Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TOR 3.2.39 dao tao ky nang lanh dao va ky nang giao tiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.83 KB, 6 trang )

Tên hoạt động:

Thuê tư vấn trong nước tổ chức 2 khóa nâng cao năng lực cho Trường cao
đẳng Thủy sản trên cơ sở chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường .

Mã số tham chiếu:
Thời hạn chót nhận hồ sơ:
Người liên hệ:
Điện thoại:
Email
Địa chỉ

MARD/FSPS-II STOFA/2010/3.2.39
15h00 ngày 16/03/2010
Ông Vũ Anh Tài, Phó Giám đốc, Ban quản lý Dự án Hợp phần STOFA
Cố định: 04.3 7347128
Di động: 0904 314 387
hoặc
Ban quản lý Dự án Hợp phần STOFA, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Điều khoản Tham chiếu cho
Tổ chức 2 khóa nâng cao năng lực cho Trường cao đẳng Thủy sản trên cơ sở chiến
lược phát triển nguồn nhân lực.
(Hoạt động 3.2.39/2010)
1. Cơ sở cho việc tổ chức khố học:
Điều gì đã thúc đẩy nhu cầu tổ chức khóa học?
Trường Cao đẳng Thủy sản đã được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn phê
duyệt chiến lược phát triển trường đến năm 2020, theo đó Trường sẽ được nâng cấp trở
thành trường Đại học trong tương lai. Do vậy việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo và giáo viên nhà trường là một yêu cầu cấp thiết trong trong những năm tới.
Trên cơ sơ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường giai đoạn 2010 – 2012


được hoàn thành vào năm 2009, với sự Hỗ trợ của Hợp phần tăng cường năng lực quản lý
hành chính trong lĩnh vực thủy sản trong năm 2010 Trường Cao đẳng Thủy sản sẽ tiến
hành tổ chức 3 khóa đào tạo.
1. Kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng giao tiếp
2. Kỹ năng quản lý và điều hành
2. Nhóm đối tượng của khố học
Thơng tin chính về các học viên tương lai:
• Dự kiến số lượng học viên: 40 học viên cho mỗi khố học.
• Chức vụ: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, trưởng phịng, phó trưởng phịng, trưởng

khoa, phó trưởng khoa, trưởng bộ mơn và phó trưởng bộ mơn trực thuộc Ban giám
hiệu và khoa, trưởng, phó các trại thực nghiệm nước mặn, lợ và một số cán bộ làm
cơng tác hành chính, đào tạo, thơng tin. (Học viên tham dự mỗi khóa học có thể sẽ
khơng giống nhau)
• Trình độ hiểu biết/chun mơn/kỹ năng trong mơn học/lĩnh vực đào tạo: Các học

viên đang ở vị trí lãnh đạo cấp Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cấp phịng, cấp khoa,
bộ môn, trại thực nghiệm, một số là cán bộ làm cơng tác hành chính và một số học
viên sẽ đảm nhiệm vị trí quản lý trong thời gian tới.
• Độ tuổi: Độ tuổi từ 30- 55.
• Giới tính: Nam: 60%; nữ: 40%
• Trình độ giáo dục: Học viên có trình độ Thạc sỹ và Đại học, cao đẳng và trung cấp.
• Đào tạo trước đây: Chưa được đào tạo bài bản về về kiến thức và kỹ năng liên quan

đến khóa học..
1


3. Mục tiêu chung của khoá học:
Mục tiêu chung của các khoá học là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo

viên và các nhà quản lý của trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dụng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Các Mục tiêu Đào tạo/Học tập từng khóa học:
4.1. Kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng giao tiếp
Giúp trang bị cho các cán bộ các kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch và giao
tiếp trong quá trình giải quyết công việc được giao một cách hệ thống và khoa
học; việc tổ chức sắp xếp, bố trí cơng việc tránh bị chống chéo, từ đó nâng cao
được hiệu quả làm việc, kết quả công việc được đảm bảo cả về số lượng và chất
lượng một cách tốt nhất
Kết thúc khố học 3 ngày, học viên sẽ nắm được:
• Tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch
• Tư duy chiến lược và xây dựng chiến lược
• Phương pháp lập kế hoạch và thực hiện các bước trong quá
trình lập kế hoạch. Cấu trúc một kế hoạch chiến lược chung và
các kế hoạch cụ thể (tiếp cận theo khung logic)
• Phương pháp hoạch định và cách xác định mục tiêu cho việc
Các
Kiến
lập kế hoạch, kế hoạch cần bám sát thực tế và phù hợp với u
Mục
thức về
cầu cơng việc.
tiêu
• Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
Học tập
• Vận dụng hiệu quả các kỹ năng giao tiếp trong hội họp, giao
tiếp trong cơng việc nhằm thuyết phục đối phương.
• Vận dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong q
trình trao đổi cơng việc, với mọi đối tượng nhằm thuyết phục

người nghe, kết quả cuối cùng là giải quyết cơng việc được trơi
chảy.
• Nắm được các phương pháp động viên, khuyến khích người
nghe nhất là đối với nhân viên dưới quyền phụ trách và học
sinh, sinh viên
• Phương pháp lập kế hoạch, cách xác định mục tiêu của kế
hoạch và cách thực hiện các mục tiêu đó.
• Lập kế hoạch bám sát với thực tế yêu cầu của cơng việc.
• Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
• Xây dựng kế hoạch cá nhân và Quản lý thời gian hiệu quả
• Nâng cao khả năng giao tiếp của lãnh đạo và các cán bộ trong
Các kỹ
quá trình vận động, thuyết phục các cán bộ VC và học sinh –
năng về
sinh viên làm việc và học tập.
• Các hình thức giao tiếp và vận dụng thành thạo các kỹ năng
giao tiếp trong các mơi trường làm việc khác nhau.
• Thuyết trình ngơn từ và phi ngơn từ
• Xây dựng cấu trúc một kế hoạch nói chung.
• Khởi tạo ý tưởng, sơ đồ tư duy
• Tổ chức, điều hành các sự kiện, hội nghị và hội thảo.
• Tổ chức các sự kiện hoạt động khác của toàn trường.
2


• Sau khoá học, các học viên sẽ cảm thấy tự tin và sẵn sàng áp

dụng kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch và giao tiếp đối với
các công việc được cấp trên giao cho sao hiệu quả và chất
lượng. Tăng tính thuyết phục trong q trình triển khai công

việc tại đơn vị.

Thái độ

3.2 Kỹ năng Lãnh đạo và quản lý

Sau khi tham dự khoá học 5 ngày, các học viên sẽ được tăng cường về:
Các mục
Kiến thức về
• Phương pháp tiếp cận quản lý & lãnh đạo
tiêu học tập
hiện đại.
• Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo
• Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
• Quản lý sự thay đổi trong tổ chức.
• Phát triển văn hóa tổ chức
Kỹ năng về

• Tạo động lực và động viên nhân viên.
• Phát triển văn hóa tổ chức
• Nâng cao kỹ năng giao tiếp trong lãnh
đạo
• Kỹ năng điều hành cuộc họp hiệu quả
• Phân quyền, ủy quyền trong cơng việc
• Giải quyết vấn đề và ra quyết định
• Quản lý thời gian

Thái độ

• Các học viên có thể tiếp nhận vai trò và

trách nhiệm mới đồng thời thể hiện sự
mong muốn thay đổi hành vi phù hợp với
yêu cầu mới.

5. Các chuyên đề của khóa học
Đề xuất về các chuyên đề đào tạo và đề cương chương trình đào tạo sẽ là biểu hiện
rất có giá trị về chất lượng đào tạo của đơn vị này, đồng thời sẽ là cơ sở cho Ban
xét thầu lựa chọn đơn vị đào tạo. Trọng tâm bài giảng không nhất thiết chỉ giới
hạn ở các nội dung trên, đơn vị đào tạo có thể bổ sung thêm chương trình nội
dung giảng dạy, đáp ứng cao nhất cho mục tiêu của khoá học.
6. Phương pháp luận:
1. Hỗ trợ các học viên xác định được các khái
niệm và quan niệm đúng đắn về kỹ năng lập
kế hoạch và giao tiếp (sử dụng các phương
pháp tiếp cận khác nhau).

2. Hỗ trợ các học viên thử nghiệm các khái
niệm mới thông qua việc cung cấp các cơng
cụ, khung cơ sở, mơ hình và các danh mục
thực hiện nhằm giúp các học viên thử áp dụng
các khái niệm đã học vào các ví dụ mà người
đào tạo/người lập kế hoạch đưa ra, học qua
trải nghiệm, tham gia các bài tập tình huống
và thực hành.

4. Hỗ trợ các học viên truyền thụ lại các khái
niệm, kỹ thuật và ứng dụng vào nơi làm việc
thông qua việc khuyến khích khả năng quan
sát tư duy trong giao tiếp đối với các vấn đề và
cơ hội phát sinh tại nơi làm việc.


3. Hỗ trợ các học viên áp dụng khái niệm
thơng qua việc sử dụng các cơng cụ tìm ra giải
pháp cho các tình huống có thực hoặc giả
định.

3


Các phương pháp được lựa chọn để tiến hành đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu chung
của khóa học này, nghĩa là các phương pháp phải phù hợp với:
• mục tiêu đào tạo
• nội dung các tài liệu đào tạo
• đối tượng được đào tạo
Đơn vị đào tạo tự đưa ra phương pháp đào tạo hiệu quả nhất và phải đưa ra được đề
cương chương trình đào tạo mà họ dự định tiến hành và cách thức đánh giá chương
trình đào tạo này.
7. Các yêu cầu về tài liệu
Các yêu cầu về xây dựng tài liệu đào tạo:
 Tất cả các chuyên đề sẽ được trình bày bằng Power point. Bài trình bày trên
PowerPoint cần phải có cả tiếng Anh và tiếng Việt.
 Tài liệu cho khóa học sẽ được phân chia thành các phần (modules) dựa trên các
chuyên đề của khóa học. Tài liệu phát cho các học viên gồm có tài liệu thơng tin
cơ sở, các bài tập và các ví dụ điển hình, nhất là những ví dụ trong thực tiễn hoạt
động quản lý và điều hành
 Yêu cầu các tài liệu phải bằng tiếng Việt.
 Yêu cầu trước khoá học, tài liệu sẽ được phát cho từng học viên và tài liệu này sẽ
được chia thành các tập hoàn chỉnh (Theo chủ đề). Giảng viên chịu trách nhiệm in
ấn, phơ tơ tài liệu, văn phịng phẩm và chi phí trên sẽ được đưa vào mục chi phí có
thể hồn lại trong hồ sơ dự thầu.

8. Các hoạt động:
Phạm vi công việc sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết giới hạn ở các nhiệm vụ sau:
 Thảo luận với Trường cao đẳng thủy sản / Ban quản lý dự án STOFA về các vấn đề
còn vướng mắc.
 Xây dựng chương trình đào tạo
 Chuẩn bị các tài liệu đào tạo, cụ thể là xây dựng các tài liệu, xây dựng giáo án, in
ấn, photo và phân phát tài liệu cho từng học viên
 Hướng dẫn, trình bày về khoá học
 Triển khai khoá học
 Hỗ trợ học viên thực hiện được các đầu ra/sản phẩm của khoá học (mục 5 trong
bản TOR).
 Đánh giá khoá học – báo cáo tổng kết kết quả khoá học
9. Bố trí đội ngũ/thành viên nhóm đào tạo/các giảng viên/kỹ năng người hướng dẫn.
Dự kiến sẽ tuyển một đơn vị đào tạo để thực hịên cả 2 khoá đào tạo này. Yêu cầu đơn vị
đào tạo phải cung cấp giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức, thực hiện
các khoá học tương tự cho những học viên là cán bộ công chức nhà nước.
4


10. Thời hạn
Theo dự định thì khóa học đầu tiên sẽ tổ chức đào tạo vào khoảng đầu tháng 4/2010
và theo u cầu thì các khố học sẽ phải kết thúc trong tháng 7/2010.
11. Công tác báo cáo và đánh giá chương trình đào tạo.
Báo cáo hồn chỉnh về khố học sẽ được gửi đến cho ông Nguyễn Văn Việt – Hiệu
trưởng trường Cao đẳng Thủy sản, Ban Quản lý dự án STOFA để có ý kiến nhận xét. Báo
cáo hoàn chỉnh phải được gửi đến Trường Cao đẳng Thủy sản và Ban Quản lý dự án
STOFA trước ngày 15/9/2010 và trong báo cáo đó phải có tất cả các nội dung như đã nêu
trong mục 3,4 & 5 của bản Điều khoản Tham chiếu này. Bản báo cáo này cần phải được
gửi bằng cả văn bản in, văn bản điện tử và đĩa CD (Microsoft Word và Excel) tới Ban
Quản lý hợp phần STOFA.

Tất cả các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được và/hoặc xây dựng lên trong quá
trình tư vấn đều là tài sản của Trường Cao đẳng Thủy sản và chỉ được phép sao chép, in ấn
khi có sự đồng ý của Trường. Trong trường hợp có bất kỳ tài liệu nào là sản phẩm của tư
vấn được in ấn thì đều phải đưa tên nhà tư vấn trong tập tài liệu đó.
Có thể nói rằng có 4 cấp độ đánh giá như sau:
1. Cấp độ phản ứng- đánh giá các học viên nghĩ gì, cảm nhận gì về khố học này
2. Cấp độ trước mắt – đánh giá các học viên đã học được gì từ khóa học này.
3. Cấp độ trung gian – đánh giá tác dụng của khóa học này đối với năng lực thực
hiện công việc của học viên.
4. Cấp độ cuối cùng – đánh giá tác dụng của khoá học đến hoạt động của cả tổ chức
Báo cáo cần có các nội dung sau:
• Danh sách học viên
• Nội dung chi tiết chương trình đào tạo gửi cho Trường cao đẳng
Thủy sản trước khi tiến hành đào tạo
• Bản TOR
• Bản đánh giá cấp độ 1 gửi cho các học viên (phiếu thăm dò thái độ
của học viên với lớp học)
• Bản đánh giá cấp độ 2, các bài kiểm tra trình độ học viên trước, sau
khố học qua các hình thức kiểm tra như: câu hỏi đúng/sai, câu hỏi
lựa chọn, câu hỏi mở….
• Nhận xét về nội dung yêu cầu về tài liệu đào tạo trong mục 7 của
TOR.
• Tên của cán bộ nhận tài liệu theo như TOR.
12. Địa điểm tổ chức khoá học
Các Khoá đào tạo sẽ được tổ chức tại Trường Cao đẳng Thủy sản, Phường Đình
Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
13. Trách nhiệm và các vấn đề khác mà đơn vị đào tạo cần lưu tâm
Trong thời gian tiến hành giảng dạy, giảng viên có trách nhiệm:
• Mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn và bảo hiểm đi lại trong toàn bộ thời gian tiến
hành hoạt động giảng dạy;


5


• Nộp thuế thu nhập cá nhân cho các khoản tiền công và các khoản thu nhập khác
(đối với giảng viên độc lập) hoặc nộp thuế VAT (đối với công ty, tổ chức...) theo
quy định của luật Việt Nam ;
• Chịu trách nhiệm thu xếp phương tiện đi lại và khoản này cần phải được dự trù
chính xác và đưa vào mục chi phí có thể hồn lại trong hồ sơ dự thầu;
• Tự thu xếp (sử dụng của mình, thuê hoặc mượn) một máy tính xách tay để sử dụng
trong thời gian tiến hành hoạt động giảng dạy và hồn tồn chịu trách nhiệm trong
việc sao lưu, phịng chống virut và bảo đảm tồn vẹn số liệu, thơng tin thu thập
được; và
• Phải dự trù ngân sách và thu xếp biên dịch các văn bản, tài liệu kết quả của hoạt
động giảng dạy nếu như có yêu cầu và trong trường hợp này chi phí dịch tài liệu
phải đưa vào mục chi phí có thể hồn lại trong hồ sơ dự thầu.
Trong thời gian tiến hành giảng dạy, Trường Cao đẳng Thủy sản và ban Quản lý
dự án STOFA , sẽ có trách nhiệm:
• Mời học viên
• Thu xếp hậu cần phục vụ khố học
• Cung cấp danh sách học viên
• Giám sát việc thực hiện học tập trên lớp học
• Đánh giá năng lực tư vấn đào tạo./.
Bắc Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2009
Nơi nhận :

-

Hợp phần Stofa ;
Lưu : TCHC.


KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Lý

6



×