Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tham luận của chi bộ KTXD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.29 KB, 4 trang )

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY TRONG VIỆC CHỈ ĐẠO
THỰC HIỆN TIẾT GIẢM HAO HỤT XĂNG DẦU,
GÓP PHẦN TIẾT GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH,
NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN
Tham luận của Chi bộ Kỹ thuật Xăng dầu
Giai đoạn 2010 -2015 đánh dấu sự thay đổi lớn của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam. Năm 2011, Tập đoàn đã thực hiện tái cấu trúc theo Quyết định số 828/QĐ- TTg
và chuyển đổi mơ hình tổ chức thành Cty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp,
trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Đây là dấu mốc quan trọng của Petrolimex
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời, trong giai
đoạn này, Nghị Định 84 và Nghị Định 83/CP về kinh doanh xăng dầu được vận hành
có sự quản lý sát sao của Nhà nước. Số lượng các Đầu mối kinh doanh xăng dầu
cũng gia tăng nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 12 doanh nghiệp đầu mối năm 2010 đến
nay đã có 22 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu làm cho thị trường kinh
doanh xăng dầu trở nên cạnh tranh rất gay gắt.
Cùng với việc thay đổi mô hình tổ chức, Đảng bộ, Lãnh đạo Tập đồn đã chỉ
đạo và đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo Tập đoàn phát triển
ổn định và bền vững; Một trong các nhiệm vụ trọng tâm đó là tiết giảm chi phí kinh
doanh để nâng cao sức cạnh tranh của Tập đoàn. Trong việc thực hiện tiết giảm chi
phí kinh doanh thì tiết giảm chi phí hao hụt được đặc biệt quan tâm và là một phương
châm chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng Uỷ, Lãnh đạo Tập đồn tới các đơn vị thành viên.
Bên cạnh đó, trong q trình triển khai Nghị định 83 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu, với vai trò là doanh nghiệp lớn của Nhà nước, Tập đồn ln chủ
động đóng góp, tham mưu, đề xuất với các Bộ, ban ngành trong q trình thực hiện
và hồn thiện cơ chế kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Từ đầu năm 2015 đến nay, Tập đồn đã phối hợp với Bộ Cơng Thương để
xây dựng “Thông tư qui định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong kinh doanh xăng dầu” thay
thế Quyết định số 758/QĐ- BVT từ năm 1986. Qua đó cho thấy vấn đề hao hụt xăng
dầu trong tổ chức kinh doanh thực sự được quan tâm từ các cơ quan quản lý Nhà
nước cho đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Với trách nhiệm của mình, Phịng Kỹ thuật xăng dầu được Lãnh đạo Tập đoàn


giao nhiệm vụ: Tham mưu giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực
hiện cơng tác quản lý hàng hóa và hao hụt xăng dầu; Chi ủy KTXD đã tích cực tập

1


trung chỉ đạo công tác này trong giai đoạn vừa qua để đạt được hiệu quả cao nhất, cụ
thể như sau:
Cơng tác kiện tồn hệ thống văn bản quản lý: Trong giai đoạn 2010-2015, Chi
ủy KTXD đã chỉ đạo rà sốt bổ sung, báo cáo Lãnh đạo Tập đồn ban hành, kiện toàn
toàn bộ hệ thống các văn bản quản lý hàng hóa, đảm bảo hệ thống các văn bản quản
lý đồng bộ, không chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong quá
trình triển khai thực hiện. Một số các quy định/quy chế cụ thể như: Quy chế quản lý
hao hụt xăng dầu (ban hành theo QĐ số 807/XD-QĐ-TGĐ ngày 09/12/2010 và QĐ
số 502, 501/PLX-QĐ- HĐQT ngày 20/9/2012); Qui định giao nhận và quản lý hàng
hóa tại kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (ban hành kèm theo QĐ số 302/PLXQĐ-TGĐ ngày 14/6/2013); Qui định giao nhận xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt
Nam (ban hành kèm theo QĐ 101/PLX-QĐ-TGĐ ngày 23/3/2015).
Thực hiện tiết giảm hao hụt khâu nhập tạo nguồn và điều động đường biển: Trên
cơ sở các định mức trần hao hụt xăng dầu của Tập đoàn quy định, Chi bộ đã tham
mưu, báo cáo Lãnh đạo Tập đoàn điều hành tiết giảm hao hụt bằng văn bản từ 5%
đến trên 15% so với định mức góp phần tiết giảm chi phí kinh doanh, nâng cao sức
cạnh tranh của Tập đoàn trong từng thời kỳ, cụ thể: Từ năm 2011 thực hiện tiết giảm
bình quân 5% so với định mức (văn bản 1605/PLX- KTXD); Từ 01/7/2014 thực hiện
mức tiết giảm bình quân trên 10% so với định mức (Văn bản 0833/PLX- KTXD) và
từ1/7/2015 thực hiện mức tiết giảm bình quân trên 15% so với định mức (Văn bản
0778/PLX- KTXD). Kết quả đạt được trong giai đoạn từ 2012- 6T/2015 Tập đoàn đã
tiết giảm riêng hao hụt khâu nhập tạo nguồn và điều động đường biển trên 220 tỷ
đồng (năm 2012 tiết giảm trên 48 tỷ, năm 2013 tiết giảm trên 52 tỷ, năm 2014 tiết
giảm gần 83 tỷ và 6 tháng 2015 đã tiết giảm trên 38 tỷ đồng)
Để có được kết quả tiết giảm hao hụt như trên, Chi ủy KTXD đã phối hợp với

Đảng bộ, Chi ủy bộ phận nghiệp vụ tại các đơn vị quán triệt các chỉ đạo của Đảng bộ,
HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tập đoàn về công tác tiết giảm hao hụt đồng thời chỉ đạo
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như sau:
- Tổ chức Hội nghị đánh giá công tác giao nhận và giám định xăng dầu khâu
nhập tạo nguồn năm 2013 để nắm bắt tình hình, trao đổi hồn thiện cơng tác quản trị
trong khâu nhập tạo nguồn, định hướng cho các năm tiếp theo. Tổ chức hướng dẫn
các đơn vị trong cơng tác giám định hàng hố nội bộ; đánh giá năng lực các Tổ chức
giám định, kiên quyết dừng sử dụng dịch vụ đối với các Tổ chức giám định yếu về
năng lực chuyên môn.
- Tổ chức Hội thảo sửa đổi Quy chế quản lý hao hụt và Hệ thống định mức 502,
501 để bổ sung hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý hao hụt.
2


- Chỉ đạo tăng cường kiểm soát hao hụt xăng dầu thông qua các khâu, các công
đoạn thực hiện tại các đơn vị. Phối hợp chỉ đạo xử lý các tranh chấp, phân định trách
nhiệm các bên trong giao nhận ngay từ khi phát sinh. Chi bộ đã quán triệt hướng dẫn
triển khai và xử lý hao hụt theo đúng chỉ đạo tiết giảm hao hụt của Lãnh đạo Tập
đoàn và tham mưu cho Hội đồng xử lý hao hụt xem xét xử lý hao hụt khâu nhập tạo
nguồn nhất quán nguyên tắc theo Quy chế 502.
- Bên cạnh đó Chi bộ đã triển khai các giải pháp để tăng cường kiểm sốt và
thúc đẩy cơng tác giao nhận ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp như các Hãng
dầu nước ngồi như: chuẩn hóa các trang thiết bị đo lường của kho và tàu, công bố
đại diện giao nhận của các Cty xăng dầu, Cty vận tải và đặc biệt là phương án quản
lý, giám sát các Tổ chức giám định độc lập. Từ những kết quả đạt được tiến tới tham
mưu cho lãnh đạo Tập đoàn bổ sung các quy định có liên quan nhằm đưa cơng tác
giao nhận và quản lý hao hụt ngày càng nề nếp và có sự tiết giảm phù hợp.
- Tăng cường tổ chức kiểm tra công tác giao nhận và quản lý hao hụt, xác định
trách nhiệm các bên có liên quan để kịp thời chấn chỉnh. Trong năm 2013 và 2014,
P.KTXD đã tiến hành 15 cuộc kiểm tra công tác đo lường giao nhận và quản lý hàng

hóa tại các đơn vị đầu mối lớn và một số các đơn vị trọng điểm. Thông qua các cuộc
kiểm tra đã hỗ trợ các đơn vị kiện tồn cơng tác quản lý, khắc phục những tồn tại,
nâng cao hiệu quả tổ chức kinh doanh tại các đơn vị. Đồng thời Tập đoàn nghiêm
khắc khuyến cáo, cảnh báo, dừng sử dụng dịch vụ giám định hàng hóa đối với một số
Tổ chức giám định độc lập.
Bên cạnh cơng tác tăng cường kiểm sốt giao nhận và trực tiếp thực hiện tiết
giảm hao hụt khâu nhập tạo nguồn và điều động nội bộ đường biển thì vấn đề chi phí
tổ chức thử nghiệm chất lượng xăng dầu cũng là một trong những vấn đề được Chi
bộ KTXD quan tâm chỉ đạo nhằm quy hoạch lại, rút gọn và kiện tồn lại hệ thống
phịng thử nghiệm xăng dầu tại các Cty xăng dầu đầu mối. Tổ chức lại công tác thử
nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu và cấp chứng chỉ chất lượng tại các đơn vị
theo phương án các đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát và cam kết chất lượng chất
lượng xăng dầu tốt ngay từ đầu nguồn. Các đơn vị tuyến sau và các đơn vị vận tải
thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, chuẩn hóa các
điều kiện kỹ thuật kho bể và đo lường; phân định trách nhiệm giữa các bên có liên
quan trong từng khâu, từng công đoạn thông qua hệ thống mẫu lưu. Tránh phải thử
nghiệm các chỉ tiêu chất lượng tràn lan và không đầy đủ như trước đây. Với phương
pháp tổ chức kiểm sốt chất lượng như vậy đã góp phần khơng nhỏ vào việc tiết giảm
chi phí trong chuỗi q trình kiểm sốt chất lượng của Tập đồn mà vẫn đảm bảo
chất lượng xăng dầu cung cấp tới tay người tiêu dùng.
3


Bước sang giai đoạn 2015-2020, Việt Nam sẽ càng hội nhập sâu rộng hơn nữa
với nền kinh tế thế giới và thị trường kinh doanh xăng dầu chắc chắn sẽ càng bị cạnh
tranh gay gắt. Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, Chi bộ KTXD
ln bám sát Nghị quyết của Đảng bộ Tập đoàn, đoàn kết phát huy sức mạnh của Chi
bộ, lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,
quản lý và kiểm soát tốt số lượng, chất lượng hàng hóa, giảm thiểu hao hụt xăng dầu
để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Tập đồn, vì sự phát triển bền vững

của Tập đồn xăng dầu Việt Nam.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×