Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tham luan So LD-TB-XH-3-7-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.39 KB, 5 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Kết quả triển khai năm 2014 và biện pháp nâng cao chỉ số PCI của tỉnh về
“Đào tạo lao động” trong năm 2015.
Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội thảo, thay mặt lãnh đạo Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội, tôi xin tham gia phát biểu ý kiến về thực trạng
và giải pháp nâng cao chỉ số thành phần “Đào tạo lao động” như sau:
1. Về công tác tham mưu, triển khai thực hiện:
Trong năm 2014 dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản triển khai biện pháp nâng cao
chỉ số PCI của Tỉnh về đào tạo lao động như sau:
- Kế hoạch số 342/KH-SLĐTBXH ngày 04/3/2014 của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014.
- Công văn số 2161/SLĐTBXH-DN ngày 20/10/2014 của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc giới thiệu danh sách thành viên Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tham gia hỗ trợ doanh nghiệp gồm 1 giám đốc Sở, 4
phòng cấp Sở và giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm bao gồm địa chỉ liên hệ,
số điện thoại di động, điện thoại bàn và địa chỉ website.
- Kế hoạch số 303/KH-SLĐTBXH ngày 11/3/2015 của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Chương trình hành động nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2015-2020.
2. Kết quả triển khai thực hiện:
2.1. Lĩnh vực dạy nghề:
Trong năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và dạy nghề
cho 9.532 người/9.500 người đạt 100,34% theo Kế hoạch, trong đó: tuyển mới
cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gắn với xuất khẩu lao
động là 1.083 người/ 1.000 người, đạt108,3% kế hoạch; tuyển mới và đào tạo
nghề ngắn hạn được 8.499 người/ 8.500 người, đạt 100% kế hoạch (trong đó tổ
chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 4.002 người/ 4.000 người, đạt
100,1% kế hoạch); cơ cấu ngành nghề đào tạo Công nghiệp – Xây dựng chiếm
25%, Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 26,6%, Dịch vụ chiếm 48,4%. Qua đó


góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 là 48,9% và qua đào tạo
nghề là 31,8%.
Về dạy nghề trình độ dài hạn, Trường Trung cấp nghề Ninh Thuận đã
được nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề, được Trung ương và địa phương
quan tâm đầu tư nâng cấp nên quy mô và chất lượng đào tạo ngày một nâng cao.
Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận ln duy trì mối quan hệ mật thiết với các
doanh nghiệp thông qua việc gửi học sinh - sinh viên đến thực tập, cử giáo viên
đến tham quan nắm bắt được các công nghệ mới, tiếp thu thông tin phản hồi để
1


điều chỉnh công tác đào tạo của trường, mời doanh nghiệp đến tuyển dụng học
sinh sinh viên ngay trong Lễ tốt nghiệp nên từng bước đáp ứng được yêu cầu
của doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra lần vết năm 2014, tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp ra trường có việc làm trên 80%, mức thu nhập từ 2,5 triệu đồng/tháng trở
lên, số còn lại tự tạo việc làm hoặc đăng ký học liên thơng lên trình độ cao hơn.
2.2. Kết quả gới thiệu việc làm cho doanh nghiệp thông qua sàn giao
dịch việc làm:
Đã tổ chức 36 phiên giao dịch việc làm tại Sàn giao dịch việc làm của
Trung tâm Dịch vụ Việc làm, số doanh nghiệp trực tiếp đến sàn giao dịch việc
làm để tuyển lao động bình quân 05 doanh nghiệp/ lần.
- Tiếp nhận lao động đăng ký tìm việc làm: 6.017 người, trong đó số lao
động trực tiếp giới thiệu việc làm tại các phiên giao dịch việc làm là 4.325
người.
2.3. Tổ chức đối thoại trong doanh nghiệp:
Trong năm 2014, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng
Liên đoàn Lao động tỉnh và Bảo hiểm Xã hội tỉnh mời 320 doanh nghiệp có số
lao động từ 20 người trở lên tổ chức Hội nghị đối thoại, gặp gỡ trực tiếp để tiếp
nhận kiến nghị của doanh nghiệp, công khai việc giải quyết kiến nghị của doanh
nghiệp liên quan đến Luật Lao động, Luật Cơng đồn và Luật Bảo hiểm Xã hội.

Qua Hội nghị trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động
tỉnh và Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã kịp thời trao đổi, giải đáp, tháo gỡ khó khăn
vướng mắc của các doanh nghiệp.
3. Phân tích chỉ số Đào tạo lao động năm 2014:
Đào tạo lao động là một trong 10 chỉ số thành phần dùng để khảo sát chỉ
số PCI. Trong đó, chỉ số thành phần 8 là “Đào tạo lao động” có điểm số 5,19
tăng 0,03 điểm so với năm 2013, xếp vị trí thứ 47/63 tỉnh thành phố, giảm 6 bậc
so với năm 2013. Qua phân tích, đánh giá cho thấy mức độ hài lịng của doanh
nghiệp đối với công tác đào tạo lao động, cụ thể ở các mặt sau:
3.1. Các chỉ số thành phần tăng:
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm: 32,98%, tăng
2,86%;
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ giới thiệu
việc làm: 25,81%, tăng 1,81%.
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm:
51,61%, tăng 7,61%.
3.2. Các chỉ số thành phần giảm:
- Dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp về lĩnh vực
dạy nghề: 38,78%, giảm 11,22%.
- Mức độ hài lòng với lao động (% đồng ý rằng lao động đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp): 92,16%, giảm 2,94%.
2


- Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/ số lao động chưa qua đào
tạo (theo Bộ LĐTBXH): 1,92%, giảm 1,08%.
3.3. Nguyên nhân và giải pháp:
a) Về 02 chỉ số thành phần “Dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa
phương cung cấp về lĩnh vực dạy nghề” và “Mức độ hài lòng với lao động”:
* Nguyên nhân:

- Kết quả dạy nghề tuy có hồn thành chỉ tiêu kế hoạch nhưng cơ cấu
ngành nghề vẫn chưa thật phù hợp với định hướng nhu cầu nguồn nhân lực của
tỉnh, nhất là trong lĩnh vực du lịch và nuôi trồng thủy sản.
- Chỉ có một số ít các doanh nghiệp như Công ty TNHH May Tiến Thuận,
Công ty TNHH Thủy sản Thông Thuận, Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
thật sự quan tâm đến tay nghề của người lao động, thực hiện đầy đủ các chính
sách đối với người lao động như đóng BHXH bắt buộc; xây dựng thang lương,
bảng lương để khuyến khích và thu hút người lao động có trình độ chun mơn,
kỹ thuật cao, tay nghề giỏi… do đó ln chủ động, phối hợp trong đào tạo nghề
gắn với tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp còn lại đa số là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, sử dụng lao động chưa qua đào tạo, chạy theo lợi nhuận quá mức,
không quan tâm đến quyền lợi của người lao động hoặc có tuyển lao động đã
qua đào tạo thì chỉ trả lương theo vị trí cơng việc như lao động phổ thông.
* Giải pháp:
- Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận đã được Tổng cục Dạy nghề cấp
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề với 04 mã nghề mới:
Quản trị khách sạn trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề với quy mô tuyển
sinh 70 HS-SV/năm; Cơ điện tử trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề với quy
mô tuyển sinh 60 HS-SV/năm; Nuôi trồng thủy sản nước lợ trình độ cao đẳng
nghề với quy mơ tuyển sinh 35 HS-SV/năm; Hàn trình độ cao đẳng nghề với
quy mô tuyển sinh 30 HS-SV/năm; nâng tổng quy mơ tuyển sinh trình độ cao
đẳng nghề, trung cấp nghề của Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận trong năm
học 2015-2016 lên 16 nghề với quy mô tuyển sinh 1.220 HSSV/ năm, tăng thêm
195 HSSV/năm so với năm học trước. Qua đó, kể từ năm học 2015-2016,
Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có
tay nghề cao cung ứng đối với một số lĩnh vực kinh tế của tỉnh như công nghiệp,
xây dựng, du lịch và nuôi trồng thủy sản.
- Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn và
cấp Giấy đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trường trung cấp Việt Thuận với
04 nghề trình độ sơ cấp nghề: Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ pha chế, Nghiệp vụ

buồng và Nghiệp vụ bàn với tổng quy mô 400 học viên/ năm.
- Thông quan liên lệ, đối thoại với doanh nghiệp của các cơ quan được Ủy
ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ về dạy nghề cho lao động nông thôn; Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội đã tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt Kế hoạch dạy nghề cho lao động nơng thơn trong năm 2015, trong đó dự
3


kiến tổ chức đào tạo 725 lao động gắn giải quyết việc làm tại doanh nghiệp như:
Chế biển thủy sản, May công nghiệp, Nghiệp vụ du lịch, Kỹ thuật xây dựng,
Thêu tay, Sản xuất gốm, Dệt thổ cẩm.
- Hiện tại, các cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ về dạy
nghề cho lao động nông thôn phối hợp với các doanh nghiệp, ký kết hợp đồng
với các cơ sở đào tạo để tổ chức các lớp nghề trên.
b) Về chỉ số thành phần “Tỷ lệ lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/
số lao động chưa qua đào tạo”:
* Nguyên nhân:
- Công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận mới phát triển trong
khoản 10 năm trở lại đây (Trường dạy nghề Ninh Thuận thành lập năm 2002),
giai đoạn 2005-2008 bình quân đào tạo nghề cho 7.000 người/năm, giai đoạn
2009-2014 bình quân đào tạo nghề cho 9.000 người/năm nên tỷ lệ lao động qua
đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh năm 2014 chỉ đạt tỷ lệ 31,8%.
- Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được nhiều
doanh nghiệp vào đầu tư nên công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
cịn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu
quả, thu nhập thấp, không thu hút được người lao động khiến người lao động
chưa quan tâm đến cơng tác học nghề. Do đó, số lượng lao động qua đào tạo
ngắn hạn các nghề phi nông nghiệp gắn với tuyển dụng lao động còn chưa nhiều
mà đa phần tập trung vào đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
* Giải pháp:

Tham mưu phối hợp tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề
năm 2015 là 8.100 người, trong đó tuyển mới 700 người trình độ trung cấp nghề,
cao đẳng nghề và 7.400 người trình độ dạy nghề ngắn hạn sơ cấp nghề và dạy
nghề dưới 03 tháng, cụ thể:
- Về dạy nghề dài hạn, Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận đảm bảo năng
lực đào tạo 16 ngành nghề, đặc biệt thế mạnh là các nghề kỹ thuật công nghiệp
như Điện – Điện tử, Xây dựng, Cơng nghệ ơ tơ, Cơ khí, đặc biệt là tập trung
tuyển sinh đối với 02 nghề mới là Quản trị khách sạn và Nuôi trồng thủy sản
nước lợ; thực hiện kế hoạch đưa 482 học sinh - sinh viên đến thực tập tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời cử giáo viên, nhân viên phòng đào tạo
thường xuyên liên hệ, tiếp thu thông tin phản hồi từ doanh nghiệp để điều chỉnh
công tác đào tạo của trường; mời doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tuyển
dụng 554 học sinh sinh viên trong Lễ tốt nghiệp năm học 2014-2015.
- Đối với lĩnh vực dạy nghề ngắn hạn: chú trọng tổ chức các lớp dạy nghề
gắn với tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp du lịch, chế biến thủy sản,
may công nghiệp, thêu tranh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh như các doanh nghiệp
dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (resort, khách sạn, nhà hàng…), Công ty TNHH
Thủy sản Thông Thuận – Ninh Thuận, Công ty TNHH May Tiến Thuận, Công
ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú, Công ty TNHH May thêu xuất khẩu Song
Nguyễn – NT... gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động.
4


Cuối cùng thay mặt lãnh đạo sở Lao động – Thương binh và Xã hội xin
kính chúc hội thảo thành cơng tốt đẹp. Kính chúc q vị đại biểu sức khỏe, hạnh
phúc, thành đạt ./.

5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×