Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Viet Nam va cac MDGs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.87 KB, 2 trang )

Việt Nam và các MDG
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên Kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000, 189 quốc gia thành viên
đã thông qua Tuyên bố Thiên Niên Kỷ và cam kết sẽ hoàn thành 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG)
cho đến năm 2015. Điều này thể hiện một sự đồng thuận chưa từng có giữa các nhà lãnh đạo trên thế giới về
những thách thức toàn cầu chính trong thế kỷ 21 và cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này.
Do đó, Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDG đưa ra một lộ trình và tầm nhìn về một thế giới mà ở đó khơng
cịn nghèo đói, giáo dục được phổ cập, chăm sóc y tế được cải thiện, tính bền vững về mơi trường, tự do,
bình đẳng và cơng lý cho tất cả mọi người được đảm bảo.
Liên Hợp Quốc, phối hợp với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, phấn đấu đảm bảo rằng mọi người
dân Việt Nam được hưởng một cuốc sống ngày càng thịnh vượng với nhân phẩm không ngừng được nâng
cao và phạm vi lựa chọn được mở rộng hơn. Thơng qua nỗ lực chung của tồn bộ hệ thống và từng tổ chức
thành viên, Liên Hợp Quốc quan tâm và tạo cơ hội cho những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất cũng
như cho thanh niên - những chủ nhân tương lai.
Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên bố Thiên niên kỷ, Liên Hợp Quốc thúc đẩy các
ngun tắc về bình đẳng và cơng bằng xã hội, đồng thời cung cấp các ý kiến tư vấn khách quan, chuyên
môn kỹ thuật, khả năng tiếp cận với tri thức toàn cầu và kinh nghiệm ở địa phương để giải quyết các thách
thức phát triển của Việt Nam.
1. Xố bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
Mặc dù tỷ lệ nghèo trên thế giới đã giảm xuống kể từ năm 1990 đến nay, song 1,2 tỷ người vẫn sống ở mức
dưới 1 USD mỗi ngày. Việt Nam đã đạt được mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo với việc giảm tỷ lệ người
dân sống dưới chuẩn nghèo xuống còn 35% trong năm 2000. Việt Nam cam kết giảm tỷ lệ nghèo thêm 40%
cho đến năm 2010. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng, song thách thức hiện giờ
là làm sao thu hẹp khoảng cách đang gia tăng và tiếp cận được các nhóm dân cư nghèo nhất ở từng vùng
của Việt Nam.
2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
Trên tồn thế giới hiện có 113 triệu trẻ em khơng đi học, nhưng có thể đạt được mục tiêu này. Ví dụ, Việt
Nam có nhiều khả năng hồn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học cho đến năm 2015 vì tỷ lệ trẻ em đi
học tiểu học đúng tuổi trong năm 1999 đã đạt mức rất cao là 95%. Tuy nhiên, những thách thức lớn hiện
nay là nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng giáo dục cơ sở theo mục tiêu quốc tế về phổ cập giáo dục
tiểu học và giảm bớt mức độ chênh lệch về khả năng và phạm vi tiếp cận với giáo dục tiểu học.


3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ
Hai phần ba số người mù chữ trên thế giới là phụ nữ. Việt Nam đã khẳng định cam kết thực hiện MDG này
bằng cách đặt ra mục tiêu xoá bỏ khoảng cách về giới trong giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở vào
năm 2005 và tình trạng mù chữ ở phụ nữ dưới độ tuổi 40 cho đến năm 2010. Tuy nhiên, 70% số học sinh


bỏ học ở cấp tiểu học là trẻ em gái, nguyên nhân chính là do các em phải tham gia các hoạt động kinh tế
của gia đình, và vẫn tồn tại chênh lệch giữa các vùng miền.
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Trên tồn thế giới có 11 triệu trẻ nhỏ tử vong mỗi năm, như vậy đã giảm so với con số 15 triệu năm 1980.
Việt Nam đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi từ khoảng 58/1000 ca sinh
sống trong năm 1990 xuống còn khoảng 48/1000, nhưng để hoàn thành trọn vẹn mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ
này cho đến năm 2015, địi hỏi phải có sự nỗ lực và hỗ trợ nhiều hơn nữa.
5. Tăng cường sức khoẻ bà mẹ
Ở các quốc gia đang phát triển, nguy cơ tử vong của bà mẹ khi sinh con là 1/48. Tuy nhiên, hầu như tất cả
các quốc gia hiện nay đều có chương trình làm mẹ an tồn và có triển vọng đạt được tiến bộ trong lĩnh vực
này. Việt Nam đã giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ từ 200/100.000 ca sinh sống trong năm 1990 xuống còn
100/100.000 và đặt ra mục tiêu tiếp tục giảm xuống cịn 70 cho đến năm 2010, trong đó sẽ quan tâm đặc
biệt tới những vùng khó khăn.
6. Phịng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
HIV/AIDS đe doạ huỷ hoại những thành quả phát triển đạt được của cả một thế hệ ở nhiều quốc gia. Kinh
nghiệm ở các nước như Bra-xin, Sênêgan và Thái Lan cho thấy chúng ta có thể ngăn chặn HIV ngay từ
đầu. Việt Nam đã đặt ra mục tiêu giảm tốc độ gia tăng sự lây lan của HIV/AIDS trong năm 2005 và giảm
một nửa tốc độ gia tăng cho đến năm 2010. Thách thức đặt ra là phải hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ
theo phương thức tiếp cận đa ngành để chống lại đại dịch này. Sự quan tâm chỉ đạo liên tục là hết sức cần
thiết để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một đại dịch.
7. Đảm bảo bền vững về mơi trường
Trên thế giới có hơn một tỷ người vẫn không được tiếp cận với nước sạch, nhưng trong thập niên 90 đã có
gần một tỷ người được tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh. Việt Nam đã tăng tỷ lệ người dân
được tiếp cận với nước sạch từ 48% trong năm 1990 lên tới 56% trong năm 2000 và đặt mục tiêu tiếp tục

nâng con số này lên 85% ở khu vực nông thôn vào năm 2010.
8. Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
Xố đói giảm nghèo và phát triển bền vững rõ ràng có liên quan tới thương mại, giảm xoá nợ và viện trợ.
Cần đưa ra các điều khoản thương mại bình đẳng cho các quốc gia đang phát triển để tạo cơ hội việc làm
và thu nhập. Về mục tiêu này, Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức khá lớn trong việc đẩy nhanh
tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu theo kế hoạch đề ra. Để đảm bảo cơng bằng xã hội
và tính bền vững của q trình phát triển quốc gia địi hỏi phải có những nỗ lực rất lớn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×