Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

QD996 10 10 1995

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.26 KB, 10 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
Tỉnh Ninh Bình

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

-------------------------------------------------

Số: 996 /QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 10 tháng 10 năm 1995

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NINH BÌNH

V/v ban hành quy định trả tiền đền bù dự án khôi phục Quốc lộ 1A
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Quyết định số 172/TTg ngày 12/1/1994 của Thủ tướng Chính
phủ v/v phê duyệt dự án khôi phục Quốc lộ 1A.
- Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-UB ngày 8/2/1995 của UBND tỉnh
Ninh Bình về việc điều chỉnh và bổ sung Ban chỉ đạo GPMB Quốc lộ 1A tỉnh
Ninh Bình.
Xét đề nghị của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A, trả triền
đền bù cho những hộ bị ảnh hưởng trực tiếp do dự án Quốc lộ 1A (PMU1).
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành quy định về trả tiền đền bù cho các hộ bị ảnh
hưởng do dự án PMU1 (có bản quy định kèm theo)
Điều 2: Giao cho Ban chỉ đạo GPMB Quốc lộ 1A của tỉnh hướng dẫn,
chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc trả tiền đền bù cho các hộ đảm bảo đúng quy


định của Nhà nước.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã có Quốc lộ 1A đi qua, Ban chỉ đạo GPMB, các cấp, các ngành, Sở Tài
chính, kho bạc, Cục đầu tư phát triển, Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:

T.M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Như điều 3
- Lưu VP1, VP4

Phó Chủ tịch

Đã ký
Dương Biên Thuỳ
1


QUY ĐỊNH
TRẢ TRIỀN ĐỀN BÙ CHO CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG
BỞI DỰ ÁN KHÔI PHỤC QL1A
(Ban hành kèm theo Quyết định sơ 996/QĐ-UB
ngày 10/10/1995 tỉnh Ninh Bình)
CHƯƠNG I
NGUN TẮC CHUNG
1) Việc trả tiền đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án khôi phục
Quốc lộ 1A chỉ được tiến hành sau khi đã hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và số tiền
đền bù đã được UBND tỉnh phê duyệt và Bộ GTVT chấp nhận.
2) Việc trả đền bù được chia thành từng đợt, tuỳ thuộc vào việc cấp vốn

của Nhà nước, tiến độ giải toả trên tuyến và tuỳ theo loại, trợ cấp như: Nhà
cửa, cơng trình, cây cối, đất đai, hộ vào khu tái định cư, loại trợ cấp vận
chuyển, trợ cấp ổn định đời sống, trợ cấp đào tạo.
3) Ban GPMB tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức bộ
máy trực tiếp tiền đền bù phải đảm bảo thuận lợi cho các hộ khi đến nhận,
đồng thời phải đảm bảo đúng qui định, chặt chẽ, tránh các sơ hở, không được
gây phiền hà cho nhân dân. Các hộ được đền bù có trách nhiệm chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về đền bù và giải toả. Sau khi nhận
đền bù các hộ tự khôi phục, xây dựng lại nhà cửa, công trình để ổn định đời
sống. Đối với các hộ cịn hiện trạng (PAPs) việc trả đền bù gắn liền với việc
giải toả mặt bằng.
4) Đối với các cơng trình cơ sở hạ tầng, cơng trình cơ quan di chuyển
mà phải lập phương án và dự toán di chuyển theo qui định XDCB của Nhà
nước, việc tiến hành trả tiền được tiến hành theo quy định riêng do Ban
GPMB tỉnh hướng dẫn.
5) Trong quá trình trả tiền đền bù cho các hộ, nếu phát hiện có sai sót
thì tạm dừng trả đền bù, Ban GPMB huyện, xã phối hợp với Ban Thanh tra
GPMB tiến hành thẩm tra để có kết luận, đồng thời báo cáo ngày bằng văn
bản cho Ban GPMB tỉnh biết để có ý kiến chỉ đạo (báo cáo chậm nhất sau 2
ngày).

2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG THỨC TRẢ ĐỀN BÙ
1) Đền bù thiệt hại về đất: Chỉ đền bù thiệt hại về đất cho những hộ
thực sự bị ảnh hưởng của dự án, đã lập hồ sơ và cấp thẩm quyền đã phê duyệt,
việc trả đền bù cụ thể như sau:
a) Với hộ lùi về phía sau (khơng di chuyển):

Nếu chủ hộ được đền bù thiệt hại về đất do nền đường mở rộng thì
được trả đền bù bằng tiền mặt.
b) Với các hộ tự di chuyển đi nơi khác mà không vào khu tái định cư
thì tiền đền bù đất được trả bằng tiền mặt, chủ hộ phải chịu trách nhiệm về tự
tìm nơi ở mới phù hợp quy hoạch của địa phương, UBND huyện, xã có trách
nhiệm giải quyết các thủ tục cần thiết để hộ đó có nơi ở ổn định.
Sau khi trả đền bù thiệt hại về đất, Nhà nước thu hồi diện tích đất đó và
giao cho chính quyền các cấp quản lý theo qui định hiện hành.
2) Đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cơng trình, mồ mả:
Ngun tắc chung là trả đền bù một phần bằng tiền và một phần bằng
vật liệu, cụ thể như sau:
a) Trường hợp được trả đền bù toàn bộ bằng tiền:
- Các hộ đã bị ảnh hưởng (AAPs): là các hộ có nhà cửa, vật kiến trúc
xây dựng trước 1/6/1993 và đã giải toả sau 1/6/1993)
- Các hộ trong biên bản đền bù khơng có phần trả bằng vật liệu.
b) Trường hợp trả đền bù một phần bằng vật liệu và một phần bằng
tiền:
- Tất cả các hộ có nhà cửa từ cấp tạm phụ trở lên đến cấp 3 (theo phân
cấp trong quyết định 116/QĐ-UB ngày 8/2/1994 của UBND tỉnh Ninh Bình
và trong biên bản đền bù được duyệt đã xác định có một phần trả bằng vật
liệu.
3- Đền bù cây cối, hoa mầu được trả bằng tiền mặt:
4- Trợ cấp vận chuyển:
Mức không quá 30USD cho một hộ bị di chuyển hẳn khỏi nơi ở cũ
hoặc vào khu tái định cư. Theo quy định khoản trợ cấp này không trả trực tiếp
cho chủ hộ mà do Ban GPMB tỉnh, huyện quản lý và được trả cho đơn vị vận
tải chuyên chở đồ đạc gia đình khi hộ dân có giấy yêu cầu hỗ trợ vận chuyển
3



(theo mẫu qui định). Ban GPMB huyện, thị xã phải giải thích cho các hộ hiểu
và chấp hành (Ban GPMB tỉnh có hướng dẫn cụ thể để thực hiện).
5) Trợ cấp ổn định đời sống:
Mức 90USD cho một hộ gia đình phải xây nhà mới ở phía sau (nhà ở bị
phá dỡ và phải xây lùi ở phía sau) hoặc chuyển khỏi nơi ở cũ. Khoản trợ cấp
này được trả bằng gạo.
Nếu hộ dân nhờ bán gạo thì tổ đền bù cần giúp mua và yêu cầu hộ dân
hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết như chỉ dẫn với đền bù bằng vật liệu (gồm có
phiếu nhận gạo, giấy bán gạo).
6) Trợ cấp đào toạ lại nghề nghiệp.
Các đối tượng được hưởng trợ cấp đào tạo lại nghề nghiệp theo qui
định của dự án văn bản mức bình quân 100 USD/người, có ưu tiên cho phụ nữ
với tỷ lệ >30%. Sau khi được duyệt khoản trợ cấp này không trả trực tiếp cho
chủ hộ mà được trả bằng đào tạo nghề nghiệp theo hợp đồng giữa Ban GPMB
với Trường đào tạo nghề.
7) Các trường hợp khác:
a) Đối với các hộ được bố trí vào khu tái định cư:
Đối với các hộ được bố trí vào khu tái định cư thì các khoản đền bù, trợ
cấp sau đây:
- Đền bù nhà cửa, vật kiến trúc (riêng các hộ thuộc đối tượng AAPS
được trả trước).
- Trợ cấp ổn định đời sống (riêng các hộ thuộc tượng AAPS).
- Tiền chênh lệch đền bù đất hợp pháp (nếu có).
- Trợ cấp vận chuyển.
Sẽ được trả vào thời điểm khu tái định cư đã được xây dựng, giao đatá
cho chủ hộ để hộ đó tự xây dựng nhà cửa trong khu tái định cư.
Việc trả đền bù, giao đất, thanh quyết toán cho các hộ được vào khu tái
định cư (kể cả hộ hợp pháp và không hợp pháp) giao cho Ban GPMB tỉnh
hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
b) Đối với các trường hợp chủ hộ không tự xây dựng lại được nhà cửa

công trình:
Trường hợp chủ hộ đơn độc, bị bệnh tật, già yếu khơng nơi nương tựa,
thực tế khơng có khả năng tự khơi phục, xây dựng lại thì UBND, ban GPMB
4


huyện, xã phải quan tâm, sắp xếp giúp đỡ tạo điều kiện cho hộ đó khơi phục,
xây dựng, ổn định nơi ăn ở, cuộc sống.
c) Trường hợp chủ hộ đơn độc đi vắng dài hạn:
Trường hợp này gía trị đền bù được giữ lại tại Ban GPMB huyện để
chờ khi chủ hộ có mặt sẽ giải quyết chi trả đền bù. Nếu đi quá lâu thì UBND
xã, tiểu ban GPMB xã phải tìm cách thơng báo cho chủ hộ biết và báo cáo xin
ý kiến Ban GPMB huyện, tỉnh để có biện pháp giải quyết.
d) Đối với các trường hợp chủ hộ chưa ký biên bản đền bù.
Nguyên tắc là chủ hộ phải thống nhất và ký biên bản đền bù mới được
trả tiền. Nếu chủ hộ chưa ký thì tạm dừng chưa trả.
CHƯƠNG 3
TRÌNH TỰ TRẢ ĐỀN BÙ VÀ THANH QUYẾT TOÁN
I- TRẢ ĐỂN BÙ BẰNG TIỀN
1) Thủ tục khi nhận và trả tiền:
- Các hộ dân: Người nhận tiền đền bù phải là người đứng tên chủ hộ
trong hồ sơ đền bù đã được duyệt, trường hợp chủ hộ đứng tên trong hồ sơ
khơng đi nhận được thì phải làm giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND xã,
các trường hợp do chủ hộ đi vắng dài hạn thì gia đình làm giấy đề nghị người
trong gia đình nhận thay và UBND xã xác nhận người nhận thay là đúng và
hợp pháp.
( UBND xã chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chủ hộ về sự xác nhận đó).
- Các hộ dân khi đến nhận tiền đền bù phải có các giấy tờ sau:
+ Chứng minh thư nhân dân (trường hợp khơng có CMND thì phải có
giấy giới thiệu của UBND xã).

+ Biên bản đền bù
+ Giấy uỷ quyền, trường hợp chủ hộ uỷ quyền hoặc giấy xác nhận
người trong gia đình nhận thay có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Hộ là đơn vị tập thể, cơ quan khi nhận tiền phải có các giấy tờ sau:
+ Biên bản đền bù.
+ Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị (chủ tài khoản) và chứng minh
nhân dân của người được giao đi nhận tiền.
+ Giấy đề nghị chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị.
5


- Người đến nhận tiền đền bù phải ký vào phiếu chi trả tiền và danh
sách nhận tiền, chủ hộ cần kiểm tra dúng số tiền khi nhận, khi ký phải rõ họ
tên của mình khơng được để người khác ký hộ.
2) Về địa điểm trả tiền:
- Việc trả tiền đền bù được tiến hành tại trụ sở UBND xã hoặc tại một
địa điểm thuận tiện, an toàn mà huyện, xã thống nhất và báo cáo với Ban
GPMB tỉnh.
- Trụ sở nơi trả phải đảm bảo đủ rộng, có bàn ghế cho tổ chức trả tiền
làm việc, nơi chờ đợi khi nhân dân đến, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, tại trụ
sở có thơng báo lịch trả tiền và thơng báo các thủ tục giấy tờ khi nhận tiền để
mọi người biết và thực hiện.
- Công tác bảo vệ tại điểm trả tiền là hết sức quan trọng bao gồm việc
bảo vệ quá trình trả tiền và bảo vệ tiền trong quỹ, Ban GPMB huyện phối hợp
cùng công an để tổ chức bảo vệ đảm bảo an tồn khơng mất mát.
- Ban GPMB huyện thống nhất lịch, địa điểm trả tiền để tiểu ban
GPMB xã thông báo cho các hộ biết về lịch và địa điểm trả tiền (thông báo
trước 2 đến 3 ngày).
3) Bộ máy tổ chức trả tiền đền bù:
Ban GPMB tỉnh thành lập tổ đền bù GPMB, phân công trách nhiệm cụ

thể cho từng thành viên. Mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về công việc mình làm.
Tổ đền bù có 10 người đó có 6 kế toán, (điều độngtừ Sở GTVT 4 kế
toán, Cục đầu tư phát triển 1 kế toán, Kho bạc tỉnh 1 kế tốn), phân thành 2
nhóm: Nhóm chi trả tiền mặt 3 người, mhóm đền bù vật tư 3 người, 1 công an
tỉnh, 1 thanh tra tỉnh, 2 cán bộ GPMB tỉnh.
Bộ máy trả tiền đền bù phải có đầy đủ thành phần khi trả tiền.
UBND huyện, thị xã, Ban GPMB huyện, thị xã, Ban thanh tra GPMB
QL1 huyện, thị xã, UBND xã, phường và tiểu ban GPMB xã phường phải kết
hợp chặt chẽ với tổ đền bù để chi trả tiền đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng của
dự án. Đồng thời phải chú ý khi cấp phát tiền đảm bảo công bằng đúng pháp
luật và bảo vệ an tồn.
4) Trình tự trả tiền:

6


a) Chủ hộ xuất trình tủ tục đại diện của tiểu Ban GPMB xã (là đại diện
của UBND xã). Đại diện tiểu ban GPMB ký xác nhận vào mặt sau biên bản
đền bù.
b) Đại diện Ban GPMB huyện kiểm tra, đối chiếu danh sách với biên
bản đền bù (BBĐB) số tiền, thủ tục, ghi danh sách trả tiền và ghi số tiền trả
đợt này vào mặt sau biên bản đền bù (2bản: 1BBĐB của chủ hộ, 1 BBĐB của
Ban GPMB) rồi chuyển sang kế toán.
c) Kế toán đối chiếu danh sách và căn cứ vào số tiền trả viết phiếu chi
tiền (phiếu chi ghi 3 liên: 1 liên giữ sổ gốc, 1 liên giữ quỹ, 1 liên lưu ban tỉnh)
và ghi vào danh sách trả tiền.
- Chủ tài khoản hoặc Phó ban thường trực được chủ tài khoản uỷ quyền
ký duyệt số tiền chi.
d) Nhận tiền tại thủ quỹ:

- Thuỷ quỹ kiểm tra đầy đủ thủ tục thì trả tiền cho người dân, ghi vào
danh sách trả tiền và yêu cầu hộ nhận tiền ký vào phiếu chi, biên bản đền bù
(2 bản) và danh sách trả tiền.
II- TRẢ TIỀN ĐỀN BÙ BẰNG VẬT LIỆU
1) Ban GPMB tỉnh chịu trách nhiệm trả vật tư trực tiếp cho các hộ, việc
trả vật tư thuộc ban GPMB tỉnh thực hiện.
2) Trường hợp hộ dân đền bù vật liệu có nguyện vọng bán lại vật liệu
đó cho Ban GPMB để lấy tiền mua vật liệu phù hợp với điều kiện gia đình, thì
hộ đó phải làm giấy bán vật liệu và phải cam đoan chịu trách nhiệm về khôi
phục lại nhà cửa của hộ đó sau khi giải toả và chấp hành nghiêm chỉnh việc
GPMB và tiến độ của dự án.
3) Tổ chức bộ máy trả vật tư và nhiệm vụ:
- Ban GPMB thành lập tổ vật tư trực thuộc
- Trách nhiệm của tổ vật tư: trả đền bù bằng vật liệu (kể cả trợ cấp ổn
định đời sống bằng gạo) cho các hộ được đền bù và làm thủ tục mua lại vật
liệu cho các hộ được đền bù khi các hộ đó có nguyện vọng bán lại vật liệu. Tổ
vật tư chịu trách nhiệm trước ban GPMB và Nhà nước về việc trả đền bù,
bằng vật liệu (kể cả trợ cấp bằng gạo), làm báo cáo, sổ sách quyết toán theo
quy định.
- Kinh phí hoạt động tổ vật tư lấy trong kinh phí hoạt động của Ban
GPMB.
7


4) Cách trả vật liệu:
a) Đối với những hộ thực sự phải trả bằng vật liệu thì tổ vật tư ký hợp
đồng với đơn vị bán vật tư là doanh nghiệp Nhà nước có giấy phép kinh
doanh vật tư để cung ứng vật tư trả cho các hộ. Việc quản lý mua bán, giao
nhận theo quy định trong các văn bản đã hướng dẫn của Nhà nước.
Việc trả tiền cho doanh nghiệp bán vật tư được tiến hành sau khi các hộ

đã nhận được vật liệu đầy đủ, có các chứng từ xác nhận giữa hộ đã nhận, tổ
vật tư và doanh nghiệp cung ứng vật tư.
b) Đối với những hộ có nguyện vọng bán lại vật liệu cho tổ vật tư thì
sau khi làm phiếu xuất vật liệu, chủ hộ làm giấy bán và tổ vật tư thống nhất
làm thủ tục mua, bán (phiếu xuất vật liệu, giấy bán theo mẫu quy định) rồi
chuyển biên bản mua bán vật tư cho bộ phận trả tiền đền bù của Ban GPMB
làm thủ tục thanh tốn tiền, trình tự trả tiền tiến hành theo hướng dẫn trả đền
bù bằng tiền.
Để đảm bảo thống nhất việc tổ chức trả đền bù đảm bảo chặt chẽ, thuận
tiện, tránh phiền hà thì tổ vật tư sẽ tham gia đồng thời với bộ phận trả tiền để
làm thủ tục dứt điểm cho từng hộ.
III- VỀ TÀI CHÍNH, KẾ TỐN CỦA BAN GPMB
1) Nguồn vốn trả đền bù:
- Vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) để chi cho các khoản như: đền
bù nhà cửa, cây cối hoa mầu, di chuyển đến nơi ở mới.
- Vốn đối ứng của Nhà nước để chi cho các khoản: Đền bù đất đai, trợ
cấp ổn định đời sống... phần vốn này Nhà nước quản lý thông qua cục đầu tư
phát triển.
2) Tài khoản:
- Tiền đền bù (gồm cả 2 nguồn vốn) được quản lý cấp phát thống nhất
thông qua 1 tài khoản, tài khoản tiền đền bù của Ban GPMB tỉnh được mở
riêng cho việc cấp phát tiền đền bù, khơng được mở chung với tài khoản chi
phí của Ban GPMB.
- Ban GPMB tỉnh mở tài khoản tiền bù tại Cục đầu tư phát triển tỉnh
Ninh Bình.
3) Quy trình cấp phát tiền đền bù:
- Việc quản lý và cấp phát tiền đền bù được thực hiện theo các quy định
của Nhà nước và hướng dẫn của Ban quản lý dự án.
8



- Từ tài khoản tiền đền bù Ban GPMB tỉnh rút tiền mặt để trả cho các
hộ được đền bù, với trường hợp hộ tập thể, cơ quan Nhà nước có tài khoản thì
trả bằng chuyển khoản vào tài khoản của hộ đó.
- Để đảm bảo trả đền bù đúng quy định của dự án, mỗi đợt cấp tiền cho
tổ trả các hộ, Ban GPMB tỉnh dựa trên hướng dẫn của PMU1 có văn bản
hướng dẫn về trả cho từng loại đối tượng, loại đền bù, trợ cấp.
4) Ban GPMB tỉnh lập kế hoạch tiền mặt với kho bạc để có tiền mặt
đáp ứng tiến độ chi trả, bố trí lịch hợp lý giữa việc nhận tiền về quỹ và việc
trả tiền đểm đảm bảo thuận lợi cho quá trình trả đền bù, tránh để các hộ đi lại
nhiều lần.
5) Biểu mẫu, chứng từ, sổ sách về trả đền bù phải đúng quy định của
Nhà nước và dự án.
6) Hàng ngày sau khi trả tiền song, bộ phận trả tiền đền bù phải hoàn
chỉnh sổ sách, chứng từ dứt điểm của ngày đó, khơng để dây dưa ngày khác,
đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiền tồn quỹ hàng ngày phải được ghi chép, kiểm
tra và bảo vệ chu đáo, an toàn.
7) Sau một đợt trả tiền đền bù, tổ đền bù phải hoàn chỉnh sổ sách,
chứng từ báo cáo nộp cho Ban GPMB tỉnh và các bên liên quan theo quy định
(chậm nhất là 5 ngày) để cơ sở cấp phát đợt sau.
8) Kết thúc trả đền bù, tổ đền bù các cấp quyết toán theo quy định của
Nhà nước và dự án.
CHƯƠNG 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, CHỈ ĐẠO, GIÁM SÁT
1) Ban GPMB tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo, kiểm
tra tổ đền bù đảm bảo trả đền bù đúng quy định của dự án, Ban GPMB tỉnh
phối hợp với ban quản lý dự án quốc lộ 1A, các ngành, các cơ quan đảm bảo
cấp phát vốn kịp thời chi trả đền bù.
2) UBND huyện, Ban GPMB huyện lập kế hoạch với Ban GPMB tỉnh
triển khai cụ thể, tổ chức thực hiện, chỉ đạo các xã hoàn thành tốt công tác trả

đền bù và giải toả.
3) UBND xã, tiểu ban GPMB xã phối hợp với Ban GPMB huyện đề
tiến hành chi trả đền bù, phổ biến, quán triệt cho các hộ bị ảnh hưởng hiểu và
chấp hành các quy định của Nhà nước về đền bù và giải toả.
9


4) Các ngành, các cơ quan liên quan, UBND huyện, xã có trách nhiệm
chỉ đạo, phối hợp cùng Ban GPMB các cấp thực hiện tốt công tác trả đền bù
và GPMB Quốc lộ 1A.
5) Giám sát PMU1 có trách nhiệm giám sát theo quy định của PMU1.
- Trong quá trình thực hiện có vướng mắc gì Ban GPMB tỉnh kịp thời
báo cáo để trình UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo, giải quyết.
- Trường hợp PMU1 có hướng dẫn bổ xung, thay đổi hoặc có vấn đề
phát sinh trong quá trình trả đền bù, giao cho Ban GPMB tỉnh kịp thời hướng
dẫn để tổ đền bù và Ban GPMB huyện thực hiện và báo cáo để UBND tỉnh
biết./.
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Phó chủ tịch
Đã ký
Dương Biên Thuỳ

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×