Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT VÀ DỰ TOÁN Công trình: Rà soát, thiết lập các đai rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.87 KB, 13 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT VÀ DỰ TỐN
Cơng trình: Rà sốt, thiết lập các đai rừng phịng hộ ven
biển tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
(Đính kèm theo Cơng văn số
/SNN&PTNT-CCKL ngày / /2018 của Sở
Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam)

Quảng Nam, tháng 02 năm 2018
0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Nam có chiều dài bờ biển khoảng 95 km thuộc địa bàn của 06
huyện, thị xã, thành phố; là một trong những tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, dưới tác
động của biến đổi khí hậu đã làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn,
biển xâm thực và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác diễn ra ngày càng gay
gắt, phức tạp hơn, cường độ và tần suất xuất hiện cao hơn đã ảnh hưởng lớn đến
sản xuất và đời sống của nhân dân vùng đồng bằng ven biển.
Rừng phòng hộ ven biển sinh trưởng, phát triển có chậm so với các vùng
khác do đất vùng cát kém dinh dưỡng, khơ kiệt, ẩm độ thấp,... nhưng có vai trị
quan trọng trong việc chống chịu đối với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
như: phịng hộ bảo vệ mơi trường, chống cát bay, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ
vững sự cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển; giảm thiệt hại đến sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống sinh hoạt của người dân vùng
đồng bằng ven biển.
Hiện nay, do áp lực phát triển cơng nghiệp, đơ thị hóa và nhu cầu đất sản
xuất của người dân ở các địa phương ven biển nên diện tích rừng phịng hộ ven


biển đang có nguy cơ bị thu hẹp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ ven biển đang gặp những thách thức rất lớn.
Trước thực trạng rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn tỉnh hiện nay, để duy
trì và phát triển hệ thống rừng phòng hộ nhằm đáp ứng yêu cầu về ứng phó với
biến đổi khí hậu cần phải tiến hành rà sốt, thiết lập các đai rừng phịng hộ.
Đồng thời nắm bắt tình hình thực tế của rừng phịng hộ ven biển, từ đó có các
giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ ven biển cũng như triển khai có hiệu quả dự án khơi phục và
quản lý rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Định hướng đến năm 2030, xác lập được hệ thống rừng phòng hộ ven biển
ổn định để phát huy vai trị phịng hộ chắn sóng, lấn biển, chắn gió chống cát
bay..., phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, an toàn cho hệ thống đê biển nhằm bảo
vệ môi trường sinh thái một cách ổn định và bền vững, góp phần ổn định phát
triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển
của tỉnh.
Để có cơ sở triển khai thực hiện cơng tác bảo vệ và phát triển rừng phịng
hộ ven biển trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập đề
cương kỹ thật và dự tốn cơng trình "Rà sốt, thiết lập các đai rừng
phịng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030" trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
1


Phần I: ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT
I. Thông tin chung
1. Tên cơng trình: Rà sốt, thiết lập các đai rừng phịng hộ ven biển tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Chủ đầu tư: Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.
3. Cơ quan Ủy quyền chủ đầu tư: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam.
II. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi

1. Mục đích
- Xác lập các đai rừng phịng hộ ven biển ổn định, phù hợp với quy hoạch
của các ngành và định hướng phát triển kinh tế xã hội của các địa phương khu
vực ven biển.
- Duy trì và phát triển rừng ven biển có chất lượng tốt, đảm bảo tính bền
vững, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Bảo vệ hệ thống đê biển, đê cửa sông, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh
học vùng ven biển.
- Góp phần phát triển kinh tế, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh vùng
ven biển.
2. Yêu cầu
- Phải đảm bảo tính kế thừa, hài hòa với các quy hoạch khác và phù hợp
với các văn bản pháp luật hiện hành.
- Phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm bờ biển, yêu
cầu bảo vệ đê và phòng hộ ven biển trên địa bàn các xã vùng ven biển thuộc các
huyện, thị xã, thành phố: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ,
Núi Thành.
- Cần phải ưu tiên để quy hoạch rừng phòng hộ ven biển đối với những nơi
có điều kiện trồng rừng, những nơi có thảm thực vật tự nhiên, vùng ven biển
đang bị xói lở hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố tự nhiên.
- Cần tổ chức tham vấn để đánh giá, phân tích, xác định các tác động mơi
trường, kinh tế, xã hội và các giải pháp giải quyết thỏa đáng những tác động nảy
sinh khi thực hiện rà soát rừng phòng hộ ven biển.
- Phải xác lập chiều rộng đai rừng tối thiểu đối với những nơi chiều rộng
đai rừng chưa đạt mức tối thiểu theo quy định. Cụ thể như sau:
+ Đai rừng phòng hộ giáp bờ biển (được thiết lập từ mực thủy triều cao
nhất bình quân hàng năm về phía đất liền) có chiều rộng tối thiểu 200m.
+ Các khu vực khác (dọc hai bên các tuyến đường chính, các khu tái định
cư, các khu cơng nghiệp...) đai rừng có chiều rộng tối thiểu là 20 m đối với nơi
có độ dốc dưới 15 độ, tối thiểu 30 m đối với nơi có độ dốc từ 15 - 25 độ, tối

thiểu 40 m đối với nơi có độ dốc trên 25 độ.
2


- Những khu rừng phịng hộ đã xác lập, có chiều rộng đai rừng lớn hơn
mức tối thiểu theo quy định cần giữ nguyên hiện trạng.
3. Đối tượng
- Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng phịng hộ trên địa bàn các xã khu vực
ven biển;
- Diện tích đất hoang hóa có tiềm năng phát triển rừng phịng hộ nằm sát
rừng phịng hộ hiện có hoặc các khu vực có khả năng hình thành các đai rừng
phịng hộ khép kín.
4. Phạm vi
Toàn bộ các xã, phường ở khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tập
trung trên địa bàn 20 xã thuộc 4 huyện, thành phố (huyện Duy Xuyên, huyện
Thăng Bình, huyện Núi Thành, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An). Cụ thể
như sau:
- Huyện Duy Xuyên gồm 02 xã: Duy Hải, Duy Nghĩa.
- Huyện Núi Thành gồm 05 xã: Xã Tam Tiến, xã Tam Hòa, xã Tam Hải, xã
Tam Quang, xã Tam Giang.
- Huyện Thăng Bình gồm 10 xã: Xã Bình Nam, xã Bình Sa, xã Bình Tú, xã
Bình Hải, xã Bình Triều, xã Bình Phục, xã Bình Đào, xã Bình Minh, xã Bình
Dương, xã Bình Trung.
- Thành phố Tam Kỳ gồm 03 xã: Xã Tam Phú, xã Tam Thăng, xã Tam
Thanh.
- Thành phố Hội An: Đối với các xã, phường thuộc thành phố Hội An do
khơng có sự biến động lớn nên chủ yếu kế thừa tài liệu theo Quyết định
120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017.
II. Nội dung và phương pháp
1. Công tác chuẩn bị

1.1. Thu thập tài liệu
a. Nội dung
Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan. Bao gồm các loại như sau:
- Tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng vùng ven biển, kết quả điều
tra, kiểm kê rừng; kiểm kê đất đai; quy hoạch sử dụng đất mới nhất tại thời điểm
rà soát;
- Tài liệu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy
hoạch của các ngành thủy sản, nông nghiệp, thủy lợi, xây dựng, giao thông, du
lịch, khai thác khống sản và các ngành khác có liên quan đến vùng ven biển;
- Tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống đê biển, đê cửa
sơng, hệ thống cơng trình bảo vệ đê biển.
3


- Tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch hành lang bảo vệ bờ biển, quản lý tổng
hợp đới bờ, kế hoạch phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng, số liệu về mực thủy triều (nếu có).
- Số liệu, bản đồ, ảnh viễn thám, theo dõi tình trạng bồi, lở vùng bờ biển và
các tài liệu liên quan khác.
b. Phương pháp
Thu thập tài liệu liên quan tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh như: Ban quản
lý khu kinh tế mở Chu Lai, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Hạt
kiểm lâm, phịng Tài ngun và Mơi trường các huyện, phịng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã, phường …
c. Khối lượng
Thu thập tài liệu liên quan: 1 cơng trình
1.2. Xây dựng bản đồ phục vụ rà soát
a. Nội dung:
- Biên tập bản đồ hiện trạng rừng phịng hộ cấp xã, tỷ lệ 1:10.000.

- Giải đốn ảnh viễn thám để cập nhật, bổ sung hiện trạng rừng.
- Xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ ven biển cấp xã, tỷ lệ 1:10.000.
- Xây dựng bản đồ tổng hợp cấp xã phục vụ rà soát, tỷ lệ 1:10.000.
- In bản đồ tổng hợp cấp xã phục vụ công tác rà soát.
b. Phương pháp
* Biên tập bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ cấp xã: Kế thừa số liệu, bản đồ
số hiện có, tiến hành biên tập bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ ven biển cấp xã
thể đầy đủ các lớp thơng tin về địa hình, địa vật, các loại hình sử dụng đất, các
loại rừng và đất lâm nghiệp.
* Giải đoán ảnh viễn thám: Kế thừa tài liệu ảnh viễn thám mới nhất để giải
đoán theo quy trình giải đốn ảnh vệ tinh để cập nhật, bổ sung hiện trạng rừng.
* Xây dựng bản đồ phân cấp phịng hộ ven biển:
Số hóa bản đồ phân cấp phịng hộ tỷ lệ 1:10.000 cấp xã theo 02 mức độ:
phòng hộ rất xung yếu và phòng hộ xung yếu.
- Đối với rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển:
+ Phịng hộ rất xung yếu: Là tồn bộ đai rừng tính từ mép rừng sát biển trở
vào đất liền đối với vùng bờ biển bị xói lở hoặc bồi tụ khơng ổn định, cửa sơng;
Đai rừng có chiều rộng tối thiểu 200m tính từ mép rừng sát biển trở vào đất liền
đối với vùng bờ biển ổn định;
+ Phòng hộ xung yếu: Là các khu vực nằm liền kề phía sau đai rừng phòng
hộ rất xung yếu ở sát mép biển.
- Đối với rừng phịng hộ chắn gió, cát bay:

4


+ Phòng hộ rất xung yếu: Gồm đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
giáp bờ biển; Đai rừng phịng hộ ở vùng cát có độ dốc trên 25 độ; Đai rừng
phịng hộ ở vùng cát có diện tích trên 100 ha.
+ Phòng hộ xung yếu: Gồm đai rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay có độ

dốc dưới 25 độ; Đai rừng phịng hộ ở vùng cát có diện tích dưới 100 ha.
* Xây dựng bản đồ tổng hợp phục vụ cơng tác rà sốt:
+ Chồng xếp các bản đồ gồm lớp thông tin về hiện trạng rừng, lớp thơng
tin về giải đốn ảnh, lớp thơng tin về phân cấp phịng hộ, lớp thơng tin về quy
hoạch sử dụng đất.
+ Biên tập bản đồ tổng hợp phục vụ cơng tác rà sốt cấp xã.
c. Khối lượng:
- Biên tập bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất cấp xã, tỷ lệ 1:10.000: 1 mảnh.
- Số hóa bản đồ phân cấp phòng hộ tỷ lệ 1:10.000: 1 mảnh.
- Biên tập bản đồ tổng hợp tỷ lệ 1:10.000: 20 bộ (01xã/01 bộ).
- In bản đồ phục vụ công tác điều tra, khảo sát ngoại nghiệp: 1 mảnh.
2. Công tác ngoại nghiệp
2.1. Làm việc với các đơn vị, địa phương
- Làm việc với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông để nắm bắt chủ trương, định hướng của
các ngành.
- Làm việc với các huyện, thành phố: Thăng Bình, Duy Xuyên, Núi Thành,
Tam Kỳ để nắm bắt tình và định hướng sử dụng đất.
- Làm việc với BQL Khu kinh tế mở Chu Lai để nắm bắt định hướng sử
dụng đất theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
- Làm việc với UBND các xã, phường để bàn thống nhất phương án, kế
hoạch triển khai trên địa bàn từng xã.
2.2. Phúc tra hiện trạng tài nguyên rừng
a. Nội dung:
- Phúc tra hiện trạng tài nguyên rừng khu vực ven biển để xác định trạng
thái rừng, loài cây, cấp tuổi.
- Kế thừa số liệu điều tra ô tiêu chuẩn đánh giá trữ lượng, chất lượng rừng
từ kết quả kiểm kê rừng.
b. Phương pháp:
- Điều tra ngẫu nhiên 10% diện tích rừng phịng hộ ven biển trên thực địa

để hồn thiện các lớp thông tin về hiện trạng rừng và đất đai. Các chỉ tiêu điều
tra bao gồm: loại rừng (loài cây, cấp tuổi đối với rừng trồng), loại đất.
- Điều tra trữ lượng, chất lượng rừng: Kế thừa tài liệu kiểm kê rừng để có
cơ sở tổng hợp về các chỉ tiêu trữ lượng, chất lượng rừng.
c. Khối lượng:
5


- Điều tra diện tích: 360 ha.
- Thống kê trữ lượng, chất lượng rừng: Từ số liệu kế thừa điều tra ô tiêu
chuẩn trên vùng cát thuộc dự án kiểm kê rừng.
2.3. Rà soát, khảo sát hiện trạng khu vực ven biển
a. Nội dung:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng đê, đập, tình trạng xói lở bờ biển và cửa
sơng, tình trạng bồi tụ của bãi biển.
- Khảo sát thực địa, đánh giá hiện trạng những vùng chồng lấn vào khu vực
quy hoạch là rừng phòng hộ ven biển.
b. Phương pháp:
- Điều tra tại hiện trường về hiện trạng đê biển, tình trạng xói lở bờ biển,
dùng máy định vị xác định tọa độ những khu vực có đê biển, khu vực xói lở và
ghi chép lại các thơng tin về hiện trạng đê biển, tình trạng xói lở.
- Khảo sát thực địa, xác định các loại đất, loại rừng có sự chồng lấn với khu
vực dự kiến thiết lập các đai rừng phịng hộ. Ghi chép các thơng tin về đặc điểm,
vị trí cacskhu vực có sự chồng lấn
c. Khối lượng
- Khảo sát hiện trạng đê, đập và tình trạng xói lở bờ biển: 95 km.
- Khảo sát, xác định các khu vực bị chồng lấn với khu vực dự kiến xác lập
các khu rừng phòng hộ: 1.100 ha.
3. Cơng tác nội nghiệp
3.1. Xây dựng tài liệu rà sốt rừng phòng hộ ven biển cấp xã:

a. Nội dung
- Xây dựng bản đồ bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp xã.
- Thống kê số liệu rà soát rừng phòng hộ ven biển cấp xã.
b. Phương pháp
- Số hóa và biên tập bản đồ bản đồ rà sốt rừng phòng hộ ven biển cấp xã
tỷ lệ 1: 10.000 bằng phần mềm Mapinfow trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát
thực địa.
- Tổng hợp số liệu rà soát rừng phòng hộ ven biển cấp xã bằng Exell.
c. Khối lượng:
- Số hóa và biên tập bản đồ bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp xã
tỷ lệ 1: 10.000: 20 xã tương đương 1,6 mảnh bản đồ.
- Tổng hợp số liệu rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp xã: 20 xã với tổng số
200 biểu.
3.2. Xây dựng tài liệu rà sốt rừng phịng hộ ven biển
cấp huyện:
a. Nội dung
- Xây dựng bản đồ bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp huyện.
6


- Thống kê số liệu rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp huyện.
b. Phương pháp
- Số hóa và biên tập bản đồ bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp
huyện tỷ lệ 1: 25.000 bằng phần mềm Mapinfow.
- Tổng hợp số liệu rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp huyện bằng Exell.
c. Khối lượng:
- Số hóa và biên tập bản đồ bản đồ rà soát rừng phòng hộ ven biển cấp
huyện tỷ lệ 1: 25.000: 04 huyện tương đương 0,4 mảnh.
- Tổng hợp số liệu rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp huyện: 04 huyện với
tổng số 80 biểu.

3.3. Xây dựng báo cáo rà soát rừng phịng hộ ven
biển cấp tỉnh:
a. Nội dung
- Phân tích, tổng hợp số liệu rà sốt rừng phịng hộ ven biển.
- Đánh giá hiện trạng quy hoạch 3 loại rừng gồm phạm vi, ranh giới, hiện
trạng các loại rừng và hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội
và thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triểnrừng phòng hộ trong
giai đoạn 5 năm trước thời điểm quy hoạch.
- Đánh giá hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội liên quan đến
khu vực rừng phòng hộ ven biển. Hiện trạng và quy hoạch của các ngành, dự án
khác trong vùng quy hoạch rừng phịng hộ ven biển, các cơng trình xây dựng
ven biển, khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ ảnh hưởng đến rừng
phòng hộ ven biển.
- Đánh giá hiện trạng và dự báo tình trạng bồi tụ hoặc xói lở của bờ biển,
tình trạng cát bay, cát di động (nếu có) trên phạm vi vùng rà sốt; phân tích rõ
các ngun nhân của tình trạng bồi tụ và xói lở bờ biển.
- Đánh giá khả năng chống chịu của hệ thống đê biển, đê cửa sông và kè
phá sóng, gây bồi bảo vệ đê biển, bờ biển.
- Thiết lập các đai rừng phòng hộ ven biển; phân cấp mức độ xung yếu
của rừng phòng hộ ven biển. Rà soát và đánh giá hiện trạng rừng và đất quy
hoạch lâm nghiệp, làm rõ hiện trạng diện tích và chất lượng rừng, diện tích đất
khác và lý do được thiết lập thành rừng phòng hộ ven biển.
- Đánh giá hiện trạng sinh kế, mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng
phòng hộ ven biển và hiện trạng sử dụng đất của các ngành, các dự án trong khu
vực được thiết lập các đai rừng phòng hộ ven biển.
- Xác định giải pháp giải quyết hài hòa nhu cầu sử dụng đất của các ngành
và cộng đồng dân cư địa phương đối với việc thiết lập các đai rừng phòng hộ
ven biển.
7



- Xác định các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các hoạt động
hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; các giải pháp nâng cao khả năng phòng hộ
của rừng và các giải pháp xây dựng cơng trình hạ tầng khác.
- Các biện pháp giám sát, đánh giá, chỉ số giám sát, đánh giá và tổ chức
thực hiện.
- Xây dựng bản đồ rà soát, thiết lập các đai rừng phòng họ ven biển cấp
tỉnh tỷ lệ 1:50.000.
b. Phương pháp
Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp chuyên gia để thực hiện các
nội dung trên
c. Khối lượng
- Phân tích, tổng hợp số liệu phục vụ viết báo cáo: 01 cơng trình.
- Xây dựng bản đồ rà sốt thiết lập các đai rừng phòng hộ ven biển cấp tỉnh tỷ
lệ 1:50.000: 0,1 mảnh.
- Viết báo cáo rà soát cấp tỉnh: 01 báo cáo.
3.4. Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo rà sốt, thiết lập các đai rừng phịng
hộ ven biển cấp tỉnh
Sau khi báo cáo thông qua Sở Nông nghiệp &PTNTvà UBND tỉnh, tiến hành
chỉnh sửa báo cáo theo các ý kiến góp ý và hồn thiện báo cáo phục vụ công tác
thẩm định và phê duyệt.
4. Tham vấn các bên liên quan trong việc rà soát, thiết lập các đai rừng
phòng hộ ven biển
4.1. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cấp xã
a. Nội dung:
- Lấy ý kiến về việc xác lập các khu rừng phòng hộ trên địa bàn xã.
b. Phương pháp:
- Tổ chức hội nghị tại UBND các xã để báo cáo kết quả dự kiến thiết lập
các đai rừng rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn xã.

- Lấy ý kiến của các thành phần tham gia để hoàn chỉnh tài liệu.
c. Khối lượng:
- Số lượng hội nghị: 20 hội nghị (01 hội nghị/01 xã).
- Thành phần: Đại diện Đảng ủy xã, đại diện HĐND xã, đại diện UBND xã,
đại diện Ban BMTTQ cấp xã, cán bộ địa chính, các Tổ chức chính trị xã hội cấp
xã, trưởng các Thơn có rừng phịng hộ, đơn vị Tư vấn, Chủ đầu tư (15 người/01
xã).
4.2. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến cấp huyện
a. Nội dung:
Lấy ý kiến về việc xác lập các khu rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn các
huyện.
8


b. Phương pháp:
- Tổ chức hội nghị tại các huyện sau khi đã hồn chỉnh dự thảo theo ý kiến
góp ý của các xã.
- Lấy ý kiến của các thành phần tham gia để hoàn chỉnh tài liệu trên địa bàn
từng huyện.
c. Khối lượng:
- Số lượng hội nghị: 04 hội nghị (mỗi huyện, thành phố tổ chức 01 hội nghị).
- Thành phần: Đại diện UBND huyện, các phòng ban trực thuộc UBND
huyện, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, đại diện các xã, đơn vị Tư vấn, Chủ đầu
tư (15 người/huyện).
4.3. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến cấp tỉnh
4.3.1. Tổ chức hội nghị tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
a. Nội dung:
Báo cáo kết quả rà sốt, thiết lập các đai rừng phòng hộ ven biển để xin ý
kiến của chủ đầu tư trước khi thông qua UBND tỉnh.
b. Phương pháp:

- Tổ chức hội nghị tại Sở Nơng nghiệp &PTNT sau khi đã hồn chỉnh dự
thảo theo ý kiến của các huyện.
- Lấy ý kiến của các thành phần tham gia để hoàn chỉnh tài liệu trên địa bàn
tỉnh trước khi thông qua UBND tỉnh.
c. Khối lượng:
- Số lượng hội nghị: 01 hội nghị.
- Thành phần: Đại diện Sở Nơng nghiệp & PTNT, các phịng trực thuộc Sở
Nông nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, đại diện các
huyện, đơn vị Tư vấn (15 người).
4.3.2. Tổ chức hội nghị tại UBND tỉnh
a. Nội dung:
Báo cáo kết quả rà soát, thiết lập các đai rừng phòng hộ ven biển trước
UBDN tỉnh để xin ý kiến trước khi trình thẩm định.
b. Phương pháp:
- Tổ chức hội nghị tại UBND tỉnh sau khi đã hoàn chỉnh dự thảo theo ý
kiến của UBND các huyện, Sở Nông nghiệp &PTNT.
- Lấy ý kiến của các thành phần tham gia để hoàn chỉnh tài liệu trên địa bàn
tỉnh phục vụ công tác thẩm định.
c. Khối lượng:
- Số lượng hội nghị: 01 hội nghị.
- Thành phần: Đại diện UBND tỉnh, thường trực HĐND, đại diện UBND
các huyện, các Sở, Ngànhcó liên quan; UBND các huyện, BQL Khu kinh tế mở
Chu Lai, đơn vị Tư vấn (25 người).
9


4.4. Tổ chức hội nghị thẩm định
a. Nội dung:
Thẩm định kết quả rà sốt, thiết lập các đai rừng phịng hộ ven biển.
b. Phương pháp:

- Tổ chức hội nghị thẩm định để đánh giá kết quả rà soát trước khi trình phê
duyệt.
c. Khối lượng:
- Số lượng hội nghị: 01 hội nghị.
- Thành phần:
+ Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký, 03 phản biện,
03 ủy viên.
+ Đại biểu: Văn phòng UBND tỉnh, đại diện UBND các Sở, Ngành có liên
quan; UBND các huyện, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, đơn vị Tư vấn (10
người).
5. Thành quả giao nộp
Tiến hành in ấn và giao nộp tài liệu thành quả cơng trình gồm những loại
sau:
- Báo cáo “Rà sốt, thiết lập các đai rừng phịng hộ ven biển tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (kèm theo quyết định phê duyệt
của UBND tỉnh Quảng Nam): 10 bộ.
- Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ ven biển: 04 bộ/loại. Gồm:
+ Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ ven biển cấp xã, tỷ lệ 1:10.000: 20 xã.
+ Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ ven biển cấp huyện, tỷ lệ 1:25.000: 05
huyện.
+ Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ ven biển cấp tỉnh, tỷ lệ 1:50.000
- Bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển: 04 bộ/loại. Gồm:
+ Bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp xã, tỷ lệ 1:10.000: 20 xã.
+ Bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp huyện, tỷ lệ 1:25.000: 05
huyện.
+ Bản đồ rà sốt rừng phịng hộ ven biển cấp tỉnh, tỷ lệ 1:50.000
8. Tiến độ dự kiến

10



Phần II: DỰ TỐN KINH PHÍ
1. Những căn cứ lập dự tốn
- Đề cương, nhiệm vụ cơng trình Rà sốt, thiết lập các đai rừng phục vụ
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết về tài chính Cơng đồn;
- Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ Quy
định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB, ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức lao động, điều
tra quy hoạch rừng;
- Quyết định số 690/QĐ-BNN-TCCB, ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật
điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc, giai đoạn 2012-2015;
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH, ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam về việc ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ
bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
- Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động
trong các công ty nhà nước theo nghị định số 201/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
- Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Nam về Quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi hội nghị đối
với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh;
- Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự tốn và
quyết tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Dự tốn kinh phí
Căn cứ đề cương nhiệm vụ và các quy định của nhà nước hiện hành, kinh
phí thực hiện cơng trình “ Rà sốt, thiết lập các đai rừng phục vụ công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
11


và tầm nhìn đến năm 2030” là: 415.107.600 đồng
(Bằng chữ: Bốn trăm mười lăm triệu một trăm không bảy ngàn sáu trăm đồng).
Chi phí cho các nội dung cơng việc như sau:
TT
I
1
2
3
4
II
III
IV
1
2
V
1
2
3
VI

Hạng mục cơng việc
Chi phí nhân cơng trực tiếp
Chuẩn bị

Ngoại nghiệp
Nội nghiệp
In ấn, bàn giao tài liệu
Chi phí nhân cơng phục vụ
Chi phí quản lý của đơn vị thi cơng
Chi phí vật liệu, máy
Chi phí vật liệu
Chi phí máy
Chi phí trực tiếp khác
Hội nghị lấy ý kiến tham vấn cấp huyện
Hội nghị lấy ý kiến tham vấn cấp tỉnh
Hội nghị thẩm định
Thuế VAT [10% x(I+II+III+IV)]
TỔNG DỰ TỐN

Kinh phí (đồng)
245.377.600
23.925.500
106.208.100
115.244.000
1.997.800
16.507.300
32.662.100
61.843.900
12.368.800
49.475.100
20.880.000
10.200.000
6.800.000
3.880.000

35.838.900
415.107.600

(Chi tiết cho từng hạng mục công việc xem Phụ lục kèm theo)
ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ CƯƠNG DỰ TỐN
SỞ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT
GIÁM ĐỐC

12



×