Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thua-thien-hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.81 KB, 10 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 738/GD&ĐT-GDTrH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 4 năm 2016

BÁO CÁO TỔNG KẾT
TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ THỜI GIAN TIẾP THEO
Thừa Thiên Huế là một trong tám tỉnh được Bộ GD&ĐT chọn triển khai thí
điểm Phương pháp Bàn tay nặn bột (PPBTNB), được chính thức triển khai từ
năm 2011.
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại, rất mới đối với ngành giáo dục
và đào tạo, thu hút sự quan tâm rất lớn của các lực lượng giáo dục. Với sự nỗ lực
của các cấp quản lý và các nhà trường, trong những thời gian qua, với tinh thần
vừa tiếp thu học hỏi, vừa triển khai từng bước vững chắc, vừa rút kinh nghiệm,
công tác triền khai PPBTNB đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ; thu
được những bài học bổ ích, thiết thực; những hạn chế, vướng mắc cũng đã được
tháo gỡ khắc phục dần.
Để cùng nhìn nhận lại quá trình triển khai trong quá trình dạy học trong
toàn tỉnh, đánh giá hết được những ưu điểm, kết quả mà PPBTNB đã mang lại
cho quá trình đổi mới dạy học, cho sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học
hướng tới sự phát triển năng lực người học, đồng thời định hướng tiếp tục thúc
đẩy triển khai PPBTNB giai đoạn tới, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ
chức Hội nghị Tổng kết công tác triển khai PPBTNB trong thời gian qua và
Phương hướng trong thời gian tiếp theo.
A. Những thuận lợi khó khăn khi triển khai PPBTNB
I. Thuận lợi
Lãnh đạo Sở GD&ĐT quan tâm chỉ đạo và đưa vào kế hoạch triển khai


nhiệm vụ năm học hằng năm, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi
phương pháp dạy học.
Đa số GV rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy học nên
đã tiếp thu rất nhanh PPBTNB.
Việc áp dụng PPBTNB giúp học sinh được trải nghiệm nhiều hơn.
Giáo viên có thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế của học
sinh, từ đó giúp học sinh tự tìm hiểu và hình thành kiến thức mới của bài học.
Tiết học tạo được sự hứng thú từ phía học sinh vì bản thân mình tự tìm tịi
rút ra được tri thức.
Phát huy được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh.

1


Có sự chuẩn bị từ hai phía cho việc chiếm lĩnh kiến thức mới: Giáo viên –
Học sinh.
Mặt khác, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các
tổ chuyên môn nhà trường, các GV lựa chọn một số bài dạy/chủ đề phù hợp để
sử dụng phương pháp này, chứ không thực hiện tràn lan ở tất cả bài dạy của bộ
môn, nên khá thuận lợi cho giáo viên. Trong sinh hoạt chuyên môn ở các cụm,
cũng đã thảo luận kĩ về các bài/chủ đề để định hướng thực hiện.
II. Khó khăn vướng mắc
PPBTNB là một phương pháp dạy học rất mới, thời gian triển khai tập
huấn, nghiên cứu còn hạn chế nên trong triển khai thực hiện không tránh khỏi
những vướng mắc.
Để thực hiện phương pháp này địi hỏi người giáo viên phải có kiến thức kĩ
năng về khoa học tự nhiên vững vàng và có khả năng linh hoạt để ứng phó với mọi
tình huống xảy ra trong tiết học, nên bước đầu giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức về PPBTNB cịn gặp khó khăn: Tiêu chuẩn đánh giá học sinh,
đánh giá thi đua của giáo viên. Tiêu chí đánh giá tiết dạy theo qui định hiện hành

ở một số nội dung khó áp dụng để đánh giá tiết dạy theo PP này do hết thời gian
qui định nhưng vẫn chưa kết thúc bài học.
Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng: bàn ghế được bố trí theo dãy, nối
tiếp nhau khơng thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm; thiếu phịng học bộ
mơn, thiết bị hỗ trợ. Một số trường học, thiết bị dạy học dành cho thí nghiệm
chưa đồng bộ. Nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi - khám phá của học
sinh còn hạn chế.
Sĩ số học sinh trong lớp đông (nhất là ở TP) sẽ khó khăn cho việc tổ chức
học tập theo nhóm, hoạt động tham quan, dã ngoại, điều tra thực tế cho học sinh.
Thời gian 35 – 40 phút/tiết ở TH, 45 phút/tiết ở THCS thì sẽ khó áp dụng
cho phương pháp BTNB. Khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp thời khóa biểu, vì
ở THCS cần bố trí tối thiểu 2 tiết liên tục/tuần và trong nhiều tuần. Thời gian
chuẩn bị cho một bài dạy, một chủ đề theo PP này là khá công phu, tốn nhiều
thời gian và công sức của GV.
Dạy học theo PP BTNB những học sinh có năng lực trung bình, yếu khó
khăn hơn trong việc tiếp thu bài giảng, thảo luận nhóm. Phần lớn các em còn
làm theo, viết theo giáo viên.
Đối với học sinh nhỏ ở các lớp 1, 2, 3 việc tiến hành dạy theo phương pháp
này còn gặp nhiều hạn chế trong khâu tổ chức, học sinh chưa biết cách đặt câu
hỏi. VD: Bước 3 đề xuất câu hỏi và phương án tìm tịi cịn có nhiều hạn chế, các
em cịn lúng túng hoặc chưa có định hướng câu hỏi sát với nội dung bài.
III. Những kiến nghị đề xuất
Sau đây là tổng hợp những ý kiến đề xuất từ cơ sở, qua báo cáo của các
PGD&ĐT và các trường THCS trực thuộc:
Các tiết dạy theo phương pháp này cần bố trí ở phịng học bộ mơn.
2


Số HS trong mỗi lớp nên dưới 40 học sinh.
Tiếp tục triển khai nhân rộng phương pháp BTNB, khuyến khích tăng số

tiết dạy thực tế theo PP này đối với mỗi giáo viên đã được tập huấn, nhưng
không áp đặt tỷ lệ, số lượng tiết dạy theo phương pháp này mà khuyến khích nhà
trường, giáo viên áp dụng đối với những bài dạy có nội dung phù hợp.
Sở GD&ĐT, các phịng GD&ĐT chủ trì hoặc phát động giáo viên, cán bộ
quản lí nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp
BTNB.
Kiến nghị Bộ GD&ĐT điều chỉnh quy định đánh giá đối với các môn khoa
học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học), chú trọng đánh giá kĩ năng của người
học. Tiếp tục duy trì hoạt động của website BTNB của Bộ để tạo điều kiện giao
lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm trên phạm vi cả nước.
Khơng đem tiêu chí đánh giá tiết dạy thơng thường để đánh giá tiết dạy/chủ
đề theo PP này mà chỉ dừng lại đánh giá ở một vài chuẩn kiến thức nhất định.
Đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá tiết dạy, hướng đến việc
rèn luyện và phát triển kĩ năng của người học.
Cần có một số thay đổi về SGK, chương trình, cách đánh giá - nhận xét khi
vận dụng PPBTNB.
B. Những kết quả đạt được
I. Công tác chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Công tác tuyên truyền
Sở GD&ĐT đã thực hiện và chỉ đạo tốt công tác thông tin, tuyên truyền;
tham mưu đối với các cấp lãnh đạo về PPBTNB, tạo được sự đồng tình, ủng hộ,
cũng như giúp đỡ về nhiều mặt cho các cơ sở giáo dục phổ thông trong q trình
thực hiện PP này. Thơng qua các tạp chí, website chuyên ngành, các thông tin
chỉ đạo, các kế hoạch dạy học theo PP này được đăng tải rộng rãi.
2. Ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo về PPBTNB
Công văn số 1786/SGDĐT–GDTrH ngày 27/9/2012 về Hội nghị Sơ kết 01
năm thí điểm và Triển khai PPBTNB cho năm học 2012 – 2013. Hội nghị đã
được tổ chức ngày 10/5/2012.
Công văn số 1870/SGDĐT–GDTrH ngày 11/10/2012 về việc ban hành Kế
hoạch triển khai PPBTNB cấp THCS giai đoạn 2012 – 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công văn số 227/SGDĐT–GDTrH ngày 04/02/2013, về việc đề nghị các
đơn vị tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về triển khai PPBTNB ở đơn vị và gửi
về Sở GDĐT.
Công văn số 2302/SGDĐT-GDTrH, ngày 25/11/2013 về việc hướng dẫn
triển khai thực hiện PPBTNB và các phương pháp dạy học tích cực khác năm
học 2013-2014.
Cơng văn số 2250/SGDĐT-GDTrH, ngày 17/10/2014 về việc tập huấn triển
khai PPBTNB năm học 2014-2015.
Công văn số 2367/SGDĐT-GDTrH, ngày 02/10/2015 về việc chuẩn bị Hội
nghị tổng kết 4 năm triển khai PPBTNB.
3


Công văn số 2926/SGDĐT-GDTrH, ngày 01/12/2015 về Hội nghị Tổng
kết triển khai PPBTNB giai đoạn 2011-2015.
3. Tổ chức tập huấn, học tập và quán triệt PPBTNB cho cán bộ quản
lý, giáo viên các Phòng GD&ĐT, các trường THCS trực thuộc
Ngay từ hè 2011, Sở GD&ĐT đã cử đoàn CBQL, GV tham gia đợt tập huấn
toàn quốc PPBTNB đầu tiên của Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội Gặp Gỡ Việt
Nam ở Pháp ngay từ đầu chương trình thí điểm tập huấn, tổ chức tại trường
THCS Nguyễn Chí Diểu, tháng 7 năm 2011.
Trong năm học 2011-2012, đã có một số trường thí điểm triển khai (Huế :
Nguyễn Chí Diểu, Hùng Vương ; Phú Vang : Phú Dương, Phú Đa ; Hương Trà :
Hương Toàn ; Phú Lộc : Thị trấn PL)
Năm học 2012-2013, Sở đã cử 02 đoàn CBQL, GV tham gia tập huấn của
Bộ GD&ĐT: đợt 1 gồm 114 người tại Đà Nẵng từ 16/7 - 19/7/2012 ; đợt 2 gồm
09 CBQL tham gia tập huấn tại Huế từ 29/7 - 03/8/2012. Năm học này đã triển
khai rộng cho 15 trường THCS và tiếp tục triển khai thí điểm ở 3 trường TH: TH
Lê Lợi – TP Huế; TH Số 1 Hương Vinh – TX Hương Trà; TH Số 2 Phú Bài –
TX Hương Thủy.

Năm học 2013-2014 Sở GD&ĐT triển khai Tập huấn cho GV các môn của
các trường THCS tham gia đợt 3 cho các trường vào tháng 10/2013, phối hợp với
trường CĐSP Huế tổ chức tập huấn cốt cán cấp TH cho tất cả các Phòng GD&ĐT
và cấp tài liệu đến tận các trường TH. Trong năm học này, đã triển khai thực hiện
PP này đến 50% số trường THCS, 100% số trường TH trên toàn tỉnh.
Sở GD& ĐT đã được đề cử đoàn đại biểu tham gia hội thảo tập huấn về
PPBTNB khu vực Đông Nam Á lần thứ 4 vào tháng 9/2013, và có tham gia trình
bày tham luận tại hội nghị này.
Năm học 2014-2015, triển khai tập huấn cho GV các môn của các trường
tham gia đợt 3 cho 50% số trường THCS còn lại trên toàn tỉnh. Như vậy, đến
năm học này, đã triển khai thực hiện PP này ở tất cả các trường THCS, các
trường TH trong toàn tỉnh.
Sở GD&ĐT đã tham gia dự giờ tiết dạy theo PP này tại nhiều phòng
GD&ĐT, trường THCS trực thuộc trong tỉnh, cùng tham gia thảo luận cùng GV
và CBQL, chuyên viên Phòng GD&ĐT trong các sinh hoạt chuyên môn. Chỉ
đạo các trường tổ chức thao giảng tiết dạy ứng dụng PP BTNB để cho toàn thể
GV dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm.
Chỉ đạo các trường tổ chức cho giáo viên đăng ký dạy học bằng PP BTNB
tối thiểu 2 chủ đề/năm học ở tất cả các khối lớp TH, tối thiểu 2 chủ đề/học kì ở
các mơn Vật lí, Hóa học, Sinh học cấp THCS.
Có nhiều tiết dạy minh họa PPBNTB ở lớp 3, lớp 4 dành cho chun đề
Ứng phó với Biến đổi khí hậu do tổ chức UNESCO tổ chức (như thầy Hòa
trường TH Số 1 Quảng Lợi - huyện Quảng Điền; cô Mẫn trường TH Hương
Long - tp Huế).
II. Việc triển khai PP BTNB
1. Công tác triển khai PPBTNB tại cơ sở
4


Trong giai đoạn đầu triển khai, 15 trường THSC thí điểm đã làm tốt công

tác triển khai các tiết dạy theo PP này một cách nghiêm túc, được GV đón nhận
rất nhiệt tình, hào hứng.
Triển khai tại các Phịng GD&ĐT : Các PGD&ĐT tham gia thí điểm đã tổ
chức triển khai rất cụ thể và chi tiết. Một vài minh họa, như PGD&ĐT TP Huế
đã lên kế hoạch rất sớm để các GV và BGH các trường cùng dự các tiết dạy theo
PP này; PGD&ĐT Hương Thủy đã tổ chức phổ biến, quán triệt về lịch sử hình
thành, ý nghĩa, các nguyên tắc, các bước của phương pháp BTNB đối với cho tất
cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng THCS, cộng tác viên thanh tra, thành viên hội
đồng bộ môn cấp THCS, đã tập huấn cho 72 GV của 2 trường tham gia thí điểm,
đồng thời các nhóm Lí, Hóa, Sinh đã tập huấn cho 89 lượt GV trong toàn thị xã;
PGD&ĐT Phú Vang đã tập huấn cho GV Lí, Hóa, Sinh tồn huyện dự tại 2
trường thí điểm ; PGD&ĐT Phú Lộc đã tổ chức thao giảng cho GV các mơn trên
trong tồn huyện dự và tham gia buổi góp ý; PGD&ĐT Hương Trà đã tổ chức
phiên họp dành cho các Hiệu trưởng về PP này, chỉ đạo các Hội đồng bộ môn
thảo luận và chia sẻ cho GV trong tồn huyện.
Đối với các phịng GD&ĐT và trường THCS trực thuộc : Đã bố trí hợp lí
số lượng và thứ tự các trường THCS, TH tham gia tập huấn từng đợt. Sau tập
huấn đã có kế hoạch triển khai rất cụ thể, kèm theo thời khóa biểu các tiết dạy cụ
thể ở các trường cụ thể, có báo cáo về Sở đúng lịch ở cuối mỗi học kì.
Các phịng GD&ĐT đã có một hệ thống hơn 50 văn bản chỉ đạo riêng cho
mảng PPBTNB, được ban hành kịp thời đến các nhà trường, đến các chuyên đề
sinh hoạt chuyên môn ở các cụm trường phổ thơng, chỉ đạo lộ trình thực hiện
triển khai PP này trong huyện, thị, thành phố.
Các trường được tập huấn trước rất hào hứng tham gia xây dựng các chủ
đề, các tiết dạy có sử dụng PP này, làm cứ liệu sư phạm để các GV các trường
bạn tham gia dự giờ và học tập. Thậm chí, nhiều đơn vị chưa được triển khai
trong các đợt đầu đã có đề đạt với Sở, Phịng nguyện vọng xin được sớm triển
khai PP này ở trường mình.
Số tiết dạy, chủ đề dạy theo PP này tăng nhiều hơn dự kiến. Điều này thể
hiện PP này đang được tiếp nhận một cách hào hứng và hiệu quả, đồng thời cho

thấy sự chỉ đạo quyết liệt của các PGD&ĐT, của BGH các trường và sự nhiệt
tình hăng hái tham gia của GV trực tiếp giảng dạy.
2. Kết quả thực hiện
- Về thực hiện kế hoạch BTNB:
BẢNG 1 : Thống kê số liệu, nhân sự, SKKN thực hiện PP BTNB
TT

Năm học

Số trường
tham gia
PP BTNB

Số GV, CBQL
dự tập huấn
(huyện, tỉnh,
TƯ)

Số buổi sinh
hoạt chuyên
môn về
PP BTNB

Số SKKN, đề tài
NCKH về
PP BTNB

1

2011 – 2012


15

95

63

01

2

2012 – 2013

15

221

164

13

3

2013 - 2014

63

363

350


21

5


4

2014 - 2015

127

322

478

29

5

Cộng

230

1001

1055

64


BẢNG 2 :
Thống kê tiết dạy (chủ đề) theo PP BTBN đến hết năm học 2014-2015
Tổng
số
lớp
tham
gia
PP
BTNB

Số tiết
(chủ đề)
môn
Vật lí

Số tiết
(chủ đề)
mơn
Hóa học

Số tiết
(chủ đề)
mơn
Sinh học

Tổng
số
tiết
(chủ đề)


S
T
T

Phịng GD&ĐT,
Trường trực thuộc

1

Phong Điền

172

73

83

110

266

2

Quảng Điền

116

57

46


59

162

3

Hương Trà

179

114

102

138

354

4

Huế

460

185

172

203


560

5

Phú Vang

248

461

300

457

1281

6

Hương Thủy

86

64

52

56

172


7

Phú Lộc

235

84

64

91

239

8

Nam Đông

28

26

19

23

68

9


A Lưới

78

40

36

41

117

10

Ng Tri Phương

30

6

26

14

46

11

DTNT Nam Đông


8

10

8

10

28

12

DTNT A Lưới

1

1

1

1

3

13

Hà Trung

2


3

3

2

8

14

Hồng Vân

6

2

2

2

6

1649

1126

914

1207


3247

Ghi
chú

- Việc chỉ đạo thực hiện PPBTNB :
a) Các Phòng GD&ĐT đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội
cha mẹ học sinh, để có văn bản chỉ đạo cơng tác BTNB trên địa bàn, đã tổ chức
thực hiện khá đồng bộ.
b) Công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát của PGD&ĐT đã khá
thường xuyên và sâu sát.
c) Sở GD&ĐT thường xuyên có chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai đúng tiến
độ PP này trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ở các PGD&ĐT và các
đơn vị trực thuộc.
3. Hiệu quả đạt được sau khi triển khai phương pháp BTNB
* Đối với CBQL, GV :
6


Giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian cho việc thuyết trình diễn giải, tạo
khơng khí cởi mở, vui vẻ trong toàn lớp học, tăng cường hứng thú của học sinh
trong học tập. Việc thực hiện tốt các qui trình của phương pháp vào tiết dạy đã
làm cho giờ học đạt hiệu quả cao.
Tạo phong cách năng động, xử lý tình huống nhanh, chính xác; các thao tác
thực hành, sử dụng TBDH được giáo viên sử dụng nhuần nhuyễn hơn.
GV được làm quen với lên kế hoạch dạy học (soạn giáo án) theo PP này.
Các phòng GD&ĐT, CBQL các trường quan tâm nhiều hơn đến PP này, đặc
biệt rất phù hợp với phương pháp dạy học mới: dạy học định hướng phát triển
năng lực người học, dạy học theo chủ đề tích hợp dạy học liên mơn đang được

triển khai hiện nay, chuẩn bị tốt cho đổi mới toàn diện triệt để giáo dục đào tạo
được thực hiện với các bộ sách giáo khoa tích hợp liên mơn trong tương lai gần.
* Đối với học sinh :
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái, tự nhiên
khơng bị gị ép, được rèn luyện nhiều kĩ năng xử lý tình huống hơn so với các
PP khác.
Giúp học sinh tự đưa ra các tình huống giải quyết vấn đề để đi đến kết quả,
giúp học sinh thói quen làm việc nghiêm túc, khoa học, say mê sáng tạo, phát
hiện và giải quyết vấn đề.
Giúp học sinh tự tin và mạnh dạn đưa ra ý kiến riêng của mình, chủ động
ghi lại những suy nghĩ, những dự đoán, các giải thích và các đề xuất thí nghiệm,
phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phát triển nhân cách thông qua hoạt động tập
thể, ngơn ngữ nói và viết, vẽ cho học sinh. Kỹ năng hoạt động độc lập hay phối
hợp với nhóm, với bạn được tăng cường.
Giúp học sinh hình thành khả năng dự đốn, suy luận góp phần hình thành
tác phong và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả.
* Đối với cha mẹ hay người đỡ đầu học sinh: Họ cũng nhận thức được vai
trò chủ thể của một q trình dạy học, cũng được lơi cuốn vào quá trình dạy học
theo PP này, phải giúp con tra cứu tư liệu ở địa phương, trên internet, tham gia
thảo luận, chia sẻ với con cái về các tình huống sư phạm.
4. Bài học kinh nghiệm triển khai PPBTNB
* Với CBQL :
Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng nâng cao nhận thức
cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường, nhằm nâng cao
nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về PPBTNB, để vừa đảm bảo cho
PPBTNB ở mỗi nhà trường được tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả cao, vừa tạo
nên chuyển biến quan trọng trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường, làm
cơ sở vững chắc cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục một cách bền vững. Cần tổ chức tập huấn, phổ biến về phương pháp

BTNB cho cán bộ quản lí, cộng tác viên thanh tra, tổ trưởng chuyên môn các

7


mơn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học). Cán bộ quản lí được giao
nhiệm vụ cần tham gia dự giờ và các sinh hoạt chuyên môn về PPBTNB.
Quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thận trọng khi triển khai, khơng vội vàng nơn nóng. Có kế hoạch triển khai cụ
thể. Kế hoạch dạy học cần linh hoạt, công tác chuẩn bị cho các tiết dạy theo
phương pháp BTNB cần chu đáo.
* Với GV :
Để tiết học đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải chọn bài dạy phù hợp,
chuẩn bị đồ dùng dạy học, lập kế hoạch, tổ chức cho học sinh học tập.
Giáo viên phải nghiên cứu sâu bài giảng, thực hiện các thí nghiệm để dự
đốn kết quả.
Giáo viên phải thật sự có trách nhiệm, u thích để đầu tư thời gian, cơng
sức nghiên cứu thêm để hiểu sâu hơn về phương pháp đổi mới này.
Cần ứng dụng những đồ dùng đơn giản nhất hiện có vào bài giảng; tự làm
thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ bài giảng.
Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh
bằng những phiếu học tập để học sinh tự chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của
mình. Ứng dụng CNTT vào bài dạy phù hợp, hợp lí.
Tổ chức lớp học: Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số học sinh. Chia nhóm
từ 4-6 HS/nhóm. Có vị trí dành riêng để vật liệu lớp học.
Không sử dụng SGK khi học hoặc sử dụng ít và rất hợp lí. Đây là một ưu
điểm lớn của PP này, vì thực tế hiện nay khơng ít GV, khơng ít HS thường lạm
dụng thái quá SGK, coi nặng SGK như một công cụ pháp lệnh, làm cho HS bị lệ
thuộc nặng vào nó mà đánh mất khả năng tự chủ sáng tạo trong quá trình xây
dựng kiến thức mới. Sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức.

Khơng nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài
học ở đề bài).
Phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực khác, phù hợp
với các nội dung trong cùng bài dạy.
Do học sinh mới làm quen với phương pháp học và các từ ngữ của phương
pháp này, nên học sinh cần có một cuốn vở thực hành để ghi chép những chú ý
của riêng các em.
Cần chú ý rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, phát triển
ngôn ngữ, phát triển tư duy và đặc biệt khuyến khích tạo điều kiện cho các em
bộc lộ quan điểm ban đầu của mình.
B. KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI PPBTNB THỜI GIAN TỚI
Đây là một trong những PPDH tiên tiến đang được áp dụng ở nhiều nền
giáo dục tiên tiến hàng đầu trên thế giới và trong khu vực, được Bộ GD&ĐT
khuyến cáo tiếp tục khuyến khích tích cực tăng cường áp dụng.
Các PGD&ĐT cần tiếp tục tổ chức tập huấn, phổ biến PPBTNB trong sinh
hoạt cụm chuyên môn các bộ môn, cho các GV chưa được tham gia tập huấn.

8


Tiếp tục chỉ đạo dạy theo PP này ở các bộ mơn KHTN ở TH, các mơn Lý Hố – Sinh ở THCS theo kế hoạch nhà trường và tổ chuyên môn đề ra theo các
chủ đề/tiết dạy đã được thống nhất qua sinh hoạt chuyên môn. Các nhà trường,
các tổ chun mơn có thể chủ động xây dựng một khung chương trình những chủ
đề/tiết dạy, hay những mục trong các bài dạy có sử dụng PP này, để tiện cho việc
quản lí chỉ đạo theo dõi và phối hợp với các phòng chức năng, nhân viên thiết bị
dạy học,... đưa việc sử dụng PP này thành một nề nếp trong hoạt động dạy học.
Quan trọng là nắm vững đặc trưng của PP, GV làm chủ PP chứ không chạy
theo số lượng các chủ đề/tiết dạy có sử dụng PP. Tinh thần chỉ đạo là GV cần
nắm chắc đặc trưng, các bước dạy học theo PP này, để chuẩn bị hành trang tốt
cho dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong tương lai.

Các phòng GD&ĐT, các nhà trường cần khuyến khích GV thực hiện những
đề tài SKKN về PP này, khuyến khích GV thi GVDG, thao giảng có sử dụng PP
này.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng dạy và học trong đó chú trọng đổi mới phương pháp
dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên của toàn ngành GD&ĐT. Phương pháp BTNB được xem như một giải
pháp rất khả thi, nhất là dạy học trong tương lai, dạy học hướng đến sự phát
triển năng lực của người học.
Sở GD&ĐT biểu dương những cố gắng của các Phòng GD&ĐT, các trường
TH, THCS trong việc triển khai PPBTNB trong thời gian qua và đề nghị các địa
phương, đơn vị tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được để triển khai công tác này.
Vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm để PP này thực sự đúng đặc trưng của nó,
thấy được rõ hơn sự khác biệt giữa nó và các PP khác.
Với những cố gắng của các cấp quản lý giáo dục, sự nỗ lực của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh, sự quan tâm của toàn xã hội, chắc chắn rằng,
PPBTNB sẽ tiếp tục thu được những kết quả mới, tạo động lực thúc đẩy việc
nâng cao chất lượng dạy học.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Sơn

9




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×