Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập cửa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.62 KB, 33 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam. Chúng ta mới chỉ thực sự làm
quen với toàn cầu hóa trong vòng 20 năm trở lại đây. Nhớ lại là vào cuối thế kỷ 15, khi
làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất bắt đầu thì dân tộc ta vẫn còn bế tắc dưới thời vua Lê,
chúa Trịnh; và đèo Ngang vẫn còn sừng sững trên tiến trình Nam tiến của dân tộc.
Trong làn sóng toàn cầu hóa thứ hai, chúng ta, lại một lần nữa, không phải là người
trong cuộc. Nếu như dân tộc ta đã không có ý thức về làn sóng thứ nhất thì chúng ta đã
chủ động chối bỏ một cách có ý thức làn sóng thứ hai. Rất may là đối với làn sóng toàn
cầu hóa thứ ba này, dân tộc ta đã có ý thức hơn và đã chủ động hòa mình vào làn sóng
ấy, dám chấp nhận vị mặn chát của nó để đổi lấy sức mạnh của đại dương. Chỉ có tinh
thần ấy mới tương xứng với những cơ hội và thách thức to lớn mà toàn cầu hóa đang
đem lại cho dân tộc chúng ta.
Trước tình hình chung cũa thế giới,và Việt Nam đang có xu hướng toàn cầu hóa
nên em chọn đề tài: "Toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập cửa Việt Nam"
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu luận
cũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên
cứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu xót. Em rất
mong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người quan tâm
tới vấn đề này. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Võ Minh Tuấn giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn Triết học đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
NỘI DUNG
ChươngI:Lý luận chính vấn đề toàn cầu hóa và vấ đề hội nhập của
Việt Nam:
1.1:Định nghĩa:
Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xả hội và trong nền kinh tế thế
giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quôc gia , các tổ chức
hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong
phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại


nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ
kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng
chảy thương mại,kỷ thuật,công nghệ,thông tin,văn hóa
1.2:Lịch sử toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15, sau khi có
những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng
quanh thế giới do Ferdinand Magillan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất
hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa, châu Á,châu Phi,châu Âu và châu Mỹ
không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số
giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng
hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).
Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử khác
nhau. Thông thường trong phạm vi của kinh tế học và kinh tế chính trị học, toàn cầu
hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên
những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một
cách trơn tru nhất.
Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị
trương tự do tuyệtđối Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết
2
kinh tế về chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời kỳ bắt đầu
dung vàng làm tiêu chuẩn cũa hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ
19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ
bành trướng cũa đế quốc Anh và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử
dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là
công trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằng chung của Jean-
Batise Say cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thương mại một cách hiệu quả, và
bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc
thiết lập bản ng mại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay
cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước
công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880 , mặc dù chính xác khi nào

các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào chiến
tranh thế giới thứ nhất và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào
cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.
Trong môi trường hậu chiến tranh thế giới hai , thương mại quốc tế đã tăng
trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái
kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do
GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp
định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với “thương mại tự do” Vòng đàm phán Uruguay đã
đề ra hiệp ước thành lập tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các
tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mạisong phương khác, bao gồm một phần
của hiệp ước Maastricht của châu Âu và hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA)
cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ
thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực
lẫn tiêu cực.
3
1.3:Các dấu hiệu toàn cầu hóa:
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng
đó bắt đầu từ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày
càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các
công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay
vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.
- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế
giới
- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ
như Internet các vệ tinh liên lạc,điện thoại
- Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các Văn hóa
phẩm như phim ảnh hay sách báo
- Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn

đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề khủng bố,nóng lên cũa khí hậu,
….ở các nước nghèo
- Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có xu hướng
hướng đến đa dạng văn hóa, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự
đồng, hóa lai tạp hóa,…
- Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp
uớc quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
- Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
- Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như,WTO,WiPO,IMF chuyên xử lý các
giao dịch quốc tế
4
- Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d luật bản quyền
Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh
thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như hiệp ước chung về mậu dịch (GATT).
Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:
- Thúc đẩy thương mại tự do
+ Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thếu quan ; xây dựng các khu mậu
dịch tư do với thuế quan thấp hoặc không có
+ về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soat tư sản
+ Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
- Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
+ Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
+ Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước
Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu
hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở
nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được
thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu
hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương
mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ

ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là
"toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc
gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai
trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này
xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình
toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa
trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn
cầuhoá — chẳng hạn như trường hợp liên hiệp châu âu và NAFTA hiện tại.
5
1.4:Tác động toàn cầu hóa:
1.4.1:khía cạnh kinh tế:
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính
trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các
tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các
hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương
mại quốc tế.
Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ
dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần
gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa
từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
1.4.2:khía cạnh văn,hóa xã hội và ngôn ngữ:
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc,
mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:
• Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hóa và
văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những
thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá
hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
• Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương
mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập
đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa

đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như
một sự " Mỹ hoá " thế giới.
Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:
• nỗ lực che dấu những khác về bản sắc, thay vì để lộ ra.
6
• cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi
cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất
hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một tiếng
anh nghèo nàn do những người không phải là ngừoi Anglo-SaXon dùng khi họ ở
nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh cơ bản như trong
phiên bản Wikipedia bằng tiếng anh đơn giản Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn
với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá
quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng
và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên
lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị,
tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu"
("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm chưa
được viết, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là
kết quả của chủ đề quốc về ngôn ngử của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho
rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ
làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (tiếng Pháp lai Anh- franglais).
1.4.3:Khía cạnh chính trị:
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên
thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm
ra một giải pháp thay thế hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm
nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong
suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần
do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu
ngày nay.

Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hóa về dân chủ thể chế
nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu
7
gọi mọi người sống hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên
quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".
Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu
tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện
tất cả công dân trên thế giới.
1.5:vấn đề hội nhập của Việt Nam:
1.5.1:Chống toàn cầu hóa:
Các chủ nghĩa tích cực vì lợi ích công dồng coi một số khía cạnh của toàn cầu
hoá là nguy hại. Phong trào này không có tên gọi thống nhất. "Chống toàn cầu hoá" là
thuật ngữ báo chí hay dùng nhất. Ngay chính các nhà hoạt động xã hội như Noamchom
sky đã cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu
hoá sự công bằng. Trên thực tế, có một tên phổ biến là "phong trào đòi công bằng toàn
cầu". Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu "có thể có một thế giới
khác", từ đó ra đời những tên gọi như altermondisme hay altermondialisation, đến từ
tiếng Pháp.
Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau. Nói chung, những phê phán
cho rằng kết quả của toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được hình dung khi
bắt đầu quá trình tăng cường thương mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong
hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho các nước nghèo cũng như như giơi
lao động.
Các lý luận kinh tế của các nhà kinh tế theo học thương mại công bằng thì cho
rằng thương mại tư do không giới hạn chỉ đem lại lợi ích cho những ai có tỷ lệ vốn lớn
(v.d. người giàu) mà không hề đếm xỉa đến người nghèo.
Nhiều nhà hoạt động xã hội "chống toàn cầu hoá" coi toàn cầu hoá là việc thúc
đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, một chương trình
này nhằm mục tiêu giới hạn các quyền tư do cái nhân dưới danh nghĩa lợi nhuận. Họ
8

cũng cho rằng sự tự chủ và sức mạnh ngày càng tăng của các tập đoàn dần dần hình
thành nên các chính sách chính trị của nhà nước quốc gia.
Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là
hình thứcđế quốc, là một trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh Irac và là cơ
hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước đang phát triển.
Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng,
kết quả là dẫn tới các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất không tránh khỏi.
Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá không kiểm soát (như trong các
chủ nghĩa Tân tự do và tư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay các tổ chức gần
như chính phủ (như Quỷ tiền tệ quốc tếNgân hàng thế giới) chỉ đạo và không chịu
trách nhiệm đối với quần chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ đáp ứng
lợi ích của các tập đoàn. Rất nhiều các cuộc hội thảo giữa các vị bộ trưởng tài chính và
thương mại các nước trong trục toàn cầu hoá đã gặp phải những phản kháng rầm rộ,
đôi khi cũng có bạo lực từ các đối tượng chống đối "chủ nghĩa toàn cầu tập đoàn".
Phong trào này quy tụ nhiều thành phần, bao gồm các nhóm tín ngưỡng, các đảng
phái tự do dân tộc, các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động vì môi trường, các hiệp
hội nông dân, các nhóm chống phân biệt chủng tộc, các nhà chủ nghĩa xã hội tự do và
các thành phần khác. Đa số theo chủ nghĩa cải cách (hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản
nhưng mang tính nhân bản hơn) và một thiểu số tương đối thuộc thành phần cách mạng
(ủng hộ một hệ thống nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản). Nhiều người đã chê trách sự
thiếu thống nhất và định hướng của phong trào, tuy nhiên một số khác như Noam
Chomsky thì cho rằng sự thiếu tập trung hoá kiểu này trên thực tế có thể lại là một sức
mạnh.
Những người phản đối bằng phong trào công bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc
gặp mặt quốc tế lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung tâm đô thị lớn như
trước đây.
9
1.5.2:Ủng hộ toàn cầu hóa:
Những người ủng toàn cầu hóa dân chủ có thể được gọi là những người ủng hộ
chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn cầu hoá là hướng thị trường, và

sẽ được kết thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế chính trị toàn cầu đại diện cho ý
chí của toàn thể công dân thế giới. Sự khác biệt giữa họ với những người ủng hộ chủ
nghĩa toàn cầu khác là họ không định nghĩa trước bất kỳ hệ tư tưởng nào để định
hướng ý chí này, mà để cho các công dân được tự do chọn lựa thông qua một tiến trình
dân chủ.
Những người ủng hộ thương mại tư do dùng các học thuyết kinh tế như lợi thế so
sánh để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả
hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Thương
mại tự do sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn
dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó
đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa nguồn
nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho
người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều
việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hoá đối với những người ủng
hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Chính từ điều này
mà họ chỉ nhìn thấy trong sự truyền thông hoá khái niệm "toàn cầu hoá" một cố gắng
biện minh đầy cảm tính và không duy lý của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế.
Chủ nghĩa tự do cá nhân và những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản tự do tuyệt đối
cho rằng mức độ tự do cao về kinh tế và chính trị dưới hình thức dân chủ và chủ nghĩa
tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ
coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.
Họ phê phán phong trào chống toàn cầu hoá chỉ sử dụng những bằng chứng vụn
vặt để biện minh cho quan điểm của mình, còn họ thì sử dụng những thống kê ở quy
mô toàn cầu. Một trong những dẫn chứng này là tỉ lệ phần trăm dân chúng ở các nước
10
đang phát triển sống dưới mức 1 Đôla Mỹ (điều chỉnh theolạm phát) một ngày đã giảm
một nửa chỉ trong hai mươi năm. Tuổi thọ gần như tăng gấp đôi ở các nước đang phát
triển kể từ chiến tranh thế giới thế giới hai và bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các
nước phát triển nơi ít có sự cải thiện hơn. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm ở các khu
vực đang phát triển trên thế giới. Bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn thế giới nói

chung đang giảm dần.
Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng phản đối Ngân hàng thế giới và Quỹ
tiền tệ quốc tế với lý luận rằng những tổ chức này đều tham ô, quan liêu do các nhà
nước kiểm soát và cung cấp tài chính, chứ không phải các tập đoàn kinh doanh. Nhiều
khoản cho vay chỉ đến tay những lãnh đạo độc tài không thực hiện bất kỳ một cải cách
nào, rốt cuộc chỉ dân thường là những người phải trả những khoản nợ này về sau. Một
số nhóm đặc biệt như các liên đoàn thương mại của thế giới phương Tây cũng phản
kháng sự toàn cầu hoá vì mâu thuẫn quyền lợi.
Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi
quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trườn tự nhiên, và như vậy
phong trào được biết đến trước đây với tên gọi phong trào chống toàn cầu hoá từ nay
đã biến thành một phong trào chung của các phong trào vì toàn cầu hoá; họ tìm kiếm,
thông qua thử nghiệm, các hình thức tổ chức xã hội vượt qua khỏi khuôn khổ nhà nước
quốc gia và nền dân chủ đại diện. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá
lúc ban đầu có thể bị bác bỏ thông qua các thực tế về quốc tế hoá như ở trên, song sự
xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể
nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất
cả các xã hội.
11
Chương II:Vận dụng Toàn cầu hóa Và vấn đề hội nhập
của Việt Nam
2.1:Cơ hội Toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập của Việt Nam:
2.1.1:Toàn cầu hóa,từ sức ép đến cơ hội:
Như tôi đã nói trong nhiều bài viết, quá trình phát triển của con người gồm có hai
giai đoạn, giai đoạn phấn đấu để trở thành con người và giai đoạn phấn đấu để trở
thành con người phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Ba lần thất bại của con người khi đi
tìm tự do đánh dấu sự khép lại chặng đường đầu tiên trong tiến trình phát triển. Mở đầu
cho chặng đường thứ hai chính là toàn cầu hoá. Chúng ta biết rằng, trước khi toàn cầu
hoá, thế giới chưa phải là một khái niệm thống nhất, thế giới gồm những mảnh khác
nhau đặt trôi dạt trong một dòng chảy. Con người không chỉ có một sự lệch lạc mà có

nhiều sự lệch lạc tương đối với nhau trên phạm vi toàn cầu, cho nên con người không
thể đối thoại toàn cầu. Song, tất cả những sự lệch lạc như vậy sẽ được điều chỉnh bởi
hiện tượng toàn cầu hoá, bắt đầu từ kinh tế, sang đến chính trị, sang đến văn hóa và do
đó, nó xúc tiến một sự phát triển thống nhất đối với các giá trị con người. Như thế có
nghĩa là, thế giới đã bắt đầu hội tụ đến một trạng thái tự do mang tính toàn cầu đối với
thân phận con người. Các quốc gia buộc phải mở cửa do sự thúc ép của toàn cầu hoá,
nhưng đó cũng chính là cơ hội lớn để phát triển cho con người ở tất cả các quốc gia
này.
Toàn cầu hóa hay lộ trình để khái niệm tự do bộc lộ dần những giá trị của nó đi
theo hai trật tự. Trật tự thứ nhất là nó xuất hiện một cách bản năng do sự toàn cầu hóa
về kinh tế và sự giao lưu về mặt văn hóa. Toàn cầu hoá về kinh tế đã và đang là một xu
thế lớn cuốn hầu hết tất cả các quốc gia vào đó. Sự giao lưu về mặt văn hóa làm cho
các nền văn hóa có điều kiện để tìm cách chung sống với nhau. Du lịch là một trong
những cách thức mà con người tạo ra sự giao lưu giữa các nền văn hóa. Nếu nhìn du
lịch đơn thuần như là nhìn một ngành kinh tế thì đó là một cách nhìn đúng nhưng
12
không đủ, mà phải nhìn du lịch như một trong những cách thức chủ yếu mà loài người
sử dụng để giao lưu văn hóa và làm thức tỉnh những tiêu chuẩn văn hóa toàn cầu. Có
thể nói rằng, toàn cầu hóa tạo ra những hiện tượng rất kỳ lạ đối với tiến trình phát triển
của nhân loại. Toàn cầu hóa tạo ra các hệ quả kinh tế, hệ quả chính trị, hệ quả văn hóa.
Tất cả những hệ quả này đẩy con người vào tình thế buộc phải so sánh, buộc phải cạnh
tranh, và buộc phải hợp tác với nhau. Điều đó có nghĩa, càng ngày, việc thế giới được
toàn cầu hóa một cách bản năng đã phản ánh vào trong ý thức của con người, con
người buộc phải có ý thức về hiện tượng ấy để có thể tham gia một cách có lợi vào quá
trình này. Vì thế, toàn cầu hóa lại xuất hiện dưới dạng thức thứ hai là ý thức hóa về các
hiện tượng ban đầu của toàn cầu hóa và do đó, có ngành khoa học nghiên cứu các diễn
biến toàn cầu. Nghiên cứu về toàn cầu hóa thực chất là nghiên cứu sự cạnh tranh toàn
cầu. Sự cạnh tranh toàn cầu tố giác một thực tế quan trọng là sự thiếu năng lực cạnh
tranh của các nước thế giới thứ ba. Nói cách khác, quá trình hội nhập tạo ra sự thức
tỉnh của các nước thế giới thứ ba về việc thiếu tự do. Thiếu tự do thì không phát triển,

thiếu tự do thì thiếu năng lực cạnh tranh. Đặc biệt là thiếu tự do thì con người không
hạnh phúc. Trong điều kiện toàn cầu hóa, con người nhận ra và thậm chí cần phải xác
định rõ hạnh phúc mới là mục tiêu của tự do. Vì nếu không thì con người ngủ một giấc
rất say cũng thấy mình hạnh phúc. Theo tôi, các dân tộc khu trú, các dân tộc đóng cửa
là các dân tộc ngủ. Đấy là những dân tộc có tâm lý không cần cố gắng, không cần tự
do. Họ ngủ vì họ không cần tự do, vì khi đó con người chỉ là con người ý thức. Ngủ về
mặt văn hóa tức là không tự do. Nhiều dân tộc ngủ gà ngủ gật suốt nhiều thế kỷ và họ
cảm thấy mình rất hạnh phúc. Ở đâu người ta chống đối các nền văn minh nhiều nhất?
Ở những vùng lạc hậu, những vùng Amazone, ở Mexico, ở những vùng sâu thẳm trong
rừng Clombia, ở Peru, Bắc Phi, Trung Phi, Congo… Ở chỗ nào mà các dân tộc ngủ thì
người ta chống đối, người ta chống Mỹ, người ta chống phương Tây một cách quyết
liệt vì bị làm huyên náo giấc ngủ hàng nghìn năm. Suy cho cùng, họ chống đối vì họ sợ
nhìn vào sự thật. Toàn cầu hóa là cơ hội để các dân tộc nhìn vào sự thật về mình. Tự
nhiên người ta bị đặt vào trong các tương quan so sánh với những người bên cạnh để
thấy mình là một người lùn như thế nào. Tất nhiên, nếu không nhìn lên để thừa nhận sự
13
thua kém của mình thì con người có thể nhìn xuống, có thể nhìn ngang. Nhìn các chiều
là quyền tự do của con người nhưng người ta không thể giấu được sự thua kém đó. Con
người cần phải thức tỉnh giấc ngủ của mình bằng những lợi ích của tự do. Các dân tộc
không được đóng cửa. Tất cả các dân tộc muốn phát triển thì không được bảo thủ về
mặt chính trị, không được đóng cửa về mặt kinh tế, và không được lạc hậu về mặt văn
hóa.
Người ta thường tự do trong những giới hạn mà người ta nhận thức được, những
giới hạn mà xã hội loài người ở thời điểm ấy cho phép. Và thậm chí, người ta biết cách
hạnh phúc với những giới hạn tự nhiên, những giới hạn mang tính sinh học của mình.
Quay trở lại ví dụ trên, nếu con người cứ ngủ triền miên trong sự khu trú của mình thì
con người có hạnh phúc không? Tuy nhiên, ngay cả khi con người đóng cửa lại để
hạnh phúc một mình, tức là con người đóng cửa về mặt văn hóa, thì khi xu hướng toàn
cầu hoá thúc ép anh mở cửa, anh sẽ cảm thấy bất hạnh ngay lập tức. Vì khi anh đóng
cửa thì anh rơi vào tình trạng tự mãn, tức là nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống thì

cũng chẳng ai bằng mình. Sự tự mãn càng làm cho con người không thể hạnh phúc nếu
thấy mình lép vế trong bất kỳ tương quan so sánh nào với những người có địa vị như
mình trên thế giới. Ngay trong một quốc gia cũng có người hạnh phúc, có người không
hạnh phúc. Người thành đạt thì hạnh phúc hơn người không thành đạt, và thế giới
không bao giờ phẳng vì sự chênh lệch đó, toàn cầu hoá không xóa bỏ được sự chênh
lệch giàu nghèo, nhưng toàn cầu hóa cho phép người ta so sánh giữa những người
không thành đạt với nhau. Người ta nhận rõ ra giữa cái cấu trúc nhìn lên và nhìn xuống
của con người còn có nhìn ngang. Nhìn ngang là cái nhìn khẳng định các giới hạn tự
nhiên, các giới hạn khách quan của con người. Khi một người ở quốc gia nào đó thấy
rằng có những người có tương quan như mình và cũng có trạng thái như mình trên toàn
thế giới thì họ sẽ không thắc mắc về sự hẩm hiu của mình nữa. Đây là một khái niệm
cực kỳ tinh tế trong phân tâm học. Trong cạnh tranh toàn cầu, con người sẽ so sánh.
Tại sao người ta đi xe ô tô Mercedes mà mình lại đi xe đạp? Là bởi vì trong khi người
đi Mercedes ấy làm một ngày 20 giờ đồng hồ và chỉ ngủ 4 tiếng thì mình ngủ 12 tiếng
một ngày. Và khi nào người ta nhận thấy có người ở một quốc gia khác cũng ngủ 12
14
tiếng một ngày như mình, cũng đi xe đạp thì khi đó người ta mới yên tâm về trạng thái
đi xe đạp là trạng thái tất yếu của mình. Nhưng nếu con người không nhận thức được
những giới hạn trong năng lực của mình thì họ sẽ cho rằng mình bất hạnh hay mình
không có cơ hội, họ không biết rằng rất nhiều người cũng như thế. Vậy, phải phát triển
các dân tộc, các cộng đồng như thế nào để cho họ có thể tìm được sự đồng cảm toàn
cầu? Toàn cầu hóa có khả năng đem đến cho con người sự đồng cảm ấy, bởi trong thời
đại chúng ta, chỉ cần qua mạng Internet, qua máy tính, người ta cũng cảm nhận được
về con người trên khắp thế giới. Do đó, khẳng định sự hẩm hiu trên quy mô toàn cầu là
làm cho con người yên tâm với trạng thái vốn có của mình. Nói cách khác, toàn cầu
hóa tạo điều kiện cho con người nhận ra sự không bất hạnh hay không bi kịch hóa sự
bất hạnh của mình. Toàn cầu hóa là cơ hội cho con người nhận ra giới hạn của các
năng lực của mỗi một con người hay mỗi một dân tộc, để từ đó, nó tạo ra trạng thái
thỏa mãn tương đối, đồng thời cũng xác lập một trạng thái nhận thức được sự kém
tương đối và định hướng con người vượt lên những giới hạn cụ thể trong năng lực của

mình.
Khi con người nhận thức được giới hạn của các năng lực của mình thì con người
dễ yên phận, yên phận sống trong không gian được phép tức là xây dựng cảm giác tự
do của mình chứ không phải là xây dựng nên tự do của mình. Nhưng toàn cầu hóa chỉ
ra cho con người nhận thấy rằng, nếu con người yên phận với các tiêu chuẩn tự do của
mình thì con người sẽ không đáp ứng được đòi hỏi của thời đại. Vì vậy, con người phải
đủ bản lĩnh để không bấu víu, để không khu trú, và để tiếp nhận. Do đó, sau khi nhận
ra những điều kiện cần và đủ cho đời sống của mình, cho sự phát triển năng lực của
mình thì con người phải biết tổ chức cuộc sống của mình. Con người phải có năng lực
tổ chức cuộc sống. Nhận ra các giới hạn để đến ngủ bên cạnh các giới hạn thì không
phát triển được. Mà phát triển là nhận ra các giới hạn để từ đó đi tiếp, mở rộng tiếp cái
không gian tự do của mình. Tất nhiên, phát triển không có nghĩa là liên tục và vượt quá
các quy định tự nhiên. Phát triển tới các giới hạn tự nhiên của một cá thể, đấy chính là
phát triển cao nhất. Nếu con người khôn ngoan, con người sẽ biết rõ những giới hạn ở
những giai đoạn khác nhau, trên những khía cạnh khác nhau, và ở những vấn đề khác
15
nhau của đời sống. Trong thời đại toàn cầu hóa, mỗi dân tộc, mỗi con người phải tự
nhận ra các giới hạn trong năng lực của mình.
Chúng ta cần phân biệt rõ rằng sau khi có tự do, con người có thể phát triển nhất
so với chính họ, giải phóng các tiềm năng có thể có của mình nhưng điều này không
đồng nghĩa với việc làm cho tiềm năng của con người ở các nước chậm phát triển tăng
lên đến mức bằng con người ở các nước phát triển. Chính vì thế, chúng ta không thể đi
tìm các định lượng về sự phát triển giống nhau trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để thức
tỉnh con người phát triển, chúng ta có thể thống nhất các tiêu chuẩn của khái niệm tự
do nhằm giải phóng con người đến mức có thể phát triển được hay có thể tìm đến giới
hạn tự nhiên của mình.
2.1.2:Tự do trong thời đại toàn cầu hóa:
2.1.2.1:Nhân quyền,tự do mang tính toàn cầu:
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do là một khái niệm cần phải làm sáng tỏ
hàng ngày hàng giờ trong đời sống nhận thức của loài người. Tự do cần phải được đảm

bảo bằng quy trình làm mới, làm phong phú và quy trình bảo vệ nó liên tục trong cuộc
sống con người. Thực ra, trong tất cả những tuyên ngôn chính trị mà các nhà chính trị
thế giới nói, hiện nay, không có khái niệm nào làm họ lúng túng như khái niệm tự do.
Nhiều nhà khoa học, nhiều nhà triết học cũng cố gắng lý giải khái niệm tự do, nhưng
khái niệm tự do vẫn chưa được mô tả một cách hoàn hảo. Nó chưa trở thành những tiêu
chuẩn phổ biến để có thể kiểm soát tình trạng tự do của con người trong quan hệ đối
với các nhà nước, các nhà lãnh đạo. Chúng ta biết rằng, con người là nơi cư trú của
những khát vọng về tự do, khát vọng về bình đẳng và lòng bác ái. Vì thế, nếu con
người không trở thành trung tâm của sự phát triển thì mọi sự sắp đặt trật tự dường như
không ý nghĩa, nên một cách tự nhiên, nhân quyền trở thành các quyền trung tâm. Bởi
vậy, hiện nay, nhiều người nói rằng nhân quyền trở thành quyền trung tâm trong thời
đại toàn cầu hoá là nói một cách không đầy đủ. Trong thời đại toàn cầu hoá, con người
có cơ hội nhận ra các quyền trung tâm của mình chứ không phải các quyền trung tâm
ấy chỉ xuất hiện trong thời đại toàn cầu hoá. Do sự cạnh tranh khốc liệt toàn cầu mà
16
con người bỗng nhiên thấy rằng nếu mình không tự do thì mình không có năng lực,
mình thua trong cuộc chơi toàn cầu ấy. Cho nên, sau ba lần con người thất bại khi đi
tìm tự do, toàn cầu hoá là cơ hội thứ tư để con người nhận ra sự cần thiết, sự sống còn
của khái niệm nhân quyền, mà linh hồn của nó là tự do. Cần phải giải phóng con người
để con người chạy kịp với thời đại của mình. Độ thấm của tinh thần toàn cầu chính là
giải phóng con người, hay nói cách khác là mở rộng những giới hạn của tự do. Toàn
cầu hóa trang bị cho con người những tiêu chuẩn mới về tự do.
Trong thời đại của chúng ta, tự do đã phát triển thành quyền, tự do là tài sản của
con người. Đó là trạng thái mới của tự do. Tự do trở thành quyền phát triển cùng với sự
hiện đại hóa toàn bộ lối sống, cùng với toàn cầu hóa. Trước đây con người có thể muốn
hoặc không muốn phát triển, con người không có quyền và không có kinh nghiệm đòi
hỏi tự do, con người hạnh phúc với cái mình đã có. Sự hợp tác toàn cầu đã tạo ra cơ hội
cho con người ý thức về các quyền cá nhân, đặc biệt là các quyền phát triển, tất cả mọi
người đều có vị trí như nhau trước các cơ hội và quyền lợi của mình. Vậy con người có
thể dịch chuyển tự do đến đâu để không mâu thuẫn với sự tự do của người khác? Để

đảm bảo tự do và nhân quyền cho tất cả mọi người, thời đại toàn cầu hoá đòi hỏi các
dân tộc phải thực hiện những cam kết quốc tế về quyền tự do, về nhân quyền và điều
đó tạo ra tự do toàn cầu. Bây giờ tự do là quyền của con người, Liên Hợp Quốc đã có
công ước về nhân quyền. Từ những tinh thần tự do của Montesquieu đến công ước về
nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một bước nhảy khổng lồ của con người có được bởi
những thể chế toàn cầu. Đấy chính là những dấu hiệu đầu tiên và quan trọng của sự
toàn cầu hóa về chính trị, về xã hội và văn hóa. Nếu như không có nhân quyền thì
không có tư cách con người, cho nên phải xác lập được các điều kiện về nhân quyền.
Nhân quyền bao giờ cũng được thể hiện trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống, không
có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do
kinh tế; không có các quyền như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con
người không có các quyền tự do xã hội; sống trong một môi trường văn hóa ở đấy con
người bị chất vấn và níu kéo bởi các hủ tục thì con người không tự do về văn hóa. Tự
do kinh tế, tự do chính trị, tự do văn hóa là ba nhóm của nhân quyền. Chúng ta đều
17
thấy rằng, thế giới không quan sát dân quyền mà quan sát nhân quyền, cho nên họ
không thành lập một tổ chức nào được gọi là tổ chức dân quyền, mà chỉ có tổ chức
nhân quyền như Human Rights Watch. Tôn trọng quyền con người đòi hỏi phải làm
cho con người hiểu được giá trị của nhân quyền. Bên cạnh đó, cần phải đưa ra tiêu
chuẩn về tính hợp pháp của một chính phủ, bởi vì tính hợp pháp của một chính phủ là
bằng chứng về mức độ dân chủ của một quốc gia. Chất lượng của một chính phủ là
chất lượng của công nghệ sinh ra nó như là hệ quả của quyền làm chủ của người dân.
Khi không thừa nhận đầy đủ các quyền cơ bản của con người thì chủ quyền, là
quyền cao nhất của con người đối với quốc gia của mình, không được lý giải minh
bạch. Ở các quốc gia chậm phát triển, con người dường như mặc nhiên thừa nhận chủ
quyền là quyền của chính phủ. Một vấn đề thể hiện rất rõ sự không hợp lý của quan
niệm về quyền làm chủ của người dân là quyền sở hữu đất đai. Một số quốc gia cho
đến nay vẫn khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân, quyền sở hữu đất đai là một
trong các quyền sở hữu dân tộc. Thực tế cho thấy cách giải thích và tuyên tuyền về
quyền sở hữu đất đai có tính chất toàn dân đã gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp liên

quan đến việc quản lý đất đai. Vậy phải hiểu chủ quyền trong vấn đề sở hữu đất đai
như thế nào? Tôi cho rằng, đất đai có hai địa vị, hai khía cạnh rất quan trọng và đều
quan trọng như nhau. Trước hết, đất đai biểu hiện là đất và nước, tức là chủ quyền
quốc gia. Đã là con người thì có quyền sở hữu đất đai. Nhưng một người không phải
công dân quốc gia này có quyền sở hữu đất đai của quốc gia đó không? Mọi quốc gia
đều thảo luận rất gay gắt về điều này và không phải ở đâu người nước ngoài cũng có
quyền sở hữu đất đai. Cùng với sự phát triển kinh tế, đất đai không còn mang nhiều ý
nghĩa về chủ quyền nữa. Ở nhiều nước phát triển, đất đai không quan trọng bằng những
thứ khác, ví dụ, bây giờ người ta chú ý tới việc nghiên cứu các quyền về hàng hải, các
quyền về lãnh hải và người ta đang giải quyết vấn đề về quyền bầu trời. Thế nhưng ở
những quốc gia chậm phát triển, con người chưa trang bị đủ điều kiện để nói về những
quyền này, vì thế, họ cường điệu quyền đất đai. Và quyền đất đai có tính chất thứ nhất
là chủ quyền là như vậy. Khía cạnh khác của quyền đất đai là quyền sở hữu thông
thường, tức là đất đai có giá trị tài sản thông thường. Chúng ta thấy rằng nếu đất đai
18
không biến thành hàng hoá, đất đai không được thương mại hoá thì tính chất chủ quyền
ấy không có giá trị trên thực tế. Và thực tế là người ta đã thương mại hoá một số thứ
được gọi là chủ quyền, bán bầu trời cho vệ tinh bay là một việc bán chủ quyền. Do sự
phát triển kinh tế mà con người thương mại hoá một số đối tượng sở hữu của chủ
quyền trở thành đối tượng của các quyền thương mại thông thường. Điều này khẳng
định một vấn đề càng ngày càng trở nên căn bản là nhân quyền, dân quyền hay chủ
quyền đều có ý nghĩa phát triển và cần phải được tôn trọng thực sự.
Tôn trọng các quyền con người chính là tôn trọng con người. Bạn đi ra nước
ngoài hay ở lại đất nước mình, đó là quyền của bạn. Trong thực tế đời sống quốc tế
hiện nay, khi một con người có quyền công dân của nhiều quốc gia thì điều này rất có ý
nghĩa. Ở châu Âu bây giờ, một người có quyền công dân của 27 quốc gia. Thời đại
toàn cầu hoá, các quốc gia khác nhau chỉ là địa điểm để con người đóng góp vào tiến
trình phát triển. Các quốc gia có thể hưởng niềm vinh quang của một người có nguồn
gốc ở vùng đất của mình tạo ra đối với các vùng đất khác nhau trên thế giới, nhưng
quyền lợi mà sự vinh quang đó đem lại thì thuộc về người sáng tạo chứ không phải

thuộc về quốc gia có người đó. Nhân quyền trở thành một khái niệm vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển của thế giới hiện đại. Mọi thứ đều phải thuộc về con người
thì con người mới mang theo nó một cách tích cực đến nhiều nơi khác nhau trên thế
giới. Mọi cuộc cải cách đều phải phục vụ sự mở rộng không gian có ích của từng con
người cụ thể. Cải cách chính trị, cải cách kinh tế, cải cách văn hóa đều phải tạo ra các
môi trường hỗ trợ năng lực sáng tạo của con người khi con người dịch chuyển đến
những địa điểm khác nhau trên trái đất. Đấy chính là mục tiêu, là kết quả cuối cùng của
toàn cầu hóa. Có nhiều định nghĩa về toàn cầu hoá nhưng tôi cho rằng trước hết, toàn
cầu hóa cần phải được hiểu là quá trình tạo ra một môi trường vĩ mô mà ở đâu một
người cũng đều có hiệu lực đóng góp giống nhau, đấy chính là tự do hiện đại. Tự do cư
trú là một phần của tự do hiện đại. Tự do cư trú cũng là một vấn đề lớn của mỗi quốc
gia trong thời đại toàn cầu. Chúng ta cần phải rất tinh tế để phân biệt mục đích của việc
tự do cư trú với một hệ quả tất yếu của nó là làm xao nhãng tình cảm của con người với
vùng xuất xứ của mình. Tại sao người ta phải an phận sống ở một vùng đất không hỗ
19
trợ hạnh phúc cho mình? Con người có quyền di cư. Tự do cư trú chính là một trong
những dấu hiệu chính trị để khẳng định con người có quyền thoát ra khỏi những chỗ
mình không muốn ở, con người có quyền đi đến những nơi mình thích. Như vậy, ngay
cả quyền tự do cư trú cũng được khẳng định bởi nhiều quyền cụ thể, quyền sinh sống ở
những chỗ khác nhau và quyền tị nạn. Nói tóm lại, tôn trọng nhân quyền là một trong
những giá trị văn hóa vĩ đại nhất của thời đại chúng ta.
2.1.2.2:sự dịch chuyển dòng năng lực:
Toàn cầu hóa là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại
đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các dòng
dịch chuyển năng lực đang hàng ngày diễn ra với mật độ dày đặc trên toàn thế giới, từ
các dòng dịch chuyển con người, các dòng vốn đến các dòng công nghệ, tài nguyên…
Các dòng di dân chính là sự thoát ra khỏi sự ràng buộc của các quốc gia đối với các lực
lượng con người. Chính sự dịch chuyển của các lực lượng con người tạo ra sự dịch
chuyển của các dòng năng lực. Khái niệm năng lực xã hội không chỉ khoanh trong biên
giới quốc gia, trong môi trường toàn cầu hóa nó là sự hấp dẫn của các quốc gia đối với

các dòng năng lực. Sự dịch chuyển tự do các dòng năng lực trên phạm vi toàn cầu
chính là lý tưởng của sự phát triển chính trị trên toàn thế giới, và đó chính là tiền đề
của lý thuyết về toàn cầu hoá, tức là tiết kiệm năng lượng sống toàn cầu. Dòng vốn sẽ
đổ vào chỗ nào mà ở đấy người ta khai thác một cách hợp lý nhất, hữu ích nhất, tức là
tiết kiệm. Sự tiết kiệm trên quy mô toàn cầu tạo ra sự dịch chuyển tự do của tất cả các
dòng năng lực, và sự dịch chuyển tự do của các dòng năng lực làm cho năng lực có
những dòng đi ra, có những dòng đi vào. Xuất khẩu lao động, xuất khẩu chuyên gia là
dòng năng lực đi ra. Bây giờ một dân tộc đông dân thì sự dịch chuyển đi ra của các
dòng nhân lực trở thành nhu cầu, bởi vì nhân lực cũng là một yếu tố tạo nên năng lực.
Xã hội là tập hợp các nguồn năng lực. Con người cũng là tập hợp của các nguồn
năng lực. Tài chính là một năng lực thuộc về con người. Sự dịch chuyển của tài sản là
biểu hiện hiện đại của sự dịch chuyển con người. Nhìn những dòng dịch chuyển đi ra
đó chúng ta thấy được bản chất của sự phát triển các dòng năng lực, hay các không
20
gian chính trị. Các dòng ấy dịch chuyển giữa các không gian chính trị, do đó các quốc
gia, các nhà nước phải xây dựng các không gian chính trị phù hợp với đòi hỏi của nhu
cầu phát triển khách quan của từng vùng lãnh thổ. Ở những chỗ đông dân mà dòng
dịch chuyển nhân lực đi ra thì đó là một biểu hiện lành mạnh. Nhưng con người đi ra
với tư cách nào? Nếu đi ra với tư cách là những nhân lực cao cấp thì khác với đi ra với
tư cách là lao động đơn giản. Vậy một chính phủ phải xác định đầu tư vào đâu? Sự đi
ra tất yếu của các dòng nhân lực ở những quốc gia đông dân là một hiện tượng khách
quan, và nếu chính phủ đầu tư để cho dòng dịch chuyển đi ra của các nguồn nhân lực
ấy trở thành những chuyên gia thì hiệu quả kinh tế sẽ lớn hơn. Xuất khẩu lao động đơn
giản là sự đi ra tự nhiên, nhưng xuất khẩu chuyên gia là sự đi ra có đầu tư. Như vậy,
men theo các quy luật vận hành của đời sống tự nhiên mà chính phủ hay xã hội phải
xác định đối tượng để đầu tư.
Phát triển năng lực là tạo ra sự hấp dẫn các nguồn năng lực. Sự hấp dẫn các
nguồn năng lực khác nhau tụ họp về một vùng lãnh thổ chính là năng lực khai thác hết
các nguồn lực. Nếu chúng ta hấp dẫn về mặt chính trị, chúng ta hướng dẫn để du nhập
những phần thiếu hụt của năng lực, ví dụ như thiếu tiền (tiền là một năng lực) thì một

cách tự nhiên, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề phát triển của mình. Tạo ra sự dịch
chuyển thuận lợi cho tất cả các dòng năng lực là biểu hiện quan trọng nhất của tự do.
Sức hấp dẫn các dòng năng lực được tạo ra bởi sức hấp dẫn của các không gian chính
trị tự do. Các không gian chính trị tự do sẽ thu hút các dòng năng lực. Nhưng các dòng
năng lực cũng có tính hấp dẫn, bởi vì chính chúng cũng bị lôi kéo. Không ai lôi kéo
một dòng năng lực không có giá trị. Vì thế, bên cạnh việc bản thân các dòng năng lực
phải được đầu tư để trở nên hấp dẫn thì các không gian chính trị cũng phải đủ hấp dẫn
và tự do để thu hút các dòng năng lực. Tất cả các chất lượng hiện có của các nguồn
năng lực là tốt và có triển vọng, đấy chính là sự hấp dẫn về chính trị. Một hệ thống tòa
án tốt là sự hấp dẫn chính trị, hệ thống luật pháp tốt là sự hấp dẫn chính trị, hệ thống trí
tuệ tốt là sự hấp dẫn về chính trị, hệ thống giáo dục tốt là sự hấp dẫn về chính trị. Một
quốc gia hấp dẫn sẽ hội tụ được nhiều người thuộc nhiều dòng văn hoá, nhiều môi
trường khác nhau đại diện cho nhiều năng lực đa dạng đến sinh sống, tất cả sẽ khuếch
21
đại năng lực phát triển của quốc gia đó. Những phân tích trên cho thấy năng lực quan
trọng nhất của một quốc gia là tính hấp dẫn của nó. Nếu một quốc gia không có sự
hướng dẫn chính trị tốt dựa trên nền tảng là tự do thì sẽ bị mất năng lực, không chỉ là
mất năng lực sản xuất, mà còn là mất tất cả các năng lực con người khác. Đó là kết quả
của sự chuyển những năng lực thuộc về con người ra những không gian có điều kiện
chính trị tốt hơn. Chính sự thiếu hấp dẫn của một không gian là sự hướng dẫn chính trị
để con người thoát ra khỏi không gian ấy. Như vậy, xây dựng một không gian chính trị
tự do chính là phát triển năng lực hay tạo ra sự hấp dẫn năng lực trong thời đại toàn cầu
hóa.
Sự xuất hiện của toàn cầu hoá cộng với sự phát triển như vũ bão của khoa học –
công nghệ làm cho cuộc sống của con người hiện đại vận động với tốc độ ngày càng
nhanh. Càng ngày, các dân tộc, các cộng đồng giao lưu với nhau chủ yếu thông qua các
hệ giá trị, thông qua các quyền lợi và đặc biệt là thông qua các nền văn hoá; càng ngày,
con người càng nhận ra giá trị chung mà mình phải vươn tới, đó là những tiêu chuẩn có
giá trị phổ quát toàn cầu. Do vậy, việc xây dựng một hệ tư tưởng có giá trị toàn cầu là
đương nhiên cùng với sự hợp tác và phát triển của con người. Ngày nay, do quá trình

toàn cầu hoá, tất cả các quốc gia đã có mặt trong nhau và sự tràn lan của thông tin sẽ
khiến cho các quá trình nhận thức cũng có mặt trong nhau. Vì thế, toàn cầu hoá cũng
có giá trị như thuyết tương đối của đời sống, và chính nó làm rối loạn hệ tư tưởng,
buộc hệ tư tưởng phải bám vào các giá trị thực tức là hệ giá trị để tồn tại. Càng toàn
cầu hoá thì hệ tư tưởng vốn chỉ mang tính khu trú cá nhân càng phải trải qua một quá
trình sàng lọc khắc nghiệt hơn để tồn tại bằng những giá trị thật của nó.
2.2:thách thức Toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập của Việt Nam:
2.2.1:Đến giáo dục:
Toàn cầu hóa đem lại những cơ hội và thách thức, tác động lớn đến phát triển
giáo dục đại học ở nước ta. Sau đây là một số thách thức tác động không thuận lợi đến
giáo dục đại học nước ta cần được xem xét.
22
Tác động thứ nhất của toàn cầu hóa đôi với giáo dục đại học nước ta chính là việc
các nước Anh, Mỹ, Úc, News Zealand, Singapore… đẩy mạnh kinh doanh và xuất
khẩu giáo dục sang nước nghèo nhằm thu lợi nhuận tối đa từ giáo dục, chứ chưa hẳn
thương mại hóa giáo dục ở nước họ với các hình thức du học tại chỗ trong nước hoặc
đào tạo từ xa, du học nước ngòai.
Nguồn lợi từ giáo dục là khá lớn. Nước Anh đang trở thành thị trường du học lớn
nhất thế giới, trong số 2 triệu du học sinh thế giới, nước Anh mỗi năm đón 200000 sinh
viên ngoại quốc đến học, trong vòng 15 năm nữa, Anh có thể thu hút 900000 sinh viên
đông gấp hơn 4 lần con số hiện nay, mỗi năm ngành giáo dục Anh mang lại 20 tỷ USD
cho nền kinh tế. Năm 2004 ở Malaysia ngành giáo dục đã đem về 7 triệu USD từ hơn
1000 du học sinh châu Á. Singapore trở thành trung tâm xuất khẩu giáo dục hàng đầu
châu Á.
Tác động đến nước ta là nhiều trường học quốc tế của các trường Đại học, cao đẳng đã
được kiểm định hoặc chưa kiểm định của các nước Anh, Mỹ…được mở ra ở các thành
phố lớn nước ta với học phí khá cao, trong đó có nhiều trường mang yếu tố nước ngoài
thu học phí cao rồi bỏ trốn. Ví dụ trường American City University Hoa kỳ đã hợp tác
với Trung tâm đào tạo quản lý Singapore để mở một chương trình đào tạo thạc sỹ
QTKD ở VN mà đối tác liên kết chính là trường SITC của Michael Yu. Cùng với du

học tại chỗ trong nước, du học nước ngòai trở thành trào lưu. Một số đi du học để có
kiến thức giỏi, còn phần lớn đi du học có nhiều lý do (con em các đại gia, thi trượt đại
học, thay đổi phong cách sống ). Theo PGS Nguyễn Hữu Chí cho biết có 40000 du
hoc sinh tự túc mỗi năm mang ra nước ngoài 300 triệu USD. Hiện nay có 4000 sinh
viên VN hiện đang theo học tại các trường đại học trên khắp Hoa kỳ. Theo dự báo của
ngành giáo dục trong tương lai con số này sẽ tăng lên 100000 du hoc sinh tự túc với chi
phí xấp xỉ 1 tỷ USD/năm, ngoại tệ chẩy ra nước ngoài khá cao.
Trong thời điểm VN gia nhập WTO, các nhà quản lý giáo dục VN cho rằng với
cơ chế quản lý hiện nay các trường ĐH trong nước có nguy cơ mất thị phần vì các
trường ĐH nước ngòai đang đẩy mạnh đầu tư vào VN. Có một số trường nước ngoài
23
vào VN không vì mục đích giáo dục, chỉ có ý định trục lợi nên chất lượng giáo dục
giảm TS Mark A.Ashwill giám đốc Viện Giáo dục quốc tế của Hoa kỳ tại VN cho
biết đang ngày càng có nhiều trường ĐH và CĐ đã được kiểm định, đặc biệt các trường
ĐH chưa kiểm định chất lượng của Hoa kỳ nhắm vào thị trường béo bở VN để xây
dựng những chương trình du học tại chỗ trong nước, du học nước ngòai hoặc đào tạo từ
xa.
Tác động thứ hai của toàn cầu hóa đôi với giáo dục đại học nước ta chính là việc
mang mô hình giáo dục theo hướng thương mại hóa của một số nước phát triển vào
nước ta.
Một số nước Mỹ, Anh, Uc và New Zealand coi giáo dục là hàng hóa, đẩy mạnh
kinh doanh dịch vụ giáo dục. Kết quả là nhiều trường tư thục được lập ở các nước đó,
như ở Singapore có tới 400 trường, cung cho nền kinh tế các chuyên gia đủ loại trình
độ. Nhiều chuyên gia thuộc lọai giỏi đứng đầu thế giới, sau này nhận giải thưởng
Nobel, song cũng có nhiều sinh viên trình độ yếu được đào tạo từ các trường không có
thương hiệu, xếp hạng thấp trong các trường, tốt nghiệp ra không được các cơ sở tuyển
dụng.
Trái lại có nhiều nước không thương mại hóa giáo dục. Pháp là nước chính phủ
bao cấp học phí hoàn toàn, số lượng sinh viên là thông số căn cứ để nhà nước cấp kinh
phí họat động. Đức và các nước Bắc Âu như Thụy điển, Na Uy , Phần lan, Đan mạch

không có trường tư, chính phủ chi hoàn toàn ngân sách cho giáo dục. Hàn quốc có thuế
đào tạo chi cho giáo dục. Nhiều nước châu Mỹ La tinh không co trường tư. Nước
nghèo như Cu ba giáo dục các cấp không mất tiền. Ở những nước này chất lượng giáo
dục tốt, sinh viên tốt nghiệp ra trường về cơ bản đều được tuyển dụng ở trong nước và
nước ngoài. Nhưng chúng ta rất ít nói về mô hình các nước này.
Thực tế ở các nước thực hiện mô hình phát triển giáo dục theo hướng thương mại
hóa cho thấy :
24
Chủ trương tăng quyền tự chủ của các trường trong việc tuyển sinh đưa đến hạ
thấp điểm đầu vào. Một cuộc điều tra do báo Uc Sydney Morning Herald thực hiện
mới đây cho thấy không ít trường đại học của Uc hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào để thu hút
sinh viên nước ngoài, các giáo viên đã hạ mức chấm điểm để tiếp nhận các sinh viên
dở tiếng Anh… nhằm tăng số lượng sinh viên đầu vào.
Chủ trương trao quyền cho các trường chủ động trong cấp bằng đại học, đưa đến
nhiều trường cấp bằng tràn lan. Vì thế để đảm bảo văn bằng ở Trung Quốc quản lý
chặt đầu ra, có 1758 cơ sở giáo dục đại học ngòai công lập năm 2001, nhưng chỉ có 89
cơ sở được tự mình cấp bằng, 436 cơ sở được ủy nhiệm cấp bằng.
Chủ trương các trường tự hạch tóan thu chi đưa đến học phí ngày càng tăng.
Nhiều nước Đông Á nhận thấy rằng nếu giao phó hoàn toàn cho khu vực tư nhân thì có
thể học phí sẽ bị đẩy lên rất cao tới mức không phải tất cả những ai muốn đi học đều
được đến trường.
Chủ trương tăng học phí để nâng cao chất lượng cho thấy chất lượng tăng không
tương xứng với mức tăng học phí. Theo điều tra ở Trung quốc, gíao dục chuyển sang
kinh tế thị trường, trong quá trình chuyển đổi ấy, chất lượng giáo dục không được nâng
cao, chỉ thấy rõ nhất là học phí mỗi ngày mỗi tăng đến mức chóng mặt. Ở Phần Lan
mức đầu tư cho mỗi học sinh chỉ có 5000 USD/năm thấp hơn nhiều so với các nước
phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,Nhật bản, Uc, song giáo dục Phần Lan đứng hàng đầu
trong các nước phát triển trên thế giới.
Ở VN trong phát triển giáo dục đại học của mình, nhằm giảm chi ngân sách cho
giáo dục, tăng phần đóng góp của xã hội và người học, chúng ta chủ trương xã hội hóa

giáo dục, vận dụng mô hình thị trường hóa giáo dục của các nước phát triển Anh Mỹ
Uc trong khi trình độ kinh tế xã hội, luật pháp của nước ta còn khoảng cách xa so với
những nước đó (chẳng hạn GDP/người của Uc gấp 50 lần VN), luật pháp nước ta thì
chưa nghiêm.
25

×