Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Để được phỏng vấn: 4 điều không nên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.74 KB, 3 trang )

Để được phỏng vấn: 4 điều không nên
Nộp hồ sơ xin việc để được phỏng vấn, dù muốn hay không bạn
cũng phải thông qua người thư ký, bởi họ là người làm việc
trực tiếp với ông chủ và có khả năng quyết định xem hồ sơ của
bạn có lọt vào "tầm ngắm" không.
Vì vậy, biết được nhiệm vụ của họ là điều quan trọng nhưng cũng
cần phải biết tránh những điều gì khi tiếp xúc họ.
Theo các chuyên gia, để có cơ hội phỏng vấn, nên nhớ 4 điều sau:
Không nên quá thân thiện
Nhiệt tình, thân thiện là bản chất chung của thư ký - người sẽ tiếp
nhận bộ hồ sơ của bạn. Bởi họ phải có trách nhiệm trong việc tuyển
dụng của công ty. Nhưng bạn đừng quên một điều, họ đều là những
nhân viên chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy coi những người này như các
đồng nghiệp đáng kính của bạn và phải có thái độ ứng xử hợp lý.
Cần phải thân thiện, nhưng cũng không quá cứng nhắc. Cách tốt
nhất là hãy nói chuyện một cách cởi mở, và có những cử chỉ đúng
mực.
Sau khi đã hoàn tất cuộc phỏng vấn, bạn có thể nhận được nụ cười
trên khuôn mặt người thư ký, nhưng cũng đừng để cảm xúc lấn át
tinh thần mà phải luôn nghĩ mình trong tư thế chuẩn bị ngay cả khi
cuộc phỏng vấn kết thúc.
Cuối cùng, các chuyên gia khuyên rằng, bất cứ điều gì bạn không
nên nói và làm trước ông chủ thì cũng không nên nói với người thư
ký.
Không nên chờ được hướng dẫn
Nhiệm vụ của người thư ký không phải là giúp bạn có một công việc,
mà họ chỉ giúp bạn trong quá trình nộp hồ sơ tuyển dụng. Họ không
phải là những người tư vấn nghề nghiệp. Vì vậy, bạn không nên hỏi
những người thư ký này cách viết một lá thư xin việc, tạo một bản sơ
yếu lý lịch hay vạch đường đi cho mình.
Thông thường bạn có thể hỏi các vấn đề công ty, nhưng hãy cố gắng


đưa những câu hỏi bạn quan tâm liên quan đến công việc của mình.
Chú ý rằng, hãy dành những câu hỏi hay nhất để gây ấn tượng cho
nhà tuyển dụng.
Không nên xin những thông tin ngoài lề
Là một người đi xin việc, bạn chỉ cần lo một điều. Đó là bản thân
mình.
Xung quanh bạn có rất nhiều đối thủ. Lo lắng bị cạnh trạnh, bạn hỏi
thêm những thông tin về các ứng cử viên khác. Nhưng bạn nên nhớ
rằng, người thư ký sẽ chẳng bao giờ chia sẻ cho bạn.
Tuy nhiên, bạn có thể hỏi những câu sau đây vừa để dò la thông tin,
vừa thể hiện là một người "chơi đẹp":
- Liệu có bao nhiêu ứng cử viên?
- Tiêu chuẩn của một ứng cử viên cho công việc này như thế nào?
- Để là một ứng cử viên sáng giá, tôi có thể làm gì thêm?
Tuy nhiên, cách tốt nhất là hãy nỗ lực hết sức với chính bản thân
mình.
Không nên trông chờ sự giúp đỡ
Dù có mơ ước, nhưng bạn vẫn không phải là người duy nhất cho
công việc này.
Các thư ký có thể rất sẵn lòng khi bạn cần, nhưng nhiệm vụ của họ
không phải là giúp đỡ bạn để lọt qua vòng phỏng vấn mà nhiệm vụ
của họ chỉ là tuyển nhân viên cho vị trí đó.
Do vậy, đừng bao giờ hỏi họ cách gây ấn tượng tốt với người tuyển
dụng. Bởi vì nếu họ biết bạn là người có năng lực, chắc chắn họ sẽ
để cho bạn thể hiện. Cũng như vậy, các chuyên gia khuyên bạn
không nên hỏi họ cách gửi thông điệp nhỏ gửi đến ông chủ như thế
nào. Hãy viết một lá thư cảm ơn thay vì nói "rất hân hạnh được gặp
ông/bà".
Tất nhiên, để có một cuộc phỏng vấn thành công, việc đầu tiên là hãy
cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực, sự tự tin và khả năng giải

quyết công việc của bạn chu đáo như thế nào. Song bạn cũng phải
nhớ rằng, thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng những người thư ký có
thể sẽ cho bạn thêm nhiều cơ hội.

×