phức tạp, đòi hỏi một cái tồn tại có tri thức và năng lực làm

nguyên lý giải thích. Một nguyên lý lí trí như vậy được ông đưa ra khái niệm
tinh thần như là nguyên lý làm cho vật chất có một trật tự. Theo ông, bản chất
của thực tại có thể được hiểu cách tốt nhất bao gồm tinh thần và vật chất.
Anaxago đã phân biệt được tinh thần với vật chất bằng cách nói rằng không
giống với vật chất, tinh thần”không pha trộn với gì cả,mà đứng một mình,tự
mình”, nhưng ông không phân biệt hai thế giớ khác nhau, thế giới tinh thần và
thế giới vật chất, mà ông thấy hai thế giới này luôn luôn tương quan và gắn bó
với nhau. Những khái niệm này có giá trị và ảnh hưởng to lớn trong triết hoc
Hy Lạp sau này. Nhìn chung, thế giới quan của Anaxago là sự phát triển đến
đỉnh cao lập trường đa nguyên.
Hêraclit đã tiếp cận được với quan niệm duy vật,nhưng mang nặng tính
vĩnh viễn và bất diệt của thế giới,nhấn mạnh đến tính chất vận động của vật
chất thông qua sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập,mọi sự vật đều vận động,mọi
sự vật đều biến đổi.Ông quan niệm chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy
mọi vật.”Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi
vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”.Theo Hêraclit,chuẩn mực của
mọi sự vật,được hiểu không chỉ là từ ngữ,mà còn là quy luật khách quan của
vũ trụ,quy định trật tự và chuẩn mực của mọi cái.Dưới con mắt của ông,mọi
7
sự vật trong thế giới của chúng ta đều thay đổi,vận động,phất triển không
ngừng.Chúng ta không thể quên luận điểm bất hủ của ông”chúng ta không thể
tắm hai lần trên một dòng sông”.Mọi cái chỉ xảy ra một lần,không lặp lại mặc
dù giữa các sự vật có thể có sự kế thừa nhất định.Vũ trụ là một thể thống
nhất,nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật
,lực lượng đối lập nhau.Nhờ có cuộc đấu tranh đó mà mới có hiện tượng sự
vật này chết đi có sự vật khác thay thế.Điều đó làm cho vũ trụ thường xuyên
phát triển và trẻ mãi không ngừng.Vì thế đấu tranh là vương quốc của mọi
cái, là quy luật phát triển của vũ trụ.Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối
lập luôn diễn ra sự hài hòa thống nhất.
Đêmôclit là người đã có phán đoán có giá trị về vận động:vận động

gắn liền với vật chấ và tồn tại vĩnh viễn.Ông là nhà duy vật vĩ đại nhất của Hy
Lạp cổ điển,là người đã từng có những cuộc tranh luận công khai,quyết liệt
với các nhà triết học duy tâm.Lênin coi Đêmôclit là người thể hiện rõ rệt nhất
chủ nghĩa duy vật trong thời kì cổ đại.Nổi bật triết học duy vật của Đêmôclit
là học thuyết về nguyên tử.Khái niệm nguyên tử được xây dựng trên cơ sở các
khái niệm”tồn tại”và”không tồn tại’.Trái với quan niệm của nhà triết học duy
tâm Platôn,”tồn tại”theo Đêmôclit là cái được xác dịnh,cái đa dạng và cái có
ngoại hình.Còn cái”không tồn tại”là cái không xác định ,cái vô hình,bất
động,vô hạn.Nó không ảnh hưởng gì đến các vật thể nằm trong nó,nhờ nó mà
các vật thể có thể vận động được.Nguyên tử theo Đêmôclit là hạt vật chất nhỏ
nhất tới mức không thể phân chia thêm được nữa,chúng tồn tại vĩnh
viễn.Phỏng đoán có giá trị của Đêmôclit là ông cho rằng vận động gắn liền
với vật chất và tồn tại vĩnh viễn.Các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với
nhau tạo nên.Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới
các sự vật.Nguyên tử tự thân,không vận động nhưng khi kết hợp với nhau
thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng.Trong
quan điểm của Đêmôclit đã có mầm mống của cái thuyết về chất có trước và
chất có sau của sự vật.Nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau thành vật thể,các
8
phân rã thì vật thể bị tiêu diệt.Như vaayj,trực giac Đêmôclit đã có một ảnh
hưởng lâu dài và sâu đậm trong lịch sử.Lý thuyết của ông về các vật thể
chuyển động như một sự giải thích tự nhiên,đưa ra một quan niệm mới về vật
chất,phủ nhận tính chất không thể phá hủy của các nguyên tử.
Như vậy,từ những quan niệm về thế giới của các nhà triết hoc duy vật
Hy Lạp cổ đại đã tạo nên cơ sở khoa hoc cho những ngiên cứu về thế giới và
vũ trụ của con người sau này.Trong khi triết học Phương Đông thời kì này còn
chịu ảnh hưởng nặng nề của thần linh,tôn giáo,triết học của các nhà duy tâm
như Pla tôn coi ý niệm là cái có trước,còn thế giới sự vật là cái có sau và được
sáng tạo bới ý niệm,thì các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã có sự tìm
tòi mới về vận động của thế giới tự nhiên.Họ đã chỉ ra rằng trạng thái của vật

chất và các đặc tính của nó đều biến đổi nhưng bản thân nó thì không sinh ra
và cũng không chết đi mà tồn tại vĩnh viễn.Vật chất cũng không thểđược sáng
tạo ra và cũng không thể bị tiêu diệt,sự vận động của nó là quá một trình tự
nhiên,không phụ thuộc vào bất kì lực lượng siêu tự nhiên nào.Học thuyết của
các trường phái duy vật đàu tiên xem nước,không khí và lửa như là vật chất
mà trong khi vận động đã sản sinh ra tất cả mọi vật thể về quá trình của thế
giới.Học thuyết về sự chuyển hóa lẫn nhau của các vật thể và quá trình ấy là
những mầm mống của quan điểm duy vật biện chứng về sự biến đổi của vật
chất từ trạng thái này sang trạng thái khác.Trong thế kỉ II.tr.CN,các nhà duy
vật Anaxago va Ampêđôcơ đã phát triển hơn nữa các quan niệm triết học và
khoa học tự nhiên về vật chất,với cống hiến chuyển từ quan niệm trực quan
cảm tính về vật chất sang vấn đề cấu tạo của vật chất.
2.2. Gía trị về nhận thức luận
Các nhà triết học phái Milê và Hêraclit đã tự giải quyết vấn đề cơ bản
của nhận thức luận-vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức một cách duy
vật.Trường phái Milê trong trường phái duy vật ra đời sớm nhất trong triết
học Hy Lạp cổ đại(thế kỉ II.tr.CN),trường phái này đã đi tìm cơ sở ấy trong
các dữ kiện cho việc nghiên cứu hiện thực đem lại.Xuất phát từ trực quan cảm
9
tính họ đã lấy một hiện tượng nào đó của tự nhiên làm cơ sở và coi nó vô
cùng tận.
Anaximawng đã tự đặt ra cho mình câu hỏi làm sao chất liệu sơ đẳng
hóa thành nhiều sự vật khác nhau mà chúng ta thấy trên thế giới.Như vậy ông
đã có một bước tiến về nhận thức,theo nghĩa nó là một cố gắng xử lý các sự
kiện bằng cách đặt ra các giả thuyết thay vì cắt nghĩa những hiện tượng tự
nhiên bằng lối diễn tả thần thoại và không thể tranh luận.Hơn nữa,điều mà
ông muốn nói về nguồn gốc của sự vật cho thấy dáng dấp của một sự suy tư
mạnh bạo.
Ở các nhà triết học trường phái Milê chỉ chủ yếu bàn đén những vấn đề
bản thể luận,thì bên cạnh đó,Hêraclit còn phân tích nhiều vấn đề nhận thức

luận.Một mặt,ông đánh giá cao vai trò của các giác quan trong nhận thức các
sự vật đơn lẻ,mặt khác,cho rằng mục đích tối cao của chúng ta là nhận thức
lôgos,nhận thức sự thống nhất của vũ trụ và sự thông thái tối cao.Phần đông
mọi người sống theo những quan niệm riêng của mình.Hạnh phúc không phải
là sự hưởng lạc đơn thuần về thể xác mà là ở việc biết suy nghĩ,nói và hành
động tuân theo thế giới tự nhiênLênin đánh giá cao những quan niệm đó của
Hêraclit,cho rằng chúng đã thể hiện một trong những điểm cơ bản của phép
biện chứng.
Đối với Đêmôcrit,ông đã có những quan điểm tiến bộ hơn,ông đã phân
biệt sự khác nhau giữa con người và con vật là ở chỗ trong con người chúng
ta có nhiều nhiệt lượnghơn và các chất cấu thànhốn sạch sẽ hơn so với động
vật.Ông đã định nghĩa con người như một động vật nhưng về bản tính,có khả
năng học được bất kì cái gì,có chân tay,cảm giác và sự năng động trí tuệ làm
trợ giúp cho mọi cái.Ông đã chia nhận thức của con người thành hai trình
độ:nhận thức cảm tính và nhận thức chân lý(đáng tin cậy)
Nhận thức luận của Arixtoot có vai trò quan trọng trong lịch sử triết hoc
Hy Lạp cổ đại.Lý luận nhận thức của ông được xây dựng môt phần trên cơ sở
phê phán học thuyết Platôn về “ý niệm”và “sự hồi tưởng”.Trong lý luận nhận
10
thức của mình,ông đã thừa nhận thế giới khách quan là đối tượng của nhận
thức,là nguồn gốc kinh nghiệm và cảm giác.Arixtoot đã thừa nhận tính khách
quan của thế giới:nhờ cảm giác về đối tượng mà có tri thức đúng,có kinh
nghiệm và lý trí hiểu biết được về đối tượng.
Như vậy,các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã có một trình độ
nhận thức cao hơn về thế giới,về con người,giúp cho con người có cách nhìn
nhận đúng dắn hơn.Những lý luận nhận thức này là nền tảng cho những
nghiên cứu khoa học của nhân loại,đi tới sự phát triển cao hơn,tiến bộ hơn sau
này.
3. Coi trọng vấn đề con người
Nhìn chung họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của

tạo hóa.”Con người là thước đo tất thảy mọi vật” (Pitago). Con người thời cổ
đại được nhìn nhân chủ yếu với tổ chức cá thể, giá trị con người chủ yếu chỉ
được bàn đến ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận.
Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại đặc biệt là Đêmôclit và Arixtôt đã có
những tư tưởng,những quan niệm tiến bộ hơn về con người và xã hội.Các ông
đã cung cấp cơ sở cho ý niệm về chủ nghĩa thế giới đại đồng,theo đó mọi con
người đều là những công dân bình đẳng của thế giới này.
Đêmôcrit thoát khỏi quan điểm máy móc về vấn đề đạo đức học.Ông
đã khai triển một bộ quy tắc đạo đức rất caovời cho hành vi con người,đòi hỏi
sự điều độ trong mọi sự và việc vun trồng văn hóa như cách thức chắc chắn
nhất để đạt những mục tiêu đáng ao ước nhất của cuộc đời,đó là sự vui
tươi.Theo Đêmôcrit,phẩm chất con người không phải ở lời nói mà ở việc
làm.Con người cần hành động có đạo đức ,còn hạnh phúc của con người là ở
khả năng trí tuệ,khả năng tinh thần nói chung,đỉnh cao của hạnh phúc là trở
thành nhà thông thái,trở thành công dân thế giới.Trái với quan niệm của
Platôn về xã hội rằng ông ủng hộ việc xây dựng nhà nước của ý niệm,ra sức
bảo vệ lợi ích của tầng lớp chủ nô dân chủ,đấu tranh chống lại chủ nô quý tộc.
Đối với Arixtôt thì vấn đề đạo đức học được ông xếp vào loại khoa học
11
quan trọng sau triết học.Trong đạo đức của ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề
phẩm hạnh.Theo ông phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất,là lợi ích tối cao mà mọi
công dân cần phải có.Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm về hạnh
phúc,hạnh phúc phải gắn liền với hoạt động nhận thức,với ước vọng làm điều
thiện.
Vấn đề đạo đức được các nhà duy vật Hy Lạp lần đầu tiên đề cập đến
như là mối quan tâm hàng đầu của triết học,đã đạt tới một trong những bước
ngoặt quan trọng nhất.Lần đầu tiên con người được đề cập tới phẩm chất và
hạnh phúc của mình.
4.Tính biện chứng sơ khai
Nhìn chung do hạn chế của thời đại về trình độ phát triển kinh tế,khoa

học kĩ thuật,các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại chưa thể giải thích tự
nhiên một cách chích xác và không giải thích được mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội.Những tư tưởng triết học còn mang nặng tính thô sơ
máy móc,nhiều quan niệm duy vật nhưng sơ khai,tự phát.
Bên cạnh những quan niệm duy vật mang tính sơ khai,máy móc,thế
giới quan của Talet còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại
và tôn giáo nguyên thủykhi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần
linh,không lý giải được hiện tượng từ tính của nam châm và hổ phách,ông
khẳng định chúng có linh hồn.Các vị thần linh trong ý tưởng của ông,là
những hoạt động trong thế giới làm cho mọi sự vật có thể vận động và biến
đổi được.
Cũng như Talet,Anaximan cũng chịu ảnh hưởng của thần thoại và tôn
giáo,khẳng định điểm tận cùng thế giới.Mọi sự vật theo ông đều sinh ra từ
apeirôn và có lỗi lầm với nhau,mọi cái cuối cùng đều trở thành apeirôn,ít
nhiều mang tính thần bí.
Ampeđôc,lại thần thánh hóa các khởi nguyên của thế giới và đi đến
nhân cách hóa mọi sự vật,tức là quy cho chúng những đặc tính mà trên thực tế
chỉ riêng con người mới có.Ông cho rằng mỗi khởi nguyên đều tồn tại độc
12
lập,bất biến,do đó mang tính thần thánh,chúng được coi như những vị thiên
thần,chẳng hạn lửa được coi là”thần Dớt chói lọi”,…
Đêmôcrit khi nói đến nguyên tử thì chưa đạt đến quan niệm khẳng định
khối lượng của nguyên tử,cho rằng nguyên tử không có trọng lượng.Ông thừa
nhận rằng trong con người có một phần bản chất thiên thần.Quan niệm của
ông về tư duy và ý thức còn ngây thơ,cảm tính.Đặc biệt coi chế độ nô lệ là
hợp lý và cũng cần sử dụng biện pháp có thể.
Tóm lại,tất cả những điều được thể hiện ở các tư tưỏng triết học Hy
Lạp cổ đại,đó là sự tự phát,hay chúng không được các nhà triết học ý thức
được một cách tự giác,còn mang những tính thô sơ,chất phác,mới chỉ chú ý
đến các hiện tượng bề ngoài mà không thể giải thích được một cách đầy đủ

bản chất bên trong của sinh vật cũng như mối liên hệ giữa các sinh vật và hiện
tượng.
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nền triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã đạt những thành tựu rực rỡ về
mọi mặt và đã có những cống hiến lớn lao vào kho tàng văn học của loài
người.Hơn hai mươi năm thế kỉ đã qua,thời đại nô lệ Hy Lạp đã lùi xa trong
quá khứ của lịch sử loài người,nhưng cho đến ngày nay,triết học Hy Lạp cổ
đại không thể mất giá trị của nó.Nền văn minh hiện đại Châu Âu bắt nguồn từ
nền văn minh Hy Lạp và chúng ta đã không thể hiểu đầy đủ văn hóa Châu Âu
ngày nay nếu không đi ngược thời gian để tìm hiểu những thành tựu huy
hoàng của văn hóa Hy Lạp cổ đại,Ăngghen viết”chúng ta luôn luôn phải quay
về với những thành tựu trong triết học cũng như trong mọi lĩnh vực khác của
dân tộc nhỏ bé này,một dân tộc mà tài năng và hoạt động có tính chất toàn
diện của nó đã đảm bảo cho nó có một địa vị mà không có một dân tộc nào
khác có tham vọng đạt tới trong lịch sử tiến hóa của nhân loại”.
Điểm xuất phát cho sự phát triển triết học cổ đại là chủ nghĩa duy vật
triết học.Sự phát triển của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã trải qua một sự
tiến hóa phức tạp,đã phản ánh được những vấn đề thế giới,con người một
13
cách trung thực hơn achx hội mà các nhà triết học trước đây chưa làm
được.Chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại tuy mộc mạc chât phác nhưng những
giá trị của nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển triết học nói riêng và khoa
học nói chung.Triết học Hy Lạp là một hoạt động trí tuệ,nó không chỉ là vấn
đề thấy hay tin,mà còn là vấn đề suy nghĩ,và triết học còn có nghĩa là suy nghĩ
những vấn đề cơ bản theo một phong cách tìm tòi chân chính và tự do.
14
MỤC LỤC
15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×