Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THUYẾT-MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.15 KB, 5 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
THANH TRA
Số: 456/VKSTC-T1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017

THUYẾT MINH
Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Quy chế công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân
Quy chế công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành
kèm theo Quyết định số 59/QĐ-VKSTC-T1 ngày 22/02/2016 của Viện trưởng
VKSND tối cao (gọi tắt là Quy chế 59) được áp dụng và triển khai thực hiện đến
nay thời gian đã được hơn một năm. Qua quá trình thực hiện, một số quy định
của Quy chế 59 thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với yêu cầu,
nhiệm vụ kiện toàn hệ thống thanh tra của Ngành.
Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao, Thanh tra VKSND tối
cao đã nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế công
tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
1. Về thẩm quyền quyết định thanh tra đột xuất
Điểm a khoản 2 Điều 8 của Quy chế 59 quy định: Chánh Thanh tra quyết
định thanh tra đột xuất sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng
VKSND cấp mình.
Trên thực tế, khơng phải các căn cứ để quyết định thanh tra đột xuất luôn
luôn rõ ràng, đầy đủ, cần phải thu thập, củng cố thêm; để có cơ chế kiểm tra, xác
minh, củng cố thông tin làm căn cứ trước khi quyết định thanh tra đột xuất, Ban
soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 8 của Quy chế 59 như
sau:
“Trong trường hợp cần thiết, khi có căn cứ được quy định tại Khoản 2


Điều 7 của Quy chế này, Chánh Thanh tra báo cáo và được sự đồng ý của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình thì cử tổ cơng tác tiến hành kiểm tra,
xác minh ban đầu về nội dung các thông tin phản ánh.
Kết quả kiểm tra, xác minh làm cơ sở để Chánh Thanh tra báo cáo Viện
trưởng cấp mình quyết định tiến hành hoặc không tiến hành thanh tra đột xuất
theo dấu hiệu vi phạm”.
2. Về thời hạn thanh tra
Khoản 1 Điều 15 của Quy chế 59 quy định:
“Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
“a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành
không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng khơng quá 20


ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì
thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng khơng q 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Viện kiểm sát nhân cấp tỉnh tiến hành khơng q 10
ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày”.
Thực tế, từ năm 2016 đến nay phát sinh nhiều cuộc thanh tra đột xuất với
phạm vi rộng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thời hạn
thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều 15 chưa đáp ứng được yêu cầu của
cuộc thanh tra.
Vì vậy, Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi thời hạn thanh tra tại khoản 1 Điều
15 của Quy chế 59 tối đa theo thời hạn thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều
45 Luật Thanh tra năm 2010, như sau:
1. “Thời hạn thực hiện một số cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành
không quá 60 ngày làm việc thực tế tại đơn vị được thanh tra, trường hợp phức tạp
thì có thể kéo dài, nhưng khơng q 90 ngày làm việc thực tế tại đơn vị được thanh
tra. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều nội dung, lĩnh
vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150

ngày làm việc thực tế tại đơn vị được thanh tra ;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tiến
hành không quá 45 ngày làm việc thực tế tại đơn vi được thanh tra, trường hợp
phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày làm việc thực tế tại đơn
vị được thanh tra”.
3. Về chủ thể xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thanh tra
Đoạn 2 của điểm a, c khoản 1 Điều 16 của Quy chế 59 quy định kế hoạch thanh
tra hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải bám sát vào hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
Tuy nhiên, đến nay hệ thống thanh tra Ngành đã có ở ba cấp (tối cao, cấp
cao, cấp tỉnh). Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi điểm a, c khoản 1 Điều 16 của Quy
chế hiện hành như sau:
“1. Đối với kế hoạch thanh tra hàng năm
a)…
Ngoài những căn cứ nêu trên, kế hoạch thanh tra hàng năm của Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh còn căn cứ vào
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thanh tra của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
c) …
2


Kế hoạch thanh tra hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được trình để Viện trưởng cấp mình phê duyệt trong
thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
4. Về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn
thanh tra

Điều 21 Quy chế hiện hành chỉ quy định trách nhiệm của Trưởng Đoàn
thanh tra phải xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra, chưa quy định trách nhiệm
của thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả với Trưởng Đồn, vì vậy để
cụ thể hóa trách nhiệm của thành viên Đoàn, cần thiết phải bổ sung khoản 4
Điều 21 như sau:
“4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
a. Trong thời hạn theo yêu cầu của Trưởng Đoàn, các thành viên Đồn
thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng Đoàn về kết qủa thực
hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách
quan, trung thực của nội dung báo cáo đó.
b. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đồn thanh tra phải
có các nội dung chính sau đây:
- Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung
thanh tra;
- Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh, nêu
rõ hành vi vi phạm được phát hiện qua thanh tra (nếu có); chỉ rõ quy định của
pháp luật làm căn cứ để kết luận đúng, sai;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
- Kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; những kiến nghị đề xuất khác nếu có”.
5. Về việc ký ban hành kết luận thanh tra
Khoản 1 Điều 22 của Quy chế 59 quy định như sau: “Trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra và tài liệu kèm theo, người
ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng Đoàn thanh tra xây dựng, hoàn thiện dự
thảo kết luận và ban hành kết luận thanh tra”.
Quy định trên dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất ai là người có thẩm quyền
ký ban hành kết luận thanh tra, nên cần thiết sửa đổi khoản 1 Điều 22 như sau:
“Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra và tài liệu kèm theo, người ra quyết
định thanh tra chỉ đạo Trưởng Đoàn thanh tra xây dựng, hoàn thiện dự thảo kết

luận thanh tra. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ
đạo của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm
3


hồn thiện dự thảo kết luận thanh tra để trình người ra quyết định thanh tra xem
xét, ký ban hành”.
6. Về thẩm quyền giải quyết đối với quyết định giải quyết khiếu nại, quyết
định kỷ luật công chức, người lao động do Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết
Khoản 2 Điều 37 của Quy chế 59 quy định: “Đối với khiếu nại do Viện kiểm
sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng phát
hiện có vi phạm và các quyết định kỷ luật đối với công chức, người lao động
trong Ngành bị khiếu nại thì Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.”
Ở đây chưa quy định rõ thẩm quyền giải quyết đối với quyết định giải quyết
khiếu nại lần 1 hay lần 2, do vậy, cần thiết sửa đổi khoản 2 và bổ sung thêm
khoản 3, Khoản 4 Điều 37 của Quy chế như sau:
“2. Thanh tra VKSND tối cao, Thanh tra VKSND cấp cao, Thanh tra
VKSND cấp tỉnh giúp Viện trưởng VKSND cấp mình giải quyết khiếu nại lần
đầu đối với Quyết định giải quyết khiếu nại do Viện trưởng VKSND cấp mình
ban hành nhưng bị khiếu nại.
3. Thanh tra VKSND tối cao giúp Viện trưởng VKSND tối cao giải
quyết khiếu nại lần hai đối với các quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
nhưng tiếp tục khiếu nại lần hai.
4. Khiếu nại liên quan đến Thanh tra, công chức của Thanh tra do Viện
trưởng VKSND cùng cấp quyết định phân công đơn vị, cá nhân tham mưu
giải quyết”.
7. Trách nhiệm của Thanh tra trong giải quyết tố cáo
Khoản 1 Điều 46 Quy chế hiện hành quy định “Thanh tra giúp Viện
trưởng VKSND cấp mình giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, …” là

chưa cụ thể, chi tiết. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật Tố cáo thì
Viện trưởng VKSND có thẩm quyền “giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơng chức do mình quản lý trực
tiếp”, do vậy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 46 cho phù hợp với
Luật tố cáo như sau.
“ 1. Thanh tra giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình giải
quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện công vụ,
nhiệm vụ, kỷ luật nghiệp vụ, kỷ luật nội vụ, phẩm chất đạo đức của công chức,
viên chức, người lao động trong Ngành thuộc đối tượng của Thanh tra được quy
định tại Điều 5 của Quy chế này.
Tố cáo đối với lãnh đạo, công chức Thanh tra do Viện trưởng VKSND
cùng cấp quyết định phân công đơn vị, cá nhân tham mưu giải quyết”.
8. Quy định về báo cáo đột xuất mà Thanh tra Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện
4


- Theo điểm a khoản 2 Điều 58 Quy chế 59 quy định Thanh tra Viện kiểm
sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo đột
xuất đối với những vi phạm nghiêm trọng kỷ luật nghiệp vụ, công vụ và việc xử
lý vi phạm của công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh những
thơng tin có dấu hiệu vi phạm của công chức, viên chức, người lao động trong
Ngành. Để tham mưu kịp thời cho Lãnh đạo VKSND tối cao trong việc trả lời
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan báo chí, đồng thời làm rõ, chấn chỉnh, xử lý
kịp thời về những vi phạm của công chức, viên chức, người lao động trong Ngành
(nếu có), xét thấy cần thiết bổ sung báo cáo nội dung thông tin vi phạm của công
chức, người lao động trong Ngành được phản ánh trên các phương tiện thông tin
đại chúng tại điểm a khoản 2 Điều 58 Quy chế 59 như sau:
“a. Báo cáo về những vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, công vụ, việc xử lý vi

phạm và những thơng tin có dấu hiệu vi phạm được phản ánh trên các phương
tiện thông tin đại chúng đối với công chức, người lao động thuộc cấp mình quản
lý”.
- Để phục vụ cơng tác theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh
tra trong Ngành, xét thấy cần thiết bổ sung điểm d khoản 3 Điều 58 như sau:
“d. Các văn bản về việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết
định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra; các văn bản về việc xử lý các
vấn đề phát sinh sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền của Thanh tra VKSND cấp cao, Thanh tra VKSND cấp tỉnh”.
Trên đây là những nội chính của dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế công
tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
CHÁNH THANH TRA

Phan Văn Tâm

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×