Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.77 KB, 6 trang )

Thách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Thứ ba 18/09/2012 08:00
Ngô Xuân Thanh - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
TCTC Online - Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
254/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015.
Bên cạnh việc đánh giá thực trạng hoạt động các ngân hàng thương mại, bài viết chỉ ra
những thách thức, đề xuất các kiến nghị góp phần tránh rủi ro, lãng phí trong quá trình tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hiện trạng hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mạng lưới mở rộng, phát triển vượt bậc cả về lượng và chất
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã và đang đóng vai trị trọng yếu trong hệ
thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bao gồm các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần. Tính
tới tháng 4/2012, hệ thống các TCTD Việt Nam đã có: 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 ngân
hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần, 5 NHTM nhà nước, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5
ngân hàng 100% vốn nước ngồi, 5 ngân hàng liên doanh, 17 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho
th tài chính, 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 01 tổ chức tài chính vi mơ. Trong đó, hệ
thống NHTM đóng vai trị chi phối thị phần tín dụng (86,47% tồn hệ thống)
Trong giai đoạn 2007 - 2010, hệ thống ngân hàng và các TCTD ở nước ta đã phát triển mạnh về
lượng. Số lượng các NHTM nội địa đã tăng 5%, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tăng 78%, đặc
biệt, có thêm 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2002 - 2012),
thì số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tăng hơn 2 lần, ngân hàng 100% vốn nước
ngoài tăng 5 lần...
Bên cạnh đó, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM cũng đã tăng lên đáng kể. Theo
quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về Danh mục mức
vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến
năm 2010 là 3.000 tỷ VND. Theo đó, phần lớn các ngân hàng đã thực hiện quy định vốn pháp
định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: STB, VCB,
Techcombank, Agribank, ACB... Bên cạnh đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng dần
tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD, các ngân hàng liên doanh
đều có vốn điều lệ trên 62 triệu USD.




Ngoài ra, cơ cấu cổ phần vốn trong ngân hàng đã có sự thay đổi theo hướng bổ sung các luồng
vốn của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể từ 8% đến dưới 20%, điều này đã
giúp cho tài chính của khối NHTM được củng cố hơn, tạo điều kiện phát triển theo chiến lược tái
cơ cấu được các ngân hàng đặt ra.
Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM ngày càng cao
Kể từ năm 2006 đến năm 2010, lợi nhuận của các ngân hàng đã tăng lên mạnh. Cụ thể, lợi
nhuận của Agribank đã tăng 2,68 lần, VCB tăng 1,37 lần, VTB tăng 5,91 lần, STB tăng 4,47 lần…
Điều đáng ghi nhận trong hoạt động của các ngân hàng là các chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên
tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều có xu hướng tốt hơn. Chỉ số ROE
đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu chính của một số ngân hàng đang niêm yết

Năm 2010

Năm 2011

Ngân hàng

ROA

ROE

ROA

ROE

ACB


1,25

21,74

1,32

25,53

CTG

1,12

22,21

1,40

25,29

EIB

1,85

13,51

1,94

20,46

HBB


1,42

14,04

0,88

8,46

NVB

0,81

9,84

0,85

6,86

SHB

1,26

14,98

1,21

14,73

STB


1,49

15,55

1,39

14,40

VCB

1,50

22,66

1,34

18,30

Trung bình

1,36

18,83

1,40

19,68

Nguồn: Hồ Bá Tình: “Nguồn gốc lợi nhuận 2011 và ẩn số 2012”
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ở mức khá

Kể từ trước năm 2008, tín dụng của nước ta ln tăng trưởng cao, điều đó đã góp phần quan
trọng trong thúc đẩy và duy trì tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, lạm phát trong giai đoạn này lại khá
cao, một phần do nguyên nhân tăng cung tiền.


Tuy nhiên, kể từ năm 2008, do những lo ngại từ khủng hoảng kinh tế tồn cầu, chính sách tài
khóa đã mở rộng, đi cùng với đó là sự thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ nên tăng
trưởng tín dụng đã chậm lại cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, lạm phát lại có xu
hướng gia tăng, điều đó cho thấy nguyên nhân tiền tệ gây ra lạm phát rất mờ nhạt. Cho đến nay,
tín dụng trong nền kinh tế tăng trưởng thấp, nền kinh tế có thể rơi vào “giảm phát”, do vậy, chính
sách tiền tệ đã có xu hướng nới lỏng hơn, NHNN kiên định giảm trần lãi suất huy động nhằm
mục tiêu giảm lãi suất cho vay để kích thích sản xuất phát triển.
Xuất phát từ bối cảnh kinh tế của Việt Nam, tiến trình tái cơ cấu kinh tế được tiến hành đúng lúc.
Mức cung tiền (M2) trong nền kinh tế có thể được điều chỉnh tăng lên, điều này sẽ tạo điều kiện
cho các NHTM gia tăng cho vay đầu ra, thúc đẩy khả năng hút dòng vốn chảy vào tương ứng,
đồng thời phần nào đó đã tạo điều kiện cho người đi vay có khả năng kinh doanh tiếp để trả nợ,
hạn chế đối với các đối tượng đi vay trước đây mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, như các
chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán...
Hoạt động huy động nguồn vốn của các NHTM tăng trưởng mạnh góp phần mở rộng hoạt
động đầu tư và cho vay
Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính
hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng huy
động vốn qua các năm ở mức 22 - 47%.
Từ tăng trưởng trong huy động vốn đã góp phần mở rộng hoạt động đầu tư và cho vay. Mức huy
động vốn cao, góp phần vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng hiệu quả.
Ngoài ra, cơ cấu dư nợ toàn ngành ngân hàng đã gắn với chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và
NHNN, cơ cấu cho vay phi sản xuất có dấu hiệu giảm kể từ sau năm 2010, cụ thể năm 2010 là
20,05%, và cuối tháng 9/2011 là 15,36%, thấp hơn mức 16% mà NHNN quy định.
Các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm

mới có nhiều tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ
thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như internet banking, phone banking…
Hoạt động huy động vốn ngày càng đa dạng hơn về hình thức để người gửi tiền có nhiều lựa
chọn có lợi cho mình nhất. Ngồi các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền
thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ
lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt, dịch vụ thanh toán
thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách
hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn.
Những thách thức trong tiến trình tái cơ cấu
Thách thức trong việc hạn chế rủi ro
Rủi ro nợ xấu ngày càng gia tăng
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM đã giảm mạnh khoảng trên 50% kể từ năm 2002 đến 2007, tuy
nhiên sau đó lại tăng mạnh ở các năm 2008, 2009. Trong hai năm trở lại đây, tình trạng nợ xấu
của các ngân hàng đang có xu hướng gia tăng (năm 2011/2010 nợ xấu của ACB, HBB, SHB…
lần lượt tăng ở mức cao là 2,5 lần, 2 lần, 1,5 lần... ), đây được coi là những thách thức lớn khi
tiến hành tái cơ cấu ngân hàng.


Theo đánh giá của Fitch Ratings, nợ xấu của Việt Nam khoảng 12-13% và theo một số nghiên
cứu trong nước như bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Maritime Bank cho thấy, nếu hạch toán
đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng ít nhất là 10% (trên 10 tỷ
USD), chiếm gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay. Nếu chỉ dựa vào tỷ lệ nợ xấu 10% và tỷ trọng
tài sản cho vay/tổng tài sản của tồn ngành ngân hàng là 60%, thì 10% nợ xấu đang tác động
nghiêm trọng đến khoảng một nửa tổng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hơn nữa, nếu khoảng 50% nợ xấu có khả năng làm mất vốn các ngân hàng thì tình hình nợ xấu
của tồn hệ thống có khả năng tiêu hủy khoảng 1/3 vốn chủ sở hữu hiện nay của toàn ngành.
Thách thức trong đảm bảo tỷ lệ hệ số an toàn vốn (CAR)
Quy định về tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam dần dần đã theo các chuẩn mực quốc tế,
tỷ lệ này theo quy định là từ 8% (theo QĐ số 457/2005/QĐ-NHNN - tiếp cận theo Hiệp ước về
vốn, viết tắt là Basel I) đến 9% (theo Thông tư số 13/2005/QĐ-NHNN - tiếp cận theo Basel II).

Tuy nhiên, thực tế số liệu hoạt động của các ngân hàng cho thấy khơng có nhiều ngân hàng của
Việt Nam đạt được tỷ lệ này. Các ngân hàng lớn của Nhà nước đạt được tỷ lệ này có xu hướng
nhiều hơn so với khối các NHTM cổ phần. Điều này cho thấy những khó khăn trong việc xác định
và đảm bảo hệ số CAR khi thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, khi mà yêu cầu của đề án tái cơ cấu
là phải giảm thiểu rủi ro cho hệ thống.
Nếu theo tiêu chuẩn Basel III thì hệ số CAR được quy định nâng lên ở ngưỡng 13% để đảm bảo
khi nền kinh tế có biến động, sẽ có nhiều NHTM lớn ở Việt Nam đạt được. Tuy nhiên, khi áp
dụng Basel III lại phải có những yêu cầu cao hơn ở những chỉ tiêu khác mà hệ thống ngân hàng
nước ta chưa thể vươn tới, khi mà lộ trình tái cơ cấu mới chỉ cố gắng áp dụng xong hệ thống chỉ
tiêu của Basel II đến cuối năm 2015. Do vậy, khi tái cơ cấu ngân hàng thì hệ số CAR phải được
xác định chính xác với từng ngân hàng phải tái cơ cấu, được sáp nhập hợp nhất hay được hỗ trợ
tài chính để đảm bảo hệ số CAR trước mắt theo hướng tiến về tỷ lệ 9%. Đây có thể là cơ hội cho
các ngân hàng tính tốn và đàm phán với nhau trong tiến trình sáp nhập hay cổ phần hóa.
Thách thức khi tính thanh khoản đang giảm dần
Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng/tổng vốn huy
động (như năm 2010) tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Ngoài
ra, tỷ lệ này ở hầu hết các quốc gia châu Á đều thấp hơn 80% trong khi Việt Nam có thời điểm
lên đến hơn 130%, vì vậy NHNN đã ban hành Thơng tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng
10/2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các TCTD khác
nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Đồng thời, tỷ lệ tín dụng cho vay/vốn huy động lại có xu hướng tăng lên, năm 2008 là 0,95%,
năm 2009 là 1,01%, năm 2010 là 1,01% và năm 2011 là 1,03% trong khi tín dụng tăng trưởng
cao hơn mức tăng trưởng vốn huy động. Đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong
hoạt động cho vay của ngân hàng.
Thách thức trong việc đảm bảo quyền lợi và giá trị tài sản của người gửi tiền
Người gửi tiền thường không yên tâm khi tiền gửi ở các ngân hàng có xu hướng bị sáp nhập,
hợp nhất hay chia tách (trong khi mà Luật bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam vẫn chưa được Quốc
hội thông qua). Thách thức đảm bảo quyền lợi và giá trị tài sản của người gửi tiền được coi là
vấn đề lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam.
Thách thức nâng cao quản trị, nâng cao trình độ cơng nghệ

Trình độ quản trị của các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân
sự, trình độ nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.


Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý ngân hàng
mà còn là nguy cơ tạo ra cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng, đẩy chi phí tiền lương, tiền
cơng lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy
máu chất xám.
Công nghệ ngân hàng của các NHTM trong nước cịn lạc hậu. Mặc dù năng lực cơng nghệ của
các NHTM Việt Nam đã được từng bước nâng cấp với sự thành cơng của Dự án Hiện đại hóa
Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa
các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngồi thì các ngân hàng nước ngồi vượt
khá xa về trình độ cơng nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cũng như
các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng. Sự liên kết giữa các NHTM cịn
lỏng lẻo; cơng nghệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt lạc hậu do đó khơng đáp ứng được yêu cầu
về thời gian để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Thách thức trong giám sát hệ thống NHTM Việt Nam
Các nguyên tắc giám sát Basel hiện nay vẫn được xem là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt
động giám sát ngân hàng của các quốc gia. Theo đánh giá của tổ chức Hợp tác phát triển Quốc
tế Canada (CIDA) trong khuôn khổ dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam, hoạt động
giám sát của NHNN mới chỉ đáp ứng được 6/25 nguyên tắc giám sát, tương ứng tỷ lệ 24% của
Basel, và đang triển khai xúc tiến 13/25 nguyên tắc (52%), còn lại 6/25 nguyên tắc (24%) chưa
được đáp ứng.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý giám sát của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm hạn
chế, tác động mạnh tới an tồn của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống NHTM nói riêng. Hoạt
động giám sát chưa chú trọng đến việc cảnh báo sớm và hiện tại mới chỉ tập trung nhiều vào
giám sát tuân thủ theo kiểu các định chế riêng lẻ là chủ yếu. Do vậy, tái cơ cấu các NHTM theo
hướng lành mạnh hóa về tài chính, cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại hệ thống quản trị và cơ cấu
lại pháp nhân & sở hữu phải được tiến hành cùng với việc vươn tới hiệu quả giám sát ít nhất là
theo tiêu chuẩn Basel II càng nhanh càng tốt.

Một vài gợi ý chính sách
Thận trọng trong tái cơ cấu, nâng cao vai trò điều tiết thị trường của NHNN
Để tái cơ cấu có hiệu quả cao nhất, các ngân hàng phải xây dựng các lộ trình hoạt động và chiến
lược phát triển để khi tái cơ cấu xong, sức khỏe các mặt hoạt động của các ngân hàng phải
mạnh hơn trước tái cơ cấu. Khi tiến hành tái cơ cấu thì vai trị dẫn dắt thị trường của NHNN phải
được duy trì và đảm bảo để góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát).
NHNN phải chủ động trong việc hoạch định các chính sách, tạo sân chơi chung và bình đẳng cho
các ngân hàng.
Đảm bảo các tiêu chuẩn Basel và vai trò giám sát của các cơ quan quản lý
Quá trình áp dụng các chỉ số theo Basel phải được tiến hành nhanh và đi kèm với những ngân
hàng thuộc nhóm phải cơ cấu, để khi cơ cấu xong thì khả năng áp dụng các chỉ số Basel II và
tiến tới Basel III là cao đối với các NHTM nói chung và các ngân hàng phải tái cơ cấu nói riêng.
Ngồi các tiêu chuẩn của Basel thì một phần quan trọng khơng thể thiếu trong tiến trình tái cơ
cấu ngân hàng đó là sự theo dõi, giám sát và kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền như cơ
quan giám sát ngân hàng của NHNN (Thanh tra ngân hàng), Ủy ban giám sát tài chính quốc gia,
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Khi có sự giám sát kịp thời, chặt chẽ và đúng lộ trình của các cơ
quan này thì quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM sẽ diễn ra đúng tiến trình và đạt hiệu quả cao.


Nâng cao hiệu quả quản trị và trình độ cơng nghệ của ngân hàng
Quản trị luôn được coi là khâu yếu trong các khâu của các NHTM Việt Nam hiện nay nhưng đây
lại là khâu quan trọng hàng đầu để tạo ra những định hướng đúng đắn, dẫn dắt các định chế tài
chính hoạt động hiệu quả nhất. Quản trị hiệu quả thường phải có hệ thống cơng nghệ ngân hàng
tiên tiến (như công nghệ thẻ, công nghệ Internet banking…). Từ những địi hỏi đó nên trong tái
cơ cấu, các ngân hàng phải tính tốn đến việc phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng tốt hơn
để đảm bảo kinh doanh nhanh nhạy, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.
Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng phải diễn ra đồng thời với việc đảm bảo cơ cấu hài hòa
của các chỉ số
Các chỉ tiêu ROA, ROE… đều là các chỉ số quan trọng nhằm đảm bảo tính thanh khoản tốt cho
hệ thống ngân hàng cũng như sự an tồn của tín dụng ngân hàng, nhằm tránh những rủi ro trong

hoạt động kinh doanh. Do vậy, khi tái cơ cấu ngân hàng thì các chỉ số này cũng sẽ là các mốc
tiêu chí để các ngân hàng hướng đến sau khi tái cơ cấu xong. Các chỉ số này nên được đảm bảo
hoặc nó phải có xu hướng tiến gần hơn đến ngưỡng quy định an toàn của các chỉ số này. Khi
điều này đạt được thì đồng thời hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có lãi và khả năng
cạnh tranh được nâng cao.
Đẩy mạnh tuyên truyền để người gửi tiền hiểu và yên tâm về tiền gửi của mình
Vấn đề sáp nhập các ngân hàng đang được khuyến khích, tuy nhiên, khi tiến hành sáp nhập
nhiều ngân hàng lại với nhau thì người gửi tiền tại các ngân hàng này sẽ không yên tâm nếu
công tác tuyên truyền không hiệu quả. Khi người gửi tiền không yên tâm, sẽ xảy ra nguy cơ rút
tiền gửi ồ ạt, từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản (cho vay) của các ngân hàng phải tái cơ
cấu.
Do đó, ngồi việc tun truyền về q trình tái cơ cấu hệ thống NHTM trên các phương tiện
thông tin đại chúng thì các ngân hàng thuộc nhóm phải tái cơ cấu nên xây dựng kế hoạch tuyên
truyền sớm, hiệu quả để chuyển thông điệp đến người gửi tiền. Khi thông điệp này được truyền
đi với nội dung thiết thực và kịp thời thì kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng mới được thuận
lợi, tạo thanh khoản tốt cho các ngân hàng sau khi thực hiện tái cơ cấu.



×