Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.07 KB, 27 trang )

A- Đặt vấn đề:
Trong xã hội hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng và
phong phú dới nhiều hình thức và qui mô khác nhau bên cạnh đó cũng tồn
tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau. Để đảm bảo các quan hệ kinh tế đợc
thiết lập và thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất và lu thông hàng hoá. Đồng
thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đề cao trách nhiệm của các bên
trong quan hệ kinh tế, giữ vững trật tự kỷ cơng pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động kinh tế thì cần phải có một pháp lệnh hợp đồng kinh tế phù
hợp và hoàn chỉnh. Nhận thức đợc vấn đề này Nhà nớc ta đã ban hành các
nghị định, thông t (NĐ 004 TTg ngày 04/01/1960 của T.T.P ban hành; NĐ
54-CP ngày 10/03/1975 của hội đồng Chính phủ; pháp lệnh hợp đồng kinh
tế ngày 25/9/1989 ) nhằm điều chỉnh hiệu quả các quan hệ hợp đồng kinh
tế.
Vậy để phát huy đợc vai trò của hợp đồng kinh tế nói chung và của chủ
thể trong hợp đồng kinh tế nói riêng đối với sự phát triển của nền kinh tế thì
chúng ta phải nghiên cứu sự phát triển của nó trong từng thời kỳ lịch sử,
giai đoạn khác nhau. Bởi mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau thì nó có những
yêu cầu khác nhau do đó có môi trờng chính trị, chính trị - xã hội, một trờng
kinh tế và sự ảnh hớng thế giới khác nhau. Vì vậy trong đề tài này em
nghiên cứu: "Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển
của chế độ hợp đồng kinh tế".
B- Mục đích và phơng pháp nghiên cứu.
I- Mục đích
Để hợp đồng kinh tế hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay
cũng nh trong tơng lai thì vấn đề đặt ra là phải hiểu đợc bản chất của nó,
3
nguyên nhân ra đời và sự điều chỉnh (tác dụng) đối với nền kinh tế, vị trí
của nó trong quản lý kinh tế Nh vậy để làm đợc những việc đó đòi hỏi
phải nghiên cứu cả quá trình phát triển của hợp đồng kinh tế cùng với sự
biến động của kinh tế, chính trị xã hội.


II- Phơng pháp nghiên cứu.
Kết hợp giữa phơng pháp logic với phơng pháp lịch sử phơng pháp lịch
sử là sự diễn lại tiến trình phát triển của sự kiện và hiện tợng với tính chất
cụ thể của chúng phơng pháp logic là sự khái quát hợp lý luận của quá trình
phát triển.
C. Nội dung.
I- Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế giai đoạn trớc
1989 ở Việt Nam.
1. Bản chất của hợp đồng kinh tế thời kỳ này.
a. Sau cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng
lợi, tháng 7/1954 hoà bình đã đợc lập lại ở miền Bắc, miền Bắc bớc vào thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, sản xuất
nhỏ, mọi mặt còn yếu. Đảng và Nhà nớc chủ trơng xây dựng miền Bắc phát
triển nhanh về kinh tế (1956-1959). Trong thời kỳ này hoạt động kinh
doanh của các xí nghiệp quốc doanh hợp tác xã, t doanh đan xen nhau trong
nền kinh tế nhiều thành phần. Để đảm bảo phân công phối hợp giữa các
ngành ,các cấp; giữa sản xuất và lu thông Chính phủ đã ban hành "điều lệ
tạm thời về hợp đồng kinh doanh"(kèm theo nghị định số 735-TTg ngày
10/4/1956 của Thủ tớng Chính phủ).
Cuối năm 1959, do kết quả của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc, nền kinh tế đợc cải tạo căn bản. Phát triển nông nghiệp và công
nghiệp lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính. Hoạt động kinh doanh
4
trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào hai thành phần kinh tế quốc doanh
và tập thể.
Thực hiện việc xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị kinh tế nhằm
mục tiêu chung là thực hiện kế hoạch Nhà nớc do đó "chế độ hợp kinh
doanh ban hành năm 1956" không còn phù hợp với cơ chế quản lý mà còn
cản trở sự vận hành của cơ chế đó. Vì vậy Nhà nớc ban hành "Điều lệ tạm

thời về chế độ Hợp đồng kinh tế theo Nghị định số 04-TTg ngày
04/01/1960; đồng thời với quyết định thành lập hội đồng trọng tài kinh tế
(NĐ 20-TTg ngày 17/01/1960).
Theo điều lệ này cơ sở để ký kết Hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch
của Nhà nớc, các bên chỉ đợc ký kết Hợp đồng kinh tế trong phạm vi chỉ
tiêu kế hoạch do Nhà nớc giao. Hợp đồng kinh tế chỉ đợc điều chỉnh hoặc
huỷ bỏ khi Nhà nớc điều chỉnh hoặc huỷ bỏ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nớc.
Điều lệ Hợp đồng kinh tế qui định việc ký kết Hợp đồng kinh tế là một kỷ
luật bắt buộc trong quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế. Trong những
năm của thập kỷ 60 này điều lệ hoạt động có hiệu quả mặc dù trong hoàn
cảnh chiến tranh chống Mỹ - nền kinh tế vốn ổn định nh số HTX bậc cao
tăng từ 58% năm 1964 lên 77% năm 1967. Phát triển mạnh công nghiệp địa
phơng (năm 1968 so với 1964 vốn đầu t tăng gấp 4 lần; giá trị tổng sản lợng
công nghiệp quốc doanh địa phơng tăng 39%. Giao thông vận tải phát triển
mạnh. Miền Bắc đã làm đợc 340 km đờng vòng, 250bến phà và cầu,
13.000km đờng liên tỉnh 25.700km đờng bộ số phơng tiện cũng tăng
nhiều lần 3,5 lần so với trớc chiến tranh. Ngành thơng nghiệp 1965-1967
tổng sản phẩm nhập khẩu bằng 2,5 lần so với 3 năm trớc chiến tranh.
Đầu những năm 1970, hoà theo xu hớng cải cách kinh tế của hệ thống
xã hội chủ nghĩa, Đảng chủ trơng tiến hành cải cách một bớc cơ chế quản lý
kinh tế theo hớng của hội nghị lần thứ 19 ban chấp hành trung ơng Đảng
5
(khoá III) xoá bỏ lối quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo
phơng thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa". Đồng thời Đảng và Nhà nớc phát
động một phong trào lao động sản xuất sôi nổi ở các ngành, các cấp. Nghị
quyết 19 giải quyết các vấn đề về đờng lối, chính sách để khôi phục và phát
triển nền kinh tế nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (năm
1971). Đầu năm 1972 miền Bắc phải chống lại cuộc xâm lợc của đế quốc
Mỹ do đó miền Bắc phải chuyển sang kinh tế thời chiến. Sau 1973 kinh tế bị
tàn phá nặng nề do đó lại phải bớc vào khôi phục kinh tế, Nghị quyết 22

của trung ơng Đảng đã đề ra. Lần này kinh tế miền Bắc lại chuyển kinh tế
thời chiến sang kinh tế thời bình kế hoạch khôi phục và phát triển hai năm
1974-1975 đợc đề ra và cuối 1975 miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ khôi
phục kinh tế. Trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải đã đạt
đợc những kết quả quan trọng.
Để phù hợp với điều kiện kinh tế và xu hớng phát triển Chính phủ đã
ban hành "Điều lệ về chế độ Hợp đồng kinh tế" kèm theo Nghị định số 54-
CP ngày 10/03/1975 của Hội đồng Chính phủ thay thế điều lệ tạm thời về
Hợp đồng kinh tế năm 1960.
Điều lệ Hợp đồng kinh tế qui định các mục của Hợp đồng kinh tế
không phải chỉ để thực hiện kế hoạch của Nhà nớc nh trớc mà còn là công
cụ pháp lý để giúp đỡ các bên chuẩn bị kế hoạch xây dựng và kế hoạch một
cách vững chắc. Chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các xí nghiệp quốc doanh,
các tổ chức công t hợp doanh, các cơ quan Nhà nớc, các đơn vị quân đội, tổ
chức xã hội, hợp tác xã các tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ký kết
Hợp đồng kinh tế theo điều lệ này rộng rãi hơn so với các điều lệ trớc, nhng
ký kết vẫn là một kỷ luật của Nhà nớc đối với các đơn vị kinh tế.
2. Cơ chế quản lý kinh tế.
6
a. Hợp đồng trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Hợp đồng kinh doanh xuất hiện từ thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế
(1956-1959). Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh doanh
năm 1956 trong đó qui định.
"Hợp đồng là một bản qui định mối quan hệ giữa hai hay nhiều đơn vị
kinh doanh tự nguyên cam kết với nhau thực hiện một số nhiệm vụ nhất
định, trong thời gian nhất định nhằm mục đích phát triển kinh doanh công
thơng nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nớc" (điều 2).
b. Hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và do kết quả cải tạo xã hội chủ
nghĩa nền kinh tế quốc dân, kết cấu các thành phần kinh tế của nhà nớc có

sự thay đổi căn bản. Chínhphủ đã ban hành chế độ tạm thời và chế độ Hợp
đồng kinh tế (kèm theo nghị định số 004-TTg ngày 4/1/1960 của Thủ tớng
chính phủ). Mục đích là thông qua việc ký kết Hợp đồng kinh tế mà tăng c-
ờng quan hệ kinh tế và trách nhiệm giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ
quan nhà nớc Do các ngành kinh tế XHCN có quan hệ với nhau rất mật
thiết trong quá trình sản xuất - tạo sự trách nhiệm lẫn nhau giữa các đơn vị
kinh tế. Do sự thay đổi trong quản lý, xoá bỏ quản lý hành chính cung cấp
thực hiện quản lý theo phơg thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa Chính phủ
đã ban hành điều lệ mới năm 1975, Điều lệ về chế độ Hợp đồng kinh tế này
đã có những đổi mới nhất định mà thể hiện rõ nhất là yếu tố tài sản trong
hợp đồng rõ nét hơn, yếu tố tổ chức kế hoạch có giảm bớt so với trớc.
"Hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý của Nhà nớc trong việc xây dựng
và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần quan trọng trong
việc kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Củng cố chế độ hạch toán kinh tế,
tăng cờng quản lý kinh tế. Nó làm cho lợi ích của đơn vị kinh tế cơ sở khớp
với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền công tác quản lý của
Nhà nớc với sự tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế cơ sở. Nó xác
7
lập thắt chặt mối quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các bên cơ liên
quan đến việc ký kết Hợp đồng kinh tế và thực hiện Hợp đồng kinh tế đã ký
kết, qui định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bên đối với nhau,
bảo vệ lợi ích của các bên ký kết, giúp đỡ các bên ký kết, giúp đỡ các bên
chuẩn bị kế hoạch. Xây dựng một kế hoạch vững chắc, thực hiện thắng lợi
kế hoạch Nhà nớc với hiệu quả kinh tế cao nhất" (Điều 1).
3. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế.
a. Nguyễn tắc ký kết.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế là một kỷ luật bắt buộc của Nhà nớc trong
mọi hoạt động kinh tế có liên quan với nhau đều bắt buộc phải ký kết Hợp
đồng kinh tế. Sau khi có số kiểm tra kế hoạch và khi kế hoạch chính thức
của Nhà nớc đợc ban hành (Điều 2).

- Miễn ký kết Hợp đồng kinh tế trong các trờng hợp khi phải tiến hành
lệnh đặc biệt và khẩn cấp bằng văn bản hoặc đối với những hoạt động kinh
tế có tính chất đặc biệt đợc Hội đồng Chính phủ cho phép; hoặc đối với
những giao dịch nhất thời, đột xuất thực hiện và thanh toán xong trong một
lần.
- Hợp đồng kinh tế phải đợc ký kết khẩn trơng, kịp thời và trực tiếp
giữa các bên có liên quan. Thời hạn hoàn thành việc ký kết Hợp đồng kinh
tế thì phù hợp với tiến độ xây dựng kế hoạch và yêu cầu chuẩn bị kế hoạch
(Điều 9).
- Các doanh nghiệp Nhà nớc (quốc doanh), cơ quan Nhà nớc chỉ đợc
ký kết hợp đồng trong phạm vi kế hoạch của Nhà nớc. Nhà nớc dựa vào các
mục đích của mình để giao chỉ tiêu cho các đơn vị những nhiệm vụ rõ ràng
mà các bên phải thực hiện.
8
- Các bên ký kết có thể ký kết cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đợc giao, nếu
xét thấy đủ khả năng và không làm ảnh hởng đến các chỉ tiêu kế hoạch đợc
giao (Điều 8).
b. Căn cứ để ký kết Hợp đồng kinh tế (Điều 8).
- Căn cứ vào số liệu kiểm tra, phơng hớng và nhiệm vụ và chỉ tiêu kế
hoạch của Nhà nớc.
- Căn cứ vào chế độ hiện hành và quản lý kinh tế.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hớng dẫn ký kết Hợp đồng kinh tế
của các cơ quan cấp trên.
c. Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế.
- Sau khi có sổ kiểm tra kế hoạch và kế hoạch chính thức của Nhà nớc
đợc ban hành thì các đơn vị phải ký kết Hợp đồng kinh tế.
(1) Các tổ chức quốc doanh.
(2) Các tổ chức công ty hợp doanh.
(3) Các cơ quan quản lý Nhà nớc, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã
hội.

(4) Hợp tác xã loại đợc công nhận theo điều lệ hiện hành.
(5) Các tổ chức sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp đợc phép
kinh doanh và có tài sản ở ngân hàng.
d. Trình tự và thủ tục ký kết (Điều 9).
- Ký kết trực tiếp: Hai bên hay các bên ký kết có thể chủ động gặp
nhau bàn bạc để cùng ký kết hợp đồng.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế gián tiếp: Một bên dự thảo hợp đồng và ký
trớc gửi bên kia nghiên cứu để ký sau. Bên nhân đợc dự thảo phải ký hoặc
trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đợc dự thảo. Quá hạn mà bên
9
nhận dự thảo không trả lời thì coi nh đã chấp nhận hợp đồng, có nghĩa vụ
thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra.
e. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý.
- Hợp đồng kinh tế đợc coi là hợp pháp khi nó không trái pháp luật nh
về chủ thể và nội dung của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả.
+ Hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
- Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật
- Không đảm bảo t cách của các bên chủ thể ký kết.
+ Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần.
- Một phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.
Những phần khác không bị ảnh hởng bởi phần vi phạm đó vẫn đợc thực
hiện.
+ Hậu quả:
- Sửa đổi lại các điều khoản đã bị coi là vô hiệu.
- Khôi phục lại những phần hợp đồng vi phạm đã thực hiện và chấm
dứt thực hiện phần vi phạm pháp luật còn lại.
- Bị xử lý hành vi trái pháp luật khi ký kết và thực hiện những điều
khoản bị coi là vô hiệu.
4. Đánh giá.

a. Tạo đợc sự điều chỉnh và đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thời gian
này, phù hợp với nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.
b. Đã có sự điều chỉnh nội tại để phù hợp với sự vận động thay đổi của
nền kinh tế và xã hội.
c. Không còn phù hợp trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc định hớng xã hội chủ nghĩa
do đó cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới.
10
II- Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế giai đoạn 1989
đến nay.
1. Bản chất của Hợp đồng kinh tế thời kỳ này.
Sau ngày 30/04/1975 miền Nam đợc giải phóng. Năm 1976 đất nớc đ-
ợc thống nhất về mặt Nhà nớc. Cả nớc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thời
kỳ 1976-1985 cả nớc cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội với hai nhiệm vụ cơ
bản- một là cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã
hội chủ nghĩa và hai là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa với đờng lối u tiên
phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Thành quả đã đạt đợc là: tài sản cố định của nền kinh tế 1985 gấp hai
lần so với năm 1975; năm 1981-1985 nhịp độ tăng trởng công nghiệp là
9,5%, nông nghiệp là 4,9% ;phân phối lu thông đợc củng cố và mở rộng nh-
ng còn có những yếu kém: quan hệ sản xuất cha thực sự đợc củng cố, lực l-
ợng sản xuất còn yếu kém; nền kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối nghiêm
trọng.
Tháng 11/1986, Đại hội toàn quốc lần VI của Đảng cộng sản Việt Nam
xác định nội dung, đờng lối đổi mới quản lý kinh tế-xã hội, trong đó đổi
mới cơ chế quảnlý kinh tế theo hớng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo
định hớng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện cần phải điều chỉnh sự quản lý đó hội đồng Nhà nớc

đã thông qua pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 thay thế nghị
định 54-CP về chế độ Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế cùng
với Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/01/1990; quyết định số 18-HĐBT ngày
16/01/1990 của HĐBT đã tạo thành hệ thống qui phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ Hợp đồng kinh tế trong cơ chế quản lý mới.
11
2. Cơ chế quản lý kinh tế.
Trong cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã
hội chủ nghĩa. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thể chế hoá đờng lối đổi mới của
Đảng trong quản lý kinh tế. Pháp lệnh đảm bảo các quan hệ kinh tế đợc
thiết lập và thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất và lu thông hàng hoá; đề
cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ kinh tế, đẩy mạnh nền kinh tế
phát triển, giữ vững trật tự kỷ cơng, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động kinh tế.
"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch
giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá,
dịch vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuậtvà thoả thuận khác
có mục đích kinh doanh, với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1).
3. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế.
a. Nguyên tắc ký kết Hợp đồng kinh tế.
- Nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
theo nguyên tắc này việc ký kết một Hợp đồng kinh tế phải dựa trên cơ sở tự
nguyện thoả thuận của các bên. Mỗi bên sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình trong nội dung hợp đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên
tham gia quan hệ hợp đồng.
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm về tài sản.
Theo nguyên tắc này các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải tự mình
gách vác trách nhiệm về tài sản. Gồm phạt hợp đồng và bồi thờng thiệt hại

khi có hành vi vi phạm chế độ Hợp đồng kinh tế.
- Nguyên tắc không trái pháp luật.
12
Theo nguyên tắc này đòi hỏi việc ký kết Hợp đồng kinh tế đó phải hợp
pháp, mọi thoả thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn phù hợp với những qui
định của pháp luật.
b. Căn cứ để ký kết Hợp đồng kinh tế (Điều 10).
- Căn cứ vào phơng hớng kế hoạch của Nhà nớc, các chính sách,chế
độ, các chuẩn mực kinh tế- kỹ thuật hiện hành.
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trờng, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của
bạn hàng.
Căn cứ này nhằm đảm boả cho Hợp đồng kinh tế đợc ký kết có khả
năng thực hiện, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu
quả, đồng thời thoả mãn nhu cầu xã hội.
- Căn cứ vào khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt
động kinh tế của mình.
Khi ký kết Hợp đồng kinh tế, các đơn vị kinh tế phải căn cứ vào những
điều kiện chủ quan của mình về tiền vốn, vật t, năng suất lao động và hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Căn cứ vào tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả
năng đảm bảo về tài sản của các bên cùng ký kết hợp đồng.
Đây là căn cứ quan trọng để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng về tính
hợp pháp của mối quan hệ cũng nh khả năng thanh toán của các bên nhằm
đảm bảo cho hợp đồng có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế.
c. Chủ thể của Hợp đồng kinh tế.
* Chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ Hợp đồng
kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện thoả thuận để xác định quyền và
nghĩa vụ đối với nhau.
13

Theo pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 thì Hợp đồng kinh tế
đợc ký kết giữa các bên sau:
- Pháp nhân với pháp nhân.
- Pháp nhân với cá nhân kinh doanh có đăng ký kinh doanh theo qui
định của pháp luật.
Nh vậy, chủ thể của Hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là đơn vị
có t cách pháp nhân, còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng
ký kinh doanh.
Pháp nhân là một tổ chức có đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đợc thành lập một cách hợp pháp
(2) Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng tài sản
đó.
(3) Có quyền quyết định một cách độc lập bằng các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
(4) Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Việc qui định chủ thể quan hệ Hợp đồng kinh tế có một bên là pháp
nhân là để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế chung trong nền kinh tế hàng
hoá xã hội chủ nghĩa nhiều thành phần trong đó giữa các đơn vị kinh tế có
sự thờng xuyên trực tiếp tác động lẫn nhau thông qua các mối quan hệ kinh
tế đan xen trên thị trờng rất phong phú, đa dạng. Đồng thời cũng là để thu
hút các cá nhân cùng tham gia với các pháp nhân một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp thực hiện kế hoạch của pháp nhân trên cơ sở kế hoạch định hớng
của Nhà nớc.
Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật là ngời đã
đợc câp giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh tại cơ quan
Nhà nớc có thẩm quyền theo đúng qui định của pháp luật.
14
Các chủ thể trên khi ký kết Hợp đồng kinh tế phải tuân thủ theo các
qui định cảu pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên theo qui định tại điều
42,43 (pháp lệnh Hợp đồng kinh tế) còn cho phép pháp nhân đợc ký kết

Hợp đồng kinh tế với những ngời làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ
nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ng dân cá thể đó là những đối tợng
pháp luật cha qui định phải đăng ký kinh doanh. Cũng nh cho phép pháp
nhân Việt Nam áp dụng pháp luật Hợp đồng kinh tế trong ký kết Hợp đồng
kinh tế với các tổ chức, cá nhân nớc ngoài tại Việt Nam.
Khi ký kết Hợp đồng kinh tế, mỗi bên phải có một ngời đại diện để ký
vào Hợp đồng kinh tế. Nếu là pháp nhân thì ngời đại diện hợp pháp của
pháp nhân đó. Đại diện hợp pháp của pháp nhân là ngời đợc bổ nhiệm hoặc
đợc bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân và hiện đang giữ chức vụ đó
Nếu là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật thì
ngời ký kết Hợp đồng kinh tế phải là ngời đứng tên xin giấy phép kinh
doanh, đợc cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh tại cơ quan
Nhà nớc có thẩm quyền.
Nếu một bên là ngời làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân thì
ngời ký kết Hợp đồng kinh tế phải là ngời trực tiếp thực hiện công việc
trong hợp đồng. Nếu có nhiều ngời cùng làm thì ngời ký vào bản hợp đồng
phải là do những ngời cùng tham gia tiến cử bằng văn bản có chữ ký của tất
cả những ngời đó và phải kèm theo bản Hợp đồng kinh tế. Khi một bên là
hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ng dân cá thể thì đại diện phải là chủ hộ.
Khi một bên là tổ chức nớc ngoài tại Việt Nam thì đại diện tổ chức đó phải
đợc uỷ nhiệm bằng văn bản, nếu là cá nhân nớc ngoài tại Việt Nam thì bản
thân họ phải là ngời ký kết các Hợp đồng kinh tế.
Đại diện ký kết Hợp đồng kinh tế trên cũng chính là đại diện đơng
nhiên trong quá trình thực hiện Hợp đồng kinh tế và trong tố tụng trọng tài
kinh tế.
Mặt khác, đại diện hợp pháp của pháp nhân và cá nhân có đăng ký
kinh doanh có thể uỷ quyền cho ngời khác thay mình ký kết Hợp đồng kinh
15
tế, làm đại diện trong ký kết, trong quá trình thực hiện Hợp đồng kinh tế
cũng nh trong tố tụng trọng tài kinh tế khi có tranh chấp xảy ra. Việc uỷ

quyền này bắt buộc phải bằng văn bản xác định rõ ngời đợc uỷ quyền, phạm
vi uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Ngời đợc uỷ quyền chỉ đợc phép hành
động trong phạm vi đợc uỷ quyền và không đợc uỷ quyền lại cho ngời thứ
ba. Trong phạm vi uỷ quyền ngời uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về hành vi
của ngời đợc uỷ quyền nh hành vi của chính mình. Trong trờng hợp uỷ
quyền thờng xuyên. Mỗi lần giao dịch trong quan hệ Hợp đồng kinh tế, ngời
đợc uỷ quyền phải xuất trình văn bản uỷ quyền thờng xuyên đó và trách
nhiệm cũng giống nh trờng hợp uỷ quyền không áp dụng đợc đó là trờng
hợp mà hợp đồng phải đăng ký và những hợp đồng đợc ký kết bằng các tài
liệu giao dịch thì không đợc phép uỷ quyền.
d. Trình tự ký kết Hợp đồng kinh tế.
Khi ký kết Hợp đồng kinh tế, các bên có thể tiến hành một trong hai
cách: ký kết trực tiếp hoặc ký kết gián tiếp.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế trực tiếp: là cách ký kết đơn giản, nhanh
chóng, khi ký kết đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn
bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và
cùng ký vào một văn bản.
- Ký kết Hợp đồng kinh tế gián tiếp: là phơng pháp ký kết mà trong đó,
các bên tiến hành gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (công văn, điện báo,
đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch.
Việc ký kết Hợp đồng kinh tế bằng phơng pháp này đòi hỏi phải tuân thủ
những trình tự nhất định. Hợp đồng đợc coi là hình thành và có giá trị pháp
lý từ khi các bên nhận đợc tài liệu giao dịch và thể hiện sự thoả thuận về tất
cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng đã ký kết đó.
e. Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ.
Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cẩm của pháp luật.
16
Không đảm bảo t cách cảu bên chủ thể ký kết.
- Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần.

Một phần của hợp đồng trái với pháp luật qui định . Nhng những phần
còn lại không bị ảnh hởng và vẫn đợc thực hiện.
- Hậu quả: Sửa đổi, khôi phục những phần bị coi là vô hiệu. Chấm dứt
phần vi phạm pháp luật còn lại.
Bị xử lý hành vi trái pháp luật khi ký kết và thực hiện những điều
khoản bị coi là vô hiệu.
4. Đánh giá.
a. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã đáp ứng và thích nghi phù hợp với
những điều kiện mới về sự thay đổi kinh tế, chính trị -xã hội mà pháp lệnh
Hợp đồng kinh tế ban hành năm 1976 không còn phù hợp để thực hiện nữa.
b. Sự thích hợp trong điều chỉnh của pháp lệnh Hợp đồng kinh tế với
cơ chế mới đáp ứng đợc trong nền kinh tế thị trờng. Đẩy mạnh tốc độ lu
thông hàng hoá tiền tệ, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời
thu hút đợc các nhà đầu t nớc ngoài vào Việt Nam tham gia đầu t với các
nhà doanh nghiệp trong nớc điều đó đã làm tăng trình độ khoa học kỹ thuật
trong nớc, tăng ngoại tệ và giảm tỷ lệ thất nghiệp cho các công nhân Việt
Nam. Mặt khác nó cũng thúc đẩy hàng hoá trong nớc phải cải tiến, nâng
cao chất lợng để cạnh tranh,đứng vững trên thị trờng trong nớc và thị trờng
quốc tế. Do đó việc đảm bảo cho các nhà thầu nớc ngoài là quan trọng để
thu hút đợc họ đa ngoại tệ và kỹ thuật vào đầu t tại Việt Nam. Vì vậy yếu tố
pháp lý là rất quan trọng; chính trị phải ổn định. Khi pháp lện Hợp đồng
kinh tế hoàn thiện hơn không những thu hút đợc các nhà thầu nớc ngoài mà
còn giúp cho nền kinh tế nớc nhà ổn định, các doanh nghiệp đợc hoạt động
công bằng và ổn định, các doanh nghiệp đợc hoạt động công bằng và ổn
định, tạo cho sự ký kết đợc nhanh chóng đúng pháp luật. Đồng thời Nhà n-
ớc cũng dễ quản lý hơn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
17
III- Xu hớng phát triển pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
1. Nguyên nhân, điều kiện cần thiết phải sửa đổi.
a. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đợc hội đồng Nhà nớc thông qua ngày

25/9/1989 và có hiệu lực từ ngày 29/9/1989. Qua 10 năm thi hành nó đã đạt
đợc những thành quả to lớn và đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Đến nay
với nhiều yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi thì qui định của pháp
lệnh này đã không còn phù hợp nữa đặc biệt là sau khi Nhà nớc ta đã ban
hành hai bộ luật dân sự và thơng mại dẫn đến nhiều quyết định chồng chéo
gây nên sự mâu thuẫn trong việc điều chỉnh và quản lý nh khi xét xử những
vi phạm gây khó khăn trong sự phân định toà giải quyết.
Xét về mặt pháp lý chủ thể trong quan hệ ký kết Hợp đồng kinh tế theo
điều 2, 42, 43 của pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì nh đã nêu ở phần trớc các
bên ký kết ít nhất một bên phải là pháp nhân do đó qui định này của pháp
luật về chủ thể cha thực sự bình đẳng về chủ thể và tính đa dạng của các
quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trờng. Theo hiến pháp 1992 tại điều 22
và các văn bản pháp luật khác nh: luật doanh nghiệp t nhân, luật khuyến
khích đầu t trong nớc đều ghi nhận quyền bình đẳng trớc pháp luật giữa các
cơ sở sản xuất. Kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhng ở đây theo
pháp luật Hợp đồng kinh tế các quan hệ kinh doanh mặc dù hợp pháp,
không bị vô hiệu, đáp ứng hình thức hợp đồng nh giữa các doanh nghiệp t
nhân với nhau hoặc giữa các cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau
khôngđợc xem là Hợp đồng kinh tế.
Trong khi đó, cũng quan hệ kinh doanh nh vậy nếu các chủ thể này
giao kết với một pháp nhân thì lại đợc coi là Hợp đồng kinh tế. Tất nhiên
đối với mỗi chủ thể kinh doanh, chịu sự điều chỉnh của các loại văn bản
pháp luật nào khi xác lập quan hệ hợp đồng thờng không quan trọng. Điều
quan tâm là tính hợp pháp và mục đích có đạt đợc hay không và đạt đợc ở
mức độ nào.
18
Sự hạn chết của pháp luật Hợp đồng kinh tế trong qui định về chủ thể
còn biểu hiện ở chỗ nó cha phản ánh đợc sự đa dạng của các quan hệ kinh
doanh đang tồn tại trong nền kinh tế thị trờng; ví dụ nh: Quan hệ kinh
doanh giữa tổ chức, cá nhân nớc ngoài tại Việt Nam với nhau, một số quan

hệ kinh doanh của tổ hợp tác. Mặt khác trong pháp luật Hợp đồng kinh tế
còn có hạn chế trong việc xác định và thể hiện t cách chủ thể trong nền kinh
tế thị trờng là khả năng chịu trách nhiệm độc lập về tài sản. Ví dụ: Qui định
tại khoản 3 điều 40 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế về miễn, giảm trách nhiệm
tài sản của bên vi phạm do lỗi của ngời thứ 3 Hoặc pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế cha qui định trách nhiệm thuộc về bên có lỗi trong một số trờng hợp
ký kết Hợp đồng kinh tế vô hiệu do lừa đảon, giả mạo
Đồng thời trong các qui định về chủ thể Hợp đồng kinh tế còn thiếu
tính thống nhất. Theo điều 2 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ít nhất một bên
phải là chủ thể có t cách pháp nhân. Nhng cũng theo qui định tại điều 2
mục I thông t 11/TT-PL ngày25/5/1992 thì quan hệ giữa các cá nhân kinh
doanh theo nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992) với doanh nghiệp t nhân
nếu không nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, thuê lao động thì cũng đợc
coi là Hợp đồng kinh tế. ở đây có thể hiểu hoặc doanh nghiệp t nhân có t
cách pháp nhân, hoặc Hợp đồng kinh tế đợc mở rộng phạm vi chủ thể
không nhất thiết phải có sự tham gia của pháp nhân. Theo luật doanh nghiệp
t nhân (đợc sửa đổi ngày 22/06/1994) và pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì cả
hai cách hiểu đó đều không mang tính hợp pháp.
2. Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế trong thời gian tới.
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 tại điều 2 có qui định Hợp
đồng kinh tế đợc ký kết giữa các bên sau:
- Pháp nhân với pháp nhân.
- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của
pháp luật.
19
Ngoài ra tại điều 42 và 43 thì pháp nhân có thể ký kết với ngời làm
công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ng
dân cá thể và với các cá nhân, tổ chức nớc ngoài tại Việt Nam.
Nh vậy Hợp đồng kinh tế đợc ký kết ít nhất một bên chủ thể phải là
pháp nhân.

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay, đất nớc ta đang trong
quá trình đối mới, phát triển và đã đạt đợc những thành quả nhất định trong
những năm đổi mới và nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh.
Đồng thời để phát huy đợc nổ lực của nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá
trình lu thông hàng hoá- tiền tệ đảm bảo và kích thích nền kinh tế phát triển
do đó cần phải có sự thay đổi trong phần này.
Nh vậy trong phần chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế cần đợc sửa đổi
nh sau: Chủ thể đợc ký kết giữa các bên sau:
- Pháp nhân.
- Chi nhánh của pháp nhân đợc ký kết hợp đồng trong phạm vi đợc
phân cấp tự hạch toán.
- Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Ngoài ra tại điều 42,43 cũng cần thay đổi nh sau:
- Tại điều 43: Trớc kia Hợp đồng kinh tế đợc ký kết giữa các pháp
nhân với ngời làm công tác kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ
nông dân cá thể thì nay nên thay đổi thành Hợp đồng kinh tế đợc ký kết
giữa pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh với ngời làm công tác khoa
học kỹ thuật nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, tổ hợp tác.
Tại điều 43: Trớc qui định Hợp đồng kinh tế đợc ký kết giữa pháp nhân
Việt Nam với các tổ chức cá nhân nớc ngoài tại Việt Nam. Nay nên thay đổi
20
Hợp đồng kinh tế đợc ký kết giữa pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh
doanh của Việt Nam với các cá nhân, tổ chức nớc ngoài tại Việt Nam.
Nh vậy sự thay đổi này không nhất thiết Hợp đồng kinh tế đợc ký kết ít
nhất một bên phải là pháp nhân mà nó có thể đợc ký kết giữa các chi nhánh
của pháp nhân này với pháp nhân, chi nhánh của pháp nhân hay cá nhân có
đăng ký kinh doanh khác hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh có thể ký
kết với cá nhân có đăng ký kinh doanh khác và có thể ký kết với ngời làm
công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, tổ hợp tác và tổ
chức, cá nhân nớc ngoài tại Việt Nam.

Nh vậy các chủ thể ký kết hợp đồngkinh tế đợc bình đẳng hơn và đa
dạng hơn trong quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trờng . Đồng thời nó
khắc phục đợc tính thiếu thống nhất trong vấn đề chủ thể ký kết . ở đây chủ
thể ký kết hợp đồng kinh tế vừa mở rộng về chiều rộng và vừa mở rộng về
chiều sâu. Nó tăng thêm chủ thể chi nhánh của pháp nhân và đồng thời
tăng quyền ký kết của mỗi chủ thể đợc rộng hơn tạo cho nền kinh tế đợc
hoạt động một cách linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
21
D- Kết luận
Hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý quan trọng của kinh doanh và
quản lý kinh tế. Nó góp phần tăng cờng kế hoạch hoá, củng cố hạch toán
kinh tế, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và nâng cao
vai trò trách nhiệm của các chủ thể trong Hợp đồng kinh tế. Mặt khác thông
qua các Hợp đồng kinh tế và giữ vững trật tự kỷ cơng tăng cờng pháp chế xã
hội chủ nghĩa trong quản lý kinh tế và trong xã hội.
Đối với công tác kế hoạch hoá, Hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý
chủ yếu để các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh
của mình, các doanh nghiệp quan hệ với nhau và chịu sự điều chỉnh của
Hợp đồng kinh tế, thông qua Hợp đồng kinh tế doanh nghiệp tiến hành mua
vật t, vật liệu và các công cụ khác và bán sản phẩm của mình, thực hiện
các dịch vụ trên thị trờng, quan hệ mua bán với các doanh nghiệp khác đợc
đảm bảo và nhanh chóng đúng theo hợp đồng tạo điều kiện phát triển doanh
nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Đối với việc hạch toán kinh tế, quá trình ký kết Hợp đồng kinh tế là
quá trình các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh của mình, cân nhắc,
tính toán mọi chi phí và hiệu quả kinh tế của các phơngán kinh doanh và
đầu t, bảo đảm nguyên tắc hạch toán kinh tế và lấy nguồn thu để trả những
chi phí và thu lãi. Xuất phát từ lợi ích kinh tế của mình mà các doanh
nghiệp gặp nhau xác lập các quan hệ Hợp đồng kinh tế mà nội dung là các
quan hệ hàng hoá- tiền tệ làm cơ sở cho hạch toán kinh tế.

22
Các chủ thể của Hợp đồng kinh tế đợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Thông qua ký kết thực hiện Hợp đồng kinh tế các chủ thể
thực hiện quyền tự chủ của mình, quyền đợc pháp luật bảo vệ khi các chủ
thể khác trong hợp đồng vi phạm nội dung hợp đồng làm ảnh hởng đến lợi
ích của mình khi đó pháp luật bắt buộc chủ thể vi phạm đó phải bồi thờng
thiệt hại.
Nh vậy chủ thể của Hợp đồng kinh tế đợc điều chỉnh bởi các qui định
của pháp luật Hợp đồng kinh tế ở giai đoạn đó và nó đợc điều chỉnh phù
hợp với điều kiện hiện tại.
Pháp luật kinh tế phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
xã hội và nó ngày càng đợc hoàn thiện hơn. Nó thể hiện ý chí của giai cấp
lãnh đạo về quản lý Nhà nớc về kinh tế.
Đối với điều kiện của nớc ta hiện nay về chính trị, kinh tế, xã hội vấn
để điều chỉnh sửa đổi pháp luật nói chung và pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
nói riêng là rất cần thiết riêng vấn đề chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế trong
pháp lệnh cần phải đợc sửa đổi kịp thời để đảm bảo quyền bình đẳng của
các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, quyền tự do trong kinh doanh, nhằm
thúc đẩy nhanh tốc độ lu thông hàng hoá tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Đồng thời do các doanh nghiệp đợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là
kinh doanh và mục đích là lợi nhuận. Sự hối thúc của lợi ích đã thúc đẩy các
chủ thể vào cuộc đua tìm kiếm lợi nhuận với mọi thủ đoạn có thể. Điều đó
làm cho hoạt động kinh doanh vốn đã năng động lại càng phức tạp hơn
trong nền kinh tế thị trờng. Trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản, có
không ít vụ là do thủ đoạn lừa đảo, gian trá trong ký kết hợp đồng, nó đã tác
động tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy vấn đề sửa đổi các điều khoản trong
pháp lệnh Hợp đồng kinh tế phải chặt chẽ không có kẽ hở để có thể ngăn
23
chặn sự vi phạm pháp luật trong kinh doanh. Mặt khác để kinh doanh có
hiệu quả cần có một cơ chế giảm tối thiểu sự can thiệp của các quyết định

hành chính, rút ngắn chu trình kinh doanh, tăng cờng vòng quay của vốn và
các hình thức và thủ tục giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh phải
đảm bảo nhanh chóng, gọn nhẹ và công bằng tạo tâm lý yên tâm trong kinh
doanh nói chung và trong ký kết hợp đồng nói riêng cho các chủ thể ký kết
Hợp đồng kinh tế./.
24
D- Tài liệu tham khảo
1. Điều lệ tạm thời về chế độ Hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc
doanh và các cơ quan Nhà nớc.
(Do nghị định 004-TTg ngày 04/01/1960 của T.T.P ban hành)
2. Thông t số 024-TTg ngày 22/01/1960 của Thủ tớng Chính phủ về
việc thi hành bản điều lệ tạm thời về chế độ Hợp đồng kinh tế theo nghị
định số 004-TTg ngày 04/01/1960.
3. Thông t số 244 - DS ngày 10/02/1960 của TAND tối cao V/V: Giải
quyết những tranh chấp về Hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh,
các cơ quan Nhà nớc với nhau.
(DoTT. Số 415-DS ngày 7/3/1960 sửa đổi).
4. Nghị định số 65-CP ngày 7/3/1960 của H.Đ.CP áp dụng chế độ áp
Hợp đồng kinh tế đối với các tổ chức công t hợp doanh.
5. Nghị định số 29-CP ngày 23/02/1962 của HĐCP ban hành điều lệ
tạm thời qui định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ Hợp
đồng kinh tế.
6. Chỉ thị 132TTg ngày 26/4/1971 của Thủ tớng Chính phủ về việc tổ
chức và xây dựng kế hoạch 1972-1973.
7. Nghị định số 75-CP ngày 22/4/1972 về hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh
áp dụng cho các nhà máy.
8. Sách pháp luật Hợp đồng kinh tế tập Ivà II.
9. Tạp chí luật học số 3 tháng 11/1975.
10. Tạp chí luật học số 18 tháng 2/1977
25

11. Tạp chí luật học số 22 tháng 2/1978
12. Tạp chí luật học số 23 tháng 3/1978
13. Tạp chí luật học số 60 và 61 tháng 1,2/1988
14. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989 của chủ tịch Hội đồng
Nhà nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15. Tạp chí số 11/1998 Nhà nớc và pháp luật .
16. Tạp chí luật học số 8 - 1996
17. Hội thảo về dự thảo pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (sửa đổi)
(Tại Hà Nội vào ngày 27 và 28/11/1997).
26
Mục lục
Trang
A- Đặt vấn đề 3
B- Mục đích 3
I- Mục đích 3
II- Phơng pháp nghiên cứu
C- Nội dung 4
I- Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế giai đoạn trớc 1989 ở Việt Nam 4
1. Bản chất của Hợp đồng kinh tế thời kỳ này 4
2. Cơ chế quản lý kinh tế 7
3. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế 8
II- Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế giai đoạn 1989 đến nay 11
1. Bản chất Hợp đồng kinh tế thời kỳ này 11
2. Cơ chế quản lý kinh tế 12
3. Việc ký kết Hợp đồng kinh tế 12
4. Đánh giá 17
III- Xu hớng phát triển củ pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 18
1. Nguyên nhân, điều kiện cần tiến hành sửa đổi 19
2. Chủ thể ký kết Hợp đồng kinh tế trong thời gian tới 21
D- Kết luận 22

E- Tài liệu tham khảo 25
27

×