Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tham luận phát triển khoa học dịch vụ giải pháp xúc tiến kết nối giữa các bên liên quan hướng đến xây dựng chính phủ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.82 KB, 12 trang )

Phạm Dương Việt Quốc Hoàng

Trung tâm Đào tạo Quốc tế
Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hội Thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT
Việt Nam XVI 2012 – Đồng Nai
THAM LUẬN
“PHÁT TRIỂN KHOA HỌC DỊCH VỤ
GIẢI PHÁP XÚC TIẾN KẾT NỐI GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN
HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ”
Trình bày: Phạm Dương Việt Quốc Hoàng
Trung tâm Đào Tạo Quốc Tế
Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM

TÓM TẮT
Những năm trở lại đây, hòa cùng xu hướng chung của thế giới, việc áp dụng Công
Nghệ Thông Tin (CNTT) trong tất cả các lĩnh vực ở nước ta đã có những bước tiến
mạnh mẽ. Trong đó, khái niệm Chính phủ Điện tử (CPĐT) được đề cập khá nhiều
và nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng một lộ
trình phát triển phù hợp với sự xem xét đầy đủ đến vai trò và tầm ảnh hưởng của
các bên liên quan chỉ vừa mới thực sự hình thành.
Trong bài tham luận này, hướng giải pháp xây dựng hạ tầng mềm thông qua phát
triển Khoa học Dịch vụ (KHDV) nhằm tạo nền tảng tiến đến CPĐT sẽ được trình
bày. Trong đó, lợi ích của KHDV trong việc cải tiến và tăng cường kết nối giữa ba
nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường là ý tưởng chủ đạo sẽ được tập
trung phân tích.
Từ khóa: CNTT, Khoa học Dịch vụ, SSME, Chính phủ Điện tử, Hợp tác giáo dục,
Kết nối
Phạm Dương Việt Quốc Hoàng

Trung tâm Đào tạo Quốc tế


Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hội Thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT
Việt Nam XVI 2012 – Đồng Nai
1. GIỚI THIỆU
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi chúng ta đã gia
nhập WTO , việc xây dựng CPĐT là nhu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả điều hành của chính phủ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tổ chức, doanh
nghiệp và công dân. Tuy nhiên việc xây dựng CPĐT ở nước ta vẫn còn đang đối
mặt với nhiều thách thức. Một giải pháp tổng thể và đầy đủ nhằm phát huy tối đa sự
tham gia của toàn xã hội là điều hết sức cần thiết.
Từ kinh nghiệm thực tế tại đơn vị đào tạo chuyên ngành Khoa học Dịch vụ
(KHDV), tác giả trình bày các phân tích, nhận định và đánh giá, với mong muốn
đưa ra một số gợi ý hữu ích về một hướng tiếp cận mới cho bài toán xây dựng
Chính phủ Điện tử (CPĐT).
Bài tham luận bao gồm ba ý chính:
• Phần đầu tiên nêu ra thực trạng các hạn chế trong tam giác quan hệ giữa ba
nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường.
• Sau đó, bài viết đi sâu phân tích vai trò của KHDV, một ngành còn rất mới
mẻ ở nước ta trong việc tăng cường và cải thiện các mối quan hệ trên. Xuyên
suốt phần này, các vấn đề và giải pháp liên quan đến phát triển, kết nối thu
hẹp khoảng cách số sẽ được phân tích dưới góc nhìn của ngành KHDV.
• Cuối cùng, một số kết luận về thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển
Chính phủ Điện tử sẽ được đưa ra.
2. THỰC TRẠNG CÁC HẠN CHẾ TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA BA
NHÀ: NHÀ NƯỚC, NHÀ DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Như chúng ta đã biết, trong tất cả các ngành nghề, bài toán chất lượng nguồn nhân
lực, hay nói cách khác, nghịch lý “cung - thừa” “cầu - thiếu” luôn là vấn đề mấu
chốt và căn bản nhất. Trong đó, CNTT, với đặc thù là ngành có phạm vi ứng dụng
rộng rãi và đa dạng cho nhiều lĩnh vực khác, càng đòi hỏi sự chung tay giải quyết
của các bên liên quan, bao gồm nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường.

2.1 Các hạn chế trong mối quan hệ giữa Trường Đại học và doanh nghiệp
Một thực tế đáng quan tâm là theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, có khoảng
80%-90% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT khi ra trường phải được đào tạo lại tại
doanh nghiệp, với thời gian trung bình là từ 6 tháng đến 1 năm. Từ phản hồi của
doanh nghiệp, các kỹ năng sinh viên còn thiếu bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch, giải
quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, và các kiến thức chuyên môn.
Phạm Dương Việt Quốc Hoàng

Trung tâm Đào tạo Quốc tế
Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hội Thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT
Việt Nam XVI 2012 – Đồng Nai
Có thể thấy, vấn đề ở đây phát sinh trong cách nhìn nhận của cả hai phía: Nhà
trường cho rằng doanh nghiệp đòi hỏi quá cao nhưng không chịu hỗ trợ trong khâu
đào tạo. Ngược lại, doanh nghiệp cho rằng chương trình đào tạo ở các trường vẫn
còn quá thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Từ đó, câu hỏi được đặt ra là: Sinh
viên tốt nghiệp không tìm được việc làm do nhà trường hay do doanh nghiệp?
2.2 Các hạn chế trong mối quan hệ giữa nhà nước và đại học
Trong giai đoạn trước năm 2012, giáo dục đại học tại nước ta vẫn còn nhiều bất
cập:
Việc thành lập trường như chưa căn cứ vào nhu cầu về nhân lực, khả năng đầu tư,
chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả, tình trạng tuyển sinh vượt xa năng lực đào
tạo xảy ra khá nhiều, quy trình, thủ tục, điều kiện thành lập trường chưa được thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Ngân sách nhà nước chưa bảo đảm yêu cầu tối thiểu của giáo dục ĐH, chỉ có từ
8,3% đến 13,4% số ngân sách dùng để chi thường xuyên dành cho phục vụ giảng
dạy, học tập.
Những điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, quy mô vượt xa
năng lực: 28 SV/giảng viên, có trường lên đến 39,2 SV/giảng viên; số giảng viên
thỉnh giảng gấp 2 lần số giảng viên cơ hữu ở các trường ngoài công lập; nhiều giáo

viên dạy đến 1.000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết/năm; suất đầu tư cho một
SV thấp; nhiều trường không đạt quy định về diện tích phòng học, giảng đường; ký
túc xá chỉ đủ chỗ cho 15% SV... Những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục
ĐH.
2.3 Các hạn chế trong mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp
Các khó khăn và lỗ hổng trong mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp bao
gồm: thuế, quy hoạch nguồn nhân lực, các quy định, chính sách… trong đó, lỗ
hổng truyền thông từ chính sách nhà nước đến thực tiễn hoạt động của doanh
nghiệp là rõ nét nhất.
Không thiếu doanh nghiệp đã trở nên điêu đứng vì thiếu thông tin. Các địa phương
lớn không thiếu chương trình kích cầu, đổi mới công nghệ, quỹ KHCN, quỹ đào tạo
phát triển nhân lực CNTT để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng thông tin còn tản mát và
nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin. Nhiều quy định có lợi cho doanh nghiệp chưa
được tận dụng. Chẳng hạn doanh nghiệp sẽ được miễn thuế VAT khi chuyển giao
công nghệ (thiết bị, đào tạo) mà trong nước chưa sản xuất được. Thực tế nhiều năm
nay doanh nghiệp trong nước không tận dụng cơ hội này, trong khi DN nước ngoài,
nhất là doanh nghiệp Nhật Bản tận dụng tối đa.
Phạm Dương Việt Quốc Hoàng

Trung tâm Đào tạo Quốc tế
Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hội Thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT
Việt Nam XVI 2012 – Đồng Nai
3. ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỊCH VỤ ĐỂ TÌM TIẾNG NÓI CHUNG GIỮA
BA NHÀ
3.1 Tổng quan về Khoa học Dịch vụ
Khoa học dịch vụ là gọi tắt của cụm từ khoa học, quản lý, kỹ thuật và thiết kế dịch
vụ (SSMED - Service Science Management Engineering and Design). Các tập đoàn
đa quốc gia của Mỹ tiên phong trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh từ tập
trung vào sản xuất sang tập trung vào dịch vụ. Điển hình trong số này là IBM - nơi

đầu tiên đưa ra khái niệm Service Science (khoa học dịch vụ) và kêu gọi thế giới
nghiên cứu. Tập đoàn IBM định nghĩa SSMED như sau: Đó là ứng dụng các
nguyên tắc khoa học, quản lý và kỹ thuật với nhiệm vụ đem lại những lợi ích cho
hoạt động của một tổ chức cũng như đối tác, khách hàng.
Phạm vi của Dịch vụ Thông tin Điện tử (Electronic Information Services) bao gồm:
• Thương mại điện tử (Electronic Commerce)
• Kinh doanh điện tử (Electronic Business)
• Thương trường điện tử (Electronic Marketplace)
• Chính phủ điện tử (Electronic Government)
3.2 Phân tích tam giác quan hệ: Nhà Nước, nhà Doanh nghiệp và nhà Trường
trong việc phát triển KHDV
Trên thế giới, hiện có rất nhiều tài liệu nghiên cứu, hội thảo và các khóa học liên
quan đến KHDV. Thông thường, chương trình học bao gồm các khóa học quản lý,
các khóa học kỹ thuật, và các khóa học kết hợp cả hai yếu tố quản lý và công nghệ.
Thông thường các khóa học này được cung cấp bởi các trường kinh doanh và một
số trường công nghệ, chẳng hạn như khoa học máy tính và kỹ thuật công nghiệp.
Các khóa học bao gồm các chủ đề khác nhau, chẳng hạn như: các nền kinh tế thông
tin và dịch vụ, thông tin và cấu trúc kinh doanh, quản lý dịch vụ, chất lượng dịch
vụ, đổi mới quản lý, quy trình kinh doanh, quản lý dịch vụ và văn hóa doanh
nghiệp, nghiên cứu thị trường, quản lý dự án, phân tích quá trình và thiết kế, các
mối quan hệ chuỗi cung ứng, phân tích thị trường, quản lý mối quan hệ kinh doanh,
sản phẩm và quản lý thương hiệu.
Dưới đây, chúng ta xem xét một số vấn đề liên quan đến KHDV trong phạm vi nhà
nước, doanh nghiệp và nhà trường.
3.2.1 Nhà Nước
Phạm Dương Việt Quốc Hoàng

Trung tâm Đào tạo Quốc tế
Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hội Thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT

Việt Nam XVI 2012 – Đồng Nai
Hình 1: Vai trò của Nhà Nước trong tam giác hợp tác
Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, đưa ra các chính sách, hoạch định chiến lược cho việc
phát triển KHDV. Nhà nước thực hiện việc điều phối, giám sát và hỗ trợ kết nối
giữa nhà khoa học với doanh nghiệp.
Có một thực tế là nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành ưu thế cạnh tranh
khác biệt, không phân biệt quốc gia, công ty và con người. KHDV cung cấp các
môn học cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có khả năng cạnh tranh trong
nền kinh tế toàn cầu của thế kỷ 21.
Để đảm bảo sự phát triển và phát huy thành công của KHDV đòi hỏi chính phủ
phải có các hành động phối hợp và hướng dẫn bao gồm: các chính sách và ưu đãi
cho ngành công nghiệp và các trường đại học, thành lập Trung tâm KHDV quốc
gia và tài trợ cho nghiên cứu về KHDV. Ngoài ra sự tham gia của chính phủ trong
các hoạt động cung cấp dịch vụ cũng hết sức cần thiết.
3.2.2 Nhà Doanh nghiệp
Hình 2: Vai trò của Nhà Doanh Nghiệp trong tam giác hợp tác
Trong nền kinh tế ngày nay, doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với các dịch vụ và sự
đổi mới. Hãng IBM và các công ty khác đã thiết lập mối liên kết mạnh mẽ với các
trường Đại học và học viện, cũng như cố gắng khuyến khích sự tham gia của nhà
nước. Điểm nhấn của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường tập trung vào
việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên biệt cũng như các vấn đề về quản lý
trong nhiều khu vực kinh tế khác nhau, ví dụ như IT, y tế, du lịch… Bên cạnh đó,
việc xây dựng hướng tiếp cận một cách có hệ thống nhằm áp dụng KHDV cũng hết
sức cần thiết. Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người đặt hàng, qua đó khuyến khích
các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng hợp tác. Từ đó, phát triển
thêm nhiều lĩnh vực nghiên cứu cho ngành KHDV và cải tiến các chương trình
đang có theo hướng hoàn thiện hơn.
3.2.3 Nhà Trường

×