MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1:
Hệ thống ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường
I. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
1.Bản chất của NSNN
2. Vai trò của NSNN trong nề kinh tế thị trường
2.1 Đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường
2.2 Vai trò của NSNN trong cơ chế thị trường
II. Hệ thống NSNN
Chương 2:
Phân cấp quản lý NSNN và Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt
Nam
I. Phân cấp quản lý NSNN
1. Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp quản lý NSNN
2. Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN
3. Nội dung phân cấp quản lý NSNN
II. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
Chương 3:
Một số kiến nghị hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý
NSNN ở Việt nam hiện nay
1. Hoàn thiện NSĐF trên cơ sở xoá bỏ dần tính bao hàm của
NS cấp trên đối với ngân sách cấp dưới:
1
2. Cải cách hệ thống quản lý thuế:
3. Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và xác định tỷ lệ phần trăm
phân chia các khoản thu giữa ngân sác các cấp chính quyền địa
phương và số bổ xung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
cần đảm bảo:.
4. Chỉnh lý, sửa đổi, bổ xung một số quy định trong luật:
Kết luận
2
MỞ ĐẦU
Với mục tiêu “quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng
Ngân sách Nhà nước (NSNN) lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước; tăng tích luỹ để thực
hiện CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; đảm bảo quốc phòng,
an ninh, đối ngoại”, luật NSNN-một đạo luật quan trọng trong hệ thống tài
chính- đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20-3-1996;
sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 06/1998/QH 10 ngày 20-5-1998,
đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý, điều hành NSNN
ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của NSNN.
Sau bốn năm thực hiện luật NSNN, thực tiễn đã khẳng định vai trò của
luật trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Hoạt động NSNN dần
được quan tâm không chỉ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn từ
phía người dân và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng dựa trên cơ sở
phản hồi từ phía người dân và doanh nghiệp, luật đã bộc lộ nhiều bất cập
không chỉ giữa văn bản và thực tế áp dụng mà cả những bất cập trong công
tác chỉ đạo điều hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất
cập trên là việc quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi tiêu cho các
cấp ngân sách và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ
máy quản lý Nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần xem xét lại.
Để góp phần tiếp tục hoàn chỉnh hơn nữa luật NSNN nói chung và chế
độ phân cấp quản lý nhân sách nói riêng, tác giả chọn đề tài: “Những bất
cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam
trong điều kiện hiện nay. Từ đó muốn thông qua thực tiễn để làm sáng tỏ
những cái được và chưa được của chế độ phân cấp quản lý cả về phương
diện pháp lý (các văn bản liên quan đến NSNN) và công tác chỉ đạo điều
hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật, đáp ứng yêu cầu
3
phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, phát huy tối đa hiệu quả của
NSNN trong việc điều chỉnh nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra.
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
I. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường.
1. Bản chất của NSNN.
NSNN là khái niệm quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất kỳ người dân
nào cũng biết được, song lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN:
Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và
chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định.
Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài
liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nước
trong một năm.
Có thể thấy rằng các quan điểm trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoài
của NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và NSNN.
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước.
Tại Việt nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật NSNN
(20/3/1996): NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong
dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.(Điều1- luật NSNN).
Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu
(sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa
một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản
phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đó chính là
4
bản chất kinh tế của NSNN. Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác,
NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong
phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ
tập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của
các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu
nhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
2.1. Đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường.
Nền kinh tế mà vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết định được gọi
là Kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế hàng hoá có một loạt những quy
luật kinh tế vốn có của nó hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung-
cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ và lợi nhuận là động lực
cơ bản của sự vân động đó. Các quy luật biểu hiện sự tác động của mình
thông qua thị trường. Nhờ sự vân động của hệ thống giá cả thị trường mà
diễn ra sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với
khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội.
Nhìn chung cơ chế thị trường có các ưu điểm cơ bản sau:
* Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và
tạo đIều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ.
* Cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải hao phí lao động cá biệt đến
mức thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới
vào sản xuất.
* Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát
giữa khối lượng và cơ câú sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu xã
hội.
5
* Trong cơ chế thị trường tồn tại sự đa dạng của các thị trường. Bên
cạnh thị trường hàng hoá đã xuất hiện từ lâu là các thị trường về vốn, lao
động phục vụ cho sản xuất kết hợp với hệ thống giá cả linh hoạt vận động
theo quan hệ cung cầu của hàng hoá, dịch vụ.
Song, cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo mà chứa
đựng trong nó nhều trục trặc.
Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp lá tối đa hoá lợi nhuận.
Ngành nào, lĩnh vực nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao thì các doanh
nghiệp sẽ đổ xô vào sản xuất mặt hàng, lĩnh vực đó. Từ đó dẫn đến sự phát
triển mất cân đối giữa các khu vực, ngành, nghề trong nền KTQD.
Hơn nữa, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp sẵn sàng lạm dụng tài
nguyên, gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội phải gánh
chịu, do đó, hiệu quả kinh tế, xã hội không được đảm bảo.
Có những mục tiêu xã hội mà dù cơ chế thị trường hoạt động tốt
cũng không thể đạt được. Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến sự
phân hoá giàu, nghèo, tác động xấu đến đạo đức và tình người.
Với một loạt các khuyết tật trên, ngày nay, trên thực tế không tồn tại cơ
chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước, khi đó
nền kinh tế gọi là Nền kinh tế hỗn hợp.
2.2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường.
Tất cả những khiếm khuyết của cơ chế thị trường đòi hỏi có sự can thiệp
của Nhà nước là tất yêu, là một nhu cầu khách quan nhằm khôi phục lai
những cân đối và mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Trong cơ chế điều chỉnh của Nhà nước, bên trong kết cấu của nó, ngoài
việc tổ chức một cách khoa học, thì những công cụ tài chính, tiền tệ, kế
hoạch, luật pháp được coi là những công cụ điều chỉnh cơ bản và quan
trọng.
6
NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước đIều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế, xã hội. Mục tiêu của NSNN không phải để Nhà nước đạt
được lợi nhuận như các doanh nghiệp và cũng không phải để bảo vệ vị trí
của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. NSNN ngoàI việc
duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động.
NSNN được sử dụng như là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế nhằm
đảm bảo cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinh
doanh. Trước xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong
nền kinh tế, thông qua quỹ ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng các chính
sách ưu đãi, đầu tư vao các lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệu
quả đầu tư thấp; hoặc qua các chính sách thuế bằng việc đánh thuế vào
những hàng hoá, dịch vụ của tư nhân có khả năng thao tong trên thị trường;
đồng thời, áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với những hàng hoá mà Chính
phủ khuyến dụng. Nhờ đó mà có thể đảm bảo sự cân đối, công bằng trong
nền kinh tế.
Giá cả trên thị trường biến động dựa vào quy luật cung cầu của hàng
hoá, dịch vụ. NSNN cũng được sử dụng như là công cụ đảm bảo sự ổn định
giá cả của thị trường.
Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giải
quyết các vấn đề xã hội: bất công, ô nhiễm môi trường…Chẳng hạn trước
vấn đề công bằng xã hội. Chống lại sự bất công là cần thiết cho một xã hội
văn minh và ổn định, Chính phủ thường sử dụng các biện pháp tác động tới
thu nhập để thiết lập lai sự công bằng xã hội. Điều chỉnh thu nhập của các
nhóm dân cư khác nhau bằng cách trợ cấp thu nhập cho những người có
thu nhập thấp hoặc hoàn toàn không có thu nhập. Một cách khác, Chính
phủ có thể sử dụng biện pháp tác động gián tiếp đến thu nhập bằng cách tạo
khả năng tạo thu nhập cao hơn dựa vào năng lực của bản thân. theo đánh
7
giá thì đây là biện pháp tích cực nhất, động thời làm tăng thu nhập quốc
dân; nói cách khác, nó làm cho một số người dân giàu lên mà không ai
nghèo đi; hoặc qua chính sách thuế thu nhập, sử dụng mức thuế suất cao
đối với người có thu nhập cao và ngược lại.
Như vậy, vai trò của NSNN là rất lớn. Vấn đề đặt ra là việc tổ chức quy
mô, cơ cấu và quản lý NSNN như thế nào để phát huy được vai trò của nó.
II. Hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan
hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp
ngân sách.
Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức
bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một
cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình
thành hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan
nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ
của đất nước. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nước nhiều
cấp đó
Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước,
phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước ta hiện nay,
hệ thống NSNN bao gồm NSTƯ và NSĐP. Trong đó, NSTƯ gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là ngân sách cấp huyện).
8
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp
xã).
NSTƯ phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo nhành và giữ vai trò chủ đạo
trong hệ thống NSNN. Nó bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung
ương được mạch của cả nước
NSĐP là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấp chính quyền bên
dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Ngoài ngân sách xã chưa có
đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn vị dự toán
của cấp ấy hợp thành.
* Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm
bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của
chính quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
* Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm
quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực
tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố tríđể phục vụ cho mục đích
trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu
trung gian nào. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN,
đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế
mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực
hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.
Trong hệ thống ngân sách Nhà nước ta, ngân sách trung ương chi phối
phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương chỉ
được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất địa
phương. Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc
sau:
Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương
được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể
9
Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ
quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vị chi thuộc chức năng
của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách
cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi,
không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách
cấp khác trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
10
CHƯƠNG II: PHÂN CẤP QUẢN LÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THỰC
TRẠNG CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN Ở VIỆT NAM
I. Phân cấp quản lý NSNN:
1. Sự cần thiết và tác dụng:
Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới
nay đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch
sử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa
NSTƯ và chính quyền các cấp trong quản lý NSNN.
NSNN được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền
địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều
cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân
cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm
bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề
xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt
khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN
với cac hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung
đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và
phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao,
phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương
tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính
quyền ngân sách từ trung ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát
11
huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả
nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN được tốt hơn, điều
chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các
cấp ngân sách được tố hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô
của NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN còn có tác động thúc đẩy
phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết
mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính
quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành
NSNN đúng đắn và hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lý
NSNN.
2. Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp
chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành
NSNN.
Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân
cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp
quản lý NSNN.
Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn
lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả
nước
Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm
12