THAM LUẬN
Của Bí thư chi bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao đời sống và thu nhập của nhân dân
(Tại đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025)
-------Kính thưa các vị đại biểu khách mời
Thưa tồn thể Đại hội.
Trước hết tơi đồng tình nhất trí cao với dự thảo báo cáo chính trị và báo cáo
kiểm điểm của BCH Đảng bộ xã khóa 15 trình Đại hội. Báo cáo được chuẩn bị
công phu, nghiêm túc, bố cục hợp lý, khoa học, có lơgíc chặt chẽ, diễn đạt ngắn
gọn, đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc, dễ hiểu, đặc biệt việc lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã đã thể hiện nghiêm túc, cầu thị, tư duy
đổi mới của Ban chấp hành khóa 15. Tơi cũng rất tin tưởng Đảng bộ chúng ta sẽ
thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 – 2025 được đề cập
trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội. Trên cơ sở gợi ý của Đoàn chủ tịch
Đại hội, sau đây tôi xin tham luận với chủ đề đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Thơng qua nghiên cứu dự thảo báo cáo chính trị tôi thấy rằng thấy trong
nhiệm kỳ qua, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Ban chấp hành
Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra chủ trương và các giải pháp để đẩy
mạnh phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu, trong đó nổi bật là tăng giá trị
sản xuất của từng ngành, gắn với giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, xây dựng dịch vụ và thương mại; chuyển dịch cơ cấu ngay
trong nội bộ ngành nơng nghiệp, đó là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ
trọng ngành chăn ni; hình thành nhiều mơ hình mới trong nơng nghiệp có hiệu
quả kinh tế cao như chăn ni rắn, lợn, gà, cá, các mơ hình sản xuất rau hàng hóa,
cây cảnh, xây xanh cơng sở, trong đó có có nhiều hộ thu nhập từ 50 đến hàng trăm
triệu đồng mỗi năm. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển
rộng rãi ở khu trung tâm và các thôn dân cư, với gần 500 hộ, giải quyết việc, nâng
cao thu nhập cho nhân dân trong xã. Bình quân thu nhập đầu người đạt 38,2 triệu
đồng, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. Điều đó đã phản ánh bức tranh về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành trên địa bàn, cũng như tín hiệu khởi sắc về sự
chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn trong
những năm tới, cũng như việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương
cho phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy có những nhân tố khó khăn tác động tới việc
đẩy mạnh tốc độ tăng giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn đó
là:
Thứ nhất, ruộng đất cịn manh mún, nên khó khăn cho việc cơ giới hóa và
phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhân rộng các mơ hình mới có
hiệu quả cao trong sản xuất nơng nghiệp.
Thứ hai: Chúng ta chưa hình thành được khu vực tập trung để phát triển các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, mặc dù chúng ta đã được phê duyệt
cụm công nghiệp Đồng Chằm. Nên sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ ở quy
mơ nhỏ; chợ Đình Chu chưa được khai thác hiệu quả.
Thứ ba: Chất lượng nguồn lao động trên địa bàn chưa cao nên sẽ khó khăn
và tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó một bộ phận nhân
dân chưa mạnh dạn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tư duy thị trường
chưa nhạy bén, sản xuất nông nghiệp chưa bám vào nhu cầu thị trường, chủ yếu
sản xuất theo hướng truyền thống.
Từ những vấn đề trên, tôi đề xuất với Đảng bộ một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã trong những
năm tới đó là:
Thứ nhất: Đề nghị Đảng bộ bổ sung vào phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ
tới và các nghị quyết, kế hoạch hàng năm vấn đề dồn điền đổi thửa, có khắc phục
được tình trạng đất đai manh mún trên địa bàn xã, từ đó có thể đẩy mạnh cơ giới
hóa và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ nhu cầu thị trường,
nhất là các dự án trên địa bàn và các địa phương lân cận. Nếu khơng dồn ghép
được ruộng đất sẽ rất khó phát triển kinh tế hàng hóa. Để tạo đồng thuận trong
nhân dân cấp ủy, chính quyền địa phương có thể phải tạo điều kiện để các đồng chí
bí thư, chi bộ, trưởng thôn đi học tập kinh nghiệm ở các địa phương trong tình như
n Lạc, Vĩnh Tường, có mắt thấy tai nghe mới dễ tuyên truyền, thuyết phục.
Thứ hai: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu
trong ngành nông nghiệp; nội dung này phải làm thường xuyên, liên tục; để nhân
dân hình thành tư duy sản xuất cây trồng vật nuôi để phục vụ nhu cầu thị trường;
trên địa bàn đang triển khai dự án của nhà máy Hoplun, hay ở Triệu Đề có dự án
nhà máy áo phao bơi đã đi vào hoạt động, thu hút hàng ngàn công nhân; cây lứa
một năm chỉ có hai vụ, nhưng sản xuất rau màu, có thể xen canh, gối vụ để cung
cấp cho nhu cầu thị trường (theo tôi chúng ta phải khắc phục được tư duy sản xuất
lứa để gạo ăn, nếu rau màu cho thu nhập cao gấp nhiều lần cây lúa thì chúng ta sản
xuất rau màu, lấy thu nhập cao mua lúa, điển hình như Yên Lạc, Vĩnh Tường hay
nhiều nơi, đất rất tốt, có thể sản xuất 2 vụ vụ lúa, 01 vụ màu, nhưng họ sản xuất cả
3 vụ màu). Dự án của nhà máy Hoplun khi đi vào hoạt động sẽ thu hút số lượng
công nhân rất lớn, cùng các dự án khác trên địa bàn các xã phía nam, do đó sản
xuất nơng nghiệp của chúng ta phải bám vào nhu cầu thị trường, khắc phục tư duy
tự sản tự tiêu.
Thứ ba: Trong chăn nuôi, đề nghị Đảng bộ phải chỉ đạo đánh giá hiệu quả
các mơ hình mới như ni rắn, chim câu...từ đó có sự tun truyền để nhân rộng
các mơ hình mời. Đặc biệt để chăn ni phát triển ổn định, nhất là trong bối cảnh
thời tiết dịch bệnh diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền phả chỉ đạo quyết liệt
cơng tác tiêm phịng, cơng tác vệ sinh mơi trường trên địa bàn; đồng thời phải có
định hướng cho nhân dân trong phát triển chăn nuôi giống như định hướng trong
phát triển ngành trồng trọt.
Thứ tư: Đề nghị Đảng bộ bổ sung phương hướng và chỉ đạo quyết liệt việc
giải phóng mặt bằng cụm cơng nghiệp Đồng Chằm cũng như đẩy mạnh giải phóng
mặt bằng đất đấu giá trên Tỉnh lộ 305C, để thu hút các doanh nghiệp, các hộ sản
xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; từ đó tăng nguồn thu cho ngân
sách và giải quyết việc làm, từ đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ năm: Đề nghị Đảng bộ quyết liệt chỉ đạo nâng cao chất lượng nguồn lao
động trên địa bàn; muốn vậy Đảng bộ phải chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở
các nhà trường; phối hợp với các cơ sở dạy nghề, các cơ quan chức năng của huyện
tăng cường đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động,
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân để phục vụ sản xuất, có như vậy mới
tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ sáu: Đề nghị có phương hướng và giải pháp để khai thác và phát huy
hiệu quả chợ Đình Chu trở thành trung tâm của các xã phía nam huyện, nhất là khi
trên địa bàn và các vùng lân cận triển khai nhiều dự án lớn về phát triển cơng
nghiệp.
Kính thưa Đại hội
Vừa qua tơi đã tham luận góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội,
trước khi kết thúc ý kiến kính chúc các quý vị đại biểu khách mời và đại biểu Đại
hội sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn.