Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phat_bieu_LD_tinh-_40_nam_KL-L3-_20131

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.32 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
QUẢNG NINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 15 tháng 5 năm 2013

BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH
TẠI LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM
VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHÌ

Kính thưa :
- Các đ/c lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT; lãnh đạo Tổng cục Lâm
nghiệp, lãnh đạo Cục Kiểm lâm !
Kính thưa:
- Các đ/c lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh !
- Các đ/c lãnh đạo cơ quan ban ngành đoàn thể và các đơn vị trên địa
bàn tỉnh !
- Kính thưa: Các vị đại biểu và tồn thể các vị khách q !
Hơm nay, tôi rất vui khi đến dự Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập lực
lượng Kiểm lâm và đặc biệt là việc đón nhận Hn chương Lao động hạng
Nhì cao quý do Chủ tịch nước trao tặng cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng
Ninh. Thay mặt lãnh đạo Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh, tơi chúc mừng thành
tích của tập thể cán bộ, công chức, viên chức Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng
Ninh và xin gửi đến các quý vị đại biểu, các vị khách quý lời chúc sức khỏe và
lời chào mừng trân trọng nhất !
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí !
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, ven biển có nhiều đảo, có trên
70 % diện tích là rừng và đất lâm nghiệp. Rừng Quảng Ninh có những nét đặc
thù riêng; có những khu rừng đặc dụng nổi tiếng như: Vườn quốc gia Bái Tử


Long; rừng di tích văn hố lịch sử n Tử là điểm đến của du khách thập
phương; rừng núi đá trên vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới và là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới; có những khu rừng
phịng hộ quan trọng như rừng phòng hộ hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ Cao
Vân, Tràng An, hồ Đầm Hà Động... . Tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng
rừng và tài nguyên rừng nói chung, trong đó có tỉnh Quảng Ninh của chúng ta
là nơi hội tụ đầy đủ, tồn diện cảnh quan mơi trường, đa dạng sinh học, nguồn
sinh thủy, là lá phổi xanh, là yếu tố không thể thiếu cho cuộc sống. Với vị trí,
vai trị vơ cùng quan trọng cho đời sống, cho sự phát triển kinh tế - xã hội, suốt


theo chiều dài lịch sử, rừng Quảng Ninh đã góp phần quan trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng của địa phương.
Tuy nhiên, những điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội, sự phát
triển mạnh mẽ của tỉnh Quảng Ninh vừa là những nhân tố tích cực, vừa lại có
những ảnh hưởng hạn chế đến bảo vệ phát triển rừng. Đó là thách thức không
nhỏ đối với lực lượng kiểm lâm mà cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo
vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Và, trong nhiều năm qua, kết quả công tác
quản lý bảo vệ rừng đã được các ngành các cấp quan tâm chỉ đạo, thực hiện
ngày càng có sự ổn định, hiệu quả cao hơn.
Với những thành tích như trong báo cáo hoạt động 40 năm của Chi cục
Kiểm lâm đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm là lực
lượng nòng cốt, xung kích trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, chống
tàn phá rừng. Suốt 40 năm, từ khi được thành lập cho đến nay, trong từng giai
đoạn cụ thể, tuy có những biến động về tổ chức, bộ máy và hoạt động, song lực
lượng kiểm lâm luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương một cách sâu sát, kịp thời để thực hiện nhiệm vụ được giao, thể hiện
qua các nội dung Nghị quyết của Tỉnh ủy; chỉ thị, quyết định và các văn bản
chỉ đạo khác của UBND tỉnh đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Trên cơ sở
ấy, lực lượng kiểm lâm đã tích cực tham mưu, đồng thời tổ chức thực hiện các

yêu cầu nhiệm vụ của ngành và có sự phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan để
tạo ra sức mạnh tổng lực nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà
nước giao cho.
Chúng tôi cũng rất phấn khởi khi công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng
của tỉnh đặc biệt trong những năm đổi mới gần đây có bước phát triển tốt, thể
hiện qua một số kết quả đã đạt được như:
+ Độ che phủ của rừng đã tăng lên nhiều: từ 26% năm 1992, lên 36%
năm 2000, lên 45% năm 2005, lên 50,3% năm 2010, 51,5% năm 2011 và
52,5% năm 2012, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu về lĩnh vực lâm nghiệp theo
Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ đề ra. Đạt được điều này, rõ ràng phải có sự gắn kết
rất chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác bảo vệ rừng- PCCCR- ngăn chặn chống
tàn phá rừng, xử lý vi phạm của ngành kiểm lâm và công tác quản lý bảo vệ
phát triển rừng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và nhân dân.
+ Tình hình về xâm hại tài ngun rừng có quy mơ, tính chất nghiêm
trọng trong nhiều năm qua khơng cịn xảy ra, nhất là các tụ điểm, vùng trọng
điểm trên địa bàn tỉnh. Chi cục Kiểm lâm đã thực hiện hoặc phối hợp các
ngành liên quan ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng pháp luật nhiều vụ việc vi
phạm luật BVPTR, trong đó có những vụ vi phạm giá trị lâm sản rất lớn, được
dư luận trong nước và quốc tế hoan nghênh. Nhiều năm đoàn giám sát thực
hiện pháp luật của HĐND tỉnh và Quốc hội đã đánh giá cao kết quả của Chi
cục Kiểm lâm.
2


+ Nạn cháy rừng có nơi có lúc trước kia thường xun xảy ra cháy lớn
khó cứu chữa, thì những năm gần đây đã hạn chế giảm thiểu nhiều về số vụ
cháy, diện tích cháy và thiệt hại do cháy rừng, qua việc hoạt động tích cực
cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng của lực lượng kiểm lâm cũng như sự vào
cuộc của chính quyền các cấp, các ban ngành trong hệ thống chính trị và ý thức
cao của các chủ rừng, người dân.

+ Cơng tác xã hội hóa nghề rừng và quản lý bảo vệ rừng: đã huy động
các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc vùng rừng núi tham gia bảo vệ
phát triển rừng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nghề rừng, nhiều hộ
gia đình cá nhân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng, cơ ngơi khang trang, đời
sống tinh thần được đổi mới, giảm đói nghèo lạc hậu. Trong đó có sự đóng góp
của Kiểm lâm về cơng tác tun truyền vận động khuyến lâm, phối hợp giao
đất khoán rừng; giáo dục và hỗ trợ pháp luật về lâm nghiệp cho người dân,
xây dựng Quy ước bảo vệ phát triển rừng để ổn định lâu dài trong thôn bản và
khu vực, góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng nơng thôn mới của tỉnh.
+ Đội ngũ CBCCVC kiểm lâm đã được tỉnh và ngành quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng, ngày càng nâng cao chất lượng; cùng với hoạt động theo hệ thống
ngành dọc, sự kiểm tra giám sát của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã
giúp cho lực lượng vững mạnh hơn. Đến nay, Chi cục Kiểm lâm đã có Tiến sỹ,
Thạc sỹ và chiếm tỷ lệ cao có trình độ đại học, thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ
quản lý bảo vệ rừng cùng với các hoạt động khác và thực hiện tốt cải cách
hành chính của ngành.
Với những thành tích nổi trội trong giai đoạn đổi mới đó, Chi cục Kiểm
lâm Quảng Ninh đã xứng đáng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng nhì. Một lần nữa xin được chúc mừng toàn thể cán bộ, cơng
chức, viên chức lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh !
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí !
Chúng tôi thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác quản lý
bảo vệ phát triển rừng cũng cịn một số hạn chế nhất định, đó là:
+ Độ che phủ rừng tuy tăng lên hàng năm, đến nay đạt 52,5% nhưng chưa
thực sự phát triển ổn định, vì chính sách cho chủ rừng chưa được thực hiện
một cách tốt nhất để đảm bảo duy trì độ che phủ cho loại rừng sản xuất- vốn do
chủ rừng tự chủ. Ở một số vùng, chất lượng rừng còn thấp, độ che phủ rừng
chưa cao.
+ Việc Quản lý sử dụng rừng của một số chủ rừng được giao, th có nơi
cịn chưa đảm bảo theo quy định, cần phải xem xét điều chỉnh tạo điều kiện

cho các hộ gia đình, cá nhân được sử dụng rừng- đất rừng và tham gia bảo vệ,
phát triển rừng tốt hơn nữa.
+ Có nơi, có lúc còn tiềm ẩn nguy cơ cháy chặt tàn phá rừng với nhiều mục
đích khác nhau, nhất là khai thác tài nguyên khoáng sản trái pháp luật trên đất
3


rừng, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng cao hơn của lực lượng Kiểm lâm và sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm ổn định trật tự một cách lâu dài.
+ Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, trong đó phát triển kinh tế nghề rừng cần phải
tăng lên và bền vững hơn để đạt được các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, đảm bảo
hồn thành cơng nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2015 và có sự định hướng
đến năm 2020.
+ Một số chính sách cho lực lượng bảo vệ rừng và hoạt động theo kế hoạch
bảo vệ phát triển rừng đến năm 2020 cần phải tiếp tục có sự tham mưu, ban
hành phù hợp, kịp thời để đáp ứng yêu cầu.
Từ những hạn chế, bất cập đã nêu tôi đề nghị:
Ngay trong năm nay và các năm tiếp theo, ngành kiểm lâm và Sở Nông
nghiệp PTNT cần phải có các biện pháp, giải pháp khắc phục những hạn chế,
tồn tại cơ bản trên; đồng thời thực hiện tốt những việc sau đây:
+ Một là: Quan tâm giáo dục rèn luyện tư tưởng, phẩm chất đạo đức,
phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm cơng việc, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
hơn nữa trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CCVC kiểm lâm; thực
hiện tốt sự đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ trong cơ quan và thực hiện hiệu
quả cải cách hành chính nhà nước; xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh
để có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu trong giai đoạn mới.
+ Hai là: Tăng cường hơn nữa công tác tham mưu cho UBND các cấp và
tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự ủng hộ của nhân dân và các tổ chức;
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để thực hiện tốt các nhiệm vụ
quản lý bảo vệ rừng gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới; phấn đấu

đạt được mục tiêu độ che phủ rừng theo Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ đề ra.
+ Ba là: Phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương xây dựng kế
hoạch và tổ chức tốt việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng,
chế độ, chính sách pháp luật của Trung ương và của tỉnh về công tác quản lý
bảo vệ rừng- phòng cháy chữa cháy rừng đến các tầng lớp nhân dân, chủ rừng
và các tổ chức nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về quản lý bảo vệ
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
+ Bốn là: Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý
bảo vệ rừng, phòng cháy cháy chữa cháy rừng nhằm nâng cao năng lực quản
lý; kịp thời cập nhật các biến động về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, giúp
cho việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở đạt hiệu quả cao.
+ Năm là: Phối hợp với các ngành và các địa phương đẩy mạnh công tác
giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất và cấp giấy chứng nhận

4


quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
+ Sáu là: Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc bảo vệ rừng, khai
thác rừng, quản lý sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản;
đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng theo quy định của pháp luật.
+ Bảy là: Phối hợp và thực hiện tốt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;
khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài
sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước và nâng cao nhận thức trong cộng
đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh học trên địa bàn tỉnh.
+ Tám là: Thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, các nội dung

kế hoạch chương trình về bảo vệ phát triển rừng của Chính phủ, của tỉnh. Bám
sát sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện tốt việc Tổng điều tra,
kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2016; thiết lập hồ sơ quản lý
rừng và xây dựng cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng, trên cơ sở đó làm
căn cứ thực hiện chính sách các chính sách về lâm nghiệp của Chính phủ và
của tỉnh.
Tôi tin tưởng trong thời gian tới đây, lực lượng kiểm lâm Quảng Ninh và
Sở Nông nghiệp PTNT sẽ khắc phục những khó khăn, thách thức để hồn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Và, cuối cùng, thay mặt cho lãnh đạo Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh, xin
chúc cán bộ chiến sỹ trong lực lượng Kiểm lâm: Tiếp tục phát huy truyền
thống tốt đẹp của ngành, xây dựng lực lượng Kiểm lâm ngày càng trong sạch
vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho và
đạt thành tích cao hơn nữa trong thời gian tới, xứng đáng là người chiến sỹ tiên
phong trên mặt trận quản lý bảo vệ rừng.
Xin được trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe các quý vị đại
biểu, các đồng chí !
UBND TỈNH QUẢNG NINH
P. CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Thành

5


6




×